31 tháng 5, 2015

Ngày tận thế: Sự sụp đổ của chính quyền Trung Quốc

Trung Quốc có thể đang đứng trên bờ vực sụp đổ. Đây là lúc mà Washington có thể tận dụng lợi thế.
Vài tuần trước, học giả Michael Auslin đến từ viện doanh nghiệp Mỹ đã chia sẻ với tờ Wall Street Journal về một bữa ăn tối lặng lẽ ở Washington nơi mà một vị học giả cấp cao của Trung Quốc đã tuyên bố rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) đang đứng trước nguy cơ sắp sụp đổ. Và sự sụp đổ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đồng thời là một quốc gia có sức mạnh hạt nhân là một điều không hề nhỏ. Washington sẽ làm gì? Theo cuốn sách Fourth Ring Road – một tài liệu tham khảo của Trung Quốc nói đến việc đứng ngoài khu vực Beltway, đã giả mạo liên hệ đến những người Trung Quốc bị cách ly ra khỏi xã hội và lên tiếng về nhân quyền của người Trung Quốc để chỉ ra cho người Trung Quốc thấy rằng, Mỹ “có liên quan đến sự phát triển của Trung Quốc”. Ngay cả khi Đảng Cộng sản Trung Quốc không sụp đổ trong những năm qua, những biện pháp này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách Mỹ “đứng về phía lịch sử”.
Những biện pháp này dường như có vẻ tầm thường trước một vấn đề nghiêm trọng về sự bất ổn chính trị tiềm ẩn và sự sụp đổ của hệ thống cơ cấu quản lý của Trung Quốc. Theo lời của Auslin, học giả người Trung Quốc vô danh này và những người đã đồng ý việc những bước đi đầu tiên này sẽ tạo nên một tín hiệu tốt đối với người Trung Quốc rằng Washington đang và sẽ đứng bên cạnh họ. Tuy nhiên, sự hỗ trợ hư ảo này sẽ không làm cho Mỹ tốt đẹp hơn trong con mắt người Trung Quốc nếu sự bất mãn của họ hủy diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc. Những hành động, hơn vạn lời nói, trong bối cảnh xảy ra cuộc khủng hoảng khác khi các cuộc biểu tình đang xảy ra trên toàn quốc vào năm 1989 sẽ là biện pháp quan tâm đến vấn đề đạo đức của Washington đối với tương lai của Trung Quốc.
Ngày tận thế: Sự sụp đổ của chính quyền Trung Quốc
Việc chuẩn bị trước để đối phó với một cuộc khủng hoàng chính trị có nguy cơ làm sụp đổ Đảng Cộng sản Trung Quốc đòi hỏi nhiều nỗ lực quan trọng hơn, bao gồm cả việc nghiên cứu và lên kế hoạch. Trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra, muốn đối phó với tình trạng này cần phải xem xét đến khả năng Trung Quốc không có Đảng Cộng sản và làm thế nào một thể chế như thế có thể phát triển. Hàng chục ngàn người biểu tình như một lời nhắc nhở rằng, bất chấp sự nổi bật của Trung Quốc đối với quốc tế, quốc gia này vẫn có nguy cơ rạn nứt chính trị và có khả năng gây ra một “trận động đất”. Với kiểu cảnh báo này, sự thất bại đạo đức sẽ không xét đến tiềm năng thay đổi một chế độ bất ổn hay bất kì cuộc khủng hoảng chính trị nào khác mà có thể đe dọa đến chế độ này và những gì Bắc Kinh có thể làm để ngăn chặn điều đó xảy ra.
Mục đích của những việc này là nhằm giảm thiểu tình trạng không chắc chắn mà các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt khi nổi lên cuộc khủng hoảng tại Trung Quốc cũng như để xác định được cách thức và các điểm mấu chốt nơi mà Washington có thể tác động đến sự chọn lựa của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nếu một nỗ lực không được triển khai để làm giảm tình trạng không chắc chắn này, thì nỗi sợ hãi về điều không biết rõ sẽ khiến các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đi đến quyết định về việc có hỗ trợ chính phủ Trung Quốc hay không một cách chủ quan chứ không phải dựa trên sự tính toán kĩ lưỡng.
Một trong những bước liên quan đến nghiên cứu là phải xác định được các lực lượng gắn kết bên trong chính phủ Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dành 66 năm quyền lực để chia cắt xã hội dân sự Trung Quốc và thúc đẩy nó vào các nhóm có tiềm năng trở thành một lực lượng chính trị. Các nhóm này, như Pháp Luân Công, đã trở thành những người hạ đẳng và liên tục bị săn đuổi bởi chính quyền Trung Quốc. Các nhóm hoạt động và xã hội dân sự mới ra đời tồn tại trong một mê cung quan liêu được che đậy của Trung Quốc. Cần phải hiểu rõ về văn hóa chính trị ngoài Đảng của Trung Quốc nếu Washington muốn tuyên bố một “trách nhiệm đạo đức”.
Trước khi Mỹ xâm lược Iraq vào năm 2003, Hội đồng Tình báo Quốc gia đã đưa ra đánh giá về những triển vọng chính trị của Iraq sau sự sụp đổ của chế độ độc tài Saddam Hussein. Đánh giá cập nhật về một phân tích được tiến hành từ đầu những năm 1980 và được phân tích một cách chính xác về những ganh đua bè phái cũng như sự phân chia giai cấp trong nước dưới sự quản lý của Mỹ dưới thời hậu Saddam. Tuy nhiên, không rõ rằng một đánh giá như vậy có thể được thực hiện bởi Trung Quốc hay không, đó là chưa xét đến yếu tố chính xác. Một đánh giá như vậy không thể nói về người Duy Ngô Nhĩ hay Tây Tạng, nhưng lại có thể nói về 1,23 tỷ người Trung Quốc chắc chắn sẽ chiếm ưu thế trong tương lai chuyên quyền hay dân chủ của Trung Quốc.
Việc thứ hai là phải phát triển, duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu hồ sơ của lãnh đạo (cũng như gia đình họ) bao gồm các tài sản ở nước ngoài, có thể bị đóng băng cũng như những thông tin liên lạc điện tử và điện thoại. Chính phủ Mỹ cũng như các tờ tin tức như Bloomberg và the New York Times chắc chắc có khả năng tìm ra những thông tin này. Nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ sụp đổ, chắc chắn nhiều quan chức sẽ suy nghĩ đến các vấn đề phúc lợi cá nhân cho họ và gia đình, hơn là lo nghĩ đến Đảng.
Giống như cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ, dự án này cần có hồ sơ về các cuộc họp với các quan chức Mỹ và những nhân vật nổi tiếng khác của Mỹ. Bằng cách này, Washington đã nhận thức được ai có thể có mối quan hệ hiện tại và có thể được kêu gọi để tiếp cận với một quan chức Trung Quốc trong trường hợp yêu cầu (và thậm chí có thể hỗ trợ trong các cuộc đàm phán, mà trong đó người đối thoại Trung Quốc dường như luôn hiểu rõ hơn về các đối tác Mỹ của họ). Điều này cũng yêu cầu Nhà Trắng phải trung thực, ít nhất là đối với bộ máy quan liêu của Mỹ, về hoạt động kinh doanh, thỏa thuận với phía Bắc Kinh – một vấn đề mà không phải luôn luôn nằm trong mối quan hệ Trung – Mỹ.
Thứ ba, việc xác định khả năng của các lực lượng an ninh nội bộ Trung Quốc, bao gồm các khả năng về tình báo nội địa và bán quân sự là những nhiệm vụ hết sức quan trọng để có thể hiểu rõ tình trạng bất ổn có đang xảy ra hay không. Hầu hết các nghiên cứu về tương lai của Trung Quốc thường đánh giá đến các cơ quan an ninh của quốc gia này, mà không hiểu được khả năng của họ trong việc bảo vệ chế độ phụ thuộc vào một biến động, điều mà còn liên quan đến công nghệ và các hoạt động của công dân. Nếu việc thay đổi chính trị ở trung Quốc đến thông qua các cuộc biểu tình công cộng hàng loạt, thì có thể là bởi vì những suy tính về bộ máy an ninh trung thành có thể không đúng.
Gần đây, mọi quyết định can thiệp quân sự đều liên quan đến trụ sở chính của PLA, chứ không phải Ủy ban Quân sự Trung ương (CMC) cơ quan hoạch định chính sách cấp cao nhất được quản lý bởi chủ tịch Tập Cận Bình. Nếu cơ quan này gửi đến mệnh lệnh, lãnh đạo quân sự phải quyết định xem có hỗ trợ chính phủ hiện tại hay không, giữ nhiều quyền lực hay chỉ đứng một bên và không liên quan. Mặc dù hầu hết các sĩ quan PLA là đảng viên, mối quan hệ giữa hai tổ chức này đã thay đổi đáng kể từ thời Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, khi mối quan hệ lãnh đạo của người Trung Quốc được thống trị bằng những tinh hoa chính trị quân sự kép. PLA có thể đang phát triển một cơ chế riêng biệt khỏi cơ quan của mình. Ngoài ra cơ quan này còn cô lập đội quân bằng cách cho cách ly với xã hội, không chia sẻ thông tin và việc hiện đại hóa mạnh mẽ của Trung Quốc đã yêu cầu các nhân viên PLA phải được giáo dục, đào tạo kỹ lưỡng hơn và trờ nên chuyên nghiệp hơn. Nếu sự chuyên nghiệp hóa của PLA mang đến sức mạnh với ý tưởng rằng PLA phải là một đội quân quốc gia, thì các nhà hoạch định chính sách Mỹ cần phải biết điều đó và họ cần biết ai đang nuôi dưỡng những ý định như vậy.
Thứ tư, các nhà phân tích và các nhà hoạch định chính sách Mỹ cần vạch ra các quyết định mà Bắc Kinh sẽ đối mặt khi các sự cố bất ổn riêng lẻ bắt đầu hợp thành một cuộc khủng hoảng lớn hơn. Đầu tiên, các lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải đưa ra đánh giá về việc liệu các cuộc biểu tình có thể được ngăn cản bằng cách mua chuộc hoặc bắt giữ những kẻ cầm đầu hay không. Hoặc liệu tình trạng bất ổn có thể được cô lập và giới hạn tại một địa phương trước khi lan sang nhiều khu vực. Các quyết định lớn tiếp theo mà Trung Quốc phải đối mặt bao gồm việc có nên cho phép chính quyền địa phương và chính quyền cấp tỉnh giải quyết cuộc khủng khoảng mà không cần đến các lãnh đạo trung ương. Do các thỏa thuận phức tạp, khiến việc hợp tác trong các khu vực pháp lý gần như là không thể, các cuộc biểu tình lan rộng vượt qua ranh giới các tỉnh sẽ đòi hỏi sự can thiệp của chính quyền trung ương để phối hợp hành động.
Việc biết được cách thức việc này diễn ra như thế nào và ai là người quyết định ở các cấp khác nhau có thể là điều rất quan trọng để gây ảnh hưởng lên các sự kiện. Các phần của quá trình này và các điểm quyết định có thể đoán được cho tới khi thông tin mới được yêu cầu nhưng điều quan trọng là phải đưa ra thông tin chi tiết trong khi không bao giờ cho rằng đó là câu trả lời cuối cùng. Như Tổng thống Dwight Eisenhower từng nói, kế hoạch cụ thể có thể là vô ích nhưng việc lên kế hoạch là điều không thể thiểu.
Thứ năm, Chính phủ Mỹ cần tìm cách duy trì liên lạc với Trung Quốc, ngay cả khi Bắc Kinh bắt đầu cắt đứt những liên kết quốc tế. Vạn Lý Tường Lửa có thể sẽ không bị xâm nhập và việc đánh sập mạng Internet Trung Quốc là một việc khó khăn nhưng Trung Quốc, như đã được chứng minh bằng việc can thiệp vào mạng riêng ảo (VPN) gần đây, có thể gây nhiều khó khăn cho việc trao đổi thông tin liên lạc và thông tin qua mạng Internet. Việc thực hiện các nỗ lực tuyên truyền của Mỹ trên mạng Internet mà không đảm bảo thành công có thể là một việc liều lĩnh. Nếu khả năng tránh né sự kiểm duyệt không được có được sự đảm bảo thành công thì cách tốt nhất là nên giữ lại khả năng phát sóng radio vào Trung Quốc trong trường hợp khẩn cấp.
Cuối cùng, loại nỗ lực tình báo tập trung mà công tác chuẩn bị dự phòng này yêu cầu có thể không xảy ra. Nếu bộ máy phân tích và thu thập tình báo hiện tại của Mỹ – bao gồm Cơ quan Đối ngoại – không phù hợp với những công việc này thì việc suy nghĩ lại về cách thức xây dựng chuyên môn, thu thập, xử lý thông tin và giải quyết khủng hoảng tại Trung Quốc cần được tiến hành. Và sẽ cần phải có sự tham gia trực tiếp của các nhà hoạch định chính sách do vai trò của họ trong việc thu thập một số thông tin cá nhân quan trọng cũng như sự thật hiển nhiên rằng việc hoạch định chính sách sẽ quyết định giới hạn của hoạt động tình báo.
Nếu Washington lo ngại rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp hết thời thì việc khẳng định một lập trường đạo đức trong sự phát triển của Trung Quốc đòi hỏi ít nhất một nỗ lực đáng kể để hiểu được bối cảnh chính trị của Trung Quốc ngoài những lo ngại hoạch định chính sách hằng ngày và gây ảnh hưởng lên các lãnh đạo Trung Quốc trước khi họ kích động nhân dân đất nước họ một lần nữa. Nếu không chuẩn bị trước, Mỹ và các lãnh đạo quốc tế sẽ nhận thấy những triển vọng của một đất nước Trung Quốc không ổn định là đáng lo ngại, có thể cùng với quan điểm là nước này “quá lớn nên không thể sụp đổ”.
Họ thậm chí có thể ngồi xem như năm 1989, không biết phương pháp hành động tốt nhất hay cách để gây ảnh hưởng lên các quyết định của lãnh đạo Trung Quốc là gì. Điều này có thể không sai nhưng một quyết định quan trọng như vậy không nên bị để mặc cho sự thiếu hiểu biết, những hình tượng trước đó hoặc các thông tin được thu thập rải rác khi một cuộc khủng hoảng nổ ra.
Lan Anh (dịch từ The National Interest)

Không có nhận xét nào:

Trang