TinSao.Net
Từ xưa, cứ mỗi độ năm hết tết đến, nhiều gia đình vẫn nhắc lại một số điều phải kiêng kị nhằm mang lại điều tốt, may mắn cho cả năm. Dù là những tập tục mê tín, quan niệm không có tính khoa học nhưng cũng tạo nên những nét truyền thống riêng cho ngày tết.
Những điềm lành
Đầu tiên, tập tục không thể thiếu mỗi khi xuân về là đi chợ tết mua hoa cảnh. Nếu như ở miền Nam, người dân đón Tết với cái nắng xuân ấm áp và những cành mai tươi tắn sắc vàng thì ở miền Bắc vẫn có những bông hoa đào khoe sắc thắm để xua tan cái không khí lạnh lẽo xứ Bắc. Với quan niệm rằng sau đêm giao thừa nếu hoa trổ bông có nhiều cánh kép, ba lớp trên đài và mang hình dáng như bông hồng thì sẽ có nhiều phúc lộc.
Nhiều gia đình lại thích trồng cây quất vào này tết để có đủ tứ quý trong nhà. Quả chín, quả xanh, hoa và lộc thì sẽ may mắn suốt cả năm.
Tục mua muối đầu năm: Từ xưa dịp cuối năm các mẹ các bà thường chuẩn bị cơi trầu thật đầy đủ. Dĩ nhiên không thể thiếu vôi cho miếng trầu thêm đậm đà. Rồi mỗi sáng mùng 1 tết khi thấy cô hàng muối rao qua nhà, các bà các mẹ sẽ gọi lại để mua thêm ít mặn mà cho gia đình một năm thêm mặn mà bền chặt.
Ngoài ra các tăng ni, phật tử và phần lớn người dân thường đi lễ chùa cầu may vào dịp tết, đầu năm mới. Cầu xin đức phật từ bi hỉ xả phù hộ cho gia đình, bạn bè, cho những người thân yêu một năm đủ đầy, hạnh phúc, và gặp nhiều may mắn.
Những điều cần kiêng kị
Kiêng chúc tết vào sáng mùng 1 Tết: người đầu tiên bước vào nhà ai trong ngày mùng 1 tết chính là người quyết định đem lại sự may mắn hoặc xui xẻo cho gia đình ấy trong cả năm. Người xông nhà được lựa chọn bởi các tiêu chí sức khỏe tốt, tình tình hiếu thuận, vui vẻ đặc biệt đang phát tài để xông đất. Vì thế người ta nên tránh đi chúc tết vào sáng Mùng Một, nếu không được gia chủ mời.
Kị cho lửa người khác vào ngày mùng 1 tết, với quan niệm lửa là đỏ, là may mắn nên cho người khác cái đỏ đi thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may.
Giống như lửa, nước ví như nguồn tài lộc trong câu “tiền vào như nước”, nếu cho nước thì coi như mất lộc.
Nên kiêng cho lửa nước vào ngày mùng 1 Tết
Kị mai táng: ngày tết là ngày vui toàn dân tộc, những gia đình có tang thi cất tang trong 3 ngày tết. Kiêng đi chúc tết, mừng tuổi bà con, hàng xóm. Ngược lại bà con, họ hàng lại cần đến chúc tết, và an ủi gia đình có đại tang.
Đặc biệt kiêng quét nhà 3 ngày tết: người việt ta quan niệm nếu quét nhà trong 3 ngày tết thì thần tài sẽ đi mất, tiền bạc sẽ ra khỏi nhà, mang lại điềm xấu, không may mắn cho gia chủ.Vì vậy ngày 30 tết nhà nhà dọn dẹp sửa soạn trước lúc giao thừa.
Không nên quét dọn nhà cửa đầu năm
Kiêng làm vỡ các đồ vật: người già thường khuyên con cháu trong những ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén. Sự “vỡ”, “bể” tạo nên sự chia cắt, đứt lìa, dẫn tới điều không may và thậm chí là làm tan vỡ các mối quan hệ trong gia đình và xã hội.
Kiêng vay mượn, trả nợ: Ngoài ra thì tất cả những vay nợ sẽ trả hết ngày 30 tết, kết thúc 1 năm cũ.Không nên vay tiền hoặc mượn đồ đạc vào những ngày đầu năm mới, người dân ta rất kiêng vì họ quan niệm rằng sẽ bị túng thiếu cả năm. Điều kiêng kỵ này xuất phát từ quan niệm ngày đầu xuân con người mở cửa để đón lộc vào nhà, còn nếu cho mượn hoặc trả giống như “dâng” tài lộc vào tay khác.
Nếu không muốn cả năm bị xúi quẩy đen đủi thì kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt... Còn nữa,người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro, xấu xa trong dịp tết và kiêng xuất hành ngày mùng 5 âm lịch việt nam có câu “mồng 5, mười bốn,hăm ba.đi chơi cũng thiệt nữa là đi buôn”.
Thịt chó, thịt vịt đại kị vào ngày Tết Nguyên Đán
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét