31 tháng 8, 2015

Văn hóa truyền thống: Khổ tận cam lai

Tống Liêm (1310 – 1381) là nhà chính trị, nhà sử học, nhà văn, nho sĩ, đại thần cuối thời Nguyên đầu thời Minh
[Tindachieu] Tống Liêm là người Phổ Giang sống vào đầu triều Minh, làm quan Học Sỹ. Ông là người tu sửa chính của bộ sách “Nguyên sử”, đưa ra ý kiến là phong cách văn chương cần phải thống nhất với nội hàm đạo đức, viết ra những áng văn chương rất tao nhã, tham dự vào công tác chế định quy chế pháp luật thời đầu nhà Minh. Ông kiên định theo đạo Thánh hiền suốt đời không thay đổi, vạn ngày như một học tập siêng năng, tinh thần cao cả ấy có tác dụng cổ vũ lớn đối với hậu thế.
Khi Tống Liêm còn nhỏ hoàn cảnh gia đính rất nghèo túng, nhưng ông khổ công học tập chẳng sờn lòng. Trong “Tống Đông Dương Mã Sinh tự” ông viết: “Khi tôi còn nhỏ ham học phi thường, nhưng đúng là nhà rất nghèo, không cách nào tìm được sách để đọc, cho nên chỉ có thể mượn sách của nhà người ta mà đọc. Bởi vì một xu cũng không có, nên khi mượn sách nào thì liền sao chép lại sách đó ngay, dốc sức chép lại hàng ngày, tính sao cho kịp thời hạn giao trả người ta”. Chính nhờ như vậy mà ông mới có được học thức phong phú như vậy.
Có lần thời tiết rét lạnh vô cùng, băng tuyết ngập trời, gió Bắc điên cuồng thổi, đến nỗi cả nghiên mực cũng đóng thành băng. Nhà nghèo, làm sao có lửa mà sưởi ấm? Ngón tay Tống Liêm rét cóng không sao cử động, nhưng vẫn khổ học không dám nghỉ ngơi, sách mượn được phải kiên trì chép lại để trả. Chép xong thư rồi thì trời đã tối, không có cách nào khác phải xông pha trong cái rét cắt da, chạy tới nhà người ta mà trả sách chứ không dám lỡ lời hứa dẫu chỉ một ngày. Bởi ông thành tâm giữ chữ tín cho nên ai cũng bằng lòng cho ông mượn sách, ông cũng nhờ vậy mà đọc được rất nhiều, gia tăng kiến thức.
Đối diện với cảnh nghèo khổ đói rét, Tống Liêm đều không quan tâm, không cho rằng đó là khổ, một lòng cố gắng học tập, hiểu được rất nhiều đạo lý làm người. Cuối cùng tới năm 20 tuổi, đã trường thành, ông lại càng khao khát đạo Thánh hiền. Nhưng vì không có thầy chỉ dạy, khi gặp vấn đề không tự mình giải đáp được, ông lại đi bộ hơn một trăm dặm đường tìm các bậc tiền bối trong số những người đồng hương của mình để thỉnh giáo. Vị học giả mà ông thỉnh giáo ấy là một thầy giáo rất nghiêm khắc với học trò. Tống Liêm mỗi lần tới thỉnh giáo đều hết sức cung kính và lễ phép, lắng nghe thật cẩn thận, chỉ sợ lỡ mất một lời. Ông khiêm tốn nói: “Con mặc dù ngu dốt, nhưng cuối cùng cũng học được từ lão sư rất nhiều điều”.
Gặp phải những ngày giá rét nhất, Tống Liêm vẫn xông pha gió tuyết tới tìm gặp thầy. Ông mang giày cỏ, đeo hành lý trên lưng, bước trên con đường phủ đầy tuyết trắng, một mình băng qua núi sâu, những cơn gió lớn mùa đông xô ông nghiêng ngả. Tuyết dày khiến chân ông lạnh cứng, máu chảy ròng ròng, ông vẫn không hay biết. Đến khi ông tới được quán trọ, thì tứ chi đều đã lạnh cứng, rất lâu sau mới có cảm giác trở lại. Nhưng ông hoàn toàn không sợ khổ, kiên trì tìm tới thỉnh giáo thầy.
Tống Liêm vì cầu được học, hàng ngày đều ăn uống rất đạm bạc, mặc chiếc áo bông cũ nát, cuộc sống vô cùng gian khổ. Các bạn học của ông phần lớn đều là con nhà giàu có, mặc lụa là gấm vóc, khắp người toàn là châu ngọc, nhưng ông không hề ái mộ, cũng không quan tâm đến việc mình ăn mặc ở không bằng người ta, mà toàn bộ tâm tư đều dồn cả vào việc học và tìm kiếm đạo lý cao thượng.
Chính bởi Tống Liêm có thể nhẫn chịu cùng khổ, lấy cuộc sống gian khổ để ma luyện bản thân, khảo nghiệm phẩm chất và ý chí, lấy khổ làm vui cho nên mới có thể thành tựu được sự nghiệp đời mình. Đọc sách Thánh hiền hiểu biết Thiên cơ, có niềm vui vô tận ở bên trong, những người vô tri không biết chân lý thực ra mới là người khổ nhất. Ông làm quan thanh liêm, có phẩm hạnh cao thượng, văn chương có quy phạm đạo đức rất cao, là tấm gương sáng cho hậu thế.
Người có lý tưởng cao cả và chính khí phi phàm không sợ gian khổ, không sợ bất kỳ chướng ngại nào trên con đường mình đi, bởi vì họ được hướng dẫn bởi đạo lý Thánh hiền, bằng lòng vì chí hướng cao quý mà hy sinh, biết rằng dù sớm hay muộn thì ánh sáng hy vọng ấy một ngày kia sẽ đến.
Theo Trí Chân

Không có nhận xét nào:

Trang