30 tháng 4, 2015

"QŨY GHẾ NGỒI "LÀ CÁI KHO ĐỂ THAM NHŨNG

Lê Chân Nhân
Sau khi kết quả khảo sát được công bố, cũng có ý kiến cho rằng, thực tế còn cao hơn, hầu như ai đi xin việc cũng phải hối lộ. Tuy nhiên, không thể nói theo cảm tính, mà phải tôn trọng các công bố có căn cứ khoa học.

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Nếu chấp nhận con số gần 50% hối lộ để xin việc ở khu vực công cũng đã thấy lo cho sự an nguy của nền hành chính nước nhà.
Dân gian đã truyền miệng về các thành phần đi xin việc được ưu tiên theo thứ bậc “hậu duệ, quan hệ, tiền tệ, trí tuệ”.
“Tiền tệ” có nghĩa là hối lộ. Vậy thì chỉ riêng hối lộ thôi đã chiếm gần 50% số người vào cửa công. Trên hối lộ hai bậc là “quan hệ” và “hậu duệ”, tuy chưa có khảo sát mấy chục phần trăm của hai loại này, nhưng chắc chắn tỉ lệ cũng rất cao. Vậy thì, số cán bộ công chức có “trí tuệ” chiếm tỉ lệ chẳng bao nhiêu.
Cái họa là ở chỗ này đây!
Chất lượng của nền hành chính công Việt Nam là bằng chứng hùng hồn để chứng minh rằng, cán bộ công chức "trí tuệ" chiếm tỉ lệ thấp trong tổng số công chức hiện nay.
Còn đạo đức thì thế nào? Thật khó để làm ra cái máy để đo đạo đức, nhưng có thể khẳng định rằng, còn có gần 50% người xin vào khu vực công phải đưa hối lộ thì không thể tin có đạo đức cao trong cả người nhận lẫn người đưa hối lộ.
Tiền dự án, công trình là cái kho để tham nhũng, nhưng cái “quỹ ghế ngồi” trong hệ thống nhà nước cũng là cái kho để tham nhũng. Tìm mọi cách để chiếm cho được cái ghế là tham nhũng quyền lực. Khi có quyền lực, lại bán những cái ghế khác, từ ghế con con đến ghế dựa đều có giá của nó. Loại tham nhũng này không làm cho nhà nước mất đồng nào như tham nhũng các dự án, nhưng nó gây thiệt hại kinh khủng, không thể tính hết được.
Tham nhũng ở các tập đoàn mà pháp luật đã phát hiện và trừng trị đưa ra con số cụ thể nghìn tỉ hay chục nghìn tỉ đồng. Dù lớn đến mấy cũng là tiền, có thể làm ra để bù đắp được. Nhưng tham nhũng để đưa những con người vô năng vô đức vào hệ thống nhà nước thì phácả quốc gia và không thể bù đắp được.
Điều đáng sợ là tình trạng này tồn tại trong cơ thể đất nước như một chứng bệnh nan y, chữa chạy mãi không khỏi.
Lê Chân Nhân

Không có nhận xét nào:

Trang