16 tháng 12, 2015

“Săn tham nhũng” – Tìm thợ săn ở đâu?

Tác giả: Xuân Dương
KD: Tìm ở các… cụ Người Cao tuổi : Và vì các cụ Người Cao tuổi, tuổi cao rùi, nên chỉ đủ sức săn “các cụ đã nghỉ hưu” :
Vì sao tham nhũng vẫn không bị đẩy lùi mà lại trở nên nguy hiểm hơn, từ chỗ đơn lẻ nay đã “trở thành bè cánh, bao che cho nhau”?
Chỉ số cảm nhận tham nhũng viết tắt theo tiếng Anh là CPI (Corruption Perceptions Index), theo đánh giá của Tổ chức minh bạch quốc tế, năm nay Việt Nam đạt 31/100 điểm, đứng thứ 119 trên bảng xếp hạng toàn cầu và thứ 18 trên tổng số 28 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Điểm số CPI của Việt Nam không thay đổi trong ba năm liên tiếp (2012- 2014), tham nhũng trong khu vực công vẫn là một vấn đề nghiêm trọng của quốc gia. 
Tại buổi tiếp xúc với cử tri Q.4, TP.HCM báo cáo kết quả kỳ họp thứ 8 – Quốc hội khóa XIII vừa qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng: “Hiện tham nhũng không còn đứng riêng lẻ, mà đã trở thành bè cánh, bao che cho nhau. …”. “Tham nhũng đã làm thiệt hại ghê gớm về mặt uy tín cho Đảng, về kinh tế cho đất nước, gây mất lòng tin trong nhân dân”. 
Có thể thấy từ nhiều năm nay các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở cấp cao nhất đều đã nhận thức sự nguy hiểm của tham nhũng đối với uy tín của Đảng và sự tồn vong của chế độ.
Nhận thức đã có, nghị quyết chống tham nhũng cũng nhiều nhưng vì sao tham nhũng vẫn không bị đẩy lùi mà lại trở nên nguy hiểm hơn, từ chỗ đơn lẻ nay đã “trở thành bè cánh, bao che cho nhau”?
(GDVN) – Chữ “bình” không chỉ vi mô một cá nhân ai, kể cả người đó có là Vua, Tổng thống, Lãnh tụ-vĩ nhân, Chủ tịch nước, hay Tổng bí thư của Đảng…
Có thể thấy, đối tượng tham nhũng chủ yếu là công chức, viên chức nhà nước, cán bộ trong một số tổ chức chính trị – xã hội. Trong khi đó phần lớn thành viên của lực lượng chống tham nhũng lại xuất thân từ chính đội ngũ này nên hậu quả tất yếu là có lúc, có nơi người chống tham nhũng lại chính là kẻ tham nhũng. Điển hình là trường hợp nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền hay nguyên Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế Hồ Xuân Mãn, gần đây báo chí còn đặt câu hỏi với một vị Phó tổng thanh tra Chính phủ đương chức.
Vietnamnet.vn ngày 4/12/2014 có bài “Thu hồi tài sản tham nhũng: ‘Sao chỉ mỗi mình tôi?’ ” của tác giả Thành Lê, bài viết có đoạn: “đụng vụ nào thì làm triệt để vụ ấy, không để lọt người lọt tội, không sợ “vỡ bình quý”. Cách này hay, vì là nhiều khi cái bình quý ấy, cố ý hoặc vô tình, bị trưng dụng làm nơi chuột “giấu quân”. Cũng không nhất thiết diệt chuột to ngay, vì chuột bé ăn mãi rồi thành chuột to, nhờ mối tương quan tiền – quyền – tiền…”.
Có thể thấy tác giả Thành Lê rất hay, rất mạnh dạn khi đề cập đến chuyện “không sợ vỡ bình quý”, tuy thế, dường như ông vẫn có điều gì đó còn ngại ngùng, còn e dè khi cho rằng “Cũng không nhất thiết diệt chuột to ngay”. 
Phải chăng tác giả Thành Lê, cũng như không ít cán bộ, người dân tâm huyết đều nhận thấy một thực tế là “chuột to” đụng vào rất khó, nhất là khi “chuột to” lại “giấu quân trong bình”. Những “chuột to” nhờ vào cái ghế đang ngồi mà nắm trong tay “điểm yếu nho nhỏ” của các loại chuột khác thì coi như đã đặt sẵn cái vé “hạ cánh an toàn”, chẳng thế mà khi còn tại vị, các “chuột bự” như Hồ Xuân Mãn, Trần Văn Truyền ít khi thấy được báo chí quan tâm!
Người dân tuy không hiểu sâu xa như tác giả Thành Lê nhưng ai cũng biết một thực tế là “chuột bé” thì thường “ăn vặt”, ăn ít hơn “chuột to”, chuột bé lại chưa đến tuổi sinh sản, nếu tạm thời chưa diệt “chuột to”, nếu cứ để “chuột to” thoải mái sinh đẻ thì diệt “chuột bé” phỏng có ích gì? Diệt một con “chuột to” hôm nay sẽ bớt hàng nghìn con chuột bé ngày mai, đó mới là cái gốc, đó mới là kế lâu bền.
(GDVN) – Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng: Có một bộ phận mà Đảng nói là không nhỏ bây giờ không biết nằm ở đâu. Dân hỏi mãi,Đảng hỏi mãi nhưng không trả lời được
Đấy là chưa nói bọn “chuột” đâu biết thế nào là vệ sinh, nếu cứ để chuột “giấu quân” mãi trong “bình” như cách nói của tác giả Thành Lê thì thế nào cũng đến lúc “bình” bốc mùi khó chịu, dù biết là bình quý người ta cũng ngại đứng gần.
“Diệt chuột bé” có nét gì đó cũng giống như một bình luận trên báo Laodong.com.vn: “Bởi vì chỉ nói suông thì dân không tin. Bởi không làm đến đầu đến não, mà chỉ làm từ vai trở xuống thì nhân dân cũng không tin”.
Những ai đã từng diệt chuột ở nhà đều có nhận xét, cái bẫy đã dính chuột một lần, bọn chuột sẽ không bén mảng đến dù mồi rất thơm, rất ngon. “Chuột tham nhũng” tinh khôn gấp vạn lần chuột nhà cho nên các loại “bẫy” thông dụng như kiểm điểm cuối năm, kê khai tài sản hay thanh tra liên ngành khó mà khiến chúng mắc lừa.
Bẫy không có tác dụng thì dùng thiên địch của chuột là mèo, mèo trắng, mèo đen, mèo mướp đều có thể diệt chuột. Tuy vậy cũng không có gì là tuyệt đối, mèo cũng phải chọn lựa cho cẩn thận vì có con chuyên ăn vụng, “thoáng cái vèo, mèo vọc cá kho”, cho nên dùng mèo thì cũng cần chú ý “chó treo, mèo đậy”.
Nói thế để thấy, không có công cụ duy nhất nào có thể diệt hết chuột, phải kết hợp cả bẫy, cả thuốc diệt chuột, cả mèo và đặc biệt là thợ săn chuột có kinh nghiệm trong dân gian.
Nhiều vị lãnh đạo, nhiều bài báo chỉ ra rằng nguyên nhân chính khiến tham nhũng không bị đẩy lùi nằm ở cơ chế và con người. Câu hỏi chống tham nhũng có vùng cấm hay không thường nhận được câu trả lời là không. Tuy nhiên khá nhiều vụ việc đã và đang xử lý khiến người dân vẫn chưa thực sự hài lòng, vẫn còn phải nêu nhiều câu hỏi đối với lãnh đạo, như cử tri TP. HCM trao đổi với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mới đây.
Trong buổi tiếp xúc cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đề cập đến dự án tỉnh Thừa Thiên – Huế cấp cho nhà đầu tư Trung Quốc trên đèo Hải Vân: “cứ trả lời trước công luận đơn giản là cấp trên đã duyệt rồi (nên được cấp phép), dân nghe như thế thấy bực bội, cho rằng Chính phủ vô trách nhiệm, nhưng thực tế không phải như vậy và chính tôi đã xem các văn bản liên quan… Muốn cấp phép thì phải hỏi các bộ ngành liên quan, trong đó có Bộ Quốc phòng, nhưng địa phương không hỏi theo quy định, rõ ràng là chấp hành sai”. 
Cổ nhân có câu: “việc hôm nay chớ để ngày mai”, đã sai thì phải sửa, phải kỷ luật, phải cách chức người làm sai, còn nếu mà để họ ngồi đó cho hết nhiệm kỳ hoặc “nghiêm túc rút kinh nghiệm” thì chắc còn lâu lắm “chuột” mới tự nguyện bò ra khỏi bình. Cái bình quý mà lại đầy chuột lớn, chuột bé “giấu quân” bên trong thì liệu có nên cứ để thế?
Hay như chuyện thu hồi tài sản của ông Trần Văn Truyền, so sánh của nổi là vườn cao su bạt ngàn và cơ ngơi của ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch tỉnh Bình Dương với của nổi của ông Truyền thì chắc ông Truyền còn lâu mới “cùng đẳng cấp” với ông Cung, vậy mà như Vietnamnet.vn ngày 20/8/2014 nêu câu hỏi: “không biết tài sản của ông Cung và tài sản của ông Truyền khác nhau ở điểm nào, mà đến nay đã hơn 7 tháng, việc xác minh, kiểm tra tài sản của ông Chủ tịch tỉnh Bình Dương vẫn chưa thấy sáng tỏ”?
Căn nhà đầy màu sắc của Chủ tịch tỉnh Bình Dương ở phường Định Hòa, TP Thủ Dầu Một
Đối với một số quan chức đã nghỉ hưu như nguyên bí thư Thừa Thiên – Huế – Hồ Xuân Mãn; nguyên Tổng thanh tra Chính phủ – Trần Văn Truyền; nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang – Nguyễn Trường Tô, nguyên Chủ tịch UBND Hà Nội – Hoàng Văn Nghiên; nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Hòa Bình… báo chí có thể dùng các từ ngữ hết cấp độ mạnh như VOV.VN đã dùng với ông Hồ Xuân Mãn: “bất chấp liêm sỉ” hoặc “người đời khinh bỉ”. 
Tuy vậy có những vụ việc lại không phải như vậy, vừa qua phóng viên báo ANTT.VN chỉ mới chụp ảnh ngôi nhà của Giám đốc Sở Tài chính Hải Dương đã lập tức bị sở Thông tin và Truyền thông tỉnh này “nhắc nhở” thông qua công văn gửi Cục báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông và Vụ Báo chí-Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương. 
Dinh cơ của ông Nguyễn Trọng Hưng, giám đốc Sở Tài chính Hải Dương (antt.vn)
Về chuyện này Vietbao.vn (trang tin điện tử thuộc Bộ TT&TT) ngày 24/11/2014 đã đăng bài với tiêu đề: “Vợ Giám đốc sở Tài chính Hải Dương thóa mạ phóng viên”.
Giả sử bà Lê, người gửi đơn khiếu nại đến sở TT&TT không phải là vợ ông Nguyễn Trọng Hưng – Giám đốc sở Tài chính Hải Dương, và nếu ông Hưng không phải là “đương” mà là “nguyên” Giám đốc sở Tài chính thì liệu ông Vũ Văn Vở, Phó GĐ Sở Thông tin &Truyền thông Hải Dương có phải nhọc lòng nghiền ngẫm cái công văn gửi cấp trên mà nội dung của nó đã được nhiều luật sư đề cập? 
Du khách trong nước và quốc tế đến phố cổ Hà Nội, Hội An… có thể thoải mái quay phim chụp ảnh các công trình kiến trúc tại đây, các khu dân cư sinh sống, không nơi nào có quy định cấm quay phim, chụp ảnh, vậy phải chăng nhà của ông Giám đốc Sở Tài chính Hải Dương là một ngoại lệ, phóng viên không được phép chụp ảnh?
Thiết nghĩ cũng nên điểm qua một chút ngôn từ mà sở TT&TT Hải Dương viết trong văn bản số 688/STTTT-BCXB gửi cấp trên: “Trước việc thông tin không đúng sự thực của một số cơ quan báo chí và hoạt động tác nghiệp báo chí của một số phóng viên không đúng quy định của Luật Báo chí và các quy định khác của pháp luật có liên quan, sở Thông tin và Truyền thông đề nghị Cục Báo chí Bộ Thông tin và Truyền thông và Vụ Báo chí – Xuất bản ban Tuyên giáo Trung ương tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh hoạt động của các báo điện tử và phóng viên…”.
Trong khi vợ Giám đốc sở Tài chính “thóa mạ phóng viên” (như Vietbao.vn đã nêu) mà sở TT&TT tỉnh Hải Dương lại còn ra văn bản đề nghị Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo TƯ “tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh hoạt động của các báo điện tử và phóng viên”, thì liệu có gì không bình thường? Phải chăng có sự liên hệ trong câu nói của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang “tham nhũng không còn đứng riêng lẻ, mà đã trở thành bè cánh, bao che cho nhau…” ở đây?.
Nếu không phải là “bè cánh bao che cho nhau” thì vì sao chỉ theo đơn của vợ một vị giám đốc sở mà trong cùng một ngày kể từ khi nhận đơn, ông Phó GĐ sở TT&TT Hải Dương đã có ngay công văn gửi cấp trên với nhiều chi tiết không đúng sự thật?
(GDVN) – Nước ta xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới cũng có nghĩa là xuất khẩu mồ hôi, nước mắt nhất nhì thế giới, chứ không có nghĩa là dân ta giàu nhất nhì thế giới
Cần phải nói thêm rằng lãnh đạo cấp sở đề nghị cấp Bộ và Ban Khoa giáo Trung ương “tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh…” có cái gì đó hơi ngược, liệu đề nghị này có đúng vị thế của cấp sở hay là biểu hiện của sự “dạy khôn” mà ông Vở muốn thể hiện? Liệu đây có phải là một lời nhắc nhở, rằng cấp trên chưa hoàn thành nhiệm vụ, hay đây chỉ là suy diễn chủ quan của người đọc?
Phải chăng khi trong tay có quyền ban hành văn bản, sở TT&TT Hải Dương muốn viết gì thì viết kể cả khi văn bản đó chứa đựng những thông tin sai sự thật về nhà báo và cơ quan báo chí? Với những “thông tin sai sự thật” một cách rõ ràng (qua ý kiến của Trưởng công an phường Trần phú Hải Dương, Nguoiduatin.vn 3/12/2014) liệu đã có đủ chứng cứ để xử phạt hành chính sở TT&TT tỉnh Hải Dương không? Câu hỏi này nên sớm được trả lời.
Bên Trung Quốc người ta có chiến dịch “săn cáo” để tìm bắt các quan tham đang lẩn trốn. Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh có sáng kiến đề nghị Chủ tịch nước “Việt Nam cũng nên có chiến dịch “săn tham nhũng” để trừng trị các “quan tham”, [7] có điều tìm đâu ra thợ săn lão luyện bây giờ? Nếu các đoàn thợ săn lại được dẫn đầu bởi các “Thợ săn trưởng” cùng tuýp với ông Trần Văn Truyền, ông Hồ Xuân Mãn thì e rằng câu ca dao cổ phải sửa như sau: “Bắc thang lên hỏi ông giời, tiền “tham nhũng” lấy có đòi được không”?
Chống tham nhũng cần rất nhiều lực lượng tham gia, đặc biệt là rất cần tiếng nói của nhân dân và truyền thông, nhưng liệu có nên để tồn tại hiện tượng phóng viên bị đánh, bị dọa giết như trường hợp phóng viên Hoàng Văn Quân, Báo Công an TP. HCM (Congan.com.vn, 12/4/2014) hay chuyện vu cáo phóng viên và báo chí như Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hải Dương đã làm?
Thợ săn lão luyện có nhiều trong dân gian, “hang tham nhũng” khác với hang cáo không ẩn dưới đất mà lại rất nguy nga tráng lệ, chỉ cần nhờ dân và truyền thông một ngày là có thể tìm ra không ít. Vấn đề là Đảng, Chính phủ cần có những “Thợ săn trưởng” có tâm, có tầm để chỉ huy đoàn thợ săn đó và cũng cần trang bị những công cụ đủ mạnh, vừa để thợ săn tự bảo vệ mình, vừa để “đào hang diệt chuột”.

Không có nhận xét nào:

Trang