Viết lại qua thuyết minh của hướng dẫn viên người Campuchia tên là :Sóc Thia
Làm vua lần thứ hai
Sau khi Việt Nam rút quân năm 1989, do sự dàn xếp của Liên Hiệp Quốc, các phe chống đối ở Campuchia đồng ý một hiến pháp mới theo đó Campuchia là một nước quân chủ lập hiến. Do đó từ năm 1993, Sihanouk trở lại làm vua đất nước này. Sihanouk có 7 người vợ. Năm 2004, Sihanouk chuẩn bị trao quyền lại cho con trai. Hoàng thân Nararith là con thứ của người vợ đầu tiên đáng lẽ được làm vua, nhưng ông này có đảng chánh trị nên không được hoàng tộc ủng hộ. Con trưởng của hoàng hậu thứ 7 là bà Monique tên Norodom Sihamoni được hoàng gia chọn kế vị.
Những kiến thức trên đây giúp cho chúng ta hiểu thêm đôi điều về hoàng gia Campuchia và hết thắc mắc về tên những con đường ở Phnom Penh như Monivong, Sisowath, Norodom...
Hoàng
cung Phnom Penh là nơi cư ngụ của hoàng gia Campuchia. So với triều Nguyễn ở
nước ta thì hoàng gia Campuchia có nhiều may mắn hơn vì còn tồn tại tới ngày
nay và được người dân mến trọng hơn. Nhưng vì sao ở phần trước đây, hướng dẫn
viên Sóc Thia nói có tượng vua bên nội và tượng vua bên ngoại. Ta hãy tìm hiểu đôi
chút về gia phả của hoàng gia Campuchia.
Ang Duong Ðại Ðế
Xin bắt đầu với vua Ang Duong, tiếng Việt là Nặc Ông Dương, lên ngôi năm 1841 (thời vua Thiệu Trị ở nước ta). Ông này được dân Campuchia gọi là Great King (Ðại Ðế). Trong thời gian ông trị vì, nước Campuchia nằm trong vùng tranh chấp giữa Việt Nam và Thái Lan. Ông nghiêng về phía Thái và chống Việt. Ông đã từng viết thư cho Pháp để yêu cầu giúp đỡ. Năm 1859 ông đã từng đặt chân đến Châu Ðốc. Vua Ang Duong chết năm 1860. Con trai ông là Ang Vodey lên ngôi tức vua Norodom.
Xin bắt đầu với vua Ang Duong, tiếng Việt là Nặc Ông Dương, lên ngôi năm 1841 (thời vua Thiệu Trị ở nước ta). Ông này được dân Campuchia gọi là Great King (Ðại Ðế). Trong thời gian ông trị vì, nước Campuchia nằm trong vùng tranh chấp giữa Việt Nam và Thái Lan. Ông nghiêng về phía Thái và chống Việt. Ông đã từng viết thư cho Pháp để yêu cầu giúp đỡ. Năm 1859 ông đã từng đặt chân đến Châu Ðốc. Vua Ang Duong chết năm 1860. Con trai ông là Ang Vodey lên ngôi tức vua Norodom.
Những
tháp và tượng Norodom cưỡi ngựa trước chùa bạc
Vua Norodom được gọi là vị vua thời đại mới
bởi vì năm 1863, ông và người Pháp ký hiệp ước đặt Campuchia dưới sự bảo hộ của
Pháp. Hai năm sau, dân Khmer nổi lên chống Pháp. Người Pháp cho rằng ông ngầm
ủng hộ kháng chiến. Cuộc nổi loạn này chỉ chấm dứt khi ông nói rằng người Pháp
đã nhượng bộ rất nhiều. Thực chất là từ sau đó ông chỉ là một ông vua bù nhìn.
Trong thời đại của ông, kinh đô của Campuchia được người Pháp dời từ Oudong về
Phnom Penh mà ông cũng không có ý kiến gì. Sau khi vua Norodom chết năm 1904,
em kế của ông là Ang Sar lên ngôi tức vua Sisowath. Ông này theo Pháp nên được
làm vua. Vua Sisowath chết năm 1927, con là Sisowath Monivong lên kế vị.
Cuộc hôn nhân cùng dòng máu
Như đã nói ở trên vua Ang Duong có hai người
con là Norodom và Sisowath. Bên dòng lớn của vua Norodom có một người cháu nội
trai tên là Suramarit. Bên dòng kế của vua Sisowath có một cháu nội gái tên là
Kosamak. Hai người nầy có cùng ông cố là vua Ang Duong nhưng đã thành hôn với
nhau. Năm 1922 họ sinh con trai đầu lòng đặt tên là Norodom Sihanouk. Như vậy
vua Ang Duong là ông sơ bên nội của Sihanouk hay cũng là ông sơ bên ngoại. Do
đó vua Norodom là vua bên nội, còn vua Sisowath và Sisowath Monivong là vua bên
ngoại.Vua Monivong chết năm 1941. Ðáng lẽ người kế vị là con trai ông ta tên là
Sisowath Moniveth, nhưng Pháp đã chọn Sihanouk làm vua vì nghĩ rằng ông nầy dễ
sai khiến hơn. Ðiều nầy là một sai lầm.
Con nhường ngôi cho cha
Vua Sihanouk làm vua từ năm 1941 tới năm 1955
thì muốn nắm thêm quyền hành về chánh trị nên từ chức và nhường ngôi lại cho
cha mình là Norodom Suramarit. Còn ông ta thì làm thủ tướng. Khi vua Suramarit
băng hà năm 1960 thì Sihanouk giữ chức thủ tướng kiêm quốc trưởng tới năm 1970
thì bị Lon Nol lật đổ. Ông còn làm quốc trưởng từ năm 1975-1976 dưới thời Khmer
Ðỏ nhưng sau đó mất quyền về tay Khieu Samphan.
Bản đồ Campuchia thời Vua Ang Duong |
Làm vua lần thứ hai
Sau khi Việt Nam rút quân năm 1989, do sự dàn xếp của Liên Hiệp Quốc, các phe chống đối ở Campuchia đồng ý một hiến pháp mới theo đó Campuchia là một nước quân chủ lập hiến. Do đó từ năm 1993, Sihanouk trở lại làm vua đất nước này. Sihanouk có 7 người vợ. Năm 2004, Sihanouk chuẩn bị trao quyền lại cho con trai. Hoàng thân Nararith là con thứ của người vợ đầu tiên đáng lẽ được làm vua, nhưng ông này có đảng chánh trị nên không được hoàng tộc ủng hộ. Con trưởng của hoàng hậu thứ 7 là bà Monique tên Norodom Sihamoni được hoàng gia chọn kế vị.
Ông này sinh năm 1953, là một vũ sư, từng là
đại sứ của Campuchia ở UNESCO, hiện còn độc thân. Ông đã từng đi nước ngoài rất
nhiều và biết nói nhiều thứ tiếng như: Anh, Pháp, Nga, và Tiệp Khắc. (Mẹ của
vua hiện nay tức Hoàng Thái Hậu là bà Monique Izzi, sinh tại Sài Gòn năm 1936,
có cha là người Pháp lai Ý ở đảo Corse, mẹ của bà là người Khmer sinh ở Nam
Vang).
Những kiến thức trên đây giúp cho chúng ta hiểu thêm đôi điều về hoàng gia Campuchia và hết thắc mắc về tên những con đường ở Phnom Penh như Monivong, Sisowath, Norodom...
Oudong, còn được gọi là Udong hay Odongk,
là cố đô của Campuchia từ thế kỷ thứ 17 đến thế kỷ 19; đây được xem là cố đô
cuối cùng trước khi các vị vua Khmer quyết định chọn Phnom Penh làm thủ đô. Cố
đô là một trong những di tích khiêm nhường so với hầu hết các công trình khác
tại Campuchia. Nằm khép mình trước Phnom Penh, Oudong sớm chìm
vào quên lãng và bị rừng già bao phủ, kiến trúc không có gì là đặc sắc lắm và
không được xây dựng bề thế và quy mô so với các cố đô khác.
Hiện nay, Cố đô chỉ còn lại
những tháp Gropa cao vút, trên đỉnh tháp có điêu khắc. Các tháp cao được xây
dựng tương tự như cố đô Ayuthaya - Thái Lan và hiện nay các tháp hầu hết đều đổ
nát. Người ta ra sức trùng tu nó bằng phương pháp theo chính phương pháp mà
người Khmer đã từng làm là trùng tu hoàn toàn bằng thủ công với công cụ chính
là ròng rọc để kéo các nguyên liệu cần thiết cho việc trùng tu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét