Cung
điện Hoàng gia Campuchia ở thủ đô Phnom
Penh là một tổ hợp các tòa nhà nơi Hoàng gia Vương quốc Campuchia được xây
dựng từ hơn một thế kỷ trước để phục vụ việc ăn ở, sinh hoạt của quốc vương,
gia đình quốc vương và các quan khách nước ngoài, nơi đây còn là nơi diễn ra
các cuộc thiết triều, các nghi thức ngoại giao và lễ nghi hoàng gia.
Áo làm bằng 2,4 kg vàng ròng và hàng ngàn viên kim cương |
Tiếng
Khmer gọi tên đầy đủ là Preah Barom Reachea Vaeng Chaktomuk. Các Vua Campuchia đã ở trong
cung điện này kể từ ngày cung điện được xây dựng từ 1866, ngoại trừ có một thời
kỳ gián đoạn khi đất nước này dưới quyền cai trị của Khmer
Đỏ. Cung điện được khởi xây sau khi vua Norodom chuyển đô
từ Oudong về Phnom Pênh sau giữa năm 1800. Cung
điện nhìn về hướng Đông và tọa lạc tại bờ Tây của ngã 4 các phân nhánh của sông Mêkong gọi là Chaktomuk.
Phòng khánh tiết
Tiếng
Khmer gọi là Preah Thineang Vinnichay có nghĩa là "Thánh vị phán
xử". Phòng khánh tiết là nơi nhà vua cùng nội các thiết triều. Ngày nay
Điện này được sử dụng để cử hành nghi lễ hoàng gia và tôn giáo như đăng quang,
kết hôn hoàng gia và nơi nhà vua tiếp khách.
Phòng
khánh tiết đã được xây dựng hai lần, lần đầu tiên được xây dựng bằng gỗ vào năm
1869-1870 dưới thời vua Norodom, công trình này bị phá bỏ năm 1915. Phòng khánh
tiết ngày nay được xây dựng năm 1917 và được khánh thành năm 1919 bởi nhà vua
Sisowath. Toà nhà có diện tích 30*60m, với đỉnh tháp cao 59m. Như tất cả các
ngôi nhà và công trình xây dựng trong hoàng cung, Phòng khánh tiết có hướng
đông và rực rỡ nhất vào buổi sáng. Ngai vàng (Reach Balaing) được đặt trang
trọng chính giữa phòng . Chiếc ngai vàng này được sử dụng để làm lễ đăng quang
cho các vị vua vào ngày đăng quang, lần cuối cùng dưới thời vua Sihanmoni vẫn
chưa làm lễ đăng quang trên chiếc ngai vàng này. Trần có cấu trúc mái vòm trang
trí họa tiết rực rỡ mô tả truyền thuyết Reamker (Sử thi Ramayana đã Khmer hóa).Đây được xem là một bức
tranh khá độc đáo với cách vẽ trần và màu không phai theo thời gian.
Tòa
nhà hình chữ thập được viền bằng 3 mái chóp. Ở trung tâm có mái chóp cao 59 m
màu trắng, tượng Brahma. Phía trong có ngai vàng và 4 bức tượng bán thân của
các vị vua trước đây. Cánh trái của tòa điện có một ngai vàng có hình dạng một
cây kiệu cáng và một bức tượng đồng bằng người thật của Vua Sisowath trong biểu chương
của hoàng gia.
Có cờ xanh treo trước Hoàng Cung là Vua ở tại cung điện |
Sảnh trước Hoàng cung |
Người viết bài và vợ trước Hoàng cung |
Ngai vàng trong Hoàng cung ( Ảnh chụp trộm) |
Công trình khác tại Hoàng Cung
Là
nơi nghỉ ngơi và thư giãn của hoàng cung, nơi mà nhà vua đợi để lên lưng voi
trong các dịp rước lễ của hoàng gia, được xây dựng năm 1917, đây còn là nơi cất
giữ nhạc cụ và các đạo cụ biểu diễn. Ngày nay, điện dùng để trưng bày vật kỷ
niệm của những nhà lãnh đạo nước ngoài
Hor Samrith Phimean (Cung điện đồng)
Áo Vua |
Tượng các cung nữ trong trang phục suốt một tuần trong cung điện Đồng
|
Được
xây dựng năm 1917 và là nơi cất giữ những trang phục và vật tượng trưng của
Hoàng Gia. Ngày nay tầng 1 của ngôi nhà dùng là nơi trưng bày những trang phục
và biểu trưng Hoàng Gia. Hầu hết các trang phục của vua chúa, hoàng hậu, chén
bát và các trang phục cung nữ trong suốt một tuần lễ cũng được trưng bày tại
đây .
Điện Phochani
Cung điện Phochani - nơi biểu diễn các hoạt động nghệ thuật cung đình
Là
một sân khấu rộng dùng vào mục đích biểu diễn nghệ thuật, công trình được khánh
thành năm 1912 do các nghệ nhân làm mộc nổi tiếng ở làng Diệc,Hưng Hà,Thái
Bình,Việt Nam thiết kế và xây dựng. ngày nay được sử dụng làm nơi đón tiếp và
hội nghị của hoàng gia.
Wat
Phnom là một ngôi chùa lịch sử và là một trong những chùa quan trọng nhất ở Phnôm
Pênh. Đây là ngôi chùa linh thiêng thu hút khách hành hương từ mọi miền đất
nước và là điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách khi du lịch đến đất
nước này.
Chùa
được xây năm 1373.
Nằm ở độ cao 27 m so với xung quanh, nó là điểm cao nhất trong thành phố này và
cũng là công trình tôn giáo cao nhất. Chùa được một quả phụ giàu có là Daun
Chi Penh xây trên một ngọn đồi nhân tạo, sau khi một trận lụt lớn đã cuốn
trôi các bức tượng Phật tới đây. Truyền thuyết kể lại rằng sự ra đời của Wat
Phnom gắn chặt với sự khởi đầu của Phnôm Pênh. Người ta kể rằng năm 1372 bà
Penh (Yea Penh) vớt được một cây gỗ trôi dạt trên sông. Bên trong cây gỗ là 4
bức tượng Phật. Bà đã cho đắp một ngọn đồi (phnom có nghĩa là đồi) và
một ngôi chùa nhỏ (wat) ở khu vực mà ngày nay gọi là Wat Phnom. Sau này,
khu vực xung quanh được gọi theo ngọn đồi (Phnom) và người tạo ra nó (Penh), vì
thế mà có Phnom Penh. Ngôi chùa hiện đang tồn tại được xây dựng lại lần
cuối vào năm 1926. Đã có nhiều hạng mục thêm vào trong các thế kỷ qua. Tháp
chứa hài cốt lớn nhất chứa tro của vua Ponhea Yat (1421?-1462),
người đã di chuyển kinh đô của đế chế Khmer từ Angkor về Phom Penh. Khu vực
chùa này là trung tâm lễ hội của thành phố trong Năm mới Campuchia và Pchum
Benh.
Ðồng hồ nằm bên sườn đồi chùa Bà Penh. |
Miêu tả
Chùa
có tất cả hai hướng để tham quan, du khách tham quan ngôi chùa sẽ đi một đường
và xuống một đường. Đường lên chùa không cao, phía con đường đi có bức tượng
của rắn thần Naga và 2 con linh sư - những con vật
quen thuộc trong tín ngưỡng của người Campuchia và là những linh vật được thấy
hầu hết trong đền quần thể đền Angkor. Phần ngôi chùa phía trên đồi tôn thờ giống như hầu hết
các ngôi chùa ở Campuchia, phía sau , Bà Pênh được thờ phía sau chùa rất
linh thiêng mà du khách thường đến cúng bái, phía cạnh tượng bà Pênh là tượng
ông thần tài- một vị thần theo tín ngưỡng của người
Hoa được phối thờ. Phần tháp màu trắng được xây dựng lại phía sau tượng bà
Pênh được sơn màu trắng dùng để chứa hài cốt của vua Ponhea Yat- hình ảnh đặc
biệt mà từ xa có thể thấy ngôi tháp.
Tượng vua Ponhea Yat phía cổng đồng hồ cỏ |
Phần
đi xuống con đường là quảng trường nhỏ có bức tượng của vua Ponhea Yat.
Phía dưới là một đồng hồ cỏ mà người Hoa đã dành tặng cho chùa. Hiện nay đồng
hồ cỏ này vẫn hoạt động tốt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét