Hàng năm, cứ vào khoảng từ ngày 14 đến cuối tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) là nhiều
gia đình người Việt đi tảo mộ.
Người ta đi thăm viếng, vun lại những nấm mồ, phát cỏ dại, chặt cây cối
quanh mộ, sửa sang, tu bổ mộ phần những người quá cố trong gia đình, và cả
những phần mộ của các vị tổ tiên nhiều đời trước đó.Cứ mỗi dịp cuối năm, khi sắp đến Tết Nguyên đán, người thành thị cũng luôn
sắp xếp thời gian để đi thăm viếng, chăm sóc phần mộ ông bà, cha mẹ, người thân
của mình để tỏ lòng hiếu thuận.Thăm viếng phần mộ tổ tiên cũng là nét đặc trưng của văn hóa cổ truyền, một
tục lệ trong “đạo thờ ông bà” của dân tộc ta vốn từ lâu đã trở thành truyền
thống.
Dù tất bật thế nào đi chăng nữa trong cuộc mưu sinh, dù cả năm bôn ba
làm ăn ở nơi xa, nhưng chốn quay về vẫn là gia đình.Nhiều gia đình cho rằng mỗi dịp tảo mộ cũng là một dịp giãi bày với ông bà,
tổ tiên những chuyện đã xảy đến trong năm với cả gia đình, dòng họ; cũng là để
thành tâm mời ông bà tổ tiên chuẩn bị cùng về ăn Tết với gia đình.Do đó, theo sau phong tục này ta có tục rước ông bà vào trưa ngày 30 âm
lịch, và đưa ông bà, thường là vào trưa mùng 3 hoặc mùng 4, tùy theo tập quán ở
mỗi địa phương, và nếp sống của mỗi gia đình.Thường thì ngày tiễn đưa ông bà cũng là ngày cuối cùng của những ngày nghỉ
ngơi vui Tết, mọi người trong gia đình lại quay trở về với cuộc sống thường
nhật, với những công việc phải làm, cùng với lòng tin là sẽ được tổ tiên phù hộ
cho những ngày tiếp sau đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét