Chiếc xe tải qua trạm kiểm
soát cầu Bến Thuỷ không buồn váng lên những hồi còi inh ỏi như thường lệ, chắc
hãy còn ngái ngủ. Bà tôi đặt giỏ đồ lễ trước ngực, trầm ngâm nhìn cảnh vật hai
bên đường bằng vẻ thành kính. Một cơn gió váng vất hơi nước sông Lam nổi lên
trong giây lát rồi vụt tắt vào thinh không, tưởng như cánh chim thần thoại vừa
chấp chới bay lên. Núi Quyết trở mình dưới màu nắng mới...
Bị đánh thức từ sáng sớm để
chở bà đi lễ chùa nên tôi cứ ríu cả mắt, lại thêm cảnh hai bên đường chỉ mướt
một màu xanh như mơn trớn người ta. “Bà ơi, bà kể chuyện cho cháu nghe đi. Gió
mát rượi là cháu đi chợ Mí đấy!”. Bà tủm tỉm cười, nhai dập miếng trầu:
“Truyền thuyết kể rằng, một
trong những thuỷ tổ của Bách Việt là vua Thần Nông sai 100 con chim Phượng
Hoàng xuống vùng đất này - xưa gọi là Ngàn Hống. 99 con đậu trên 99 ngọn núi
Hồng Lĩnh, còn con chim chúa lẻ loi bay qua bên kia núi Quyết rồi vỗ cánh bay
đi. Cả đàn chim cất cánh bay theo chim đầu đàn về vùng đất Phong Châu.
Theo đó, vùng đất dưới chân núi Quyết nay được gọi là Phượng Hoàng. Chính là Phượng Hoàng trong Phượng Hoàng Trung Đô đấy cháu ạ. Kìa là lối vào đền thờ vua Quang Trung trên núi Quyết. Nếu khi xưa chim phượng đậu lại, có lẽ nơi này đã thành kinh đô của đội quân áo vải cờ đào không biết chừng?
Theo đó, vùng đất dưới chân núi Quyết nay được gọi là Phượng Hoàng. Chính là Phượng Hoàng trong Phượng Hoàng Trung Đô đấy cháu ạ. Kìa là lối vào đền thờ vua Quang Trung trên núi Quyết. Nếu khi xưa chim phượng đậu lại, có lẽ nơi này đã thành kinh đô của đội quân áo vải cờ đào không biết chừng?
Đền thờ Nguyễn Biểu (ảnh nhỏ)
Cô gái xóm chài Tân Lam.
Bên này sông có núi Hồng
Lĩnh và Thiên Nhẫn thì bên kia sông có núi Lam Thành. Nghe nói khi người phương
Bắc sang đô hộ, tướng Mã Viện đã đóng quân, xây thành trên núi Rum. Từ đó núi
Rum mới có tên là Lam Thành. Tương truyền, Mã Viện cho yểm bùa vùng đất này
bằng những cột đồng đóng vào huyệt phong thuỷ trên núi Lam Thành. Những đồng
trụ ấy được chôn ở đâu, như thế nào thì chưa ai biết, nhưng hễ trời mưa là sấm
sét lại thi nhau đánh xuống vùng đất này. Có người bảo là do đồng trụ như cột
thu lôi, có người lại bảo do vùng đất giàu khoáng sản. Mà quả thực, ở đây người
ta khai thác rất nhiều quặng mangan. Chắc cháu đang thắc mắc tại sao bên tay phải nhà cửa đông đúc, làng xóm quần tụ
còn bên tay trái chỉ thấy màu xanh của cỏ và trời? Con đường cháu đang đi chính
là triền đê sông Lam đấy cháu ạ. Đứng lên triền cỏ cao kia nhìn xuống sẽ thấy
khoảng trời mở xuống la đà trên dòng nước. Sông Lam bên lở bên bồi, dòng chảy
muôn đời xoay chuyển. Những cồn bãi ven sông bây giờ người ta trồng chanh,
trồng đậu, nhưng có một thời đã từng bát ngát nương dâu. Tiếc sao một nghề
truyền thống đẹp nền nã, cứ mai một dần, cho đến khi người ta nuôi tằm không
phải để lấy tơ mà để... ăn, rồi bây giờ thì thất truyền hẳn. Những cô con gái
hái dâu xưa ngón tay mềm như tơ bây giờ cũng
việc đồng áng, cấy cày chắc đã nên chai, sạn”.Còn mải nhớ nhung người con
gái e thẹn bên nong tằm với những ngón tay trắng hồng như tơ mà tôi chưa một
lần biết mặt thì trước mắt hiện ra hàng hàng, lớp lớp những phên đan, trên trải
một thứ gì màu đen. Một ông lão cần mẫn xếp xếp, sắp sắp cho hàng phên dài ra
mãi theo con đường đê uốn lượn. “Bánh đa đấy, còn dưới con đường thấp hơn mặt
đê kia cũng có những phên trải thứ bánh màu trắng là bánh tráng”. Tôi chun mũi
hít hà, thấy quả có dậy lên mùi bột gạo, gợn chút mùi men chua và lảng vảng mùi
vừng, lại chấm phá thêm đôi giọt mùi nắng, chắc có lẽ vẫn chưa đượm giòn. Làng
mạc ở đây trông vừa cổ kính lại vừa mượn đôi đường nét thị thành. Những ngôi
nhà lợp ngói đỏ - màu đỏ loang lổ rêu phong - thấp lè tè nép vào chân núi. Có
nhà gối đầu lên tảng đá đứng chơ vơ, trông như đang tự tình chờ đợi ai. Lại có
những phiến đá nhỏ to quân quần, mải mê họp chuyện, vô tình khiến cho những căn
nhà hai, ba tầng hiện đại trở nên trang nghiêm hẳn mà chẳng cần đến những hòn non
bộ xi măng như ta vẫn gặp chốn thị thành. Bỗng từ đâu lảng vảng một
mùi kim loại nung chảy, lẫn mùi nhang khói ý nhị hoà vào với làn gió trèo lên
triền đê từ dưới bãi sông. Đoàn người nườm nượp đi. Những bóng áo tràng màu lam
xám rảo bước cho kịp tiếng kinh kệ. Những bóng áo giới nâu khoan thai. Tưởng
chừng không phải họ đang đi mà đang lướt trên thứ khói hương thơm nồng chấp
chới dậy lên rồi lắng xuống mặt đất la đà, trong suốt như mây, như sương. Cổng vào chùa Phúc Thành
tưởng chừng hiện hữu trước con mắt thế tục mà đưa tay ra đã thấy xa vời như hư
ảnh chốn niết bàn. Một nhóm thợ mặt mũi lấm lem lọ, lom khom bên lò nung. Khuôn
đúc của từng phần chuông được nung trên ngọn lửa đượm nhưng không gắt, nghe líu
ríu, tí tách, phả ra hơi nóng sực. Mấy chú bé trạc 12, 13 tuổi mặc áo tràng
quên cả nói chuyện, mải mê nhìn những đụn khói mờ ảo quấn lấy đoàn người, ngập
trong ánh mắt ngây thơ là cái nhìn kính cẩn, xen lẫn thán phục và cả e sợ.Bà tôi chậm rãi bước qua
cây cầu nối bãi đất với sảnh đường nơi vị sư trụ trì đang đọc kinh. Tà áo tràng
bà mặc chực bay lên theo mỗi bước chân, hoà vào khói hương mờ ảo. Trong thoáng
chốc, tôi tưởng như mình đang ở bên kia dòng sông trần tục, còn bà đứng trên
cây cầu nối sắc với không, hữu hình với vô hình, thế tục với niết bàn. Tôi như
chìm vào cõi hư vô. Hay đây chính là thực, còn tôi u mê bấy lâu đến giờ mới
bừng tỉnh cơn mơ?
Lững thững đi ra cổng chùa,
ngạc nhiên thấy ngay bên cạnh là chợ Mí. Hoá ra chợ Mí có thật đấy ư? Thế mà
bấy lâu tôi cứ ngỡ chợ Mí chỉ tồn tại trong câu nói đùa chào nhau trước khi đi
ngủ. Cốc đầu mình một cái đau điếng, không phải là mơ! Tiếng dao phập vào tảng
thịt dày, tiếng đàn vịt con nháo nhác trong thùng cạc-tông lót trấu, tiếng
những bà bán rau rì rào nói chuyện, cả con đường thoai thoải dẫn từ triền đê
xuống khu chợ ven sông - tất cả đều vô cùng thật. Lò dò hỏi chuyện một người
đàn bà đang mải mê lọc thịt cá: “Chợ Mí ngày xưa có ai biết mặt kẻ bán người
mua. Chỉ toàn ghe cá của dân vạn chài về đây buôn bán, họp khi trời tối cho đến
tang tảng sáng vừa lờ mờ mặt người đã rời bến tản đi. Giờ chợ Mí không họp đêm
nữa mà chỉ họp buổi sáng, đến trưa thì vãn”.
Nhắm mắt lại, cảnh vật hoá
đen kịt. Lặng yên nghe tiếng cò kè bớt 1 thêm 2, tiếng đổ hến vào chậu rào rào,
tiếng đánh vảy cá roàn roạt, tiếng ghe thuyền gọi người vọng lên từ bến sông,
tôi như kẻ mộng du bước lần theo mùi bùn ngai ngái. Bất chợt nghĩ đến chợ Âm
Phủ đất cố đô cũng họp đêm, nghe đâu là phiên bán buôn giữa người âm và người
dương. Nhưng chợ Mí này không có cái hơi lạnh rờn rợn nào như thế, vả lại bến
sông kia cũng không có vẻ gì là nối hai bờ nhật - nguyệt, âm - dương. Không,
chợ Mí này giống một bãi cù lao nhiều hơn. Và những kẻ chợ không ai biết mặt
kia phải chăng là nhân ngư rẽ sóng đội nước tìm vui, tìm bạn? Mùi bùn quanh quẩn
dưới chân, thôi không dẫn đường nữa. Cúi đầu nhìn xuống, thấy ba đứa con nít
đen nhẻm dắt tay nhau đi, thản nhiên như những con cua nhỏ. Không biết chúng
trốn lên bờ chơi từ thuỷ cung nào, để rồi trong đình ngoài chợ nơi chúng đi qua
cứ lởn vởn mùi sông nước, cá tôm?Chiếc xe máy chạy vè vè,
bình thường kêu phành phành như công nông mà giờ chìm nghỉm trong tiếng gió rào
rào như mẻ lưới ai đổ xuống khoang thuyền. Những con đường hắt xiên từ triền đê
đổ dốc xuống, mon men dưới chân những mái nhà. Một con trâu lững thững đi cho
đến khi chỉ thấy mỗi cặp sừng lấp ló nhấp nhô rồi khuất hẳn, tưởng chừng như
con đường này dẫn thông xuống đáy sông. Bây giờ thì con vật lại ló dạng, nó lầm
lì đi về phía bãi cỏ xanh rì rồi bỗng khuỵu xuống, bãi cỏ ngập lút người chỉ chừa
mỗi cái đầu thở phì phò! Ra là một cái ao vịt, quả có đàn vịt đang bì bõm, con
nghển cổ con chổng mông lặn ngụp. Những đám bèo lấp loá ánh nước dưới nắng mà
cứ ngỡ cỏ xanh. Tôi vẫn mải miết đi, thấy
điệp trùng núi biếc. Lâu lâu lại lấp ló nơi sườn núi một căn miếu, ngôi đền
không biết bỏ hoang hay khách vãng lai vẫn năng lui tới. Hay những nhân ảnh mờ
ảo khói sương kia chính là lính gác thành cổ, trăm, ngàn năm vẫn trấn giữ Phù
Thạch, Hoa Viên? Một tiếng còi tàu trầm và dài khiến tôi bừng tỉnh mộng mị.
Nhìn sang tay trái, thấy cầu Yên Xuân, chứng tích một thời Pháp thuộc trầm ngâm
chở những chuyến tàu qua ngã ba Hưng Nguyên - Nam Đàn - Hà Tĩnh. Tiếng còi tàu
khuất dần mà tôi còn thẫn thờ nhìn dòng nước xoáy vào chân cầu, tưởng như làn
sóng 30-31 dội về đánh rung cả con đê.Đi thêm một chốc, thấy bên
tay phải là trường Trung học cơ sở Nguyễn Biểu. Tự nhiên thấy mình đang đi theo
những bóng áo trắng đạp xe, nói cười ríu rít. Đi qua trước những bậc thang đá
cỏ mọc xanh um dẫn lên cổng đá cổ kính, một em nói liến thoắng: “Đây là đền thờ
Nguyễn Biểu bây biết không? Ông mà trường ta mang tên đó, bữa trước ở đây họ tổ
chức 6000 năm ngày ông nớ mất...”. Một đứa khác vẻ nghi ngờ: “Nghìn năm Thăng
Long Hà Nội mà răng ông ni ở ta lâu đời ghê gớm rứa?”. Đứa kia thộn mặt ra rồi
cười hì hì : “À quên, 600 chơ không phải 6000!”. Tôi còn mải nhìn 2 con voi
chầu cây dại mọc rêu phong thì đám học sinh đã đạp xe đi xa tít, tiếng trêu
ghẹo nhau lay động cả bụi tre.
Tôi dựng xe, ghé vào thắp nén hương. Dưới chân đền, cái giếng nhỏ còn nước nhưng xem chừng đã bị bỏ hoang. Một quả say rượu rơi tõm xuống giếng, nổi lềnh phềnh như kẻ chết trôi. Tôi ngồi tựa vào thành giếng, ngửa mặt lên thấy những quả say rượu vàng như vầng mặt trời nhỏ. Hái một quả cho vào miệng, vị hơi giống quả roi nhưng lại có độ giòn và mọng như lê. Không biết có phải do quả say rượu không mà tôi thiếp đi lúc nào không hay. Tôi thấy mình đang tháp tùng sứ giả Nguyễn Biểu đi vào giữa doanh trại của tướng Trương Phụ. Tên giặc ti hí mắt lươn, sai người dọn lên một cái đầu người luộc. Tôi khiếp đảm suýt thét lên, còn chủ nhân chỉ thản nhiên lấy đũa khoét hai con mắt, chấm muối ăn: “Mấy thuở được ăn đầu người phương Bắc”. Trương Phụ khiếp đảm, dụ người quy hàng. Nhưng người hào sảng ngâm bài thơ “Cỗ đầu người” giữa vòng vây giặc há dễ dàng bị khuất phục? Trương Phụ tức giận cho trói chủ nhân dưới chân bến Lam Kiều. Tôi thét lên phẫn nộ, lăm lăm thanh gươm định liều chết một phen thì choàng tỉnh dậy. Ngơ ngác nhìn quanh chẳng thấy giặc đâu, chỉ thấy ngôi đền thờ nằm im lìm dưới chân núi Lam Thành, trông về phía triền sông. Có chăng bến Lam Kiều xưa nay còn đâu nữa? Tôi vẫy con thuyền của một ông lão đội nón. Ông chầm chậm khua mái chèo, cập bờ để tôi lên rồi lại cho thuyền lướt ra giữa dòng. Tôi kiếm tìm mỏi mắt mà không nhìn ra chút vết tích gì của bến Lam Kiều. “Thuỷ đáo Lam Thành”, bến Lam Thành - Phù Thạch một thời tấp nập thương nhân Hoa Kiều, Ấn Kiều về buôn bán nay đã trầm mình dưới đáy sông. Thuyền tôi lướt đi nhẹ bâng, sóng nước dập dềnh rúng động mấy tầng tàng tích cổ, có lẽ sâu đến vô cùng nên không chút vọng âm. Ông lão chèo thuyền chỉ về phía những chiếc thuyền neo lại bên bãi bồi dưới chân cầu: “Xóm chài Tân Lam đó chú, trước hơn trăm hộ. Nhà nước cho đất nên bán thuyền lên bờ gần hết. Khi xưa tui qua đây thấy gia đình mười mấy con người, 3, 4 thế hệ sống chung trên một con thuyền. Trời yên, bể lặng thì thôi chơ mưa bão khổ lắm chú nờ! Con nít đẻ rơi trên thuyền là chuyện bình thường. Người già chết, hòm để chật thuyền, có ai xuống viếng được mô? Cứ đứng ngồi trên bờ trông ra. Noel cũng chỉ chăng đèn trên thuyền, làm lễ mừng Thiên Chúa trên sông”. Ông lão nhìn nắng đổ bóng mũi con thuyền nhọn xuống mặt sông, trông như chiếc đuôi quẫy sóng, lẩm bẩm: “Khi mô cho đến tháng 2 để đi hội Rước Hến... - Hội Rước Hến ở mô hả ông? - Rước Hến trên sông chơ rước ở mô nữa. Chú đợi một lát, tui chèo thuyền xuôi về gần đền Thanh Liệt cho chú ghé chơi!”. Một chốc sau, thuyền ghé bến, tôi từ biệt ông lão chèo thuyền, hỏi đường vào đền Thanh Liệt.
Tôi dựng xe, ghé vào thắp nén hương. Dưới chân đền, cái giếng nhỏ còn nước nhưng xem chừng đã bị bỏ hoang. Một quả say rượu rơi tõm xuống giếng, nổi lềnh phềnh như kẻ chết trôi. Tôi ngồi tựa vào thành giếng, ngửa mặt lên thấy những quả say rượu vàng như vầng mặt trời nhỏ. Hái một quả cho vào miệng, vị hơi giống quả roi nhưng lại có độ giòn và mọng như lê. Không biết có phải do quả say rượu không mà tôi thiếp đi lúc nào không hay. Tôi thấy mình đang tháp tùng sứ giả Nguyễn Biểu đi vào giữa doanh trại của tướng Trương Phụ. Tên giặc ti hí mắt lươn, sai người dọn lên một cái đầu người luộc. Tôi khiếp đảm suýt thét lên, còn chủ nhân chỉ thản nhiên lấy đũa khoét hai con mắt, chấm muối ăn: “Mấy thuở được ăn đầu người phương Bắc”. Trương Phụ khiếp đảm, dụ người quy hàng. Nhưng người hào sảng ngâm bài thơ “Cỗ đầu người” giữa vòng vây giặc há dễ dàng bị khuất phục? Trương Phụ tức giận cho trói chủ nhân dưới chân bến Lam Kiều. Tôi thét lên phẫn nộ, lăm lăm thanh gươm định liều chết một phen thì choàng tỉnh dậy. Ngơ ngác nhìn quanh chẳng thấy giặc đâu, chỉ thấy ngôi đền thờ nằm im lìm dưới chân núi Lam Thành, trông về phía triền sông. Có chăng bến Lam Kiều xưa nay còn đâu nữa? Tôi vẫy con thuyền của một ông lão đội nón. Ông chầm chậm khua mái chèo, cập bờ để tôi lên rồi lại cho thuyền lướt ra giữa dòng. Tôi kiếm tìm mỏi mắt mà không nhìn ra chút vết tích gì của bến Lam Kiều. “Thuỷ đáo Lam Thành”, bến Lam Thành - Phù Thạch một thời tấp nập thương nhân Hoa Kiều, Ấn Kiều về buôn bán nay đã trầm mình dưới đáy sông. Thuyền tôi lướt đi nhẹ bâng, sóng nước dập dềnh rúng động mấy tầng tàng tích cổ, có lẽ sâu đến vô cùng nên không chút vọng âm. Ông lão chèo thuyền chỉ về phía những chiếc thuyền neo lại bên bãi bồi dưới chân cầu: “Xóm chài Tân Lam đó chú, trước hơn trăm hộ. Nhà nước cho đất nên bán thuyền lên bờ gần hết. Khi xưa tui qua đây thấy gia đình mười mấy con người, 3, 4 thế hệ sống chung trên một con thuyền. Trời yên, bể lặng thì thôi chơ mưa bão khổ lắm chú nờ! Con nít đẻ rơi trên thuyền là chuyện bình thường. Người già chết, hòm để chật thuyền, có ai xuống viếng được mô? Cứ đứng ngồi trên bờ trông ra. Noel cũng chỉ chăng đèn trên thuyền, làm lễ mừng Thiên Chúa trên sông”. Ông lão nhìn nắng đổ bóng mũi con thuyền nhọn xuống mặt sông, trông như chiếc đuôi quẫy sóng, lẩm bẩm: “Khi mô cho đến tháng 2 để đi hội Rước Hến... - Hội Rước Hến ở mô hả ông? - Rước Hến trên sông chơ rước ở mô nữa. Chú đợi một lát, tui chèo thuyền xuôi về gần đền Thanh Liệt cho chú ghé chơi!”. Một chốc sau, thuyền ghé bến, tôi từ biệt ông lão chèo thuyền, hỏi đường vào đền Thanh Liệt.
Án ngữ ngay trước sân đền
là tấm bình phong chạm hình con Kỳ Lân cưỡi trên sóng nước. Vừa dợm bước
vào trong, một ông cụ bước ra, hai đầu gối quần lấm lem vôi vữa: “Chú khéo chọn
thật, bầy tui đang lợp lại ngói. Linh khí, bàn thờ phải dọn dẹp, phủ bạt hết
chú nờ!”. Tôi tiếc ngẩn ngơ, nhưng vẫn bước theo ông cụ. Ngôi đền hầu như còn
vẹn nguyên, những chi tiết chạm trổ lân, rồng bị thời gian bào mòn ít nhiều
nhưng vẫn toát lên vẻ oai nghiêm. Trong gian điện chính giữa để một chiếc
thuyền rồng cổ bằng gỗ, dưới đuôi rồng có con cá chép tháp tùng.
Ông cụ nâng niu cẩn thận
những linh khí cổ, vừa kể: “Theo gia phả của các dòng họ trong làng Thanh Liệt
thì đền ni đã được 200 năm rồi. Ban đầu chỉ là một căn miếu nhỏ, một bàn thờ để
thắp hương, cầu khấn các ngư thần phù hộ cho con cháu bình an, ăn nên làm ra.
Về sau các ông đầu họ kêu gọi con cháu góp tiền, góp công dựng đền. Đến dừ vẫn
ghi tên 7 ông tổ đầu họ, rồi cứ truyền đời cho con cháu như tui là đầu họ Đoàn. Mồng 6 tháng 2 âm lịch hàng
năm có Lễ hội Rước Hến, dân làng về làm lễ, sau đó rước linh khí lên thuyền, đi
dọc sông Lam. Đi một vòng lên đến thượng cận chỗ cầu Yên Xuân, hạ cận chỗ ngã
ba gặp sông La...”. Tôi từ biệt ông cụ, nhảy lên chiếc xe máy cà tàng trở lại
đường đê. Con đường đắp bồi bởi ngàn đời sóng nước từ thuở hồng hoang - con
đường của chiến chinh, gươm giáo và đạn bom mà nay im lìm gối đầu lên những
chân núi thiêng, ngủ vùi chờ tiếng hát ca mùa lễ hội. Một tiếng chuông nhà thờ
gióng giả, hay là tiếng chuông mới đúc ở chùa Phúc Thành mà sao nghe vọng tiếng
binh khí thuở nào rúng động cả vùng núi sông?
Bà tôi xách chiếc giỏ lễ
đứng chờ ở cổng chùa, tà áo tràng dài buông đến gót chân mà chẳng hề vương chút
bụi. Trông bà có nét gì thoát tục và mơ hồ, ngỡ như vừa bước ra từ những bức
phù điêu chạm trổ của đền Hoàng Mười, đền vua Lê, đền Tuyên Nghĩa, đền Nguyễn
Biểu, đền Thanh Liệt... lại vừa toát lên khí tiết của đức mẹ Đồng trinh. Tưởng
như tất cả những màu sắc thần thánh tâm linh hội tụ về đây đều hiển hiện ở bà -
con người rất đời, rất thực - thành một bản thể duy nhất. Tôi nhắm mắt, ký ức
tưởng chìm theo những con người đã thành thần thoại nay lại được câu hát ví,
dặm của những phường chèo ven sông gọi về - câu hát ngàn đời về dòng sông của
trung nghĩa và đức tin.
Hải Triều – Thành Chung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét