30 tháng 8, 2015

Cảnh báo hóa chất độc hại trong thực Phẩm

A file photo of food packaging. (Shutterstock*)
Một bức ảnh bao bì thực phẩm. (Shutterstock *)
Các nhà khoa học nghiên cứu về môi trường mới đây cảnh báo về hệ quả lâu dài của các hóa chất tổng hợp được dùng trong khâu đóng gói, lưu trữ và chế biến thực phẩm đối với sức khỏe.
Trong một bài báo in trên tờ Tạp Chí Dịch Tễ Học và Sức Khỏe Cộng Đồng, các tác giả cho rằng hầu hết các hóa chất được tìm thấy đều có trong những vật liệu tiếp xúc với thực phẩm, bao gồm sơn vỏ lon, lớp giấy bóng trên thùng giấy hoặc chai lọ thủy tinh. Những lượng nhỏ hóa chất dùng trong các vật liệu này có thể hòa vào thực phẩm, quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn nếu điều kiện nhiệt độ cao, hay tùy vào một số nguyên vật liệu được sử dụng, hoặc thực phẩm được lưu trữ trong thời gian lâu.
Theo lời các khoa học gia, không phải tất cả các hóa chất thêm vào như chất phụ gia đều được kiểm định ở Hoa Kỳ, thành ra cũng là các chất gây nhiễm bẩn (mặc dù theo pháp lý thì không được định nghĩa như vậy), điều này có nghĩa là người tiêu dùng đang “trường kỳ tiếp xúc với các hóa chất tổng hợp ở mức độ thấp suốt đời, bao gồm cả những giai đoạn phát triển rất nhạy cảm.”
4.000 loại hóa chất được biết đến
Cùng với nhiều hợp chất gây tranh cãi bao gồm cả những hóa chất làm gián đoạn tuyến nội tiết vốn dẫn tới việc hiếm muộn, đã làm gia tăng tỷ lệ viêm nội mạc tử cung và một số bệnh ung thư, các tác giả cho rằng đã có nhiều hóa chất có khả năng gây bệnh hơn so với con số 4000 hóa chất được biết tới trong nguyên liệu thực phẩm.
“Ở Hoa Kỳ, nhiều dạng thạch nhiên (asbestos) được phép sử dụng như chất phụ gia gián tiếp trong ngành chế biến thực phẩm cũng được dùng trong việc sản xuất cao su,” Họ cho biết. “Đang khi Formaldehyde, một chất khác là carcinogen, được dùng khá rộng rãi trong việc sản xuất chai nhựa từ polyethylene terephthalate; formaldehyde cũng có thể xuất phát từ dụng cụ nhà bếp làm bằng melamine formaldehyde.
“Cứ xem làm thế nào mà các loại đồ uống được tiêu thụ từ các chai nhựa polyethylene terephthalate, thì biết lượng hóa chất rất lớn, nhưng không được quan tâm từ phía cộng đồng.”
Các tác giả, liên kết nghiên cứu qua tổ chức Diễn Đàn Đóng Gói Thực Phẩm, một hội từ thiện ở Thụy Sỹ bao gồm các nhà hảo tâm từ ngành công nghiệp đóng chai, đề nghị thêm nhiều nghiên cứu cần được tiến hành. Họ đề nghị các phân tích mẫu hóa chất sử dụng trong dây chuyền sản xuất đóng gói thực phẩm, theo dõi thói quen người dùng về việc thực phẩm được lưu trữ như thế nào, và những loại đồ đóng gói nào mọi người ưa chuộng.
Catherine Itman, một đồng sự nghiên cứu tại Đại Học Newcastle không phải là tác giả của nghiên cứu, đã nói “Mối quan hệ khá tốt của chúng ta với thực phẩm nghĩa là chúng ta bây giờ đã có thể ăn bất cứ thứ gì và bất cứ lúc nào. Hầu hết sự tiện lợi này đều nhờ vào hoá chất.”
“Mặc dù con số nghiên cứu liên kết các vụ nhiễm khuẩn thực phẩm với vấn đề sức khỏe đang gia tăng, thực sự chúng ta biết rất ít về việc các hóa chất ảnh hưởng tới các chức năng cơ thể như thế nào hoặc các bệnh tật phát triển ra sao, hay là giai đoạn nào trong đời sống chúng ta dễ bị ảnh hưởng,” cô cho biết.
Nhìn nhận từ giới phê bình
Nhiều chuyên gia lo ngại về nhiều khía cạnh của nghiên cứu. Ian Musgrave, một chuyên gia dược lý từ đại học Adelaide, nói rằng” rất khó để có thể nhìn nhận nghiêm túc một nghiên cứu về các rủi ro từ khâu đóng gói” mà có thể tạo ra mối nguy hại từ formaldehyde hiển nhiên như thế.
“Formaldehyde cũng có nhiều trong thức ăn rất tự nhiên, để ăn một lượng lớn formaldehyde trong 100g táo, bạn cần ít nhất uống 20 lít nước khoáng chứa trong chai nhựa PET,” Musgrave nói.
“Lo ngại về formaldehyde từ khâu đóng gói đang được nâng lên quá cao, trừ khi chúng ta sẵn sàng dán nhãn “nguy hiểm tiềm tàng gây ung thư” lên trái cây tươi và rau.”
Ông cũng nói thêm, “Cả khi chúng ta không nên bỏ qua những hậu quả không mong muốn từ những loại vật liệu trong khâu đóng gói có thể nhiễm bẩn đồ ăn, nhưng rủi ro này là cực kì thấp. Như sai lầm về formaldehyde trong nghiên cứu này, tập trung vào một lượng quá thấp các hóa chất có thể nhiễm vào thực phẩm mà không chú ý tới mức độ tập trung của hóa chất dưới góc độ y khoa, hoặc các rủi ro về sức khỏe khác, sẽ tạo ra những lo ngại không có cơ sở.”
Oliver Jones, giảng viên phân tích hóa chất tại đại học RMIT, lên tiếng rằng liên hệ việc này với ô nhiễm môi trường thì nghe có vẻ “không thuyết phục” và cần thêm dữ liệu. “Có quá nhiều khả năng để ngỏ và giả thiết trong bài báo này, và nghe như là cần thêm nghiên cứu nữa về một số hóa chất ảnh hưởng tới tuyến nội tiết, thì bài báo này không thuyết phục cho lắm.”
“Trọng tâm của quan điểm khoa học là không có vấn đề sức khỏe hay an toàn nào từ những hóa chất này đạt tới mức độ mà con người hiện nay đang tiếp xúc.”
“Các nghiên cứu thêm luôn được chào đón từ quan điểm khoa học nhưng tôi sẽ cho rằng một suy đoán về lượng mỡ, đường và muối cao trong các thực phẩm chế biến ngày nay mới là những thứ đáng lơ hơn là các hóa chất dùng trong khâu đóng gói.”
Những thay đổi trong sản xuất
Hiện tại đang có nhiều nhiên cứu có thể giúp hiểu sâu hơn về hiệu ứng lâu dài của những hóa chất trên cơ thể với liều lượng thấp, nhưng nghiên cứu loại này cũng khá tốn kém.
Ian Rae, giáo sư danh dự tại Đại Học Melbourne, nói rằng độc tính hóa học thường được hiểu kỹ, và các ảnh hưởng lâu dài của những tiếp xúc với liều lượng nhỏ không được nhắc đến chi tiết. Nhưng cũng rất ít khả năng các nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng đề xuất từ tác giả của bài báo sẽ được tiến hành, chủ yếu là vì tốn kém quá.
Nhưng, ông cho biết, “Các nhà sản xuất cũng đã thấy được áp lực và đang thay đổi bằng các phương pháp an toàn hơn thậm chí trước khi các nghiên cứu này cho kết quả chắc chắn. Đó là động thái marketing rất tốt trước khi luật pháp tấn công vào lĩnh vực này.”
“Chúng ta cũng biết trường hợp bisphenol a và Phthalates, đều hoàn toàn biến mất khỏi một vài sản phẩm. Nếu như người tiêu dùng tạo áp lực, thì rõ ràng những nghiên cứu này từ các khoa học gia tên tuổi sẽ rất có ích.”
Bài này đăng trên The Conversation, vietdaikynguyen

Không có nhận xét nào:

Trang