15 tháng 1, 2014

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam với “Chú Ba Thân”

Bà Nguyễn Xuân Hà, vợ anh hùng Đặng Văn Thân vẫn quen gọi nhắc tới Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam một cách thân thuộc là “Đam...”.

Chiều hôm Quốc Hội bầu hai Phó Thủ tướng (PTT) mới, chúng tôi tới thăm PTT Vũ Đức Đam “rắp tâm” phỏng vấn PTT. Vẫn như mọi khi, PTT vui vẻ nhưng cũng vẫn ... “xin các bạn nói chuyện thôi, đừng phỏng vấn, đừng viết gì về mình” và chuyện trò với chúng tôi thân tình, cởi mở.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Ảnh TL

“Trong ngày hôm nay, anh nghĩ tới ai nhiều nhất?”, PTT cười: Chưa có lúc nào để nghĩ cả. Ngước nhìn lên những tấm ảnh treo trước mặt PTT, trong đó có chân dung cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tôi hỏi tiếp: Thế hồi nhậm chức Bộ trưởng anh nghĩ tới ai nhiều nhất? Gương mặt PTT Vũ Đức Đam thoáng chút xúc động. Im lặng vài giây, giọng PTT trầm hẳn xuống: “ Mình nghĩ nhiều tới Bố Mẹ mình, Chú Ba Thân và Chú Sáu Dân. Bố mình và Chú Sáu Dân thì đã mất. Chú Ba Thân thì bị tai biến nặng từ nhiều năm...”. 
Nhìn ánh mắt của PTT, chúng tôi lặng đi, không ai nói gì. 
Một thoáng qua, PTT cười vui trở lại: “Này, thay vì viết về mình, hãy viết về Chú Ba Thân. Không có Chú Ba Thân, Bưu điện nước mình không được như hôm nay và mình cũng không ngồi đây với các bạn”... 
...Chúng tôi tới thăm gia đình ông Đặng Văn Thân - Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Bưu điện, vào ngày Chủ nhật gần cuối năm Dương lịch 2013. Sau ngày nghỉ hưu, ông lại trở về ngôi nhà thân thuộc của mình trong một con hẻm nhỏ ở quận 10, TP.HCM.
Như nhiều ngày nghỉ khác, cả “đại gia đình Bưu điện” của ông tề tựu đầy đủ (Bà Nguyễn Thị Xuân Hà, vợ ông là cán bộ BĐ nghỉ hưu, trừ người con cả - anh Đặng Bắc Sơn, giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng Khánh Bình làm trong ngành xây dựng, người con gái thứ 2 - chị Đặng Thị Nga, hiện là Giám đốc Bưu điện TP.HCM và người con út, - anh Đặng Văn Dũng, hiện là Phó Giám đốc Trung tâm 6 (VMS 6) của Công ty Thông tin di động (VMS-Mobifone). Vợ anh Dũng đang làm việc ở VMS 2; còn con gái lớn của chị Nga cũng làm việc tại VMS 6 - nguồn thông tin: Báo BĐVN) 
Ông Đặng Văn Thân sinh năm 1932 ở xã Phước Long, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Năm 1950, ông gia nhập quân đội, làm báo vụ tại một đơn vị thông tin ở Quân khu 9. Sau hiệp định Genève (tháng 7-1954), ông tập kết ra Bắc, sau đó chuyển ngành về công tác ở trạm Bưu điện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu; sau đó ông công tác tại Viện Khoa học Kỹ thuật, thuộc Tổng cục Bưu điện. Ngày 28/4/1975, ông cùng đoàn cán bộ ngành Bưu điện vào tiếp quản toàn bộ hệ thống BCVT của chính quyền Sài Gòn.
Năm 1986, ông được điều ra Hà Nội, làm Quyền Cục trưởng, rồi Tổng Cục trưởng Tổng cục Bưu điện. Ông được bầu làm ĐBQH khóa VII, Ủy viên Ban chấp hành TƯ Đảng khóa VI. Được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.
Năm 1997, ông nghỉ hưu theo chế độ. Ngày 9/8/2000, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Năm 2012, ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập.
Sau lần bị xuất huyết não, bây giờ, người anh hùng của nghành Bưu điện, người được cả nghành yêu quý, tin cậy gọi là “anh Ba Thân” không còn nói, nghe, nhận biết được gì nữa, chỉ ngồi yên lặng trên xe lăn. Nhưng gương mặt ông rất thanh thản, như thể biết rõ là mình không còn điều gì phải nuối tiếc, ân hận...

Gia đình anh hùng Đặng Văn Thân

Trong câu chuyện về mối tâm giao giữa chồng mình và người cộng sự trẻ tuổi năm xưa, bà Nguyễn Thị Xuân Hà, vợ anh hùng Đặng Văn Thân vẫn quen gọi nhắc tới PTT Vũ Đức Đam một cách thân thuộc là “Đam...”. 
Bà kể, giọng nhỏ nhẹ, thoáng chút buồn: Hồi trước, khi ông nhà tôi đã nghỉ hưu, khi còn khỏe mạnh cũng như khi đã bị đột quỵ, mỗi lần vào công tác, bao giờ Đam cũng ghé mặc dù có dịp vào gấp đến nỗi, Đam chỉ kịp chạy lên nhà mấy phút, ôm “chú Thân” xoa lưng, xoa vai cho ông ấy rồi lại chạy đi... Có thời kỳ, ông nhà tôi gần như không nhận ra ai, nhưng hình như vẫn nhận ra Đam. Hôm qua, xem ti vi, thấy Đam phát biểu tại một Hội nghị với cương vị là PTT, tôi thương ông Thân quá. Giá như ông ấy còn khỏe mạnh...
PTT Vũ Đức Đam bùi ngùi: “Mỗi lần vào, tôi cảm nhận được là Chú Ba vẫn nhận ra mình. Có lần ngồi tâm sự lại những kỷ niệm cũ với chú, cứ nghĩ mình nói chỉ để mình nghe, không ngờ chú mấp máy môi gọi “Đam” và trào nước mắt... Nói tới đó PTT cũng đỏ, ngấn lệ...
...Ông Thân nhận trách nhiệm Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện vào năm 1986. Đó là thời điểm Việt Nam đứng trước đòi hỏi quyết liệt về đổi mới công nghệ và dịch vụ. Sự đòi hỏi quyết liệt đó đặt người tổng tư lệnh nghành trước sự lựa chọn sống còn là tiếp tục sử dụng công nghệ analogue hay đi thẳng vào kỹ thuật số của phương Tây. Hợp tác với các nước tư bản phương Tây, quyết định dùng cáp quang thay cho cáp đồng vào thời điểm đó với hầu hết mọi người là điều không tưởng, viễn vông, thậm chí có không ít ý kiến có tính quy chụp cả về quan điểm. 
Muốn có công nghệ mới thì phải có tiền. Nhưng lúc đó, Việt Nam đang bị cấm vận, nghành Bưu điện càng không có tiền. Thế thì chỉ có một cách là hợp tác với các hãng lớn cũng đang nhìn thấy tiềm lực của Việt Nam là một thị trường hấp dẫn. Nhưng ở thòi điểm đó, “bắt tay làm ăn với tư bản là việc nhạy cảm nên thuyết phục để thuận trên, thuận dưới, thuận trong, thuận ngoài là việc “khó như đường lên trời” mà Tổng cục trưởng Bưu điện Đặng Văn Thân đã vượt qua để sau này người ta ghi nhận ông là anh hùng.
“Tôi không biết diễn tả thế nào, chỉ biết nói rằng đó là việc VÔ CÙNG KHÓ KHĂN, có khi còn nguy hiểm đến cả sinh mạng chính trị nữa. Cả mẹ tôi cũng biết, đã có lúc có người tới nhà nói với ba tôi: ‘ Ông có biết mình đang rất mạo hiểm không? Sao ông liều thế? ” - anh Sơn, con trai lớn của ông Thân chia sẻ. 
“ Muốn làm được việc lớn thì trước hết người đứng đầu cơ quan phải có tâm, có đức, không nghĩ tới trục lợi cá nhân. Ba tôi là người say sưa, hết lòng với công việc và việc gì ông đã tin là đúng thì làm đến cùng... Không hiểu duyên phận thế nào, ba tôi gặp anh Đam và tin dùng một cán bộ trẻ du học từ phương Tây về đến thế. Nhưng chính những người như anh Đam đã giúp ông thực hiện được ý tưởng đổi mới nghành bưu điện của mình” - chị Nga, con gái cả của ông Thân nói thêm. 
"Bỏ qua công nghệ trung gian, đi thẳng vào công nghệ hiện đại theo hướng số hóa, tự động hóa, đa dạng hóa dịch vụ", đó là chủ trương táo bạo của vị lãnh đạo cao nhất ngành Bưu điện một thời. Chính nhờ sự quyết tâm, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước của ông Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Đặng Văn Thân lúc ấy mà lĩnh vực BCVT và CNTT của Việt Nam mới có cơ hội vượt lên và ngày càng phát triển” - Website Bộ TTTT.
Lần đầu tiên PTT Vũ Đức Đam gặp Tổng cục trưởng Đặng Văn Thân là đầu năm 1989, khi mới làm việc ở Công ty XNK Bưu điện sau khi đi du học về. 
PTT nhớ lại: Một buổi chiều mình được dẫn lên gặp Tổng Cục trưởng. Hóa ra, ông cho gọi để nhờ hướng dẫn cách sử dụng thiết bị điện tử lưu danh bạ điện thoại. (Những năm 80, các thiết bị điện tử như vậy ở VN chưa có nên không ai biết cách sử dụng). Mình được dặn dò kỹ là sẽ gặp lãnh đạo cao nhất của ngành, lại là thành viên Ban Lãnh đạo cao nhất của Đảng.

Ông Đặng Văn Thân và người bạn đời của ông, bà Nguyễn Thị Xuân Hà

Thật khó tưởng tượng là trong lần gặp đầu tiên ấy, mình đã gọi Chú Thân là “Ngài”. Chú ấy cười rất hiền, đưa cái máy, bảo ngồi đó xem sử dụng như thế nào và nói: Gọi là Chú, Chú Thân thôi cháu ạ. Rồi nói thêm, người ngoài Bắc hay gọi người lớn là Bác còn người miền Nam hay gọi là Chú. Mình lặng lẽ ngồi xuống, chúi đầu vào cái máy nhỏ. Với mình qủa thực không khó nên chỉ mươi phút sau đã ngửng lên, thấy Ông Tổng Cục trưởng đang ngồi xổm... nhặt rau muống bèn ấp úng “Dễ dùng lắm... ạ”. Chú ấy cười rất vui: “Vậy à. Thế mà Chú cứ hỏi mãi” rồi bảo: “Chú nấu cả phần cơm cháu rồi, ở lại ăn rồi chỉ cho chú. Hai chú cháu cùng nhặt rau cho nhanh...”.
Từ đó, Chú Ba rất hay gọi mình, có khi là chỉ để hỏi về một vấn đề cụ thể trong một dự án, về một đối tác nước ngoài, có khi chỉ để nghe nói về một ý tưởng… Mình chẳng để ý rằng việc một nhân viên mới được Tổng cục trưởng tin và trực tiếp trao đổi công việc là rất “không bình thường”. Sau này, qua nhiều sự việc, có khi cũng rất thăng trầm mình hiểu rằng, Chú Ba đã giành cho mình niềm tin yêu đặc biệt. Chính tình cảm, sự tin cậy đặc biệt của Chú Ba, chính tấm gương bình dị, hết lòng vì công việc của Chú đã khiến mình gắn bó, làm việc với công việc bằng tất cả nhiệt huyết. Mình là người vô cùng may mắn, sau này Chú Sáu Dân đối với mình cũng thế. 
Năm 1992 Ba năm sau, Chú cho điều mình từ Vụ Khoa học Công nghệ và Vụ Hợp tác Quốc tế về Văn phòng Tổng cục làm thư ký riêng nhưng lại vẫn yêu cầu làm công việc cũ là tham gia đàm phán các hợp đồng, dự án với đối tác nước ngoài. Một năm sau, mình được kết nạp Đảng rồi được điều quay về Vụ cũ làm Vụ phó.
Sau này, anh Nguyễn Đình Cát (là em trai nhà văn Nguyễn Đình Thi) kể tối hôm mình được kết nạp vào Đảng, Chú Ba đạp xe hơn 10km từ Nguyễn Du về khu tập thể văn công Mai Dịch để khoe: “Hôm nay đã kết nạp Đảng cho “thằng nhỏ” rồi. Anh Cát còn nói Chú Thân làm vậy (điều mình về Tổng cục) là để đưa Đam vào Đảng. (Kể tới đây, PTT không cầm được nước mắt...).
Có lẽ, thành công của người anh hùng ngành Bưu điện Đặng Văn Thân không chỉ ở chỗ nhìn đúng, lựa chọn chính xác công nghệ mà còn là cái TÂM và cái TÀI nhìn người, tin người và dùng người.... 
...Rời nhà nguyên Tổng cục trưởng Đặng Văn Thân, nhớ lại lúc PTT kể chuyện, văng vẳng lời của bà Hà, người bạn đời 50 năm của Ông “Cuộc gặp gỡ và gắn bó giữa ông Thân nhà tôi và Đam là cơ duyên trời cho...”, nước mắt tôi cứ trào ra. Cảm phục và thương Chú Ba Thân - tôi cũng xin gọi ông như thế.
                                                                                                                 Lê Phương Đông
VIỄN THÔNG NAM BUÔN MA THUỘT NGÀY CUỐI NĂM QUÝ TỴ

Giám đốc lớn Nguyễn Hữu Anh bắt tay chúc mừng cấp dưới của mình



Giám đốc lớn Nguyễn Hữu Anh ,giám đốc nhỏ Lê Thanh Đông

Hôm nay ngày 15-01-2014 .Mình được trung tâm viễn thông Nam Buôn Ma Thuột Đak Lak mời đi dự lễ tổng kết năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 .Rất vui mừng sau ngày bọn mình nghỉ hưu .Tập đoàn VT đã thay tổng giám đốc ,Viễn thông Đak lak cũng vậy nên toàn ngành đã có lợi nhuận lớn,ngoài tiền thuế đã nộp cho nhà nước còn có của ăn ,của để .Cầm ly bia trên tay,mình chúc Giám đốc lớn,giám đốc nhỏ( Giám đốc Viễn Thông Tỉnh và giám đốc nhỏ trung tâm Nam ).Sang năm 2014 hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được giao và thưởng đều đều cho người lao động hàng tháng ,hàng quý trong năm .Đến tết âm lịch có tiền ủng hộ thêm cho tất cả công nhân viên Viễn Thông Đak lak ăn tết vui vẻ như năm nay và nếu thấy thuận tiện thì mời mấy ông đã về hưu tới dự còn phiền phức quá thì thôi! Tất cả cười vui ,chỉ riêng giám đốc Viễn Thông Tỉnh Đak lak Nguyễn Hữu Anh bắt mình phải rót thêm một ly bia uống tiếp vì Chưa chịu nhập gia tùy tục đến chúc bia bàn khác mà giám uống trước khi chưa có lệnh...Mình nghỉ hưu rồi nhưng vẫn phải chấp hành song rất vui .Không gì hạnh phúc bằng ở mọi lúc mọi nơi tất cả cán bộ công nhân viên, người lao động và ban lãnh đạo đều sòng phẳng tuân thủ hiến pháp,pháp luật nhà nước và quy định của cơ quan ban ngành một cách bình đẳng như nhau thế này 
CHÚC MỪNG NĂM MỚI GIÁP NGỌ 2014.
                                                               PHAN VĂN CƯƠNG -Buôn Ma Thuột

Không có nhận xét nào:

Trang