27 tháng 4, 2015

Thiết bị ít được biết đến trong dinh Độc Lập

(Văn hóa) - Dinh Độc Lập, rồi dinh Thống Nhất, hay nay thường gọi là hội trường Thống Nhất là những tên gọi khác nhau qua các thời kỳ, gắn với những thay đổi lịch sử của một công trình kiến trúc độc đáo ở TP.HCM.
Là 1 trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của cả nước, di tích lịch sử nổi tiếng này được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan.
Hội trường Thống Nhất được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1976 và theo quyết định của Thủ tướng ban hành năm 2009, đây là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của cả nước.
Công trình kiến trúc độc đáo do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế, khởi công xây dựng 1/7/1962 và khánh thành tháng 10/1966.
Theo giới thiệu, kiến trúc sư muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ nội thất cho đến bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ phương Đông và cá tính của dân tộc.
Công trình có diện tích 120.000m², có 4 mặt thuộc 4 trục đường trung tâm của thành phố gồm Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Huyền Trân Công Chúa, Nguyễn Thị Minh Khai và Nguyễn Du.
Nhắc đến Hội trường Thống Nhất là nhớ đến sự kiện lịch sử 30/4/1975, nơi đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn với sự đầu hàng của Tổng thống cuối cùng Dương Văn Minh.
Dinh Độc Lập chính thức được đổi tên thành Hội trường Thống Nhất năm 1976.
Ngày nay, ngoài ý nghĩa là địa điểm di tích tham quan của du khách, nơi đây cũng là nơi hội họp, tiếp khách của các cấp lãnh đạo trung ương, thành phố.
Một số hình ảnh bên trong Hội trường Thống Nhất hay dinh Độc Lập xưa:
Phòng họp
Toàn cảnh phòng nội các
Phòng trực
Tổng đài điện thoại
Phòng nghỉ
Khu bếp ăn
Bếp ga
Máy làm kem, pha cà phê.
Bếp
Bếp nấu


(Theo Vietnamnet)

Không có nhận xét nào:

Trang