30 tháng 8, 2015

Đường đi của rau sạch và rau bẩn

Việc hàng loại các siêu thị lớn tại Hà Nội bán rau bẩn vừa bị phát hiện đã gióng lên hồi chuông về vệ sinh an toàn thực phầm hiện này, nhất là vấn đề rau sạch. Chúng ta sẽ tìm hiểu xem đường đi của rau sạch và rau bẩn như thế nào.
Rau bẩn
Phóng viên Báo Dân Trí từng theo chân đoàn kiểu tra của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Dương, kiểm tra vùng trồng chuyên canh rau muống ở ấp Mỹ Hảo 1, xã Chánh Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Tới nơi phát hiện rất nhiều Thuốc bảo vệ thực vật , hầu hết là chỉ dành cho lúa và cây ăn trái , nhưng lại sử dụng cho rau muống một cách vô tội vạ như: Reasgant 3,6 EC trị rầy nâu, Emaxtin 1,9 EC trị sâu ăn lá, Nipy Ram trị rầy nâu, Carbezim trị nấm…
Theo kết quả phân tích bằng phương pháp sắc ký của Chi cục Bảo vệ thực vật thì dư lượng hoạt chất Chlopyrifos dùng trong rau, thìchỗ thấp nhất là vượt trên 6 lần mức cho phép, chỗ cao nhất là vượt 111 lần mức cho phép
Ông NVD một chủ vườn rau cho Báo Dân Trí biết: “Tụi tui ở đây ai cũng xài, quen gọi là thuốc xông hôi, bởi vì đặc trưng của nó mùi hôi nồng và điều trị rất hiệu quả con rầy. Sau khi thu hoạch tiến hành phun gốc thì con rầy có chui xuống đất cũng bị ngạt mà chết”.
Bà Nguyễn Thị Kim Hoa – Chủ tịch Hội nông dân xã Chánh Mỹ – cho Báo Dân Trí biết:“những hộ dân trồng rau muống có quê ở các tỉnh phía Bắc nhập cư vào trồng với tổng diện tích khoảng 8 ha từ mấy năm nay. Nếu tính bình quân mỗi lứa (khoảng 1 tháng) từ 12-15 tấn/ha, thì mỗi tháng các hộ này cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 120 tấn, còn 1 năm cả trên ngàn tấn rau muống. Nếu không chấn chỉnh lại thì rau muống nhiễm độc cứ tràn lan trên thị trường…”
Một chủ vườn rau ở Củ chi(TPHCM) tên N cho Phóng viên Báo Nông nghiệp biết: “Ở đây các vườn rau thường chỉ dám phun thuốc vào buổi tối hoặc đêm thôi, vì phun ban ngày vừa không hiệu quả mà lại dễ bị lộ…”.
N tâm sự: “Vẫn biết nghề trồng rau vừa vất vả lại độc hại, nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên cũng đành phải chịu thôi. Thú thực, mình chỉ ráng làm một thời gian ngắn nữa kiếm thêm ít vốn rồi bỏ, chứ ôm vườn rau mãi chắc cũng “đi” sớm!”.
Theo N, với rau ăn thì lá hay củ, quả muốn giữ cho tươi ngon hay nhanh thu hoạch đều phải “đánh thuốc” thường xuyên. Một trong những loại “thần dược” mà dân rau thường hay dùng để kích thích rau, củ quả có tên là thuốc Mo (N giải thích, thuốc Mo có nghĩa là loại thuốc không tên, không nhãn hiệu bao bì chỉ biết của Trung Quốc).
Đặc biệt, khi sử dụng thuốc này cho rau, củ, quả chúng sẽ phát triển cực nhanh, ví thử như hái quả dưa leo (dưa chuột) trên vườn mới nhỏ bằng ngón tay rồi đem nhúng vào thùng nước có pha thuốc Mo, chỉ vài tiếng sau quả dưa sẽ bự lên bằng cổ tay rồi. Do vậy, sẽ rút ngắn được thời gian thu hoạch một cách… siêu tốc.
Cầm cây rau vừa nhổ trên tay, N chẳng ngại chia sẻ: “Kinh nghiệm của mấy bà nội trợ thường cứ nghĩ rau mà bị sâu ăn lá sẽ an toàn, hay có người cứ tìm mua những cây rau nào thấy cằn lá thì bảo chắc chắn rau sạch không phun thì mới xấu. Vậy nhưng họ sai lầm hết, vì đối với rau bị sâu ăn lá hay thậm chí có hẳn con sâu đang bò trên lá rau thật có thể đó lại là rau bẩn nhiễm độc nặng.
Lý do bởi người ta phun nhiều quá, sâu bị nhờn thuốc không chết hoặc người bán cố tình bắt sâu thả vào rau. Còn muốn ăn rau cằn xấu ư, đơn giản thôi, chỉ cần “đánh thuốc” đậm một chút là rau dù đang xanh mơn mởn cũng lập tức bị cằn xoăn tít lá lại ngay”.
Rau bẩn Củ chi được tắm nhiều loại phân, thuốc. Ảnh: Nông nghiệp
Theo N, bây giờ ra chợ nhìn hàng thật – giả lẫn lộn khiến người tiêu dùng rất khó phân biệt. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của N, chỉ cần nhìn màu sắc hay gân lá rau sẽ biết ngay loại rau đó sạch hay bẩn. Vậy nhưng, hàng ngày anh đưa rau ra chợ đầu mối bán chẳng ai thèm quan tâm đến chất lượng hàng sạch hay bẩn mà họ chỉ cần nhìn mẫu mã rau đẹp, tươi ngon là “ôkê” mua liền.
Các chủ vườn rau này sẽ tiêu thụ rau của mình cho các chủ vựa tại các chợ đầu mối. Các chủ vựa này khi mua rau cũng không cần biết rau nào là sạch hay bẩn, cứ thấy xe chở rau nào có rau tươi ngon không sâu, lá to, cây cứng là chốt giá mua liền
Một chủ vựa rau cho Báo Nông Nghiệp biết “Chúng tôi chờ thu mua đầy xe sẽ chạy về chợ tỉnh đổ hàng cho các lái, sau đó mới phân chia ra các sạp chợ bán lẻ cho người tiêu dùng. Đêm nào nhiều rau đẹp thì mua nhanh, bằng không gặp toàn rau xấu cũng khó “ăn” hàng về sớm…”.
Thường thì các chủ vườn rau sẽ bán rau ở chợ đầu mối vào buổi tối, thì đến trưa hôm sau đã lên bàn cơm người tiêu dùng rồi. Thậm chí một số mặt hàng rau tươi sống mới thu hoạch đêm (còn đầy thuốc) ngay sáng sớm hôm sau đã lên bàn ăn rồi!
N cho biết thêm: “Ở chợ đầu mối này rất nhiều mặt hàng rau buôn bán suốt đêm nhưng thực tế làm gì có ngành chức năng nào kiểm tra chất lượng. Từ các loại hàng dưa, củ quả, hành tỏi kia mang tiếng được có kho, xe lạnh nhưng nghe nói làm gì có tí điện lạnh nào, toàn bảo quản bằng hóa chất không đấy!”
Thế nhưng ông Lê Minh Dũng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM cho Báo Dân Việt biết: Mỗi ngày TP.HCM tiêu thụ trên 3.700 tấn rau các loại. Ông Dũng khẳng định, gần như toàn bộ rau lưu thông trên địa bàn là rau an toàn được kiểm tra từ chợ đầu mối. Trong đó, nguồn rau trồng tại TP.HCM chiếm khoảng 30%, còn lại từ các địa phương khác vận chuyển vào. Nói chung, việc kiểm tra quy trình trồng rau an toàn ở các địa phương được thực hiện rất thường xuyên…
Rau sạch
Vườn rau sạch. Ảnh afamily
Anh Đặng Ngọc Vượng, đại diện Công ty cổ phần khoa học công nghệ IRRD thuộc Viện nghiên cứu và phát triển vùng (Bộ KH-CN), Công ty của anh chuyên bán rau sạch đến tận công sở cho Báo vietnamnet biết: “Công ty có 5ha diện tích trồng rau an toàn tại xã Liên Châu (Yên Lạc, Vĩnh Phúc), dự kiến sẽ mở rộng lên 10ha vào cuối năm nay, với đủ các loại rau, củ quả như: rau dền, mùng tơi, rau cải, cà chua, đỗ, rau muống, bí, dưa chuột,… Ngoài việc đầu tư mở cửa hàng, công ty còn phát triển kênh phân phối đến tận các trụ sở cơ quan, văn phòng.”
Anh Vượng giải thích, để mở một cửa hàng bán rau trên các phố ở Hà Nội, cần chi rất nhiều: “chi phí thuê cửa hàng, nhân viên bán hàng, đầu tư quầy kệ, bảo quản… hết khoảng 15 triệu đồng/tháng. Muốn tồn tại được, mỗi ngày cửa hàng phải bán được ít nhất 200 kg rau mới đủ chi phí. Trong khi đó, chở rau đến công sở bán chỉ tốn tiền vận chuyển, lại có nguồn khách dồi dào hơn rất nhiều”.
“Hiện IRRD đang cung cấp rau cho các cán bộ công nhân viên của Văn phòng Bộ KH-CN, các ngân hàng SHB, VPBank, BIDV, Vietcombank… , một số tòa soạn báo, một số nhà trẻ, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH-CN, Quỹ Phát triển KH-CN Quốc qia, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Quản lý chất lượng hàng hóa, công an TP. Hà Nội, các gia đình thuộc quận Ba Đình (Hà Nội)”... anh Vượng cho vietnamnet hay.
Một chủ rau sạch khác ở Gia lâm là anh Nguyễn Văn Toàn trao đổi với vietnamnet rằng: “mới đầu anh chỉ bán rau sạch online nhưng không mấy hiệu quả, ít khách đặt mua.Sau đó, tôi thử đi đến các công sở, khu chung cư mời chào, giới thiệu. Nếu họ thích có thể tổ chức thăm quan trại rau sạch của tôi bất cứ lúc nào. Mọi người bắt đầu tin tưởng và chọn mua. Giờ rau sạch của tôi rất hút khách. Công sở thì cách ngày chở rau đến bán một lần, còn chung cư ngày nào nhân viên cũng chở rau đến bán. Tôi đang chào bán ở mấy công ty nữa”
Đại lộ Thăng long trước đây được xem là con đường đẹp nhất Việt Nam, giờ đây càng đẹp và sinh động hơn khi hai bên đường được người dân tận dụng đất để trồng rau sạch.
Rau sạch ở đây không chỉ đủ cung cấp cho gia đình mà còn được đưa ra chợ bán tăng thêm thu nhập.
Dần dần rau sạch ở đây đã trở thành thương hiệu ‘rau sạch đại lộ’, người ở làng quê biết cũng ra mua, người thành phố đi xe ô tô qua cũng ghé vào mua với giá rất cao.
Rau siêu thị
Hiện nay nhiều người vốn không tin các loại rau quả bày bán ở chợ, nên vẫn hay vào siêu thị để mua rau sạch, dù giá rau ở đây cao hơn nhiều lần ở chợ. Nhưng liệu rau tại siêu thị có thực sự là rau sạch không?
Thông tin trên báo Gia đình & Xã hôi, việc Công ty rau Ba Chữ cất rau bẩn sỉ ở chợ vào một số siêu thị lớn khiến người tiêu dùng bất ngờ, niềm tin vào siêu thị bị lung lay.
Về sự việc này ông Nguyễn Văn Hiệt, Phó Giám đốc Cty RAT Ba Chữ cho Báo Tiền Phong biết “Tuy nhiên, tại siêu thị Big C Thăng Long, Lotte Đống Đa, Metro có rất nhiều loại rau không có tên tuổi từ đơn vị sản xuất, nhưng khi thanh toán lại lấy mã từ rau Cty Ba Chữ. Rõ ràng, sự việc này cơ quan chức năng nên kiểm tra. Liệu có hay không, rau không nguồn gốc đội lốt dưới mác rau Ba Chữ. Chúng tôi thừa nhận chúng tôi có sai sót, nhưng siêu thị cũng đang làm những việc khuất tất”
đại diện siêu thị Big C lên tiếng khẳng định với Báo Tiề Phong rằng: “Trong quá trình nhập hàng và bán, chúng tôi thực hiện các bước kiểm tra bắt buộc như kiểm tra cảm quan, chỉ tiêu kỹ thuật, định kỳ hằng tháng hoặc ngẫu nhiên khi có nghi ngờ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản bằng cách thực hiện test-kit nhanh hay gửi mẫu kiểm nghiệm…
Ngoài những giấy tờ pháp lý của các cơ quan chức năng là cơ sở pháp lý để chúng tôi hợp tác với Cty Ba Chữ; nhà cung cấp này còn cam kết chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng hóa được cung cấp”.
Trao đổi với Báo Tiền Phong, ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Bảo Vệ thực vật (BVTV) Hà Nội cho biết: “Đã là rau vào siêu thị phải có nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác; ở Hà Nội còn có thêm tem nhận diện RAT. Với rau Ba Chữ, do vi phạm, nên lâu nay chúng tôi không cấp tem nhận diện RAT. Trong khi đó, siêu thị vẫn mua rau của họ. Rõ ràng, ở đây có sự tiếp tay của các siêu thị; lẫn lộn giữa rau có và không có giấy chứng nhận, nguồn gốc, tem nhãn. Vừa rồi, rau Ba Chữ đã vào Metro, Big C, Lotte, Co.op mart…”.
Ông Hồng cũng cho Báo Tiền Phong biết: mới đây, chính ông cùng các cán bộ đã trinh sát “đường đi” của RAT Cty Ba Chữ từ chợ đầu mối Minh Khai (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đến tận siêu thị Co.op mart Hà Đông. “Sau đó, chúng tôi vào siêu thị Co.op mart kiểm tra thì thấy tới 15 loại sản phẩm không có tem nhãn, buộc rơm; trong đó có 3 sản phẩm của Ba Chữ. Như thế rõ ràng, siêu thị cũng tiếp tay, gian lận thương mại, lừa người tiêu dùng”– ông Hồng nói.
Ngọn Hải Đăng

Không có nhận xét nào:

Trang