Tôi vẫn muốn được gọi ông là Bí thư Tỉnh uỷ, vì với
người dân Nghệ An, ông là một Bí thư Tỉnh uỷ để lại rất nhiều ấn tượng về tính
cương trực, thẳng thắn, quyết đoán trong công việc và liêm khiết, giản dị trong
cuộc sống, dù thời gian ông về làm bí thư chỉ chưa đầy 3 năm.
Được công du với ông suốt
10 ngày tận trời Tây, tôi may mắn được nghe từ chính ông những hồi tưởng, chia
sẻ, những câu chuyện của riêng ông mà từ lâu nhiều chuyện đã trở thành giai
thoại. Đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng trông ông vẫn nhanh nhẹn, dẻo dai.
Trên khuôn mặt gầy và có phần khắc khổ, mái tóc cũng đã thưa và bạc nhiều hơn
so với cái thời ông về Nghệ An. Duy chỉ giọng nói vẫn hào sảng, nhất là những
điều ông nói luôn khúc chiết, cuốn hút người nghe bởi sự mới mẻ, tâm huyết và thật
ý nghĩa.
Dù đã rời ghế “quan trường” từ tháng 8 năm 2007, nhưng hiện ông là một trong ít người được cả Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng Quốc hội mời làm việc với vai trò chuyên gia cao cấp. Những chính sách lớn gần đây như: 3 khâu đột phá chiến lược, Tái cơ cấu nền kinh tế... đều có sự tham gia đầy trí tuệ, tâm huyết của ông. Được biết, nhiều tổ chức quốc tế khi làm việc với một số bộ ngành, địa phương trong nước gặp khó khăn đều đã tìm tới ông nhờ tư vấn và luôn được ông tận tình giúp đỡ. Theo ông, người lãnh đạo cần có 3 yếu tố: tinh thần đổi mới, tính quyết đoán và nhất là phải có uy tín. Những điều đó chỉ được hình thành từ năng lực, phẩm chất, lối sống gương mẫu của cá nhân và gia đình. Và ông luôn tự tin mình là người nói được nhiều người nghe và quan trọng hơn là nghe được nhiều lời nói thẳng, nói thật.
Hỏi về dấu ấn nào ông nhớ nhất trong thời gian làm Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An, ông cho biết mình không có ý tạo ra những dấu ấn là những công trình hoành tráng này khác mà tập trung hướng sâu vào việc phát huy thế mạnh của Nghệ An, nhất là về nông nghiệp nông thôn và xây dựng đội ngũ cán bộ, bộ máy chính quyền hiệu quả, vì dân. Còn khi nói về dấu ấn Trương Đình Tuyển, nhiều cán bộ lãnh đạo đã nghỉ hưu và đương nhiệm của tỉnh đều khẳng định về hiệu quả từ những quyết sách lớn do chính ông khởi xướng như việc ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh xây dựng giao thông nông thôn, với kết quả là hàng ngàn km đường giao thông nông thôn được cải tạo, nâng cấp; xây dựng được các vùng nguyên liệu tập trung như vùng chè Anh Sơn, vùng mía Tân Kỳ, vùng dứa Quỳnh Lưu; việc phát triển các làng nghề và nâng cao đời sống người dân làng có nghề; việc ban hành Chỉ thị phòng chống ma túy... Rồi đến việc cải cách thủ tục hành chính, giải quyết đơn thư tố cáo, làm cho bộ máy chính quyền, đoàn thể các cấp hoạt động tích cực và vì dân hơn. Đến nay, nhiều chủ trương mà ông cùng tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy bàn bạc và tập trung chỉ đạo thực hiện vẫn giàu tính thực tiễn và phát huy hiệu quả cao tại Nghệ An.Về Nghệ An, ông nổi tiếng là một bí thư sâu sát cơ sở, nắm bắt tình hình rất nhanh và quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện các chủ trương kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng như trong công tác cán bộ. Nhớ lại thời gian làm Bí thư Tỉnh uỷ, có 2 huyện mà ông đi nhiều nhất là Quỳnh Lưu và Thanh Chương. Huyện lớn, giàu tiềm năng, nhưng đường giao thông thì rất kém, vào mùa mưa nhiều xã phải xắn quần lội bộ. Ông chỉ đạo phải tập trung ngay vào việc nâng cấp, mở rộng đường giao thông để đột phá cho phát triển kinh tế. Khi làm việc với các ngành cấp tỉnh, thấy nhiều người chăm chú ghi chép, ông bảo ghi mà làm gì, quan trọng là nhớ các vấn đề chính mà thực hiện. Nhưng khi về xã, phường thấy có cán bộ cơ sở dự làm việc nhưng không ghi chép, ông lại thẳng thừng phê bình: không ghi chép thì còn nhớ cái gì mà làm việc. Ông là người luôn yêu cầu về sự cụ thể, thiết thực trong chủ trương và giải pháp thực hiện của các cấp dưới. Về một xã vùng sâu của huyện Kỳ Sơn làm việc, nghe Bí thư Đảng ủy xã báo cáo về chống diễn biến hoà bình, ông cắt ngang: Anh nói tôi nghe chống diễn biến hoà bình tại địa phương anh là cần làm cái gì? Ông bí thư xã lúng túng không trả lời được. Sau chuyến đi này ông chủ trương lập ngay các tổ công tác của tỉnh về cắm tại cơ sở miền núi, giúp bộ máy chính quyền cấp xã. Quả thực, từ ngày có các tổ công tác thực hiện “3 cùng” với cơ sở, phong trào nhiều địa phương vùng sâu biên giới chuyển biến hẳn.Trong lần vi hành về một cơ sở để tìm hiểu vì sao địa phương này lại có nhiều đơn thư vượt cấp lên tỉnh. Tình cờ tới một đám giỗ, có người phát hiện ra ông là Bí thư Tỉnh uỷ. Ngay lập tức nhiều người vây lấy ông bày tỏ tất cả những bức xúc lâu nay với chính quyền sở tại. Ông chăm chú lắng nghe và hỏi cặn kẽ mọi việc. Chia tay bà con, ông hứa sẽ sớm trở lại xã. Về huyện, ông hỏi ngay bí thư huyện uỷ có biết tình hình phức tạp ở xã này không? Thì ra lãnh đạo huyện có biết, nhưng không quan tâm giải quyết. Ngay sau đó ông họp Ban Thường vụ Tỉnh uỷ yêu cầu thay thế ngay vị bí thư huyện ủy bằng một cán bộ có năng lực hơn. Với sự sâu sát và quyết liệt này, chỉ sau hơn 1 năm làm Bí thư Tỉnh ủy, ông đã cách chức, luân chuyển 6 bí thư, phó bí thư đảng bộ cấp huyện. Một không khí làm việc trách nhiệm, tận tụy vì dân đã chuyển động tích cực hơn trong các cơ quan Đảng, bộ máy chính quyền, đoàn thể từ tỉnh tới cơ sở.
Dù đã rời ghế “quan trường” từ tháng 8 năm 2007, nhưng hiện ông là một trong ít người được cả Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng Quốc hội mời làm việc với vai trò chuyên gia cao cấp. Những chính sách lớn gần đây như: 3 khâu đột phá chiến lược, Tái cơ cấu nền kinh tế... đều có sự tham gia đầy trí tuệ, tâm huyết của ông. Được biết, nhiều tổ chức quốc tế khi làm việc với một số bộ ngành, địa phương trong nước gặp khó khăn đều đã tìm tới ông nhờ tư vấn và luôn được ông tận tình giúp đỡ. Theo ông, người lãnh đạo cần có 3 yếu tố: tinh thần đổi mới, tính quyết đoán và nhất là phải có uy tín. Những điều đó chỉ được hình thành từ năng lực, phẩm chất, lối sống gương mẫu của cá nhân và gia đình. Và ông luôn tự tin mình là người nói được nhiều người nghe và quan trọng hơn là nghe được nhiều lời nói thẳng, nói thật.
Hỏi về dấu ấn nào ông nhớ nhất trong thời gian làm Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An, ông cho biết mình không có ý tạo ra những dấu ấn là những công trình hoành tráng này khác mà tập trung hướng sâu vào việc phát huy thế mạnh của Nghệ An, nhất là về nông nghiệp nông thôn và xây dựng đội ngũ cán bộ, bộ máy chính quyền hiệu quả, vì dân. Còn khi nói về dấu ấn Trương Đình Tuyển, nhiều cán bộ lãnh đạo đã nghỉ hưu và đương nhiệm của tỉnh đều khẳng định về hiệu quả từ những quyết sách lớn do chính ông khởi xướng như việc ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh xây dựng giao thông nông thôn, với kết quả là hàng ngàn km đường giao thông nông thôn được cải tạo, nâng cấp; xây dựng được các vùng nguyên liệu tập trung như vùng chè Anh Sơn, vùng mía Tân Kỳ, vùng dứa Quỳnh Lưu; việc phát triển các làng nghề và nâng cao đời sống người dân làng có nghề; việc ban hành Chỉ thị phòng chống ma túy... Rồi đến việc cải cách thủ tục hành chính, giải quyết đơn thư tố cáo, làm cho bộ máy chính quyền, đoàn thể các cấp hoạt động tích cực và vì dân hơn. Đến nay, nhiều chủ trương mà ông cùng tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy bàn bạc và tập trung chỉ đạo thực hiện vẫn giàu tính thực tiễn và phát huy hiệu quả cao tại Nghệ An.Về Nghệ An, ông nổi tiếng là một bí thư sâu sát cơ sở, nắm bắt tình hình rất nhanh và quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện các chủ trương kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng như trong công tác cán bộ. Nhớ lại thời gian làm Bí thư Tỉnh uỷ, có 2 huyện mà ông đi nhiều nhất là Quỳnh Lưu và Thanh Chương. Huyện lớn, giàu tiềm năng, nhưng đường giao thông thì rất kém, vào mùa mưa nhiều xã phải xắn quần lội bộ. Ông chỉ đạo phải tập trung ngay vào việc nâng cấp, mở rộng đường giao thông để đột phá cho phát triển kinh tế. Khi làm việc với các ngành cấp tỉnh, thấy nhiều người chăm chú ghi chép, ông bảo ghi mà làm gì, quan trọng là nhớ các vấn đề chính mà thực hiện. Nhưng khi về xã, phường thấy có cán bộ cơ sở dự làm việc nhưng không ghi chép, ông lại thẳng thừng phê bình: không ghi chép thì còn nhớ cái gì mà làm việc. Ông là người luôn yêu cầu về sự cụ thể, thiết thực trong chủ trương và giải pháp thực hiện của các cấp dưới. Về một xã vùng sâu của huyện Kỳ Sơn làm việc, nghe Bí thư Đảng ủy xã báo cáo về chống diễn biến hoà bình, ông cắt ngang: Anh nói tôi nghe chống diễn biến hoà bình tại địa phương anh là cần làm cái gì? Ông bí thư xã lúng túng không trả lời được. Sau chuyến đi này ông chủ trương lập ngay các tổ công tác của tỉnh về cắm tại cơ sở miền núi, giúp bộ máy chính quyền cấp xã. Quả thực, từ ngày có các tổ công tác thực hiện “3 cùng” với cơ sở, phong trào nhiều địa phương vùng sâu biên giới chuyển biến hẳn.Trong lần vi hành về một cơ sở để tìm hiểu vì sao địa phương này lại có nhiều đơn thư vượt cấp lên tỉnh. Tình cờ tới một đám giỗ, có người phát hiện ra ông là Bí thư Tỉnh uỷ. Ngay lập tức nhiều người vây lấy ông bày tỏ tất cả những bức xúc lâu nay với chính quyền sở tại. Ông chăm chú lắng nghe và hỏi cặn kẽ mọi việc. Chia tay bà con, ông hứa sẽ sớm trở lại xã. Về huyện, ông hỏi ngay bí thư huyện uỷ có biết tình hình phức tạp ở xã này không? Thì ra lãnh đạo huyện có biết, nhưng không quan tâm giải quyết. Ngay sau đó ông họp Ban Thường vụ Tỉnh uỷ yêu cầu thay thế ngay vị bí thư huyện ủy bằng một cán bộ có năng lực hơn. Với sự sâu sát và quyết liệt này, chỉ sau hơn 1 năm làm Bí thư Tỉnh ủy, ông đã cách chức, luân chuyển 6 bí thư, phó bí thư đảng bộ cấp huyện. Một không khí làm việc trách nhiệm, tận tụy vì dân đã chuyển động tích cực hơn trong các cơ quan Đảng, bộ máy chính quyền, đoàn thể từ tỉnh tới cơ sở.
Kiên quyết thay thế cán bộ
yếu kém, vi phạm kỷ luật, nhưng ông cũng được tiếng là người rộng lượng, vị
tha. Có giám đốc doanh nghiệp làm ăn thua lỗ lớn, ông đã đình chỉ công tác dù
có nhiều ý kiến khuyên can. Ông yêu cầu vị giám đốc này phải nghỉ việc để tập
trung thu hồi công nợ và hứa thu hồi công nợ xong ông sẽ cho phục chức. Và ông
đã giữ đúng lời hứa của mình. Loanh quanh nhiều chuyện
rồi lại trở về đề tài WTO. Những đóng góp của ông về việc đàm phán về Hiệp định
thương mại Việt-Mỹ (BTA) đến gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
có lẽ rồi đây các nhà làm sử sẽ có nhiều trang viết. Nhưng những gì mà báo chí
phản ánh, cả những câu chuyện đã mang màu sắc giai thoại đều ghi nhận ông là
một người nổi tiếng sắc sảo, thẳng thắn, chân thành và cũng rất uyển chuyển
trong đàm phán. Một lần làm việc với ông, Trưởng đại diện thương mại Hoa Kỳ
Zoellick đã nhận xét: Tôi rất thú vị khi gặp ông, tôi rất thích sự thẳng thắn
và tính hài hước của ông. Có lẽ nhờ những tố chất trời phú này mà trong
suốt tiến trình đàm phán đầy kịch tính, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển
là một nhà đối thoại làm các chính khách châu Âu và Hoa Kỳ phải nể trọng. Thành
công vang dội sau 11 năm căng thẳng đấu trí qua hơn 200 cuộc đàm phán và 28 đối
tác đàm phán để Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO là những bài
học lớn về nhiều mặt với đất nước trong tiến trình hội nhập thế giới; trong đó
cá nhân ông có vai trò không thể thiếu với những đóng góp không nhỏ. Nhưng khi
được hỏi về việc viết hồi ký để ghi lại những năm tháng đáng nhớ ấy, ông trầm
ngâm một lúc rồi bộc bạch: cũng đã vài lần định viết, nhưng rồi lại băn khoăn.
Chính vì băn khoăn ấy mà cuốn hồi ký "Từ BTA đến WTO" mà ông dự định
đến nay vẫn mới chỉ dừng lại cái... tên sách. Ngoài những điều mà ông tâm sự,
tôi bần thần mà chẳng dám nói ra: với cái tuổi như ông, thời gian, sức khỏe,
những rủi may nghiệt ngã; nếu chẳng may ông không kịp ghi lại những gì đã làm
cho đất nước bằng tất cả trí tuệ, tài năng, kinh nghiệm và nhân cách lớn ấy thì
quả là thiệt thòi cho hậu thế.Lắng chuyện WTO,
chúng tôi lại nói về thơ Trương Đình Tuyển. Nói đến thơ, mắt ông ánh lên. Ông
đọc luôn mấy bài và kiêm luôn cả việc bình thơ. Đã nhiều lần được nghe, đọc thơ
ông đây đó. Nhưng nghe ông đọc và tự bình thơ của mình một cách đầy tâm trạng
thì đây mới là lần đầu. Thơ ông khúc chiết bởi sự thông tuệ mà thật trữ tình, ý
nhị:
Thế là quen biết em/ Thế là miên man nhớ/ Em đằm thắm dịu êm/ Lòng anh là
ngọn lửa/ Đất làm ta cách trở/ Giữa mùa xuân tươi xanh/ Trời đưa ta gặp gỡ/
Trong mùa thu mát lành/ Vụng về và chậm muộn/ Sao cứ nhiều đam mê/ Thu có còn
đủ nắng/ Cho xôn xao mùa về.
Đôi mắt ông như mơ màng khi đọc những câu thơ ghi
lại cảm xúc về cuộc gặp lại một người bạn gái sau bao năm biền biệt, nhớ lại ngày
xưa cả hai mới chỉ biết yêu trộm nhớ thầm:
Gặp lại em rồi/ Hôn lên mái tóc/ Áp
môi tìm hơi ấm những ngày xa/ Năm tháng trôi đi/ Em đã tới cho biết trời đất
lạ/ Anh vẫn nhận ra hương nước gội quê nhà.
Khó có thể hình dung được trong con
người vốn cương trực, thẳng thắn và quyết liệt này lại có một tâm hồn nhạy cảm,
dễ rung động và lãng mạn đến thế. Mải chuyện, ông đọc thêm mấy bài thơ mới sáng
tác vào những ngày cuối năm:
Đêm giao thừa trời bỗng im thinh/ Cái sâu lắng
theo thời gian đọng lại/ Chỉ một phút thôi em ơi mà lòng tôi đã chở đầy ân ái/
Ngào ngạt hương ngọt như chiếc hôn đầu trên môi em, ngọt mãi/ Rồi cũng chỉ một
phút thôi em ơi, sao lòng tôi trống trải/ Tuênh toang bốn phía gió lùa/ Lạnh và
mưa.
Đêm giao thừa, lạnh và mưa. Những câu thơ trĩu nặng nỗi niềm thế sự của
một tấm lòng luôn “ưu thời, mẫn thế”. Được tận mắt chứng kiến nhiều
bà con Việt kiều, từ những trí thức đang làm việc trong các tổ chức nước ngoài
tới người dân gặp tình cờ trên phố, trong các trung tâm thương mại hay tại một
nhà hàng ăn, tất cả đều biết đến ông, quý trọng và ngưỡng mộ ông. Nhiều người
gọi ông bằng cái tên thật gần gũi, mà kính trọng: ông WTO. Tôi chia sẻ với ông:
Chú là một chính khách thật hạnh phúc, một nhân cách - tính cách “rất
Nghệ". Ông chỉ cười, nét cười ánh lên niềm vui của một người thanh thản
sau chặng đường dài mải mê cống hiến.
Nguyễn Như Khôi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét