Lại sang 'Tháng Tám mùa thu cách mạng',
cách đây 68 năm, ngày 12-10-1945, khi Tuyên
ngôn Độc lập khai sinh nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới đọc tại quảng trường Ba Đình được hơn một tháng.
Khi đó, chính quyền cách mạng của nước VNDCCH mới đi vào hoạt động, còn trong
'trứng nước. Các cán bộ từ Trung ương đến địa phương mới trong rừng, trong 'cứ'
ra.
Thế nhưng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận diện ra những căn bệnh sẽ phát
sinh, phát triển ngay trong đội ngũ đảng lãnh đạo. Bác Hồ đã viết trên báo Cứu
Quốc (số 65) bài“Sao cho được lòng dân?” (Ký bút danh Chiến Thắng). Đây không đơn
thuần là sự tiên đoán, mà là kinh nghiệm nhìn nhận, hiểu biết, đúc kết của Bác
từ khi mới thành lập đảng 1930. Mà cái gốc là cách nhìn, phân tích tâm lý, tính
cách, lối sống tác phong của con người.
Thực ra, chế độ mới của nền dân chủ cộng hòa còn trứng nước, đã có cớ gì
để xuất hiện sự “mất lòng dân”, nhưng hầu như Bác Hồ đã tiên tri cái bệnh “bẩm
sinh” của Đảng, thể nào các ông “quan cách mạng” cũng sẽ bị mất lòng dân. Cái
căn nguyên ngày càng mất lòng dân, mất niềm tin bởi cái tâm không thiện, cái
tầm quá thấp, động cơ làm cách mạng lại thiếu trung thực, vì cái “tôi” quá lớn,
nặng cá nhân chủ nghĩa, tham quyền trục lợi, kèn cựa địa vị, đạo đức, lối sống
không gương mẫu, rồi bị suy thoái, bị mất uy tín với dân. Đọc bài viết này, như
Bác Hồ đang nói chuyện với các cán bộ, đảng viên tham gia học tập Nghị quyết
Trung ương 4 (khóa XI), hoặc là đang ‘quán triệt' Nghị quyết Hội nghị TW 7.
Sao
cho được lòng dân?
Ta nhận thấy xung quanh các Uỷ ban nhân dân, một vài nơi tiếng phàn
nàn oán thán nhiều hơn tiếng người khen. Dân chúng tín nhiệm ở Chính phủ Trung
ương nhiều hơn các Uỷ ban địa phương.
Những Uỷ ban đó không những không được dân yêu, còn bị dân khinh,
dân ghét là khác nữa.
Thứ nhất dân ghét các ông chủ tịch, các ông uỷ viên vì cái tật
ngông nghênh cậy thế cậy quyền. Những ông này không hiểu nhiệm vụ và chính sách
của Việt Minh, nên khi nắm được chút quyền trong tay vẫn hay lạm dụng, có được
mấy khẩu súng lục trong túi lúc nào cũng lăm le muốn bắn, đeo chiếc kiếm bên
mình lúc nào cũng chỉ chực muốn chặt người ta. Người ta còn bĩu môi nói đến bà
"phủ trưởng" nọ bận quần áo chẽn, tóc cắt ngắn cưỡi ngựa đi rong khắp
chỗ mà chẳng có việc gì, người ta còn thì thào chỉ trỏ ông tỉnh trưởng kia vác
ô tô đưa bà "tỉnh trưởng" đi chơi mát mỗi buổi chiều.
Từ chỗ ngông nghênh xa phí đó rất dễ đi đến chỗ ỷ thế cậy quyền,
làm nhiều điều quá tệ. Thậm chí có ông tư pháp khi xử kiện bắt tội nhân quỳ
trước thềm đánh đập, chửi mắng tội nhân, hách dịch đúng như những "ông
quan", "ông thanh tra" dưới thời Pháp thuộc, Nhật thuộc!
Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải
hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Phải chú ý giải quyết
hết các vấn đề dầu khó đến đâu mặc lòng, những vấn đề quan hệ tới đời sống của
dân. Phải chấp đơn, phải xử kiện cho dân mỗi khi người ta đem tới. Phải chăm lo
việc cứu tế nạn nhân cho chu đáo, phải chú ý trừ nạn mù chữ cho dân. Nói tóm
lại, hết thảy những việc có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân
phải được ta đặc biệt chú ý.
Ngoài ra, đối với tất cả mọi người trong các tầng lớp dân chúng, ta
phải có một thái độ mềm dẻo khôn khéo, biết nhân nhượng, biết trọng nhân cách
người ta. Phải tỏ cho mọi người biết rằng công việc là công việc chung, thiếu
người ra gánh vác thì mình ra, nếu có người thay, mình sẽ nghỉ để làm việc
khác, sẵn sàng nhường lại cho ai muốn làm và làm được.
Nói tóm lại, muốn được dân yêu, muốn được lòng dân, trước hết phải
yêu dân, phải đặt quyền lợi của dân trên hết thảy, phải có một tinh thần chí
công vô tư.CHIẾN THẮNG
(Báo Cứu quốc, số 65, ngày 12-10-1945)
Cụ Hồ cứ dạy thế, nhưng hậu
duệ, hậu thế bây giờ chứ nó chức trọng quyền cao mà đâu có nghe cụ?
""Học tập và làm theo..." nhưng chúng nó ăm cắp, xén bót chữ H
của cụ đi rồi. Thành ra "Học tập và làm TEO tấm gương"...Đúng thế,
TEO dần. Chúng nó dùng chữ H vào Hùn hạp, Hội họp, Hống hách, Hung hăng, Hứa
hão, Hoạnh họe dân...Thế có buồn không, Dạ, Thưa Cụ?!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét