Lê Duy Phương
Nhân đọc bài viết về chuyện nhà cửa ông Trần Văn Truyền và ông Nghiên, ( Không biết thưc hay hư, hồi tôi đang làm việc nghe nói có tết nào đó mà chủ tịch Nghiên đã nộp vào ngân sách mấy tỷ bạc tiền mừng tuổi kia mà).
Tôi lại nhớ về ông Trần Quang Đạt
Chuyện ông Trần Quang Đạt phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh làm trưởng ban đảm bảo giao thông vận tải thời chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ 1965- 1972, ( tôi sẽ viết trong dịp cuộc vận động do Bộ giao thông và Hội nhà văn phát động). Nay tôi chỉ nói chuyện nhà cửa, con cái của vị chủ tịch UBND tỉnh. Ông Trần Quang Đạt đã từng là hai mươi năm làm phó chủ tịch rồi chủ tịch cả hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ Tĩnh. Khi nhập hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, thành tỉnh Nghệ Tĩnh ông cũng như mọi người chuyển ra thành phố Vinh, đều được phân một miếng đất từ 200 m2 đến 300 m2, ông Đạt được phân 300m2, ông phải nhượng đi một nửa để có tiền làm một ngôi nhà cấp 4 ở xa trong ngọ sâu khối 7 phương Hà HuyTập Thành phô Vinh, trong khi đó phần lớn cán bộ to hay nhỏ ở Vinh đều được phân đất tối thiểu cũng 200 m2 và họ đều làm được căn nhà tầng. Ngôi nhà đó ông vẫn ở cho đến khi về hưu, cán bộ của ông là những giáo sư tiến sĩ, giám đốc, tổng giám đốc từ Hà Nội về thăm ông đều muốn giúp ông làm một ngôi nhà to đẹp hơn, ông nói: “ Các cậu nhớ mình đến thăm là vui lắm rồi, lại còn có quà nữa, các cậu có tiền cứ làm nhà ở cho đàng hoàng, đầu tư cho con học hành tử tế. Minh ở thế này cũng tốt lắm rồi, bà Thu (vợ ông) nay yếu lắm, nếu mà bà ấy đi trước mình, thì minh thừa nhiều lắm các cậu ạ, lương một mình tiêu, nhà một mình ở. Tỉnh cũng có ý từ lâu lo cho mình cái nhà khá hơn nhưng mình vẫn nói cán bộ nhiều người đang khó khăn về nhà ở, nên có chính sách lo cho anh em”
Hôm đó, sau khi vào thăm bà nằm trong nhà, khách chủ tiễn nhau bắt tay, ôm nhau thân thiết, mà xúc động, không nói được lời nào. Trong đám khách có người nói: “ Ta quên, không hỏi anh về chuyện con cái” một người khách khác nói ngay: “ Tôi biết rôì, cháu Thanh con gái đầu là cô giáo đau nặng sau khi điều tri lành, ai cũng bảo con chủ tịch xin làm gì, ở đâu chẳng được, nhưng ông thu xếp cho hai vợ chồng ( chồng lái xe)về quê làm ruộng nay đời sống cũng ổn định, còn cháu Hà đi làm thỉnh thoảng về với ông bà, Cháu Minh được ông nhờ thầy ở đại học Vinh kèm cặp nên học giỏi sau khi tốt nghiệp ở Nga về làm ở bưu điện ở Hà Tĩnh, nay làm ở Hà Nội
Thực ra ông Trần Quang Đạt cũng về hưu trong nữa sau thập kỷ 80, nếu ông bớt thời gian hay nhờ vả thiên hạ thì nhà cựa con cái cũng sẽ được chăm lo.Những câu thơ mà ông thuộc lòng hay đọc cho lớp cán bộ của ông nghe (trong đó có tôi): Đã là vì nước vì dân, nước dân còn khổ thì thân sướng gì.
Ông bảo ông không nhớ câu thơ này của ai, nhưng hay thì ông thuộc, ông nghe theo. Cũng như trong dân gian ở Nghệ Tĩnh hay nói, học ở đâu nữa, học ở các anh hồi đó mà tiêu biểu là ông Trần Quang Đạt, hay câu vui một chút. Bao giờ cho đến ngày xưa. Mà thập kỷ 80, 90 là ngày nay chứ xưa gì.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét