Tạp chí Mỹ Foreign Policy số mới nhất vừa nêu 6 xu hướng nổi bật sẽ thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội Trung Quốc trong năm 2014.
Thứ nhất, mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc Weibo sẽ thất thế trước ứng dụng tin nhắn trên di động WeChat, khi chính phủ tiếp tục siết chặt kiểm soát không gian trên mạng xã hội. Người dùng sẽ từng bước dần rời bỏ Weibo sang sử dụng các ứng dụng tiện lợi của WeChat, kể từ khi ứng dụng này trao không gian riêng cho các cá nhân và những nhóm nhỏ, giúp họ bảo vệ được sự riêng tư.
Thứ hai, quyền lực mềm của Trung Quốc đại lục có sự tăng lên về chất khi chương trình truyền hình giải trí Trung Quốc có số lượng người xem tăng cao tại Đài Loan. Thương hiệu điện thoại thông minh Xiaomi bán được hơn 10.000 chiếc trong 10 phút trong tháng vừa rồi. Trang bán hàng online Taobao đã kiếm được hơn 300 triệu USD doanh thu tại Đài Loan. Nhiều năm qua, Đài Loan đưa các chương trình truyền hình, bài hát nhạc Pop và những ngôi sao sang Trung Quốc đại lục. Nhưng giờ đây xuất hiện xu thế đảo ngược.
Thứ ba, ngành công nghiệp điện ảnh đại lục cho thấy sự tăng tiến vượt bậc, theo Foreign Policy. Năm ngoái, các phim Trung Quốc sản xuất chiếm một nửa số phim chiếu rạp, bất chấp việc chính phủ đã nâng tỷ lệ phim Hollywood từ 20 lên 34 kể từ tháng 2/2012. Phim nội địa có doanh thu lên tới 3,3 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi con số 1,6 tỷ USD năm 2010.
Thứ tư, sẽ có ít trẻ em Trung Quốc học tiếng Anh hơn bởi chính phủ Trung Quốc quyết định giảm bớt tầm quan trọng của môn ngoại ngữ trong các kỳ thi tuyển vào trường học. TheoForeign Policy, Bắc Kinh nói rằng, chính sách này sẽ giúp giảm căng thẳng trong các trường học và đem lại cho học sinh một tuổi thơ hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, Foreign Policynhận định, chính sách này có thể ảnh hưởng khả năng giao tiếp với thế giới bên ngoài của người Trung Quốc. Những người trẻ tuổi ở Trung Quốc có thể mất động lực học tiếng Anh, kể từ lúc các công việc trong cơ quan dân sự (thường không đòi hỏi phải biết tiếng Anh) trở nên hấp dẫn hơn những công việc trong doanh nghiệp nước ngoài.
Thứ năm, Trung Quốc sẽ tiếp tục lộ trình đô thị hóa ồ ạt, bởi nước này coi đây là động lực chính để tăng trưởng kinh tế. Foreign Policy ước tính sẽ có 300 triệu nông dân rời bỏ khu vực nông thôn tới các thành phố sinh sống. Chính quyền Trung Quốc đã quyết định dỡ bỏ hệ thống quản lý hộ khẩu tại những đô thị cỡ nhỏ vào cuối năm 2013, cho phép người nhập cư quyền tiếp cận các dịch vụ công giống như người thành phố.
Thứ sáu, cư dân các thị trấn nhỏ sẽ biến đổi sâu sắc ngành công nghiệp thương mại điện tử Trung Quốc, khi số lượng cửa hàng trên mạng phát triển ở các thị trấn nhỏ nhanh hơn tại các thành phố lớn trong năm 2013. Huyện Qingliu thuộc tỉnh Phúc Kiến là địa điểm chi tiêu trên mạng nhiều nhất Trung Quốc với 3.000 USD/người vào năm 2012. Con số này cao hơn nhiều so với mức chi tiêu trung bình 750 USD của cư dân thành thị. Theo Foreign Policy, những cửa hàng bán lẻ trên mạng cũng như các công ty kinh doanh dịch vụ logistics ở Trung Quốc phải cải thiện mạng lưới kinh doanh cho phù hợp nhu cầu người mua sắm ở khu vực nông thôn. Thục Ninh
Thứ nhất, mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc Weibo sẽ thất thế trước ứng dụng tin nhắn trên di động WeChat, khi chính phủ tiếp tục siết chặt kiểm soát không gian trên mạng xã hội. Người dùng sẽ từng bước dần rời bỏ Weibo sang sử dụng các ứng dụng tiện lợi của WeChat, kể từ khi ứng dụng này trao không gian riêng cho các cá nhân và những nhóm nhỏ, giúp họ bảo vệ được sự riêng tư.
Thứ hai, quyền lực mềm của Trung Quốc đại lục có sự tăng lên về chất khi chương trình truyền hình giải trí Trung Quốc có số lượng người xem tăng cao tại Đài Loan. Thương hiệu điện thoại thông minh Xiaomi bán được hơn 10.000 chiếc trong 10 phút trong tháng vừa rồi. Trang bán hàng online Taobao đã kiếm được hơn 300 triệu USD doanh thu tại Đài Loan. Nhiều năm qua, Đài Loan đưa các chương trình truyền hình, bài hát nhạc Pop và những ngôi sao sang Trung Quốc đại lục. Nhưng giờ đây xuất hiện xu thế đảo ngược.
Thứ ba, ngành công nghiệp điện ảnh đại lục cho thấy sự tăng tiến vượt bậc, theo Foreign Policy. Năm ngoái, các phim Trung Quốc sản xuất chiếm một nửa số phim chiếu rạp, bất chấp việc chính phủ đã nâng tỷ lệ phim Hollywood từ 20 lên 34 kể từ tháng 2/2012. Phim nội địa có doanh thu lên tới 3,3 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi con số 1,6 tỷ USD năm 2010.
Thứ tư, sẽ có ít trẻ em Trung Quốc học tiếng Anh hơn bởi chính phủ Trung Quốc quyết định giảm bớt tầm quan trọng của môn ngoại ngữ trong các kỳ thi tuyển vào trường học. TheoForeign Policy, Bắc Kinh nói rằng, chính sách này sẽ giúp giảm căng thẳng trong các trường học và đem lại cho học sinh một tuổi thơ hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, Foreign Policynhận định, chính sách này có thể ảnh hưởng khả năng giao tiếp với thế giới bên ngoài của người Trung Quốc. Những người trẻ tuổi ở Trung Quốc có thể mất động lực học tiếng Anh, kể từ lúc các công việc trong cơ quan dân sự (thường không đòi hỏi phải biết tiếng Anh) trở nên hấp dẫn hơn những công việc trong doanh nghiệp nước ngoài.
Thứ năm, Trung Quốc sẽ tiếp tục lộ trình đô thị hóa ồ ạt, bởi nước này coi đây là động lực chính để tăng trưởng kinh tế. Foreign Policy ước tính sẽ có 300 triệu nông dân rời bỏ khu vực nông thôn tới các thành phố sinh sống. Chính quyền Trung Quốc đã quyết định dỡ bỏ hệ thống quản lý hộ khẩu tại những đô thị cỡ nhỏ vào cuối năm 2013, cho phép người nhập cư quyền tiếp cận các dịch vụ công giống như người thành phố.
Thứ sáu, cư dân các thị trấn nhỏ sẽ biến đổi sâu sắc ngành công nghiệp thương mại điện tử Trung Quốc, khi số lượng cửa hàng trên mạng phát triển ở các thị trấn nhỏ nhanh hơn tại các thành phố lớn trong năm 2013. Huyện Qingliu thuộc tỉnh Phúc Kiến là địa điểm chi tiêu trên mạng nhiều nhất Trung Quốc với 3.000 USD/người vào năm 2012. Con số này cao hơn nhiều so với mức chi tiêu trung bình 750 USD của cư dân thành thị. Theo Foreign Policy, những cửa hàng bán lẻ trên mạng cũng như các công ty kinh doanh dịch vụ logistics ở Trung Quốc phải cải thiện mạng lưới kinh doanh cho phù hợp nhu cầu người mua sắm ở khu vực nông thôn. Thục Ninh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét