18 tháng 12, 2015

Hàn-Nhật-Mỹ rót vốn FDI: Doanh nghiệp Việt lo bị bóp chết

Khả năng hàng loạt doanh nghiệp Việt sẽ bị phá sản khi các nhà đầu tư Hàn-Nhật-Mỹ nhảy vào Việt Nam.
Đối trọng với Trung Quốc
Các kết quả nghiên cứu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các đối tác đầu tư hàng đầu của Việt Nam cho thấy, Hàn - Nhật - Mỹ sẽ tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam trong thời gian tới, tạo “thế chân kiềng” trong thu hút FDI của Việt Nam.
Lý giải mối quan tâm của các nhà đầu tư Hàn-Nhật-Mỹ vào Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi, Trưởng khoa Kinh tế, Đại học Nông lâm TP.HCM cho rằng, trong ba nước, Hàn Quốc và Nhật Bản đã quen thuộc Việt Nam, hiểu rõ được văn hóa, môi trường kinh doanh của Việt Nam. Đây chính là điểm thuận lợi cho các nhà đầu tư của Hàn Quốc, Nhật Bản khi đầu tư vào Việt Nam.
Đối với Mỹ, dù hai nước từng xảy ra chiến tranh nhưng đó là quá khứ, đồng thời qua chiến tranh người Mỹ cũng hiểu nhiều hơn về Việt Nam. Khi đầu tư vào Việt Nam, với sự hiểu biết đó các nhà đầu tư Mỹ hy vọng sẽ thành công dễ dàng hơn.
Trước đây, FDI của Mỹ vào Việt Nam không nhiều nhưng gần đây, khi Việt Nam tiến hành mở cửa sâu rộng, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là TPP, người Mỹ cũng muốn mở rộng thị trường đầu tư.
Nguyên nhân thứ hai khiến Việt Nam thu hút đầu tư của ba quốc gia nói trên, đó là ViệtNam còn nhiều tiềm năng để các nhà đầu tư nhảy vào. Nguyên tắc chung trong đầu tư nước ngoài đó là, khi các nhà đầu tư bỏ vốn vào Việt Nam thì nó phải sinh lời cho họ nhiều hơn so với việc bỏ vốn ở nước họ hoặc quốc gia khác.
Như vậy, với các nhà đầu tư, khả năng sinh lời ở Việt Nam cao vì những nền kinh tế mới mở hoặc đang chuyển đổi, tiềm năng còn nhiều. Đặc biệt, lao động của Việt Nam còn rẻ. Đây là một lợi thế của Việt Nam, dù không bền vững, nhưng so với các nước Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ, lao động của Việt Nam còn rẻ hơn nhiều nên họ muốn tận dụng yếu tố này.
Mặt khác, thị trường của Việt Nam có nhiều sản phẩm mà khi các nhà đầu tư sản xuất ra ở Việt Nam có thể lựa chọn ngay thị trường tiêu thụ tại chỗ.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi, 'thế chân kiềng' Hàn-Nhật-Mỹ trong thu hút đầu tư FDI sẽ giúp Việt Nam tạo được thế đối trọng với sự đầu tư của Trung Quốc. 
Trung Quốc hiện đang đứng trong top 10 các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam. Giới chuyên gia dự báo có thể có một làn sóng đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Namđể hưởng lợi do TPP, cũng như hàng loạt hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và đang ký kết mang lại. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến thẳng thắn chỉ ra rằng FDI của Trung Quốc vào Việt Nam “lượng nhiều, chất thấp, thiếu tin cậy”.
"Trung Quốc không phải là thành viên của TPP và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) nhưng lâu nay họ cũng đầu tư nhiều vào Việt Nam. Các nhà đầu tư Hàn-Nhật-Mỹ vào ViệtNam sẽ tạo nên thế cạnh tranh với Trung Quốc và nhiều khả năng Trung Quốc sẽ cạnh tranh không nổi với các quốc gia này. Đây chính là lợi thế của Việt Nam để giảm bớt sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc.
Tôi mong có nhiều công ty nước ngoài đủ tiềm lực cạnh tranh với các công ty Trung Quốc nằm trên đất nước Việt Nam vì về đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam lâu nay nhiều nhưng về chất lượng, độ tin cậy thấp.
Tôi cho rằng, tới đây, các mặt hàng Trung Quốc vào Việt Nam sẽ giảm dần và thị trường hàng Trung Quốc ở Việt Nam sẽ bị thu hẹp dần khi có mặt các nhà đầu tư khác".
Doanh nghiệp Việt 'đuối toàn tập'
Đặt vấn đề Việt Nam phải lựa chọn các nhà đầu tư như thế nào khi có nhiều làn sóng đầu tư mạnh mẽ, PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi cho rằng Việt Nam không được lựa chọn.
"Khi Việt Nam hội nhập, mở cửa thì phải cam kết đầu tư tự do, do đó không được lựa chọn. Các nhà đầu tư thấy tiềm lực của họ và khả năng có thể đầu tư vào lĩnh vực nào ở ViệtNam thì nhảy vào. Chính các nhà đầu tư mới là người lựa chọn chứ không phải Việt Nam, ViệtNam không có chính sách nào để cản họ vào.
Tương tự, ở phía các nước Nhật, Mỹ, Hàn... cũng phải mở cửa cho ViệtNam vào, vấn đề ở chỗ Việt Nam có đầu tư được vào hay không thì lại phụ thuộc vào năng lực của doanh nghiệp. Còn bây giờ chính sách không ràng buộc hay cản trở được".
Một vấn đề quan trọng mà PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi lưu ý, đó là khi các nhà đầu tư Hàn-Nhật-Mỹ đầu tư mạnh vào Việt Nam, nguy cơ doanh nghiệp Việt Nam 'đuối" là rõ ràng, thậm chí thấy đáng lo nhiều hơn là cơ hội.
"Khi doanh nghiệp ngoại đầu tư vào Việt Nam, tất cả hàng hóa trên đất nước Việt Namsẽ góp phần tăng GDP của Việt Nam. Nhưng GNP (Tổng sản phẩm quốc dân) lại không thuộc về Việt Nam mà thuộc về Mỹ, Hàn Quốc hoặc Nhật Bản. Và điều quan trọng là doanh nghiệp Việt có cạnh tranh nổi với họ hay không? Đó là điều nguy hiểm cho doanh nghiệp Việt. Nếu có, doanh nghiệp Việt chỉ chuyển sang sản xuất các hàng phụ trợ nhưng ngành phụ trợ của ViệtNam có vào cuộc được hay không thì đó là bài toán đang được đặt ra.
Bởi thế, đây là cơ hội để Việt Nam phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, hợp tác với các công ty nước ngoài, còn nếu doanh nghiệp Việt đương đầu, cạnh tranh với sản phẩm cuối cùng của họ thì tôi e rằng vô cùng khó khăn. Khả năng hàng loạt doanh nghiệp Việt sẽ bị phá sản vì các doanh nghiệp nước ngoài khi vào Việt Nam họ làm ăn rất bài bản, công nghệ rất cao, năng suất lao động rất tốt, hiệu quả sản xuất cao sẽ 'bóp chết' DN Việt", PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi chỉ rõ.
Cũng theo vị chuyên gia, trên lý thuyết khi doanh nghiệp Hàn-Nhật-Mỹ đầu tư vào việt Nam sẽ giúp nước ta giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thế nhưng trên thực tế, nếu các doanh nghiệp Việt bị phá sản vì cạnh tranh thất bại thì lúc đó người lao động Việt bị mất công ăn việc làm.
"Khi Việt Nam mở cửa và cạnh tranh thất bại thì chúng ta cũng bị thất bại trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Số lao động bị thải ra khi doanh nghiệp Việt phá sản có nhảy vào doanh nghiệp nước ngoài được hay không và nhảy vào được bao nhiêu cũng là bài toán cần suy nghĩ. Và theo tôi, bất lợi nhiều hơn có lợi. Lý do là công ty nước ngoài không tuyển nhiều lao động, họ sử dụng nhiều máy móc thiết bị và công nghệ".
Chính vì thế, PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi nhấn mạnh, điều quan trọng là doanh nghiệp Việt phải biết mình là ai trong bối cảnh này và phải tự thân vận động.
"Ví dụ, đồ gia dụng Nhật Bảo vào Việt Nam và được sản xuất trên thị trường Việt Nam sẽ khiến doanh nghiệp trong nước sản xuất đồ gia dụng 'chết sặc'. Chắc chắn Việt Nam sẽ thua! Tôi đã sang Nhật xem các hàng gia dụng của họ và thấy rằng độ bền, độ chính xác của chúng rất cao, Việt Nam không có khả năng cạnh tranh, từ cái dao, cái kéo...", ông dẫn chứng.
PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi cho rằng, doanh nghiệp Việt phải tìm cách hợp tác với doanh nghiệp Hàn-Nhật-Mỹ để sản xuất hàng phụ trợ, doanh nghiệp nào giỏi hơn thì phải nâng cao năng lực cạnh tranh thực sự với họ thì mới tồn tại được. Điều này liên quan đến sự lựa chọn của khách hàng.
"Bây giờ vào siêu thị mua dao, giữa dao Việt Nam và dao Nhật Bản, dù giá thành dao Nhật Bản cao hơn 20-30% thì người tiêu dùng vẫn chọn dao Nhật Bản. Khi ấy, việc kêu gọi Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt không còn tác dụng nữa".
Để đón nhận dòng đầu tư nước ngoài một cách hiệu quả, PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi cho rằng Việt Nam phải thay đổi.
"Phải cải cách quản lý hành chính để tạo môi trường đầu tư lành mạnh và minh bạch lúc đó Mỹ, Nhật, Hàn mới vào, đặc biệt là Mỹ. Cần nhớ rằng các nhà đầu tư nước ngoài cực kỳ đề cao tính minh bạch và Việt Nam phải làm được điều này", ông nhấn mạnh.
Thành Luân/ĐVO

Không có nhận xét nào:

Trang