(Thời sự) - Nếu mà trách nhau thì chúng ta có cả đời để trách nhưng yêu thương thì không vậy bao giờ. Chúng ta chỉ có một đoạn đường để thật sự yêu thương bằng tất cả cảm xúc mà thôi. Rồi những trách nhiệm, lo toan, áp lực cuộc sống sẽ dần thay chỗ. Cho đến một ngày rời mọi thứ khỏi đôi vai, chúng ta lại nhủ: Giá như ngày đó kéo dài thêm những yêu thương. Phải chăng, lúc đó đã muộn rồi…?!
Con người ta có thể làm đau nhau mặc dù trong tâm thức thì luôn nghĩ về nhau; để ý nhau từng chút một nhưng chưa hẳn tốt với nhau? Đơn cử như trong nước, bão, lũ lụt tràn về cuốn trôi nhà cửa, hoa màu của bà con thì chỉ cần vài giờ sau đó, kiều bào hầu như ai cũng biết. Có người quan tâm, chia sẻ tích cực bằng cách gửi lời động viên, quà, tiền xây ngôi nhà mới cho bà con – những người cùng dòng máu, cùng dân tộc với mình.Cũng là “quan tâm”, nhưng có không ít người thể hiện sự “quan tâm” bằng cách quy trách nhiệm cho chính quyền; thậm chí có người sẵn sàng bỏ thời gian cổ xúy, xuyên tạc vấn đề, cứ y như rằng mưa lũ không phải do thiên tai gây ra? Giá như cách làm khác nhau nhưng mục đích giống nhau thì hay biết mấy?!
Yêu thương đem lại cho con người hạnh phúc chứ không phải là chia rẽ
Khi Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương – 981 trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh những người con gốc Việt nơi hải ngoại đang kịch liệt lên án Trung Quốc bằng những việc làm thiết thực như: kêu gọi bạn bè quốc tế bác bỏ luận điệu xảo trá của Trung Quốc; chứng minh cho mọi người thấy Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam hay gửi thư đến Đại sứ quán Trung Quốc yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan trái phép về nước… Thì cũng có không ít người Việt mang trong mình dòng máu đỏ, da vàng thể hiện tình yêu nước của mình bằng cách tuyên truyền sai lệch như kiểu Việt Nam “cho phép” Trung Quốc thò chân vào; cố tình chia rẽ nhân dân với nhà nước Việt Nam và mặc nhiên coi như đây là một cách “bảo vệ” đất nước.
Nghe nhiều lời tuyên truyền sai lệch của cá nhân nhân danh yêu nước, không ít kiều bào thiếu thông tin đã bị cuốn vào cái guồng máy sai trái. Không ít bà con sống nơi hải ngoại cứ ngỡ Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đã “bán cho Trung Quốc”. Từ đó, dẫn đến tâm lý ghi ngờ, thậm chí có vài người quay lưng với đất nước mình. Đến khi có nhân duyên, được Bộ Ngoại giao Việt Nam tạo điều kiện đưa những cá nhân có suy nghĩ lệch lạc trực tiếp ra Trường Sa thăm biển đảo quê hương thì mọi người mới biết mình bị một số cá nhân nhân danh yêu nước lừa.
Nhưng oái oăm thay, lúc bà con kiều bào nhận ra bộ mặt chia rẽ dân tộc của một số người nhân danh sự thật, họ lên tiếng phản đối thì cũng là lúc bản thân, gia đình họ bị chính những kẻ tiểu nhân trên đập phá cơ sở kinh doanh, vu khống đủ điều. Nhà báo Lý Kiến Trúc là một trong những cá nhân điển hình cụ thể và cũng là nạn nhân gánh chịu hậu quả trớ trêu do những thành phần chống đối nhà nước Việt Nam gây ra.
Năm 2014, sau chuyến đi thăm Trường Sa về đến đất liền, khi Lý Kiến Trúc phát biểu sự thật, nói những điều rất thật về Trường Sa thì nhà hàng của gia đình Lý Kiến Trúc ở quận Cam (Mỹ) bị đập phá, kèm theo đó là lời nhục mạ, uy hiếp. Công việc của nhà báo Lý Kiến Trúc sau đó cũng gặp nhiều trắc trở. Nghĩ đến bi kịch của Lý Kiến Trúc, không ít bà con kiều bào có nhận thức lo lắng cho những cá nhân đang cùng Bộ Ngoại giao Việt Nam khởi hành thăm quần đảo Trường Sa. Bởi không ai dám đảm bảo rằng, điều đáng tiếc tương tự như Lý Kiến Trúc không xảy ra?
Nhà báo Lý Kiến Trúc là một trong những nạn nhân gánh chịu hậu quả trớ trêu do những thành phần chống đối nhà nước Việt Nam gây ra.
Vì sao đến giờ phút này, nơi cộng đồng hải ngoại, một số người Việt vẫn còn tư tưởng phân biệt “bên này, bên kia”? Đất nước đã thống nhất 40 năm – thời gian không dài so với 4.000 năm dựng nước, giữ nước nhưng với một đời người thì đó là thời gian dài. Vì sao một số người cứ mãi nhớ đến vết thương ngày xưa bom đạn gây ra mà quên nghĩ đến thực tế: chúng ta còn bao nhiêu thời gian để sống trên cõi đời mà cứ mãi ôm thù hận, từ chối quê hương, không về với quê cha đất mẹ?
Thái Bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét