“Tranh chấp Biển Đông là vấn đề nhạy cảm. Nhưng nhạy cảm không có nghĩa là không bàn. Quốc hội phải có trách nhiệm về vấn đề này”, Tướng Thước nêu quan điểm.
Việc Trung Quốc bất chấp đạo lý, pháp lý, ngang nhiên mở rộng vùng ảnh hưởng (phi pháp) trên Biển Đông đã, đang trở thành mối nguy hiểm thường trực, đe dọa hòa bình, an ninh trong khu vực và thế giới.
Giới phân tích chính trị không loại trừ trường hợp sẽ xảy ra đụng độ trên Biển Đông giữa các nước có chung lợi ích.
Việt Nam với những tuyên bố thể hiện lập trường cứng rắn về chủ quyền biển đảo, đang làm hết sức mình để duy trì ổn định tình hình trong khu vực.
Cũng liên quan tới vấn đề tranh chấp Biển Đông, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, nhiều cử tri, Đại biểu Quốc hội đề nghị, nên đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình kỳ họp như một nội dung chính thức cần được đưa ra thảo luận.
Mặt khác, nhiều cử tri, Đại biểu Quốc hội mong muốn Quốc hội cần có thái độ rõ ràng, dứt khoát, mạnh mẽ hơn về vấn đề tranh chấp Biển Đông.
Bình luận về vấn đề này, hôm 28/5, trao đổi với Báo Giáo dục Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, XI, X cho rằng, đây là mong muốn, đề xuất hợp lý, cần phải được ưu tiên số một.
“Biển Đông là một phần quan trọng của quốc gia. Đó là không gian sinh tồn của nhân dân ta từ đời này qua đời khác. Nếu không gian sinh tồn ấy không còn tồn tại, hay nói cách khác, nó bị xâm hại thì coi như mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa.
Trong khi thế giới đang lên tiếng phản đối những hành
“Cử tri đề nghị Quốc hội, Chính phủ thực hiện các giải pháp cụ thể, rõ ràng trong việc bảo vệ chủ quyền. Đã đến lúc Quốc hội phải bàn về những việc cụ thể hơn về vấn đề chủ quyền biển đảo”, Đại biểu Quốc hội Lê Nam (Thanh Hóa) cho biết.
động ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông, thì một vấn đề cực kỳ quan trọng, có liên quan tới vận mệnh dân tộc như vậy, không có lý gì cử tri, Đại biểu Quốc hội lại không được biết, thảo luận. Thảo luận để tìm các giải pháp phù hợp, nhằm ổn định tình hình.
Cũng theo Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, tranh chấp Biển Đông là vấn đề nhạy cảm, nhưng không có nghĩa không thể đưa ra bàn bạc.
“Đây không còn là vấn đề riêng của ai mà nó đã trở vấn đề chung của hơn 90 triệu người dân Việt Nam. Trong tình thế lúc này, toàn dân phải góp công sức, ý kiến ủng hộ vấn đề chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”, Tướng Thước nêu quan điểm.
Tàu chiến Trung Quốc vẫn diễu võ dương oai trên Biển Đông.
Từ những phân tích trên, Tướng Thước đề nghị, vấn đề Biển Đông cần phải được đưa vào chương trình nghị sự, thảo luận một cách công khai để cử tri, Đại biểu Quốc hội nắm bắt một cách cụ thể.
“Không phải đưa vấn đề Biển Đông ra nói để nghe cho biết. Nó phải nằm trong chương trình nghị sự, có chương trình thảo luận cụ thể, tương xứng như các nội dung quan trọng khác trong kỳ họp lần này”.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước lưu ý, việc thảo luận vấn đề Biển Đông, tìm biện pháp xử lý phải tuân thủ đúng quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng.
“Giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng con đường đấu tranh hòa bình, toàn diện (chính trị, ngoại giao, kết hợp với sự ủng hộ của bạn bè quốc tế) nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Điều này có nghĩa là, Trung Quốc càng hung hăng bao nhiêu, chúng ta càng phải kiên quyết đáp trả (bằng ý chí) lại như thế.
Đáp trả nhưng không đồng nghĩa với việc sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết tranh chấp. Càng không phải là sự kích động số đông, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị.
Do vậy, Quốc hội phải cụ thể hóa đường lối chỉ đạo của Đảng bằng việc đưa ra các giải pháp nhằm ổn định tình hình Biển Đông. Chúng ta đấu tranh hòa bình, nhưng kiên quyết không nhân nhượng về vấn đề chủ quyền lãnh thổ”, Tướng Thước đề nghị.
(Theo Giáo Dục)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét