Tác giả: Hà Anh
KD: Hỏi bọn tham nhũng xem dân Việt có hạnh phúc không thì biết !
Ngày hạnh phúc, ngày Sách Việt Nam, ngày Khoa học và Công nghệ… hàng loạt quyết định “khai sinh” ngày kỷ niệm ra đời.
Song Việt Nam có thật sự hạnh phúc, người Việt Nam đọc bao nhiêu cuốn sách/năm và khoa học công nghệ của Việt Nam phát triển đến đâu?
Có thật sự hạnh phúc?
Việt Nam đã có Ngày hạnh phúc và năm 2014 là năm đầu tiên Việt Nam chính thức tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc diễn ra vào 20/3 vừa qua.
Từ nhiều năm nay, Việt Nam cũng luôn được đánh giá là quốc gia hạnh phúc top đầu trên thế giới dựa trên nhiều cuộc khảo sát của các tổ chức Anh, Mỹ.
Cụ thể, Quỹ Kinh tế mới (NEF) tại Anh một năm trước công bố xếp hạng cho thấy Việt Nam đứng thứ 2 chỉ số hạnh phúc nhất thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định, thứ hạng cao trong xếp hạng chỉ số hạnh phúc thậm chí là một dấu hiệu cảnh báo chứ không phải là thứ để lạc quan!
Việt Nam sẽ tổ chức Ngày hạnh phúc vào 20/3 hàng năm
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thu Nga cho rằng, bảng xếp hạng đó thiếu cái nhìn thực tế, các tiêu chí mơ hồ như việc người dân có hài lòng với cuộc sống hiện giờ… “Tôi cho rằng, chỉ số phát triển con người (HDI) của Liên Hiệp Quốc (đo lường rất cụ thể về tuổi thọ bình quân, tỉ lệ biết đọc, chất lượng giáo dục và các tiêu chuẩn sống) thực chất hơn.
Với cách tính toán phức tạp, bảng xếp hạng này vẫn cho thấy các nước giàu có như Na Uy, Úc, New Zealand, Mỹ… ở các thứ hạng cao, còn Việt Nam xếp hạng 128, thuộc nhóm trung bình thấp. Đây rõ ràng là một cái nhìn thực tế và hợp lý hơn để chúng ta biết mình đang ở đâu để còn cố gắng hơn”, bà Nga lấy ví dụ.
Một chỉ số khác mà rất tiếc Việt Nam chưa được “xếp hạng” đó là chỉ số cuộc sống tốt đẹp hơn (Better Life Index, BLI) của Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD). Làm một báo cáo toàn diện về tình trạng cuộc sống ở các quốc gia, chỉ số này bao gồm một danh sách dài những yếu tố rất thực tế (trước hết là thu nhập, rồi sở hữu nhà ở, xong mới đến sự hài lòng với cuộc sống-PV).
Chỉ số này cho thấy Úc xếp hạng nhất và Mỹ về thứ ba. Tất nhiên, sự xếp hạng đó không có nghĩa với tất cả mọi người nhưng có một điều chắc chắn, Úc phải là một nơi mà người dân hạnh phúc hơn những quốc gia nghèo hơn.
Không đọc nổi 1 cuốn sách/năm?
Vào tối ngày 19/4, tại Hà Nội cũng đã công bố quyết định về ngày Sách Việt Nam. Theo đó, ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam với hi vọng có thể nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách.
Thực tế, chuyện người Việt ngày càng lười đọc sách đã được bàn luận, tranh cãi, thậm chí phê bình gay gắt từ nhiều năm nay song tình hình vẫn không được cải thiện, số lượng người Việt đọc sách thấp vẫn hoàn thấp.
Người Việt đọc trung bình 0,8 cuốn sách/người/năm (tức là chưa được 1 cuốn sách)
Cụ thể, hồi tháng 4/2013 Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch đã công bố thông tin, so với các nước trong khu vực, tỉ lệ đọc sách của người Việt Nam rất thấp.
Theo thống kê hàng năm dựa trên báo cáo của các thư viện gửi về Bộ, người Việt đọc trung bình 0,8 cuốn sách/người/năm (tức là chưa được 1 cuốn sách!). Tỉ lệ sách bình quân đầu người tại các thư viện công cộng là 0,38 cuốn.
Ông Nguyễn Quang Thạch – người khởi xướng dự án Sách hóa nông thôn cho biết về một cuộc khảo sát cá nhân khác: “Năm 2011 tôi khảo sát 530 phiếu phỏng vấn, trong đó 253 phiếu dành cho nông dân thì câu trả lời về số lượng sách đọc là 0. Với trẻ em, số liệu chênh lệch đọc với thị trấn đến mức tệ hại. Ở các trường vùng thuần nông, các em đọc 0,2-0,8 cuốn/năm (ngoài SGK), ở thị trấn, con số này là 5 cuốn/năm”.
Ông Trần Trọng Thành – công ty sách điện tử Aleeza chia sẻ “Tại Malaysia cách đây 10 năm, mỗi người dân đọc trung bình 2 cuốn sách/năm; nhưng vào năm 2012, con số này đã tăng lên từ 10-20 đầu sách/năm. Tức là gấp gần 10 lần. Và vẫn đang tiếp tục tăng rất nhanh”.
Ngày khoa học: bao giờ VN hết tiến sỹ giấy?
Ngày 18/5 tới đây tại Hà Nội cũng sẽ diễn ra lễ công bố ngày Khoa học công nghệ Việt Nam. Tuy nhiên những thành tựu mà ngành Khoa học công nghệ Việt Nam đạt được trong thời gian vừa qua còn rất khiêm tốn.
Trong đó phải kể đến những sản phẩm máy móc của Việt Nam tự sản xuất còn rất ít, hầu hết được nhập khẩu từ Trung Quốc với giá rẻ, nhiều chuyên gia đã lo ngại nếu hàng trong nước không đổi mới công nghệ, cải tiến mạnh mẽ hơn nữa thị trường sẽ còn lệ thuộc từ cây kim đến các loại máy móc thiết bị và Việt Nam sẽ trở thành bãi rác công nghệ của Trung Quốc.
Trao đổi trên Tuổi trẻ, TS Hồ Trung Thanh – Viện Nghiên cứu thương mại, Bộ Công thương từng cho biết, muốn nâng cao sức cạnh tranh phải đổi mới công nghệ.
Máy móc thiết bị của Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc
“Trong khoa học có khái niệm nhập khẩu cạnh tranh, tức nếu nhập được công nghệ cao hơn, hàng hóa của một nước có thể có sức cạnh tranh tốt hơn nước khác và ngược lại.
Trung Quốc đang diễn ra quá trình đổi mới công nghệ rất mạnh, những nhà máy ô nhiễm bị đóng cửa, công nghệ cũ được khuyến khích chuyển giao cho các nước kém phát triển hơn. VN đang là một trong những đối tượng của làn sóng này.
Về lý thuyết, nếu nhập khẩu công nghệ từ Trung Quốc về sản xuất, khó có thể cạnh tranh được với hàng hóa từ Trung Quốc. Ngoài ra, công nghệ cũ sẽ tiêu tốn nguyên vật liệu, chi phí sửa chữa…và nếu không kiểm soát kỹ VN sẽ trở thành nơi “tiêu thụ” rác công nghiệp của họ”, ông Trung nói.
Bên cạnh đó, nhiều thiết bị máy móc phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp cũng chính do nông dân tự mày mò chế tạo ra thay vì kỹ sư, các nhà khoa học.
Một sự việc gần đây nhất là môt nông dân tại Hưng Yên đã chế thành công thuốc sâu thảo dược để diệt sâu bọ hại lúa, câu trồng, rau và người có thể uống được.
Một sự kiện gây xôn xao dư luận và giới nghiên cứu khoa học trong thời gian vừa qua chính là việc doanh nhân người Thái Bình – ông Nguyễn Quốc Hòa đã chế tạo thành công tàu ngầm Trường Sa trong khi số tiền bỏ ra làm tàu ngầm thì lại lạc mô hình.
Vào ngày 28/3 vừa qua, ông Nguyễn Quốc Hòa đã thực hiện thành công lần thử nghiệm cho tàu Trường Sa di chuyển dưới nư Nguyễn Quốc Hòa đã thu hút hàng trăm người dân hiếu kỳ của thành phố Thái Bình, tất cả đều hoan nghênh con tàu. Ông Hòa đã xuống tàu, lái tàu, và ra khỏi tàu trong tiếng reo hò, vỗ tay và những lời động viên của công nhân công ty cùng toàn thể nhân dân.
Điều đáng chú ý, công nhân của công ty đã chuẩn bị sẵn một lá cờ Tổ quốc để cắm lên nóc tàu. Người công nhân cắm cờ lên nóc tàu cho biết: “Cắm cờ để biết tàu ngầm Trường Sa do người Việt Nam làm, để biết Trường Sa là của Việt Nam”.
Bên cạnh việc ca ngợi, chúc mừng thành công của tàu ngầm Trường Sa do ông Nguyễn Quốc Hòa chế tạo, nhiều độc giả đã bày tỏ việc sự thất vọng về nền khoa học nước nhà cũng như hiện tượng tiến sỹ giấy.
Độc giả Trung Thành thắc mắc: “Mỗi năm VN chi hơn 10.000 tỷ cho nghiên cứu khoa học, hãy hỏi xem cụ thể được cái gì? Chúng ta gửi hàng vạn giáo sư tiến sỹ ra nước ngoài về có thể làm cụ thể được cái gì không? Nhưng hàng năm chúng ta đang đào tạo hàng vạn sinh viên, thử hỏi những sản phẩm con người đó có thể có chất lượng không?
Một bạn đọc trích dẫn câu nói của ông Nguyễn Quốc Hòa rồi nhận định: “Nếu cứ sợ và lo lắng rất có thể sẽ không có bước tiến nào…”. Câu nói đáng để dạy cho tất cả các tiến sỹ – giáo sư giấy ở Việt Nam”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét