Xuân Dương
Để “quyền uy” thực sự là văn hóa trị quốc không phải là “học, học nữa, học mãi” mà là “làm, làm ngay, làm đúng”
Dư luận từ lâu nay đặt nhiều câu hỏi về sự xuống cấp của văn hóa, đạo đức, lối sống… không phải chỉ của cán bộ, công chức mà còn của chính một bộ phận dân cư.
Tìm đúng nguyên nhân giải thích để ai cũng chấp nhận không hề dễ, nhất là khi người ta quen sống trong ánh hào quang, không dễ nhìn thấy những gì là trần tục.
Sự xuống cấp văn hóa diễn ra hầu như mọi nơi, mọi lúc, mọi đối tượng, từ dân thường đến cán bộ, từ bình dân đến giáo sư, tiến sĩ, từ văn hóa ứng xử, văn hóa công sở, văn hóa học đường, văn hóa ẩm thực đến văn hóa lãnh đạo vân vân và vân vân.
Trong trào lưu xuống cấp ấy vẫn có cá biệt, có những “văn hóa” không xuống cấp mà lại “lên ngôi”, lại được những người có “văn hóa” lên tiếng bảo vệ như “văn hóa cướp”, “văn hóa tham”, “văn hóa ngạc nhiên”…
Khái niệm “văn hóa cướp” chẳng qua chỉ là nói tắt của cụm từ “cướp có văn hóa” mà gần đây được nhiều người nhắc đến.
Quốc gia đội sổ và… báo cáo Thủ tướng
(GDVN) - Đất nước chỉ có một Thủ tướng nhưng có 63 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, 22 cơ quan cấp bộ, liệu rồi đây còn bao nhiêu vụ việc sẽ lại đến tay Thủ tướng?
Vậy thì cái “văn hóa” nào đủ sức mạnh để kéo “văn hóa” này xuống thấp, đẩy “văn hóa” kia lên cao?
Có thể nhiều người đã nhận thấy, nhưng phát biểu một cách thẳng thắn, không né tránh về hiện tình văn hóa nước nhà có lẽ đáng chú ý nhất là ý kiến của TS Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên TƯ Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo TƯ.
Trong bài “Xây dựng Đảng về văn hóa” đăng trên Tạp chí Cộng sản ngày 3/4/2015, ông viết: “Nếu để Đảng bị suy đồi về văn hóa thì Đảng sẽ thất bại, có lỗi với nhân dân và lịch sử, đồng thời bản thân Đảng cũng không thể tồn tại…”. [1]
Văn hóa của một cộng đồng không phải là thứ từ trên trời rơi xuống, nó như tấm gương phản chiếu nhận thức của con người trước tự nhiên và xã hội.
Nói cách khác, xã hội nào có văn hóa ấy, không thể đòi hỏi một xã hội mông muội có nền văn hóa văn minh, cũng như không thể đòi hỏi những người quen với sự dối trá từ lúc còn chập chững ngay lập tức trở thành người trung thực.
Văn hóa giữ địa vị chi phối tiến trình phát triển xã hội loài người không phải là văn hóa của kẻ yếu bởi lẽ kẻ yếu chẳng bao giờ áp đặt được văn hóa của mình cho kẻ mạnh.
Kẻ xâm lược, kẻ chiến thắng bao giờ cũng muốn đem văn hóa của mình đồng hóa văn hóa của người bị khuất phục.
Lịch sử cho thấy dù dân tộc Việt luôn phản kháng, chống lại sự đồng hóa của ngoại bang song không thể nói văn hóa của người Việt không bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa, cũng như không thể nói văn hóa của Úc, Canada, New Zealand không chịu ảnh hưởng của văn hóa Anh quốc hay văn hóa Mỹ La tinh không chịu ảnh hưởng của văn hóa Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Văn hóa giữ địa vị chi phối ấy, xin tạm đặt tên là “Văn hóa Quyền Uy”, “Quyền” là quyền lực và “Uy” là uy tín.
“Quyền” để người ta sợ, “Uy” để người ta phục.
Trước hết nói về “Quyền”
Quyền lực chi phối sự phát triển xã hội loài người bao gồm Nhân quyền, Thần quyền và Pháp quyền, gọi chung là “Tam quyền”. Tam quyền ở đây hoàn toàn khác với khái niệm “Tam quyền phân lập” gồm lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Nhân quyền là khái niệm mới, được đề cập nhiều từ khoảng nửa cuối thế kỷ 20 đến nay;
Nhân quyền, như bản thân tên gọi là quyền con người. Nhân quyền được xếp hàng đầu trong Tam quyền vì đây là quyền năng chi phối cả Thần quyền và Pháp quyền.
Nếu Thần quyền và Pháp quyền không nhằm mục đích phục vụ Nhân quyền, đi ngược lại những tiêu chí tối thượng của Nhân quyền thì sớm muộn cả hai sẽ bị sụp đổ.
Cũng chính vì giữ vai trò chi phối nên Nhân quyền một mặt luôn được đề cao, mặt khác luôn bị lợi dụng vào các mục đích chính trị.
Hai sự kiện ở Kosovo và Crimea về bản chất không khác nhau nhiều, người Anbani ở Kosovo và người Nga ở Crimea là những tộc người chiếm đa số và đều muốn tách khỏi sự cai trị của pháp quyền bản xứ.
Khi phương tây xúm nhau hậu thuẫn cho Kosovo độc lập, Nga cực lực phản đối.
Khi Nga ủng hộ Crimea độc lập, phương tây la lối om xòm, đua nhau lên án và trừng phạt Nga.
Ai cũng biết Crimea vốn thuộc Đế quốc Nga từ thế kỷ 18, mãi đến ngày 19/2/1954 Liên Xô (cũ) mới chuyển giao Crưm cho Ukraina quản lý bằng một đạo luật do Xô viết Tối cao Liên Xô ban hành.
Bàn về văn hóa vỗ tay
(GDVN) - Hành động vỗ tay thì thật giản đơn, nhưng hãy suy nghĩ cho thấu đáo trước khi vỗ tay; vỗ tay ở đâu, khi nào, vỗ như thế nào là thích hợp ...
Nhân quyền luôn bị giới lãnh đạo Thần quyền và Pháp quyền lợi dụng cho các mưu đồ chính trị.
Với chiêu bài chống độc tài, bảo vệ nhân quyền, người ta lật đổ Saddam Hussein, nhưng kể từ đó người dân Iraq luôn phải sống trong bạo loạn, đất nước bị chia rẽ, một số tộc người có tư tưởng cực đoan luôn tìm cách tiêu diệt lẫn nhau.
Đó không phải là Nhân quyền cho người dân, nhân danh Nhân quyền để chà đạp nhân quyền không còn là chuyện hiếm trong thế giới đầy rẫy toan tính này.
Sự xâm phạm Nhân quyền có thể thấy rõ nhất là sự áp đặt chính kiến, tư tưởng, lối sống của nhóm người này với nhóm người khác, của tộc người này với tộc người khác…
Việc sử dụng sức mạnh kinh tế, quân sự để khuất phục các tộc người yếu hơn là chuyện diễn ra suốt chiều dài lịch sử nhân loại.
Con người gọi là văn minh ngày nay vẫn chưa hề đoạn tuyệt đặc trưng của thời mông muội, ấy là tranh giành không gian sống, nguồn thức ăn và sự duy trì nòi giống.
Các cuộc chiến tranh chiếm đất, chiếm nguồn tài nguyên không phải chỉ bằng bom đạn mà còn là các hình thức viện trợ.
Chừng nào “thế giới phẳng” vẫn chỉ là một sự “phẳng” tương đối thì nhân quyền vẫn còn bị xâm phạm.
Một trong các biểu hiện vi phạm nhân quyền chưa từng xảy ra trong lịch sử là chuyện khuyến khích, dụ dỗ, lừa đảo dưới vỏ bọc kết hôn với phụ nữ nước ngoài nhằm mục đích duy trì nòi giống cho tộc người nước sở tại.
Những đứa trẻ được sinh ra trong các cuộc “hôn nhân” ấy mặc nhiên mang quốc tịch của bố, các quốc gia “nhập khẩu” cô dâu nhiều nhất thế giới chưa bao giờ tuyên bố các đứa bé sinh ra bởi các “gia đình quốc tế” được phép chọn quốc tịch theo mẹ.
Quyền con người của đứa bé bị vi phạm ngay từ khi chưa chào đời.
Hủy hoại môi trường sống, xuất khẩu đồ phế thải, các thiết bị công nghiệp lạc hậu gây ô nhiễm môi trường sang nước khác với mục đích là giữ cho quốc gia, chủng tộc mình một nguồn thức ăn sạch, một bầu không khí sạch, không có gì khác hơn là sự diệt chủng.
Người ta bất chấp tất cả để cướp cho được Ấn đền Trần, một biểu hiện của suy đồi văn hóa, kể cả văn hóa quyền uy. Ảnh chụp năm 2013, nguồn Internet
Nếu chính quyền một quốc gia tiếp tay cho hành động đó thì chính là tiếp tay cho sự diệt chủng chính đồng bào mình.
Thần quyền là quyền năng chi phối tinh thần, bao gồm tín ngưỡng, tôn giáo, học thuyết…
Trong lịch sử, đã từng có thời kỳ Thần quyền lấn át Vương quyền, người châu Á cầu khấn Phật tổ và Bồ tát chứ không cầu khấn Ngọc hoàng.
Ở châu Âu chỉ Giáo chủ mới có quyền đội vương miện cho nhà vua, ở Việt Nam, Vua Trần Nhân Tông từ bỏ vương quyền để trở thành Phật hoàng…
Sự khác biệt giữa loài người với vạn vật là ở chỗ bên con người có cuộc sống tinh thần. Con người luôn có nhu cầu tin vào một điều gì đó, sự ra đời của đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Hồi hay đạo Hindu chính là đáp ứng đức tin của các chủng tộc người trên thế giới.
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái; Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi; Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa”.
Người đặt Giêsu, Mác, Khổng Tử, Tôn Dật Tiên ngang hàng với nhau và nhấn mạnh: “Nếu hôm nay họ còn sống trên cõi đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết”. [2]
Ý kiến của Cụ Hồ cho thấy trong suy nghĩ của Người, Giêsu, Mác, Khổng Tử… đều là các nhà tư tưởng chứ không phải là hiện thân của “Đạo” hay “Chủ nghĩa”, không có sự phân biệt giữa khái niệm “Đạo” và khái niệm “Chủ nghĩa”. Nếu theo đó có thể nói Chủ nghĩa Mác cũng là một đạo giống như đạo Thiên chúa, đạo Phật, đạo Khổng…
Giáo lý của các đạo lớn trên thế giới đều có điểm chung là mưu cầu hạnh phúc cho con người, cho xã hội.
Phật tổ không khuyên chư tăng tích lũy của cải làm giàu, Chúa Giêsu không khuyên con chiên gây chiến tranh, Thánh Ala không khuyên tín đồ đánh bom tự sát.
Tuy vậy từng lúc, từng nơi sự cuồng tín đã làm biến chất các giáo điều, nó vừa biến Thần quyền thành công cụ của Pháp quyền vừa khiến con người mất niềm tin vào Thần quyền.
Thập tự chinh là những cuộc chiến tranh tôn giáo tàn khốc mà phần lớn lại do chính Giáo hoàng phát động, hành động giết người man rợ đang xảy ra ở Trung Đông lại nhân danh tôn giáo, nạn tham nhũng hoành hành ở đất nước láng giềng phương bắc không phải do dân mà chủ yếu là các quan chức cao cấp, hầu hết những người đó đều là đảng viên.
Trông cậy gì ở tương lai khi người lớn “Tam bất” như thế?
(GDVN) -Cho rằng “Trông cậy gì ở tương lai khi thế hệ trẻ dã man như thế” là vội vàng? hãy đặt vấn đề ngược lại “Trông cậy gì ở tương lai khi người lớn Tam bất như thế"
Nêu lên để thấy Cụ Hồ đã có một tầm nhìn rất xa, rất rộng khi đặt các đạo bên nhau, không có đạo nào là độc tôn, không có đạo nào là duy nhất.
Thế giới tinh thần của loài người là một thế giới thống nhất trong đa dạng.
Mọi mưu đồ độc bá chỉ có thể giành thắng lợi nhất thời chứ không bao giờ vĩnh viễn.
Nghĩ được như thế mới là đạt đến mức Hiền triết, phấn đấu để điều đó tồn tại thực sự trên hành tinh này mới là Minh triết.
Pháp quyền là khái niệm ngày nay trẻ con học phổ thông đã được tiếp cận. Pháp quyền nói một cách ngắn gọn là quyền cai trị dựa vào pháp luật. Dưới chế độ phong kiến, khái niệm Pháp quyền thường được gọi dưới cái tên “Vương quyền”.
Pháp luật là do con người xây dựng nên vì thế không ít trường hợp nó mang hơi hướng của các chính trị gia, của vận động hành lang chứ không hoàn toàn là ý nguyện của toàn dân.
Bằng các công cụ có trong tay như quân đội, cảnh sát, nhà tù… Pháp quyền đang được gia cố để trở thành quyền lực chủ đạo.
Khi Pháp quyền trở thành quyền lực tuyệt đối thì đó cũng là lúc giai cấp (hoặc tầng lớp) thống trị- đại diện bởi các chính trị gia trở thành độc quyền và độc tài.
Mơ ước sống trong một xã hội pháp quyền không hẳn là tốt đẹp nếu Pháp quyền lấn át cả Nhân quyền lẫn Thần quyền.
Binh pháp quan trường, kế thứ 8 – “Ngôn pháp Tà Lưa”
(GDVN) - Ngôn ngữ “Tà Lưa” vốn là một ngôn ngữ “cổ”, tuy chưa thất truyền nhưng dân gian ít người sử dụng, ngược lại nó rất thông dụng ở những chốn cao sang, quyền quý.
Khi một đạo luật ban hành mà khung hình phạt luôn có một khoảng dung sai “Từ… Đến…” thì hiển nhiên việc vận dụng là tùy thuộc vào quan điểm của người thừa hành.
Thực tế cho thấy không ít trường hợp khi dân biết “chạy” thì mức phạt là “từ” còn không biết chạy thì mức phạt là “đến”.
Các nước được xem là văn minh nhất thế giới ngày nay, chuyện vận động hành lang để quốc hội ban hành các đạo luật phục vụ lợi ích nhóm là điều bình thường, được công khai thừa nhận.
Sự không bình thường lại chính ở các nước không công nhận vận động hành lang, các điều luật được ban hành chỉ bởi sự duy ý chí của một thiểu số người.
Sự không bình thường còn xảy ra khi sự vận động hành lang cho lợi ích nhóm được tiến hành trong bóng tối mà luật pháp không thể kiểm soát.
Luật pháp, dù văn minh, hiện đại đến mấy cũng chỉ là các quyển sách, sự thực thi pháp luật mới là điều cuộc sống đòi hỏi.
Khi đội ngũ công chức yếu về tri thức, mạnh về tham lam nhưng lại không bị điều tiết bởi các chế tài Thần quyền và Pháp quyền thì thảm họa cho dân tộc, đất nước là điều khó tránh.
Quan không được dạy đến nơi đến chốn là lỗi của Thần quyền và Pháp quyền, dân không được bảo đến nơi đến chốn là lỗi của Pháp quyền.
Thứ hai, nói về “Uy”
Uy tín của mỗi cá nhân, tổ chức không bao giờ có được bằng những tuyên bố hùng hồn hay bằng những việc làm sai trái được ngụy biện dưới vỏ bọc vì dân, vì nước.
Tại các nước tư bản, chẳng có Tổng thống nào đắc cử với 99% phiếu bầu nhưng không vì thế mà uy tín của họ thấp như tỷ lệ phiếu dành cho họ.
Có quan niệm sai lầm cho rằng uy tín của lãnh đạo chính là uy tín của tổ chức, vì thế người ta luôn tìm cách giấu kín những thiếu sót của lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo cao cấp. Sự công khai, thừa nhận muộn màng những sai lầm luôn phải trả giá bằng sự suy giảm niềm tin của dân chúng.
Để có “uy”, “cần kiệm liêm chính” mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là phải dám hy sinh cái “tôi” cho cuộc chiến vì dân, vì nước.
Người có “uy” khi nói người khác nghe, khi làm người khác theo, người không có uy thì “lời nói gió bay” người nghe gật gù chẳng biết là đồng ý hay ngủ gật.
Lời nói có thể khích lệ lòng người, nhưng nói nhiều mà không làm thì phản tác dụng. Uy tín của cá nhân hay tổ chức là ở chỗ họ làm được những gì chứ không phải họ nói nhiều như thế nào.
Với vị thế của mình, khi viết “Nếu để Đảng bị suy đồi về văn hóa thì Đảng sẽ thất bại” chắc chắn TS. Vũ Ngọc Hoàng đã rất thận trọng. Mặc dù đây chỉ là một câu giả định song sự ra đời của nó cho thấy mức độ không bình thường của thực tại.
Bài viết của tác giả Vũ Lân trên tạp chí Xây dựng Đảng [3] có đoạn: “Như vậy rõ ràng sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý nhà nước có vấn đề, … Niềm tin bị giảm thì đã rõ, nhưng giảm ở mức độ nào, nghiêm trọng hay chưa nghiêm trọng, giảm bao nhiêu phần trăm thì chưa ai có thể đo đếm được…
Dân gian có câu "Thượng bất chính thì hạ tắc loạn". Đó là nguyên lý căn bản của cuộc sống, do đó "thượng" phải "chính". Và "chính" phải được kiểm nghiệm, công khai, minh bạch và được giám sát, kiểm tra của đông đảo quần chúng nhân dân”.
Logic của vấn đề là ở chỗ không có “tín” thì sẽ mất “uy”, mất “uy” thì sẽ mất “quyền”, nhận thức được là một chuyện, hành động để khắc phục mới là điều đáng nói.
Dù đầy lòng vị tha, người dân cũng không thể mãi đặt niềm tin vào những “lời có cánh”.
Người xưa dạy “Việc hôm nay chớ để ngày mai”, khôi phục lại uy tín của Đảng, của chính quyền không phải là việc hôm nay mà của nhiều tháng năm đã qua, nếu còn “để đến ngày mai” thì có sợ rằng sẽ “bị muộn”?
Kỷ nguyên mới của loài người gắn liền với “văn hóa làm” còn chúng đã đang sống với “văn hóa nói”. Xã hội Việt Nam không phải đang bị suy đồi về văn hóa mà chỉ là chưa vượt qua được cái ngưỡng của văn hóa suy đồi.
Để “quyền uy” thực sự là văn hóa trị quốc không phải là “học, học nữa, học mãi” mà là “làm, làm ngay, làm đúng”./.