2 tháng 7, 2013

Công chức “báo cô” Nhà nước là ai?



Công chức "báo cô" Nhà nước là đây?

Làm sao  loại báo cô này đây?
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Hồng Sơn cho rằng, nên bỏ chế độ biên chế thay bằng cơ chế khoán kinh phí sẽ phát huy được trí tuệ sáng tạo và hiệu quả công việc, tiết kiệm chi phí. Nhưng việc làm này sẽ xáo trộn cơ chế quản lý và không nhất quán trong việc tính lương, hạn ngạch công chức toàn xã hội. Ông Lê Như Tiến – Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội từng chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc: có khoảng 30% công chức làm được việc, 30% phải cầm tay chỉ việc và 30% còn lại thì dù cầm tay chỉ việc cũng không biết việc để mà làm. Liệu có phải do khâu tuyển dụng của ta có vấn đề? đó là việc chủ yếu nghiên cứu hồ sơ, dựa vào bằng cấp là chính mà không coi trọng năng lực thực sự và hiệu quả công việc. Tình trạng này đang khá phổ biến trong việc tuyển dụng công chức, thậm chí có nơi coi trọng “lý lịch” hơn mọi thứ khác. Hậu quả nền hành chính yếu kém và trì trệ một phần không nhỏ bắt đầu từ tuyển dụng công chức và sự đánh giá, nhìn nhận của lãnh đạo cơ quan đơn vị tuyển dụng. Không có công chức giỏi nếu không có lãnh đạo giỏi. Thuật dụng nhân luôn đòi hỏi rất cao vai trò, tầm nhìn của người đứng đầu cơ quan từ việc tuyển dụng, thay đổi công việc, bố trí chức danh và buộc thôi việc khi làm việc không hiệu quả.

Trở lại câu chuyện ngân sách của quốc gia đang phải bội chi cho rất nhiều gói ứng cứu nền kinh tế đang đứng trước quá nhiều khó khăn cả khách quan lẫn chủ quan, thì Chính phủ vẫn ưu tiên chi cho việc tăng lương cơ sở 100.000 đ/tháng cho cán bộ công chức nhà nước. Nhưng cũng từ việc làm này, vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm chính là con số 30% công chức đang báo cô ngân sách, hiệu quả làm việc, cống hiến của họ “có cũng như không” như những người vô danh trong biên chế nhà nước mặc nhiên tồn tại trong cỗ máy hành chính nhà nước. Liệu họ có phải là một trở lực trì trệ cho bộ máy công vụ nhà nước hay không?
Cuối năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, nhằm hướng tới việc xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp, có trách nhiệm, năng động, minh bạch và hiệu quả. Mục tiêu của đề án cũng đề ra rất cụ thể đến 2015, có 70% các cơ quan tổ chức Nhà nước từ trung ương đến cấp huyện thị, xây dựng và phê duyệt danh mục vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo ngạch; sửa đổi, bổ sung và xây dựng 100% các chức danh và tiêu chuẩn công chức; nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức, thi nâng ngạch công chức. Trong đó có 100% các cơ quan trung ương và 70% các cơ quan địa phương ứng dụng công nghệ thông tin vào thi tuyển, nâng ngạch…

Cuộc đua giữa công chức con ông cháu cha và công chức làm việc thật sự.

Hiện tại có quá nhiều cơ quan nhà nước đang tồn tại những lãng phí vô hình, hữu hình. Một trong những lãng phí lớn nhất là thời gian, con người và chất xám. Nhiều công chức chỉ đến cơ quan cho “có đến” còn ngồi phòng máy lạnh chơi games, chát chít hoặc tán gẫu không ai quản lý. Thói “ăn chùa, báo cô” này có từ thời bao cấp đến nay vẫn còn. Chưa nói nhiều công chức còn đưa cả con, cháu vào tạm ở tại cơ quan để học hành vì xa nhà và thoải mái xài điện, nước chùa. Một nguyên nhân nữa “không nói ra thì ai cũng biết” đó là loại công chức “5C” (con cháu các cụ cả) do ký gởi mà có. Nhiều cơ quan nhà nước giống như “nhà trẻ trung ương” mà mọi người dân thường nhắc tới do con cháu người nhà của lãnh đạo “gởi tạm”. Thêm vào đó là việc chính sách lương bổng bất hợp lý, thu nhập thấp đã dẫn đến những dòng chất xám và người tài thật sự lần lượt bỏ ra khỏi cơ quan nhà nước để làm cho các cơ quan kinh tế ngoài nhà nước.

840 ngàn "quả mìn" mang tên ... "công chức"!

Một số cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan thuộc tổ chức đoàn thể xã hội, các ban của Đảng thông thường đang tồn tại khá nhiều công chức dạng “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”, không làm việc nhiều vẫn hưởng lương cao, trình độ học vấn, quản lý kém vẫn ngồi ghế lãnh đạo. Chưa kể đến một loạt dạng công chức con em của “nguyên lãnh đạo” khi hết việc phân bổ làm, ngồi không “lui tới” cho có mâm, có tụ. Có người nói thách: liệu lãnh đạo cơ quan có dám “giảm biên chế” dạng công chức này không? Sợ e rằng, chưa kịp giảm biên thì ghế lãnh đạo bị mất cũng nên. Thực tế đang có tồn tại như vậy, dù có thừa nhận hay không thừa nhận thì cũng là một tồn tại trong bộ máy nhà nước hiện nay. Ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó Ban Kiểm tra Trung ương Đảng cho rằng: “Việc nước, việc dân nhiều lắm, sao chúng ta vẫn nghe thấy chỗ này, chỗ kia công việc trì trệ? Theo tôi, phải cho nghỉ việc công chức bị nhắc nhở nhiều lần vì ham chơi, “ăn cắp thời gian”.
Sự lãng phí tiền của dành cho đối tượng công chức này là quá lớn, thay vì “không cần có” 30% công chức loại này, để tăng thưởng, tăng đầu tư vào những công chức đang cần mẫn làm việc, đang miệt mài sáng tạo và tối mặt mũi vì công việc tại các bệnh viện, cảnh sát giao thông, quân đội, công an, công nhân môi trường, đô thị, vệ sinh công cộng…Tất nhiên, không thể “quơ đũa cả nắm” công chức cắp ô, vì trong số đó còn có người đang rất khát khao được làm việc, được cống hiến nhưng họ đã không được sắp xếp công việc phù hợp, không được đánh giá đúng năng lực, trình độ chuyên môn. Bộ trưởng Vũ Đức Đam từng nói: “Thực tế trong bộ máy hành chính của chúng ta có một bộ phận do rất nhiều nguyên nhân, hiện nay mức độ đóng góp còn hạn chế. Ngay cả VPCP cũng có hiện tượng đó. Khi có một nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp mà từng vị trí được xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách thì công chức dạng có cũng được, không có cũng được sẽ giảm đi.
Hoàng Châu

Không có nhận xét nào:

Trang