28 tháng 7, 2013

Ta Prohm

Ta Prohm là tên gọi hiện đại của một ngôi đền tại AngkorCampuchia, được xây theo phong cách Bayon phần lớn vào cuối thế kỷ 12 và đầu thế kỷ 13, ban đầu được gọi là Rajavihara. Là trường Đại học đầu tiên của campuchia,tọa lạc cách Angkor Thom về phía đông và nằm ở cạnh phía nam của Đông Baray gần Tonle Bati, ngôi đền này đã được thiết lập bởi vua Khmer Jayavarman VII làm một tu viện và trường học Phật giáo Đại thừa. Không giống như phần lớn đền tại Angkor, Ta Prohm đã bị bỏ quên với điều kiện như lúc mới xây: cảnh cây cối xung quanh phế tích và các khu rừng nhiệt đới bao quanh nó đã khiến nó là một trong những ngôi đền tại Angkor được du khách viếng thăm nhiều nhất.

Cổng đền chính

Đền do vua Jayavarman VII xây dựng năm 1189 dài 1 km, rộng 700 m, tốn 5 vạn lượng vàng, 5 vạn lượng bạc và nhiều đá quý. Sau khi lên ngôi vào năm 1181, Jayavarman VII lao vào một chương trình lớn lao là xây dựng các đền đài. Ta Prohm là một trong những ngồi đền đầu tiên được xây dựng, bia ghi là vào năm 1186. Tên đầu tiên của Ta Prohm là Rajavihara (đền Hoàng Gia). Jayavarman VIIđã xây dựng để tôn vinh hoàng tộc của mình. Hình ảnh nguyên của ngôi đền thể hiện Prajnaparamita, sự thông thái, là mô hình thờ mẹ nhà vua. Các đền ở phía Bắc và phía nam thể hiện người có uy tín của nhà vua và anh trai nhà vua. Tương tự Ta Prohm có đền thể hiện Lokesvara là một mô hình thờ cha nhà vua. Sau khi triều đại của đế chế Khmer đi xuống, đền Ta Prohm rơi vào sự quên lãng và nó được phát hiện trở lại vào đầu thế kỷ 20


Để tưởng niệm mẫu thân là Jayarajachudanami. Ngôi mộ Mẹ trong đền, bốn bức tường bằng đá có gắn kim cương. Tương truyền những đêm trăng sáng, những hạt kim cương phản chiếu rực rỡ. Khi Jayavarman VIII lên ngôi đã hủy những hình ảnh liên quan đếnPhật giáo để thờ vật linh của đạo Bà La Môn. Trong suốt nhiều năm liên tiếp, đền chịu bao thăng trầm của lịch sử, quan trọng nhất là cuộc tấn công của quân đội Miến Điện và quân đội Xiêm vào cuối thế kỷ 13. Ngôi đền bị đổ nát rất nhiều dưới sự giày xéo của quân đối phương. Đền bị đổ nát, cổ vật trong đền bị quân đội Xiêm lấy mang về nước. Quan trọng nhất là những viên kim cương tại gian chính điện đã bị cậy đi mất. Hiện nay, phía trong gian chính điện vẫn còn vết tích của nơi đặt kim cương.
Mộ Hoàng Hậu những lỗ khoét  để lấy kim cương


Nơi đặt mộ Hoàng Hậu và Kim cương

Hiện nay trong đền chỉ còn linga và yoni. Nơi đây còn có đền “vỗ ngực” - nghe âm thanh vọng lại khi vỗ vào ngực mình. Thuở xưa nhà vua sùng đạo Phật, thường đến nơi đây những đêm rằm để cầu nguyện khi lòng còn ấm ức.
Cây Tung
Đền Ta Prohm bị hủy hoại bởi thời gian trong chiến tranh và bị thiên nhiên hủy hoại. Cổ thụ mọc xen lẫn bờ thành, rễ xuyên phá làm đá sụp đổ. Cảnh tượng hùng vĩ nhất chính là rễ của các cây tung và kơ nia ôm gọn cả ngôi đền như nuốt trọn. Cảnh đền có vẻ điêu tàn hoang phế nên đoàn phim Hollywood đã chọn nơi đây để diễn viên Angelina Jolie đi tìm kho báu trong phim Tomb Raider. Đền Ta Prohm đang được Ấn Độ tài trợ tu sửa phần nào. Các rễ cây cổ thụ khổng lồ mọc trùm lên những tòa tháp đổ nát khiến kiến trúc của ngôi đền càng thêm kỳ bí. Ngoài ra, đền Ta Prohm còn nổi tiếng với tên gọi Lăng mộ Hoàng hậu: nơi những cây cổ thụ vĩ đại bao phủ nhiều công trình tạo nên những hình thù cổ quái và hấp dẫn. Tại đây còn có một hành lang kỳ bí, đi bên trong nó, nếu đập nhẹ tay lên ngực sẽ nghe được tiếng đập vọng về rất mạnh qua những bức tường thành.

Đường vào Ta Prohm

Có tất cả hai đường để vào đền - cả hai cổng đều bắt buộc du khách đi bô để vào rất xa - du khách vào một cổng và ra một cổng - đền rất rộng lớn và đổ nát. Khu vực trùng tu du khách không thể tham quan, một số cây Tung đang có nguy cơ mục nát và ban quản lý cố gắng cứu nó bằng mọi cách.
Trải qua nhiều thế kỷ chìm đắm trong sự quên lãng, một lần nữa Ta Prohm đã thức giấc cùng với bước chân khám phá của những chủ nhân thế kỷ XX.  Người ta ngỡ ngàng với một Ta Prohm ngàn năm tuổi nằm chen lẫn trong những cây đại thụ của rừng già. Đền  Ta Prohm, một trong những kỳ tích của nền văn minh Khmer huy hoàng đã khoác lên mình diện mạo mới. Tung và Knia mọc ra từ những hạt mầm của ngày xưa trên những hốc đá xây đền Ta Prohm giờ đã trở thành những gã khổng lồ to lớn, vươn ra hàng trăm cánh tay kỳ dị ôm riết lấy ngôi đền.

Cây chung thủy
Những chiếc rễ to lớn của nó như những con trăn oằn oài thân mình theo bức tường thành dài ngoẵng; có những chiếc rễ cắm thẳng từ trên đỉnh đền xuống, chọc thủng đá ở nóc đền một cách dễ dàng, rồi cắm sâu vào nền đất như đóng chiếc cọc vững chắc cho ngôi đền; có những đoạn rễ ngốn ngấu, tham lam, bóp nát đá thành những phiến vụn vỡ; có những đoạn rễ tiếc thương, bợ đỡ đá chống chọi qua mưa nắng thời gian. Đến Ta Prohm, người ta phải ngỡ ngàng trước những công trình ngổn ngang mà đẹp đẽ của cây chen đá. Chỉ có thể là đôi bàn tay tài tình của tạo hóa mới có khả năng xếp đặt nên vẻ kỳ tích trong sự hoang tàn nơi đây. Người thưởng ngoạn dừng chân, bồi hồi ngắm nghía những gương mặt vũ nữ Apsara rạn vỡ trong thành cổ rêu phong, nghẹn ngào,  xót xa cho một thời đại vinh hiển đã qua.
Cây si ăn cây đa( Cây Si Đa)

Quay ngược lại thời gian của năm 1186, tức năm bắt đầu xây đền như theo bia ký đã chép lại: Rajavihara – Đền hoàng gia (tức tên gọi ban sơ  của Ta Prohm) là ngôi đền được thiết lập bởi vị vua Khmer là Jayavarman VII vào cuối thế kỷ XII và đầu thế kỷ XIII. Đền có chiều dài 1 km, rộng 700 m. Để xây dựng nên công trình vĩ đại này người ta đã phải dùng đến 5 vạn lượng vàng, 5 vạn lượng bạc và nhiều đá quý. Đây là một phức hợp các công trình đền đài  được xây dựng nhằm tôn vinh hoàng tộc Jayavarman VII, được sử dụng để làm một tu viện và trường học Phật giáo Đại thừa. Ngôi đền này đã từng có 12.640 người ở. Trong đó có 18 hòa thượng, 2.740 thầy tư tế, 2.232 người giúp việc và 615 vũ nữ. 
Mặt trước Ta Prohm

Vua Jayavarman VII đã cho đục 260 bức tường, dựng 39 ngọn tháp, 566 khóm nhà bằng đá, 286 ngôi nhà bằng gạch, 3.140 làng và 79.365 người phải hầu hạ và phục dịch cho đền. Báu vật trong đền có tới 5 tấn đĩa chén bằng vàng, 512 giường, 524 cái lọng, ngọc trai đếm được 4 vạn viên, kim cương 35 hạt, ngọc thạch 4.540 viên. Ánh hào quang của  triều đại Jayavarman nay chỉ còn lại là bức tranh một khu đền tháp mục nát ẩn khuất dưới bóng đại thụ của khu rừng già nhiệt đới.
Ta Prohm có cấu trúc theo dạng đền “phẳng”, một dạng mô tip quen thuộc  của hầu hết các ngôi đền Khmer, với 5 bờ tường hình chữ nhật bao quanh điện thờ linh thiêng trung tâm, cửa hướng về phía Đông. So với một số khu đền tháp khác Ta Prohm có rất ít phù điêu. Một trong các giải thích về sự thiếu hụt các tác phẩm điêu khắc này là do các tác phẩm nghệ thuật bị tàn phá bởi những người bài trừ thánh tượng Hindu. Những tàn tích của đế chế Jayavarman còn lại cho đến ngày nay đã thu hút hàng trăm triệu lượt du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ về Campuchia mỗi năm. Gắn liền với sự nổi tiếng của Ta Prohm là “Lăng mộ hoàng hậu” nằm trong ngôi đền được vua Jayavarman VII xây dựng để thờ phụng thân mẫu mình là Jayarajachudanami. Tương truyền, lăng mộ hoàng hậu được đặt trong 4 bức tường đá gắn đầy kim cương.


Nơi đặt Hoàng Hậu và chỗ gắn kim cương

Những đêm trăng sáng, kim cương phản chiếu tỏa hào quang rực rỡ khắp căn phòng. Toàn bộ những châu báu này đã bị quân xâm lược Miến Điện và Xiêm cướp đi vào thế kỷ thứ XIII. Đến nay, tại tòa chính điện, chỉ còn lại  vết tích của những lỗ tròn được khoét sâu trên 4 bức tường đá dùng để đặt kim cương xưa kia và còn sót lại  một số linga và yoni. Bên cạnh mô hình đền thờ mẹ, ở Ta Prohm còn có ngôi đền thể hiện Lokesvara là một mô hình thờ cha nhà vua và các đền ở phía Bắc và phía Nam thể hiện người có uy tín của nhà vua và anh trai nhà vua. Đi men theo những hành lang đá xiêu vẹo lẩn khuất trong những tia sáng mờ ảo sẽ dẫn du khách đến căn phòng cầu nguyện nơi mà chỉ cần giơ bàn tay vỗ vào lồng ngực, lập tức những tiếng vọng rất to sẽ vang lên một cách lạ lùng và bí ẩn. Không gian linh thiêng này chính là nơi nhà vua đã từng đến để cầu nguyện trong những đêm trăng tròn...

Tượng phật sót lại nằm trong gốc Si già

Sự kỳ bí và mê hoặc của Ta Prohm đã mang đến cho du khách niềm phấn khích lạ lùng. Một lần đến với Ta Prohm như thể đã lạc bước vào chốn hoang sơn cùng cốc, thời gian chậm rãi im ắng quay lui; tiếng đàn nhạc réo rắt, dáng vũ nữ  mỹ miều như lẩn khuất đâu đây. Du khách bâng khuâng ngắm ánh chiều chập choạng phủ xuống cánh rừng u tịnh, tòa tháp ưu tư  thì thầm câu chuyện của ngàn năm xưa.

Không có nhận xét nào:

Trang