18 tháng 4, 2016

Yêu cầu Tập Cận Bình từ chức và những bất lợi cho Giang Trạch Dân

Cuộc chiến giữa Giang Trạch Dân và Tập Cận Bình đang tiếp diễn và dần dần đi đến hồi gay cấn nhất. Mỗi Khi phe Giang Trạch Dân công kich Tập Cận Bình thì liền sau đó có thêm quan chức của Giang Trạch Dân bị bắt hay xử vì tham nhũng.
Buổi hoàng hôn của ĐCS
Buổi hoàng hôn của ĐCS Trung Quốc
Căng thẳng leo thang: 9 tín hiệu xấu cho phe cánh ông Giang Trạch Dân
Gần đây, sau khi nhiều thông tin tiêu cực về ông Tập Cận Bình liên tục được tung ra, tình hình căng thẳng dường như đang có chiều hướng leo thang. Theo đó nhiều thông tin bất lợi cho ông Giang Trạch Dân cũng đã liên tục xuất hiện, chỉ trong vòng nửa tháng có đến 9 tín hiệu đáng chú ý.
Cục diện căng thẳng leo thang sau khi ông Tập Cận Bình liên tục bị công kích
Từ trước “lưỡng hội” Trung Quốc ngày 4/3, trang “Thông tin không biên giới” của Ban Tuyên truyền Tân Cương đã công khai lên tiếng yêu cầu ông Tập Cận Bình từ chức, sau đó đến ngày 28/3 khi ông Tập Cận Bình đi thăm Tiệp Khắc lại tiếp tục có thông tin từ truyền thông hải ngoại yêu cầu ông Tập Cận Bình từ chức.
Khoảng 18 giờ ngày 5/4 vừa qua, truyền thông Trung Quốc đưa tin cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc (tâm phúc của ông Giang Trạch Dân) bị chuyển đi khởi tố. Giới phân tích cho rằng tình thế đang diễn ra khá căng thẳng, ông Tập Cận Bình đang phản công lại phe cánh của ông Giang.
Trong vòng nửa tháng có 9 tín hiệu bất lợi cho ông Giang Trạch Dân
  1. Khoảng 10 giờ sáng ngày 26/3, nghi thức an táng ông Tống Văn Thông đã được cử hành ở Bắc Kinh (ông Tống Văn Thông là Viện sĩ Viện Công trình Trung Quốc, Kiến trúc sư trưởng máy bay Tiêm-10, chuyên gia hàng đầu của Viện Nghiên cứu thiết kế máy bay Thành Đô). Theo thông tin, danh sách của 13 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị (mãn nhiệm và đương nhiệm) tham gia lễ truy điệu được công khai gồm: Tập Cận Bình, Lưu Vân Sơn, Hồ Cẩm Đào, Lý Khắc Cường, Trương Đức Giang, Du Chính Thanh, Lưu Vân Sơn, Vương Kỳ Sơn, Trương Cao Lệ, Lý Bằng, Chu Dung Cơ, Ôn Gia Bảo, Tăng Khánh Hồng, Ngô Quan Chính. Danh sách chỉ thiếu ông Giang Trạch Dân, còn địch thủ “không đội trời chung” của ông Giang là ông Hồ Cẩm Đào thì đứng thứ hai trong danh sách.
  2. Cùng ngày, ông Hồ Cẩm Đào và phu nhân Lưu Vĩnh Thanh về tế tổ ở Thái Châu – Giang Tô, tờ Tin chiều Pháp chế phá lệ thường, đưa tin công khai.
  3. Ngày 27/3, Quân ủy Trung ương in và phát hành “Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh trong quân đội”, theo đó thời hạn hoàn thành kế hoạch này sẽ diễn ra trong thời gian 3 năm. Ngày 28/3, trang mạng “China Digital Health” của quân đội Trung Quốc đăng bài viết “Tin sốc! Toàn bộ hệ thống bệnh viện quân đội không được tham gia kinh doanh!”, phân tích về kế hoạch cải cách hệ thống y viện quân đội. Có phân tích cho rằng, đây là kế hoạch nhằm chấm dứt tội ác mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công.
  4. Ngày 28/3, báo mạng Minh Huệ ở hải ngoại đưa tin, tại phiên tòa xử học viên Pháp Luân Công diễn ra ngày 18/3 của tòa án huyện Cổ Thành tỉnh Hà Bắc đã có “biểu hiện khác thường” khi cho công khai chiếu lại đĩa VCD có nội dung kiện ông Giang Trạch Dân, thư khuyến thiện vị bác sĩ Địch Hồng Quân… Đây là hiện tượng chưa từng xảy ra trong các phiên tòa xử học viên Pháp Luân Công trước đây.
  5.  Ngày 31/3, Tạp chí Cầu Thị của Trung Quốc đăng bài “Chống tham nhũng không phải trận đấu đá quyền lực”, theo đó bài viết chỉ ra những quan chức ngã ngựa đều có tội chứng rõ ràng, được kiểm chứng của tòa án, lòng dân và cả thời gian. 
Ngày 1/4, báo Tân Kinh đăng bài nhấn mạnh lại vấn đề khi liệt kê vụ án những quan to như Chu Vĩnh Khang, Tô Vinh, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Lệnh Kế Hoạch đều có tội chứng rành rành. Thế lực hủ bại đã liên kết với nhau để hỗ trợ dựa dẫm nhau, chúng tạo thành những nhóm như “Bang Bí thư”, “Bang Dầu khí”, “Bang Tứ Xuyên”, “Bang Chính trị và Pháp luật”…
Có phân tích cho rằng, trong những quan to bị hạ sau khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền có đến hơn 70% là phe phái của ông Giang Trạch Dân. Ý đồ của hai bài viết nêu trên nhắm vào ông Giang Trạch Dân là rất rõ ràng.
6 Ngày 5/4, báo mạng Ynet nhắc lại vụ án về hộp đêm nổi tiếng ở Bắc Kinh vào ngày 11/4/2010 đã đặc biệt gây chú ý, vì kẻ đứng sau hộp đêm này thực ra chính là phe phái của ông Giang Trạch Dân.
7. Ngày 5/4, sau khi Tân Hoa xã đưa tin ông Quách Bá Hùng bị đưa đi truy tố, báo mạng Tài Tân thuộc phe ông Tập Cận Bình nhắc lại bài viết “Cuộc đời chìm nổi của ông Quách Bá Hùng”, mục đích để nhấn mạnh lại mối quan hệ giữa ông Quách Bá Hùng và ông Giang Trạch Dân.
8. Ngày 5/4, báo mạng ThePaper ở Thượng Hải đưa tin, Bảo tàng Lịch sử của Đại học Giao thông Thượng Hải được mở (ngôi trường cũ mà ông Giang Trạch Dân từng nhiều lần đến thăm), tuy nhiên phần đề cập đến lịch sử nhà trường đã bỏ qua ông Giang Trạch Dân, hoàn toàn trái ngược với thái độ của trường này trước đây.
9. Ngày 6/4 vừa qua, Tân Hoa xã Trung Quốc đưa tin, cô nghiên cứu sinh “Tương papi” của Khoa Đạo diễn Học viện hí kịch Trung ương, sau khi nổi tiếng trên mạng đã thu hút được đầu tư 12 triệu Nhân dân tệ (khoảng 41.3 tỷ Việt Nam). Cô “Tương papi” từng đeo một cái mắt kính gọng to, diễn lại cảnh ông Giang Trạch Dân vào năm 2000 phẫn nộ chửi một phóng viên Hồng Kông: “Too Young, Too Simple, Sometimes Naïve”…
Có phân tích cho rằng, mỗi khi phe phái ông Giang Trạch Dân tấn công ông Tập Cận Bình lại khiến thế trận của phe ông Tập Cận Bình leo thang, nhìn lại thời gian khởi tố những vụ án quan to ngã ngựa như Bạc Hy Lai, Lý Đông Sinh, Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng có thể thấy rõ hiện tượng này. Năm nay là năm then chốt để xử lý ông Giang Trạch Dân, tình hình cục diện gần đây phần nào cho thấy điều này.
Tinh Vệ biên dịch từ Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Không có nhận xét nào:

Trang