Hoàng Gia
Đọc bài ‘Công Lý’ của nhà báo Huy Đức, đăng trên trạng mạng này, tôi thấy nảy ra những suy tư và kiến giải như sau:
1. Các nước dân chủ và tiến bộ, người dân được tôn trọng và tự do phát triển. Vì, tạo hóa sinh ra con-người đã có quyền Tự do về Sinh học và Sở hữu riêng (bầu vú mẹ). Đi liền (đồng thời) với nó là một chính quyền của dân, do dân và vì dân hiện hữu trên thực tế cuộc sống của muôn người. Đó là một Quốc gia từ kẻ làm Quan đến người là Dân đã thật sự trưởng thành-Con đã thành Người!
2. Với tiêu đề ‘Công lý’, Huy Đức viết quá thân thiện và trách nhiệm với thân phận Người Dân và quyền hạn (dân ủy quyền) của Cơ quan công an điều tra và ngành Tư pháp (Tòa án, Kiểm sát). Phải nói đây là một bài viết hay và từ tâm. Các vị nên đọc và ngẫm nghĩ về thể chế nhà nước Việt Nam hiện nay. Riêng mình cảm thấy:
a) Các tướng công an đồng thanh không chấp nhận qui định "quyền im lặng" vào luật cũng có cái đúng. Vì, xưa nay, người dân có quyền gì đâu. Trên đảng lãnh đạo, dưới công an quản lý. Người dân không có mảy may một chút quyền và tư cách gì là công dân-Con người.
Mỗi khi, có việc gì mà có "giấy triệu tập" của công an gửi đến, từ chính quyền (do dân ủy quyền quản trị địa phương) đến người dân-cộng đồng xã hội (làng, xóm, họ hàng thân thích...) đương nhiên cho là người đó có tội; là ‘bị’ nhìn với con mắt khác, là bắt đầu sự manh nha khinh mạn, đàm tiếu, bàn tán, xì xầm to nhỏ, tức bị coi là “người không tốt, không bình thường” (!). Thế là lâu thành quen, công an tự cho mình đứng trên Người Dân; còn Người Dân tự hạ thấp mình xuống (trừ mấy ông bà có học) như kẻ có tội. Vì, họ sợ, lơ mơ là còng số 8 bập vào tay, không biết tội gì.
Công an nhân dân, nhưng nghiễm nhiên ‘dưới sự lãnh đạo của đảng’ lại trở nên có quyền lực, quyền uy, quyền hành, một thứ đẳng cấp đứng trên dân, mãi thành nghiện, thành quen. Bởi thế, công an nói dân phải cúi mặt nghe dù đúng, dù sai cũng cam chịu. Nay luật qui định công dân có quyền im lặng trong điều tra thì bằng đánh đố những quán trí thấp (điều tra viên) thích dùng đủ thứ quyền được ‘chế độ ban cho’, thích dùng sức mạnh cơ bắp hơn hơn tâm đức-trí tuệ. Thế đó, Tướng công an mà đứng trước công dân "im lặng" có khi cũng nổi xung. Nên phải phản bác quyền im lặng chính đáng của mọi con người.
b) Hãy trở lại với nền Tư pháp đích thực của một chính quyền của dân, do dân và vì dân. Cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập. Sự độc lập này phải bắt nguồn từ việc xây dựng pháp luật (Quốc hội), thực thi pháp luật (chính quyền) và áp dụng pháp luật (tư pháp); không lẫn lộn đại biểu quốc hội và hội đồng nhân nhân như hiện nay.
Về mặt hình thức, trụ sở Cơ quan tư pháp (Tòa án, Viện KS) phải công khai minh bạch và đàng hoàng, khang tra, to cao như trụ sở Cơ quan chính quyền (ở cả Trung ương và địa phương). Hiện nay về hình thức đã thấy Cơ quan hành pháp (hành chính, công an, thuế vụ...) lấn át cả Cơ quan Tư pháp (Tòa án, Kiểm sát), nhất là các địa phương (huyện, tỉnh) rất khó tìm và đến được hai cơ quan này (Tòa án, Kiểm sát). Các bác cứ thử quan sát coi, có đúng không?
c) Hãy trả lại chức năng quản lý về việc giam giữ, (trại gian, nhà tù) trở lại Bộ Tư pháp như trước năm 1960. Tức là, việc bắt người theo thủ tục pháp lý do công an thực hiện. Phê duyệt việc bắt giữ, truy tố do Viện kiểm sát thực hiện theo qui định của luật pháp phê duyệt. Quản lý trại giam, nhà tù do Bộ Tư pháp quản lý. Nếu muốn hỏi cung, điều tra xét hỏi người bị nghi, tạm giam, bị đơn, bị cáo. phải làm đúng và đủ các thủ tục theo qui định thì Giám thị Trại giam mới cho nghi can, bị can, bị cáo ra và hết giờ điều tra phải giao lại theo thủ tục qui định thì Giám thị Trại giam…mới nhận lại người nghi can, bi tạm giam...Nếu có vấn đề gì liên quan đén nhân thân, nhân phẩm nghi can, bị can, bị cáo thì điều tra viên phái chịu trách nhiệm.
d) Tuy nhiên, miếng mồi (món hời) quản lý trại giam, nhà tù hiện nay khó lòng mà Bộ Công an (nhất là các ông tướng) giao lại cho Bộ Tư pháp quản lý.
Vì thế, tội phạm, nghị phạm, cả dân oan còn tiếp tục khổ về nạn bạo hành, bức cung, nhục hình của lực lượng điều tra viên công an. Án oan, án sai còng tiếp tục!
Ôi, công lý xứ Việt Nam ta! Sao mà dân tôi cơ khổ, mất tự do, chịu nhiều oan trái đến thế? Bao giờ mới được thực sự là người dân của một hoàng gia có Độc lập, Tự do đúng nghĩa?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét