Tác giả: VŨ TUẤN ANH
Nghỉ Tết chỉ mấy ngày nhưng các lý do vui chơi sau Tết kéo
dài vô tận. Từ đi chào hỏi bạn bè sau Tết, liên hoan gặp mặt, đi chùa chiền đầu
năm. Tác phong làm việc này cần phải được xóa bỏ tận gốc rễ để đảm bảo năng
suất làm việc cho cả năm.
CÔNG SỞ NGÀY ĐI LÀM ĐẦU NĂM 18-02-2013 |
Xã hội văn minh và phát triển đều hướng tới
tạo thời gian nghỉ nhiều hơn cho người lao động. Các nước văn minh đều có
tổng thời gian nghỉ bao gồm các ngày nghỉ cuối tuần, các ngày lễ nhiều hơn Việt
Nam chúng ta. Trên lý thuyết, các công ty và tổ chức được nghỉ ngày thứ 7, tuy
nhiên trong thực tế đa phần các công ty đều bắt người lao động đi làm nửa ngày.
Ví dụ: Một ngân hàng triển khai việc đi làm năm
ngày/ một tuần, nhưng thực hiện việc trừ lương vì nghỉ 4 lần nửa
ngày thứ bảy. Tính chi li, số ngày lao động của Việt Nam sẽ nhiều hơn số ngày
làm việc các nước khác là 26 ngày, do 52 ngày thứ bảy đi làm. Từ con số đó,
quan điểm bỏ ngày Tết "ta" là không hợp lý với xu hướng phát triển
văn minh của xã hội.
Tại sao việc bỏ Tết "ta" lại tạo ra
những ý kiến trái chiều, trong khi số lượng ngày nghỉ tại Việt Nam là không
nhiều. Những lý do quan trọng để bỏ Tết "ta" là luận điểm cần phải
tăng năng suất thông qua tăng số ngày làm việc. Điều đó có hiệu quả hay
không khi bỏ Tết "ta" chúng ta chỉ có thêm bốn ngày làm việc?
Nhìn nhận thực tế, năng suất = năng suất lao
động/ một ngày nhân với số ngày lao động. Nếu như tăng số ngày đi lao động,
trong khi năng suất lao động trong một ngày không tăng thì kết quả cuối cùng
năng suất không đạt được.
Nguyên nhân chính của ngày Tết "ta"
tạo sút giảm trong năng suất, đó là lối sống không hiệu quả của lao động Việt
Nam còn tồn tại từ văn hóa làng xã và nông nghiệp. Nói cách khác, chúng ta phải
có một văn hóa ăn Tết lành mạnh thay vì bỏ ngày Tết "ta" để tăng hiệu
quả . Người lao động Việt Nam vì ngày tết lễ đã để mất quá nhiều hiệu quả công
việc.
1.Lao động Việt Nam không coi trọng bản thân: Lao động nước ngoài họ rất coi trọng bản
thân và công việc. Khi chủ nhật chấm dứt, thứ hai họ vào công ty với 100% công suất. Buổi tối chủ nhật hoặc ngày lễ cuối cùng
họ sẽ không có các buổi tiệc hoặc uống rượu bia suốt sáng để ảnh hưởng tới năng
suất lao động cho ngày làm việc kế tiếp. Các lao động Việt Nam cho dù ngày mai
đi làm sau Tết, nhưng tối nay vẫn hoành tráng 4- 5 két bia cùng bạn bè.
2.Lao động Việt Nam không coi trọng kỷ
luật: Tết "ta" chỉ kéo dài
trong bốn ngày nhưng cả nửa tháng trước Tết, mọi cá nhân không tập trung làm
việc vì lo bàn bạc chuẩn bị. Thói quen này cần phải được đấu tranh mạnh mẽ vì
nó làm sút giảm hiệu suất làm việc. Các nước xung quanh chúng ta, người lao
động làm việc rất chuyên nghiệp cho tới tận ngày cuối cùng.
3.Thời đại văn minh nhưng ăn Tết theo kiểu
làng xã: Nghỉ Tết chỉ mấy ngày nhưng
các lý do vui chơi sau Tết kéo dài vô tận. Từ đi chào hỏi bạn bè sau Tết, liên
hoan gặp mặt, đi chùa chiền đầu năm. Tác phong làm việc này cần phải được xóa
bỏ tận gốc rễ để đảm bảo năng suất làm việc cho cả năm.
4.Thay đổi quan niệm về chuẩn bị Tết: Văn hóa làng xã và nông nghiệp cổ vũ cho các sản phẩm
đặc trưng và tự làm của ngày Tết. Xã hội đã phát triển và chúng ta không nên
cầu kỳ tìm kiếm các sản phẩm để thể hiện trong ngày Tết. Có một thực tế là các
bà nội trợ sẵn sàng bỏ giờ làm việc để đi tìm mua các sản phẩm cho ngày Tết tại
gia đình.
5.Xóa bỏ các hủ tục: Hủ tục tặng quà Tết cần phải nghiêm cấm xóa bỏ. Các
công ty và cá nhân mất rất nhiều thời gian để đi tặng quà Tết. Trước Tết chúng
ta rất dễ dàng thấy các công ty xuôi, ngược tặng quà lẫn nhau. "Chi phí
ẩn" của việc tặng quà cũng không phải là nhỏ trong việc suy giảm năng suất
trước Tết. Hơn nữa, đây còn là một cơ hội biếu xén, hối lộ, chạy chức chạy
quyền..., nhân danh chúc Tết thủ trưởng.
6.Thay đổi các thói quen trong ngày Tết: Thói quen ăn Tết của nhân dân ta vẫn còn quá nhiều
phong tục không phù hợp với nhịp sống hiện đại. Các tập quán như thăm hỏi
nhau, có thể chỉ cần gọi điện thoại chúc mừng. Hoặc tổ chức một buổi lễ tại gia
đình một thành viên và toàn bộ mọi người có mặt là hoàn thành lễ thăm hỏi. Các
việc chuẩn bị Tết cũng nên tiết giảm và sử dụng dịch vụ bên ngoài nhằm tiết
kiệm thời gian.
Lễ Tết là một phần văn hóa
của dân tộc Việt Nam. Những yếu tố văn hóa đó chính là đảm bảo dân tộc Việt Nam
chúng ta hòa nhập chứ không hòa tan trong toàn cầu hóa. Quan trọng là người
Việt Nam cần phải thay đổi những thói quen ăn Tết kiểu...làng xã, không còn phù
hợp với nền kinh tế trong thế kỷ thứ 21.
Thực hiện được điều đó chúng
ta sẽ vẫn có ngày Tết truyền thống, trân trọng những giá trị văn hóa lịch sử,
mà vẫn đảm bảo năng suất lao động của thời hội nhập.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét