31 tháng 12, 2014

Không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước

Năm 2015, lực lượng Công an sẽ tiếp tục nắm chắc tình hình, không để xảy ra bạo loạn, khủng bố, hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước; bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng và các ngày lễ lớn...
Sáng nay tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc với Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an về kết quả công tác năm 2014, phương hướng, nhiệm vụ 2015.Thủ tướng yêu cầu ngành Công an không để bị động, bất ngờ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; kiềm chế gia tăng tội phạm, không để xảy ra đột biến, phức tạp về trật tự xã hội; kiên quyết không bỏ lọt tội phạm, không để oan sai; bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, các sự kiện chính trị, đối ngoại quan trọng của đất nước.
Ảnh: VGP
Theo báo cáo của Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an: Mặc dù trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước còn nhiều khó khăn và thách thức, tác động trực tiếp đến an ninh trật tự của Việt Nam nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, lực lượng Công an nhân dân đã nỗ lực phấn đấu, phát huy vai trò nòng cốt thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong năm 2014, đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, góp phần quan trọng bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và đối ngoại của đất nước.
Bước sang năm 2015, lực lượng Công an toàn quốc sẽ tiếp tục nắm chắc tình hình, chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm; không để xảy ra bạo loạn, khủng bố, hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước; không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng và các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước.
Ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những chiến công, thành tích to lớn mà lực lượng Công an nhân dân đã đạt được trong năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Năm 2015 sẽ diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng, nhất là Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng. Đây là thời điểm các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm sẽ gia tăng hoạt động chống phá. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị lực lượng Công an nhân dân tiếp tục quán triệt sâu sắc, cụ thể hóa các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đại hội XI của Đảng, các nghị quyết của Trung ương, nhất là Nghị quyết số 28-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; bám sát và phục vụ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đất nước; chủ động nắm chắc, phân tích, dự báo sát, đúng tình hình để tham mưu với Đảng, Nhà nước có chủ trương, quyết sách đúng đắn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Lực lượng Công an cần kịp thời phát hiện, ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; không để bị động, bất ngờ; giải quyết kịp thời, có hiệu quả những vấn đề phức tạp nảy sinh; kiềm chế gia tăng tội phạm, không để xảy ra đột biến, phức tạp về trật tự xã hội; đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án đã khởi tố; chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bắt, giam giữ, xử lý tội phạm; đồng thời kiên quyết không bỏ lọt tội phạm, không để oan sai; bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, các sự kiện chính trị, đối ngoại quan trọng của đất nước, nhất là Đại hội Đảng các cấp và Đại hội lần thứ XII của Đảng, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của đất nước.
Thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an, Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an khẳng định lực lượng Công an nhân dân sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Quân đội nhân dân, các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và dựa vào nhân dân, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh.
Theo VOV, VGP

Không để hình thành hội, nhóm bất hợp pháp

Chủ tịch nước yêu cầu ngành công an kịp thời xử lý các yếu tố gây mất an ninh, trật tự trong nội địa, trong nội bộ ngay từ đầu và ngay tại cơ sở, góp phần ngăn chặn các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Sáng 30/12, Bộ Công an đã tổ chức tại Hà Nội hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 70 và tổng kết 30 năm đổi mới công tác công an.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến dự Hội nghị. Ảnh: VOV
Phát biểu khai mạc, Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an nêu rõ: Đây là hội nghị rất quan trọng, đánh dấu chặng đường vẻ vang 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng CAND; tiếp tục đổi mới, kế thừa, phát huy những bài học kinh nghiệm của 70 kỳ tổ chức hội nghị Công an toàn quốc, tập trung thảo luận: Thành tựu, bài học kinh nghiệm qua 30 năm đổi mới công tác công an; tình hình, kết quả công tác bảo vệ an ninh quốc gia, đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; việc chấp hành pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm; các giải pháp xây dựng lực lượng Công an trong sạch, vững mạnh...
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: Trong năm qua, lực lượng CAND thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật trên lĩnh vực bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng, góp phần đổi mới và hoàn thiện các chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đặc biệt, lực lượng CAND giữ được thế chủ động chiến lược, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, không để bị động, bất ngờ; giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ an toàn các mục tiêu quan trọng về chính trị, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; kiềm chế được hoạt động của các loại tội phạm, nhất là tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm ma túy. Công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự được tăng cường.
Chủ tịch nước và các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh: VOV
Chủ tịch nước cho rằng thời gian tới, tình hình thế giới và khu vực còn tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định, bất trắc, khó lường. Quan hệ giữa các nước lớn vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, kiềm chế lẫn nhau, chi phối các quan hệ quốc tế. Các nước tiếp tục điều chỉnh chiến lược, liên kết, hình thành những tập hợp lực lượng mới trong khu vực và trên thế giới. Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực địa chính trị quan trọng, kinh tế phát triển năng động của thế giới, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biên giới, biển, đảo tiếp tục gia tăng.
Cộng đồng quốc tế phải đối phó ngày càng quyết liệt hơn với các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, đặc biệt là an ninh mạng, hoạt động khủng bố và hình thái chiến tranh mới.
Đặc biệt, năm 2015 là năm nước ta có nhiều sự kiện quan trọng, năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, kết thúc nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XI của Đảng, cũng là năm diễn ra Đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng. Đây là thời điểm các thế lực thù địch ráo riết thực hiện “diễn biến hòa bình”, “cách mạng màu”, bạo loạn lật đổ; tập trung chống phá Đại hội Đảng các cấp, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta với nhiều thủ đoạn tinh vi, thâm độc hơn, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN ở nước ta.
Công tác giữ gìn an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, các loại tội phạm có xu hướng gia tăng với quy mô ngày càng lớn, tính chất ngày càng phức tạp, nguy hiểm, manh động, táo tợn hơn.
Chủ tịch nước nhấn mạnh mục tiêu hàng đầu đặt ra cho lực lượng CAND là trong mọi tình huống phải dựa vào sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, toàn quân, dựa vào dân, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định...
Chủ tịch nước cũng yêu cầu lực lượng công an phải nắm chắc, phân tích, đánh giá, dự báo sát, đúng tình hình; tích cực, chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước các chủ trương, giải pháp bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; tăng cường bảo vệ an ninh chính trị nội bộ; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, phản động; bảo vệ tuyệt đối an toàn đại hội đảng các cấp và Đại hội lần thứ XII của Đảng.
Nâng cao hiệu quả đấu tranh, ngăn chặn tình trạng lộ, lọt, mất an ninh an toàn thông tin, đặc biệt là thông tin mạng, an ninh tư tưởng, văn hóa. Kịp thời xử lý các yếu tố gây mất an ninh, trật tự trong nội địa, trong nội bộ ngay từ đầu và ngay tại cơ sở, góp phần ngăn chặn các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, không để hình thành các hội, nhóm bất hợp pháp, tổ chức chính trị đối lập trong nội địa. Chủ động phòng, chống khủng bố, bạo loạn, gây rối an ninh, trật tự và các tình huống có thể xảy ra, bảo đảm giữ vững an ninh, trật tự trong phạm vi cả nước, nhất là các địa bàn chiến lược, trọng điểm, các thành phố lớn.
Theo VOV

Không giảm được thủ tục, mời làm việc khác

Các nước xung quanh cũng bảo vệ sản xuất, môi trường..., nhưng thủ tục vẫn thuận lợi. Không có lý do gì không cải thiện được cho bằng họ - Thủ tướng nhận định.
Chính phủ dành phần lớn thời gian phiên họp thường kỳ cuối cùng của năm 2014 hôm nay để bàn cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Bộ máy cồng kềnh, thủ tục rườm rà... ngành nào cũng nói, hội nghị nào cũng nói. Ảnh: VGP
Báo cáo việc thực hiện nghị quyết số 19 của Chính phủ về vấn đề này, Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh kiến nghị năm 2015 cần đặt mục tiêu đưa chỉ số môi trường kinh doanh tối thiểu bằng trung bình ASEAN-6, tập trung cải cách các chỉ số về thực thi hợp đồng, thủ tục phá sản doanh nghiệp và cấp phép xây dựng.
Rà soát thủ tục kiểm tra, quản lý chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu cũng là nội dung quan trọng, cần thực hiện ngay, theo Bộ KH-ĐT. Cùng với đó là rà soát danh mục 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ giữ lại những điều kiện thực sự cần thiết và triệt để chủ trương “quản lý nhà nước là để tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cuộc sống của người dân”.
Tuy vậy, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh, nhận định "chúng ta mới rà soát, sửa đổi trên giấy, giảm được bao nhiêu giờ làm thủ tục cũng mới chỉ là tính toán".
"Bước tiếp theo là phải đưa những cải cách đó đến được với từng doanh nghiệp. Năm 2015 nếu không tiếp tục làm quyết liệt thì có khi những thay đổi trong năm 2014 thành ra phản tác dụng”, Phó Thủ tướng nói.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh nghị quyết số 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia được ban hành là xuất phát từ yêu cầu phát triển, yêu cầu hội nhập và căn cứ vào những hạn chế, yếu kém nội tại của nền kinh tế.
"Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ 'sống còn' trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế là phải cạnh tranh để phát triển, không có cách nào khác. Bộ máy cồng kềnh, kém hiệu lực, thủ tục rườm rà, gây khó khăn cản trở, những hạn chế, yếu kém đó cấp nào cũng nói, ngành nào cũng nói, hội nghị nào cũng nói. Nhưng khó khăn cản trở ở đâu, làm thế nào? Nghị quyết 19 đã đề ra giải pháp cụ thể cho những vấn đề đó. Chúng ta chọn đúng vấn đề rồi, có kết quả bước đầu rồi, phải tiếp tục thực hiện”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng yêu cầu ngay từ đầu năm 2015, công khai chỉ số cải cách hành chính của tất cả các bộ, ngành, địa phương. “Làm được cũng minh bạch mà chưa được cũng phải minh bạch để phấn đấu”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Còn với “nút thắt cổ chai” về kiểm tra chuyên ngành khiến khó rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, Thủ tướng chỉ ra: “Các nước xung quanh ta cũng bảo vệ sản xuất, cũng bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng bảo vệ môi trường, nhưng thủ tục vẫn thuận lợi. Sao ta không tìm hiểu, tham khảo xem họ làm thế nào? Từ vướng mắc trong thực tế để xem lại các quy định của ta và tham khảo kinh nghiệm các ngước, từ đó đưa ra đề xuất cụ thể”.
“Không có lý do gì để không cải thiện được cho bằng họ và phải có chuyển biến trong năm 2015”, Thủ tướng nói.
Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý việc thực thi của cán bộ: “Hàng hóa trong luồng xanh hải quan chỉ mất 3 giây, nhưng cán bộ không chịu làm thì doanh nghiệp cũng chịu”.
Thủ tướng đồng ý ban hành một nghị quyết mới tiếp tục tinh thần của nghị quyết 19 ngay đầu năm 2015, chỉ rõ những việc cần làm trong từng lĩnh vực.
“Thực tế cho thấy nếu chúng ta làm quyết liệt sẽ có kết quả cụ thể. Phải chỉ rõ phiền hà, vướng mắc ở đâu, sửa chỗ nào, ai sửa, lúc nào sửa xong… thì mới tiến bộ được. Các đồng chí đều xông vào thì làm được thôi. Nếu người đứng đầu cơ quan nào không làm được thì mời làm việc khác”, Thủ tướng khẳng định.
Theo VGP

Lính của anh điên quá, không cần tiền...'

- Trong những năm qua, ánh đèn trong các phòng làm việc của Sở thường sáng đến 8, 9 giờ tối. Khi làm giám đốc, tôi luôn muốn là người cuối cùng trong ngày rời Sở về nhà nhưng rất nhiều lần tôi không làm được điều đó...
Năm 2004, Sở Bưu chính - Viễn thông TP HCM ra đời với đặc điểm… nổi bật là một Sở “3 không”: không trụ sở, không nhân viên, không tiền. “Tài sản” duy nhất chỉ là… tờ giấy Quyết định thành lập!
Ngày đó, không có trụ sở, cuộc họp đầu tiên của Ban Giám đốc là ở quán cà phê. Công văn đầu tiên là công văn mượn 50 triệu đồng của Sở Khoa học và Công nghệ. Bàn Giám đốc Sở ngồi làm việc cũng phải mượn. Chuyện thật như đùa là khi tôi đang ngồi làm việc, nhân viên của Sở Thương mại chạy qua… khiêng luôn cái bàn đi, chỉ còn cái ghế cho tôi ngồi.
Cuộc họp đầu tiên và con đường rộng mở
Nhiều người biết đến việc Sở là đơn vị đầu tiên phát hiện những bất cập, sai phạm trong thực hiện Đề án 112 và đề xuất ngưng Đề án này. Thế nhưng ít ai biết sau đó là một câu chuyện khác… 
Sở làm lễ ra mắt ngày 17/12/2004 thì ngày 29/12 tôi được dự cuộc họp đầu tiên của UBND TP do Phó Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân chủ trì làm việc với Sở Bưu chính - Viễn thông và Ban chỉ đạo 112. Đề án 112 lúc đó rất nổi tiếng và là một thành trì vững chắc.
Bộ Bưu chính - Viễn thông, các sở được thành lập với nhiệm vụ quan trọng là phát triển công nghệ thông tin, trong đó trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin. 
Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Mạnh Hà
Thế nhưng, vào thời điểm đó, Đề án 112 về tin học hóa cơ quan hành chính nhà nước lại đang được Văn phòng Chính phủ và văn phòng UBND các tỉnh thành triển khai rầm rộ. Nếu không làm công nghệ thông tin thì Sở BCVT gần như không có việc gì để làm và sẽ không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chúng tôi quyết định phải “chiến đấu” để giành lấy nhiệm vụ này.
Sở nghiên cứu rất kỹ, lập luận chặt chẽ trong báo cáo gửi UBND TP kiến nghị chuyển giao nhiệm vụ tin học hóa từ Văn phòng Ủy ban về cho Sở. Cuộc họp đầu tiên và những cuộc họp sau đó rất căng thẳng. Sở quyết liệt, Văn phòng Ủy ban cũng quyết liệt không kém.
Đến bây giờ tôi vẫn thấy cần phải cám ơn quyết định rất đúng nhưng rất khó khăn của Phó Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân khi đó là chuyển nhiệm vụ tin học hóa cơ quan nhà nước về cho Sở BCVT. Lúc đó chỉ có duy nhất TP HCM có quyết định dũng cảm như vậy.
Năm 2005, Sở đã triển khai thành công ứng dụng công nghệ thông tin, giải ngân trên 30 tỷ đồng, một con số kỷ lục lúc đó. Thành quả trong ứng dụng công nghệ thông tin sau này có bước khởi đầu đầy khó khăn như thế.
Con đường chưa có dấu chân
Có lần trong tổng kết cuối năm của Bộ Bưu chính - Viễn thông tôi đã phát biểu: các Sở BCVT đang rơi tự do, Bộ không hướng dẫn, UBND các tỉnh thành không chỉ đạo. Không có con đường nào được vạch sẵn, không ai chỉ đạo, không người hướng dẫn nhưng với sự sáng tạo, đam mê, quyết đoán và quyết tâm, Sở đã tự mình vạch ra lối đi mới đầy táo bạo.
Sở đã đưa ra khái niệm và xây dựng Một cửa điện tử đầu tiên của cả nước. TP HCM cũng là cơ quan nhà nước đầu tiên thực hiện thuê dịch vụ công nghệ thông tin: thuê hạ tầng viễn thông cho mạng MetroNet, thuê hạ tầng công nghệ thông tin của Công viên phần mềm Quang Trung. 
Ý tưởng xây dựng chuỗi công viên phần mềm cũng xuất phát từ Sở và nay đã trở thành hiện thực. 
Năm 2006, Sở BCVT đã phát hiện ra kinh doanh trò chơi trực tuyến cần phải được cấp phép. Năm 2010 Sở đơn độc trong loại bỏ trò chơi bạo lực trên địa bàn TP HCM. Sở cũng bị bao vây tứ bề khi đấu tranh với kinh doanh trái phép dịch vụ viễn thông của công ty Một kết nối.
Công viên phần mềm Quang Trung đứng trong đội hình của Sở cũng gần 10 năm. Mặc dù thành công nhưng Công viên phần mềm cũng từng gánh chịu chỉ trích. 
Trong lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Công viên phần mềm Quang Trung tôi đã phát biểu: Nếu 40 ha này chúng ta xây một khu đô thị thì có lẽ chỉ vài ngàn, vài chục ngàn người trong nước biết đến. Nhưng khi chúng ta làm phần mềm thì khu đất này có thương hiệu quốc tế và mọi người biết VN có công nghiệp phần mềm.
Khốc liệt và đơn độc. Đó là thực tế vừa qua và ngành công nghệ thông tin của thành phố sẽ còn tiếp tục đơn độc trên con đường của mình, con đường dẫn đến thành công.
Tự hào Đường sách 
Sở BCVT thuần về kỹ thuật khô khan đã trở nên mềm mại hơn khi tiếp nhận bộ phận báo chí - xuất bản và chuyển thành Sở Thông tin - Truyền thông. Ra vào Sở ngoài mấy ông chuyên gia công nghệ thông tin ngơ ngác đã có thêm các chị phụ nữ xinh đẹp đến biếu báo Tết, lịch năm mới.
“Đường sách Ước mơ” đường sách đầu tiên và đang là duy nhất của VN 
Sở đã bận rộn hơn nhiều do công tác quản lý báo chí. Lễ hội Đường sách đầu tiên đã trở thành một kỷ niệm đẹp, thành niềm tự hào vô bờ bến vì đã mang đến cho thành phố nét đẹp văn hóa mới. Tôi đã vui sướng đến nghẹn thở khi được báo tin những kệ sách đầu tiên được chở ra đường Mạc Thị Bưởi cho Đường sách Ước mơ, đường sách đầu tiên và đang là duy nhất của VN.
Sở đã “phát minh” ra Đường sách. Nhưng rất quan trọng là Ủy ban, trực tiếp là Phó Chủ tịch Nguyễn Thành Tài đã ủng hộ và cho phép tổ chức Đường sách Ước mơ.
Trong những năm qua, ánh đèn trong các phòng làm việc của Sở thường sáng đến 8, 9 giờ tối. Khi làm giám đốc tôi luôn muốn là người cuối cùng trong ngày rời sở về nhà nhưng rất nhiều lần tôi không làm được điều đó.
Có người nói với tôi: "Lính của anh điên quá, nó nói không cần tiền mà chỉ cần làm công việc đam mê".
Trong sáng và đam mê công việc đã làm nên bản sắc của chúng ta. Ngọn lửa đam mê đã được truyền của 10 năm. Tôi ước mong các bạn luôn giữ được ngọn lửa này. Tôi rất nhớ và rất biết ơn các anh chị đã cùng tôi đi trên chặng đường 10 năm.
Lê Mạnh Hà (Phó Chủ tịch UBND TP HCM)

Máu làm quan hơn máu làm ăn

-“Muốn một xã hội văn minh, văn hóa còn ở chỗ biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến đa chiều. Đối thoại là cực kỳ cần thiết để hiểu nhau hơn”, nhà biên kịch Hồng Ngát.
Hư học luôn gắn với hư danh”
Nhà báo Thu Hà: Chúng ta luôn tự hào là dân tộc cần cù, sáng tạo, biết hy sinh, nhưng những gì đang diễn ra trong cuộc sống hiện nay cho thấy, nhiều người trong chúng ta dường như đã đánh mất sự cần cù, ngại nói đến hy sinh và chẳng bận tâm đến sáng tạo? 
Nhà báo Kim Dung/Kỳ Duyên: Dân tộc nào cũng có người giỏi, người kém, kể cả dân tộc chậm tiến nhất cũng vẫn có những người xuất sắc. Tôi cho hiện tượng mà bạn hỏi phụ thuộc rất lớn vào môi trường xã hội và cung cách quản lý.
Việt Nam vốn là dân tộc hiếu học. Nhưng ở góc độ khác, dưới những tác động tiêu cực, thậm chí có những cái do chính sách tác động, mà sự hiếu học hiện nay được GS Hoàng Tụy gọi rất chính xác- là “hư học”. Hư học đương nhiên gắn liền với “hư danh”
Cái sự “hư danh” này cộng với mục đích học của ngành giáo dục là để thi, nên nó điều chỉnh động cơ học tập của người trẻ rất ghê. Các bậc cha mẹ chuẩn bị cho kỳ thi từ tiểu học, mà kỳ thi đáng sợ nhất là tuyển sinh ĐH. Tốt nghiệp ĐH rồi nghĩ đến thi thạc sĩ, tiến sĩ. Cái bằng Ths, Ts là một tiêu chí để có thể lọt vào “đội ngũ kế cận”, làm quan. Ts Alan Phan từng có bài viết, thất vọng về giới trẻ, họ có máu làm quan hơn máu làm ăn. Đó là một thực tế buồn.
Nhìn vào bức tranh xã hội hôm nay thì thấy, học sinh của chúng ta đang học rất khổ, sợ học, nhưng vẫn phải học, đến mức có dạo báo chí đã phải kêu, trẻ em bị đánh cắp tuổi thơ. Đất nước có 26.000 tiến sỹ, nhưng vì sao thành quả phát triển nước vẫn bị xếp hạng thua kém. Thậm chí thua cả các nước trong khu vực. Toàn bộ lõi của kinh tế-xã hội-văn hóa đất nước nằm ở nguồn nhân lực được đào tạo, đó là giáo dục. Người ta có thể chui ống cống để nuôi con ăn học. Sự hy sinh lớn lao như vậy mà sao đất nước vẫn nghèo, nhân lực lao động vẫn thấp.Năm 2000 tôi từng viết một bài tổng kết về giáo dục của thế kỷ 20. Tôi đã tổng kết thế này, 50 năm giáo dục XHCN nhưng chúng ta mới chỉ đạt đến dạy chữ (một cách hạn chế) chứ chưa đạt đến dạy người. Là vì mục đích nền giáo dục của chúng ta có vẻ hay về mục tiêu, nhưng toàn bộ hoạt động giáo dục trong nhà trường cuối cùng chỉ nhằm mỗi mục đích-thi cử. Chả thế, Bộ giáo dục được gọi là Bộ thi cử. Vì sau khai giảng năm học mới là đã phải bắt đầu nghĩ đến các kỳ thi.Các bạn thử nghĩ xem, một dân tộc, một đất nước sính bằng cấp, lo thi ĐH ngay từ lớp 1 thì là tốt hay xấu, đúng hay sai? Và người Việt khi có bằng cấp cao thì lại lo để có ghế, có quyền lực. Ở đâu, máu làm quan quá nặng thì đương nhiên máu làm ăn sẽ… yếu đi.Tôi vẫn nghĩ đất nước cần có sự tỉnh táo để nhận biết mình đang xếp hạng đứng ở đâu trong bức tranh toàn cầu về phát triển, xác định điểm mạnh, điểm yếu để từng bước điều chỉnh xu hướng bằng chính sách vĩ mô, trọng người giỏi, người tài. Nếu không sẽ rất lãng phí cho một nguồn nhân lực tới 2.000 tiến sĩ mà rất ít nghiên cứu sáng tạo. Thậm chí nếu có sáng tạo, chế tạo, quyền sở hữu lại thuộc những người nông dân chân đất.Không thể tiếp tục kéo dài nguy cơ tụt hậu, thua kém láng giềng. Đó không chỉ là bổn phận, chức trách mà còn là văn hóa của người đứng đầu trước vận mệnh đất nước.
Trách nhiệm “chỉ lối đưa đường” 
Nhà báo Kim Dung, nhà biên kịch Hồng Ngát (từ trái qua phải).
Nhà báo Thu Hà:Thưa các khách mời, khi nhìn lại những bất cập hiện nay trong đời sống văn hóa xã hội, một GS cho rằng, trách nhiệm là của ba thành phần gồm nhà sản xuất văn hóa (nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu), nhà phê bình (những người trợ giúp quần chúng thẩm định, gạn lọc và tiếp thu các tác phẩm văn hoá) và người tiêu dùng văn hóa (tức là tất cả chúng ta). Xin được nghe ý kiến của các chị.
Nhà biên kịch Hồng Ngát: Tôi có cảm giác 3 thành phần này chưa gặp nhau. Nhà sản xuất văn hóa cứ sản xuất, nhà phê bình cứ phê bình và người tiêu dùng văn hóa cũng vậy.
Ở đây tôi muốn nói đến trách nhiệm của các nhà phê bình. Lẽ ra họ phải là người “chỉ lối đưa đường” cho người sản xuất văn hóa cũng như người tiêu dùng văn hóa. Làm sao sản xuất ra được những sản phẩm chuẩn mực hướng tới giá trị chân thiện mỹ. Đồng thời cũng hướng người tiêu dùng biết phân biệt và lựa chọn sản phẩm văn hóa tốt, tránh những sản phẩm tầm thường, độc hại. 
Nhiều người trong chúng ta còn rất ngại đọc, trong giới cũng ngại đọc của nhau. Thế hệ chúng tôi ngày xưa có thể chép cho nhau những áng thơ đẹp, bài hát hay rồi cùng nhau ngẫm ngợi, bây giờ tuy vẫn còn nhiều người như vậy nhưng vật chất lên ngôi, văn hóa dường như không được coi trọng nữa. 
Không thể phủ nhận, sự háo danh của một số người giờ rất nặng. Tôi vẫn thường đùa là bằng khen chỉ có ý nghĩa một lần duy nhất là khi mình nằm xuống thì họ cho vào điếu văn và đọc, chứ không để làm gì cả. Vậy mà đây đó người ta chẳng lo làm, lo cống hiến, chỉ tìm cách chạy chọt để mua hạng, nâng hạng khen thưởng. 
Người có tài, cống hiến hết mình mà không biết nói năng, chạy chọt cũng dễ bị chìm khuất. Một xã hội ưa nghe khen, thích xu nịnh sẽ là cơ hội tốt cho người chỉ nói giỏi, nói khéo mà không chịu làm, không biết làm.
Nhà báo Kim Dung/Kỳ Duyên: Vì xã hội đang phát triển theo kinh tế thị trường nên ngay trong lĩnh vực văn hóa nói chung, nghệ thuật sáng tác nói riêng phải chấp nhận sự đào thải của thị trường. Thiết chế xã hội nào cũng có hai mặt. Ngay cả ở nước Mỹ cũng có phim hạng 03. Nhưng vấn đề là quản lý văn hóa phải điều tiết, tập trung để ra những tác phẩm xứng tầm với dân tộc và thời đại. 
Ở các nước phát triển cũng tồn tại luôn luôn hai mặt song hành các tác phẩm có giá trị nâng cao trình độ cảm thụ, phản chiếu những giá trị chân- thiện-mỹ và các tác phẩm mang tính giải trí, thời thượng. Vấn đề là ngành chức năng phải đủ tầm quản lý, biết cách đầu tư có hiệu quả, để ra được các tác phẩm, sản phẩm tốt.
Trí thức mới trả lời được câu hỏi này
Nhà báo Thu Hà: Trí thức luôn là một thành phần quan trọng, đóng vai trò định hình tư tưởng, dẫn dắt xã hội. Ngày nay trong xã hội ta, tầng lớp trí thức đang ngày càng đông đảo, nhưng vì sao nhiều hành xử trong xã hội vẫn thiếu vắng sự văn minh?
Nhà báo Kim Dung/Kỳ Duyên: Một câu hỏi thú vị và khó. Ngay định nghĩa thế nào là trí thức cách đây nhiều năm đã gây ra nhiều cuộc tranh cãi ồn ào. Trí thức được coi là tầng lớp lớp tinh hoa của xã hội. Nhưng chưa bao giờ là tầng lớp dẫn dắt văn minh văn hóa xã hội. Mặc dù họ có kiến thức, phông văn hóa….
Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát.
Trong quá khứ, trong ca dao, thành ngữ đã từng có những câu tổng kết để thấy vai trò trí thức: Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ. 
Đặc biệt nữa, văn minh đất nước Việt Nam là văn minh lúa nước, với dấu ấn tư duy tiểu nông khá nặng, phản ánh trong cung cách quản lý của nhiều lĩnh vực. Mặt khác, tính lan tỏa của tầng lớp này, tuy có thể có những gương mặt ảnh hưởng lớn, nhưng phần lớn thuộc về quá khứ như Trần Đại Nghĩa, Lương Định Của, Tôn thất Tùng, Ngụy Như Kon Tum... và đóng khung trong lĩnh vực của họ. Còn thời đại hiện nay, số trí thức nổi bật để trở thành tấm gương lan tỏa thì quá ít và nhạt nhòa. Vì sao? Chắc chỉ trí thức mới trả lời được câu hỏi này.
Xã hội biết đến và kính phục họ nhưng để tác động đến đông đảo nhân quần lại không phải là nhiệm vụ của trí thức, mà đó là nhiệm vụ của ngành văn hóa. Tuy nhiên, với phong trào, vận động xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa thì tác dụng của những phong trào này ra sao, hẳn chúng ta đều thấy rõ. Cho dù bộ trưởng bộ Văn hóa có tổng kết tới 83% gia đình đạt văn hóa.
Nhà biên kịch Hồng Ngát: Thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc tầng lớp trí thức – bao gồm cả các vị lãnh đạo chính trị, quân sự - đã có đóng góp cực kỳ to lớn vào thắng lợi chung của đất nước. Không có trí thức làm sao hoạch định chính xác chiến lược, chiến thuật cách mạng; không có trí thức làm sao chế tạo được vũ khí hiệu quả từ các binh công xưởng nằm sâu trong rừng; không có trí thức làm sao hạ bệ được các pháo đài bay siêu hiện đại B52?
Đến thời kỳ xây dựng hòa bình, vai trò của trí thức có phần chững lại vì chính sách bao cấp tràn lan – không chỉ bao cấp trong phân phối lương thực, thực phẩm, mà còn bao cấp cả trong suy nghĩ tư duy. Trí thức phần nào trở nên cùn mòn, thụ động, không ít khi thiên về “ăn theo nói leo”, lấy hư danh, lấy “vinh thân phì gia” làm mục tiêu hướng tới…
Nhiều người trong số họ không còn là tấm gương cho xã hội noi theo. Sự bát nháo, loạn chuẩn trong hành vi ứng xử của xã hội không còn là chuyện hiếm gặp. Trong giới trí thức– kể cả những người xưa nay vốn được nể trọng như thày giáo, thày thuốc, cũng tồn tại không ít những vị quá coi trọng đồng tiền, không từ nhiều chiêu trò rút ruột ví tiền còm cõi của người dân tội nghiệp, khiến các danh vị cao quí xưa trở thành đáng bị coi thường hôm nay.
Quản mà như không quản mới giỏi
Nhà báo Thu Hà:Vậy chúng ta cần dọn mình thế nào?
Nhà báo Kim Dung/Kỳ Duyên: Văn hóa chỉ là một thành phần của kinh tế-xã hội. Văn hóa chịu ảnh hưởng, tác động rất lớn từ mối quan hệ hữu cơ này và ngược lại, nó cũng đóng góp sản phẩm của nó vào kinh tế-xã hội với tất cả hay dở, tốt xấu của thời kinh tế thị trường.
Vậy chúng ta cần phải dọn mình thế nào?
Như tôi đã nói ở trên, xã hội nào, văn hóa ấy. Kiểm soát con người trong xã hội không gì tốt bằng kiểm soát bằng thượng tôn pháp luật, bằng thiết chế quản lý. Mọi cuộc vận động chỉ mang tính hình thức, duy ý chí, rất ít hiệu quả, thậm chí nhiều khi còn nói dối lẫn nhau, rất phản tác dụng. Sống và làm theo theo Hiến pháp và pháp luật là con đường để chúng ta có được trật tự, có được ổn định.
Đương nhiên, môi trường xã hội phải lành mạnh, và tất cả chúng ta, từ quan chức cấp cao đến thường dân đều phải tuân thủ những quy phạm đó, không ai có thể giẫm đạp hoặc “ngồi xổm” lên pháp luật.
Tôi cứ loay hoay suy nghĩ mãi, chúng ta đã có rất nhiều cuộc vận động này nọ vậy mà dường như sự rối loạn những giá trị vẫn diễn biến. Đây đó trong xã hội, các vụ tham nhũng, khoảng cách giàu nghèo đang làm nản lòng những nỗ lực của xã hội.
Tại vì sao mức sống thì tăng lên mà chất lượng sống lại tụt xuống? Đã tới lúc không thể kiểm soát bằng các cuộc vận động, những lời kêu gọi hình thức, bằng những phong trào văn hóa mà ngay các vị quan chức phụ trách cũng không tin sẽ đem lại hiệu quả thiết thực. Mà phải kiểm soát bằng cơ chế quản lý, thiết chế quản lý xã hội. Con người và các tổ chức chính trị phải được kiểm soát bằng pháp luật và pháp luật phải nằm trong hình thái cơ chế xã hội đổi mới, phù hợp với những giá trị hiện đại, dân chủ, văn minh, công bằng, văn hóa.
Mà như vậy, giải pháp cho văn hóa không phải là ở văn hóa mà là ở những chính sách… ngoài văn hóa.
Nhà biên kịch Hồng Ngát: Ngay từ ngày đầu lập quốc, chúng ta có rất nhiều nghị quyết, khẩu hiệu. Mục tiêu phấn đấu sao cho: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là một điều vô cùng tốt đẹp. Đến bây giờ đã đạt được chưa ? 
Một xã hội văn minh, văn hóa không đơn giản chỉ là việc bắt buộc, cưỡng ép người ta phải theo cái này, làm cái nọ. Mà thực tế đã chứng minh, sự hùng mạnh của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc được ấp ủ từ những hành vi của các công dân từ nhỏ tuổi cho đến người người già. Không có sự phân biệt hay ưu tiên. Cần củng cố cơ chế kiểm soát quyền lực phù hợp để triệt tiêu tham nhũng cũng như gia tăng trách nhiệm của những người đứng đầu. 
Muốn một xã hội văn minh, văn hóa còn ở chỗ biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến khác nhau. Đối thoại là cực kỳ cần thiết để hiểu nhau hơn. Chính sự tử tế, chính lối sống văn hoá, và quan hệ tương kính cùng đức tin là nền tảng tạo nên sức mạnh mềm cho mỗi quốc gia phát triển hùng mạnh. 
Quản lý mà như là không quản lý mới là giỏi. Đây là chìa khóa thành công của các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Singapore và dân tộc Do thái.

Người Việt thiếu bao dung, ưa cấu kết

-“Tính đố kỵ, hẹp hòi đang bào mòn chúng ta. Nhiều người không thích ai hơn mình, họ tìm cách che mờ người khác bằng những chiêu trò vặt, nhỏ mọn đã góp phần làm xấu, làm suy yếu sức mạnh văn hóa dân tộc”, nhà biên kịch Hồng Ngát.
Dân tộc nào cũng yêu nước nồng nàn
Nhà báo Thu Hà:Chúng ta đã có những thành công nhờ gây dựng được những phong trào. Ngày nay, những phòng trào này vẫn tồn tại như các khu văn hóa, gia đình văn hóa, các cụm văn hóa… nhưng xem ra cũng phong trào đó của ngày nay khác với ngày xưa nhiều lắm phải không?
Nhà biên kịch Hồng Ngát: Tôi cho rằng nếu làm thật sự thì sẽ thúc đẩy được sự tiến bộ xã hội. Nhưng nhiều khi phong trào chỉ mang tính hình thức. Ngày xưa, chúng ta tham gia các phòng trào này với niềm tin và lòng nhiệt tình cách mạng. Bây giờ bệnh chạy theo thành tích hơi bị nhiều nên người ta phát động cũng chỉ cốt ghi điểm thôi nên không đi vào thực chất. 
Ví dụ như việc xây dựng phong trào khu phố văn hóa, làng văn hóa, thôn xóm văn hóa, gia đình văn hóa… khắp nơi hai chữ văn hóa bị lạm dụng tơi bời. Nếu làm thực sự thì người đứng đầu, người chỉ huy có tâm huyết sẽ phải thường xuyên xuống tận nơi cập nhật tình hình. Xuống để xem khu phố này, gia đình này đã văn hóa thực sự chưa, còn gì “phản văn hóa” không để tìm cách tháo gỡ, giúp đỡ và giải quyết. Nhưng thực tế thế nào mọi người đều thấy rồi. Đâu đâu cũng treo biển Khu phố văn hóa, làng văn hóa nhưng rác vẫn vứt bừa bãi, người vẫn đánh chửi nhau, trộm cắp vẫn xảy ra. Mặc dù theo báo cáo tổng kết thì tỉ lệ gia đình văn hóa trên cả nước đạt ở mức rất cao nhưng số lượng tệ nạn xã hội cũng cao không kém. 
Cứ nhìn vào văn hóa giao thông chen lấn tắc đường hàng tiếng là khắc biết cuộc sống nơi đó văn minh đến đâu. Đặc biệt hệ thống loa truyền thanh nhan nhản khắp nơi, từ thành phố cho đến các huyện, xã… oang oang từ tinh mơ tới đêm khuya gây ồn ào náo nhiệt không cần thiết. Tiếng loa nén bị tiếng ồn xe cộ, bị gió thổi tạt nghe tiếng được tiếng mất, các bài hát không đủ kỹ thuật truyền phát rất khó chịu. 
Nhà báo Kim Dung/Kỳ Duyên: Mục đích xây dựng phong trào văn hóa là tốt đẹp, bởi mỗi gia đình là tế bào của xã hội, từng tế bào khỏe mạnh thì cơ thể sẽ khỏe mạnh. Nhưng cũng những phong trào này, ở thời xưa chúng ta làm thực chất hơn vì còn trọng giá trị thật. Mặc dù lúc đó cũng đã thấy tính hình thức. Nhưng giai đoạn đó người ta chấp nhận được, xã hội cũng lành mạnh hơn, và đó là thời cuộc của những phong trào. 
Mỗi cơ chế quản lý sẽ ứng với một cách làm khác nhau về văn hóa. Nhưng có cảm giác, các nhà quản lý không nghĩ gì đến điều này. Họ làm văn hóa như quán tính, thói quen công chức, rập theo nếp cũ để lấy thành tích báo cáo. Hoặc tư duy họ lẫn các quân sư, các cán bộ tham mưu chỉ đến thế thôi. Có bao nhiêu xài bấy nhiêu. Mà văn hóa là “mưa dầm thấm đất”, được xài kiểu… mưa rào.
Nhà báo Kim Dung/Kỳ Duyên, nhà biên kịch Hồng Ngát, nhà báo Thu Hà (từ trái qua phải).
Từ khi chúng ta chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ thế thị trường, những thang giá trị văn hóa cũng theo thời thế, bổ sung, hoặc có nhiều thay đổi thì rõ ràng cách làm văn hóa, chấn hưng dân khí, “văn hóa khí, đạo đức khí, văn minh khí” phải thay đổi rất nhạy bén, khôn ngoan và tinh tế để phù hợp với hiện tại thời mới. 
Nếu cứ dùng những chiếc “mũ cũ kỹ” của ngày xưa-thời bao cấp, để trang trí cho cuộc sống ngày nay thì đương nhiên sẽ khó phù hợp, sống sượng. 
Nếu vẫn giữ cách nghĩ, cách làm của ngày xưa để mặc định cho ngày nay thì hệ quả sẽ là sự hình thức, thậm chí là tiếp tục nói dối, một căn bệnh trầm kha của xã hội.
Nhà báo Thu Hà: Nhìn sang các nước láng giềng, các chị có bình luận gì về cách người Nhật tương kính lẫn nhau, hay cách mà người Do Thái đã vượt khó để minh định thương hiệu dân tộc họ? 
Nhà báo Kim Dung/Kỳ Duyên: Cả hai dân tộc đó đều đáng kính nể trong số gần 200 quốc gia trên thế giới. Chính các giá trị văn hóa, mang đậm bản sắc và bền vững của các dân tộc đó đã tạo ra thương hiệu quốc gia và uy tín cũng như sự hùng mạnh của dân tộc họ. Nó cho thấy đụng chạm tới lòng yêu nước, chẳng dân tộc nào kém dân tộc nào. Vấn đề là cách thể hiện, thời điểm thể hiện. 
Sẽ chẳng ai quên được sự kiện sóng thần 03 năm trước tại nước Nhật. Cả thế giới phải thán phục, ngưỡng mộ người Nhật về ý chí, lòng nhân ái, tính kỷ luật, và tinh thần dấn thân. Văn hóa của người Nhật đã góp phần gắn kết họ với nhau và tạo ra sức mạnh vượt qua thời khắc khó khăn, mất mát. 
Ẩn trong đó là sự công tâm của người lãnh đạo, người cầm quyền. Họ đã phải rất “nhẫn” để chiêu hiền đãi sĩ. Đó là sức mạnh dùng người, chứ không phải là lòng tự trọng theo kiểu kẻ sĩ.
Gần đây tôi có đọc một tài liệu về dân tộc Do thái, về sự thần kỳ của đất nước Do thái. Toàn bộ điều kiện cho đất nước này rất khắc nghiệt. Diện tích chỉ trên 20.000 km2, tức là chỉ lớn hơn tỉnh Nghệ An của ta chút ít. Tuy nhiên quốc gia này lại được mệnh danh là “thung lũng silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nước. Chỉ với 2,5% dân số làm nông nghiệp nhưng mỗi năm Israel xuất khẩu chừng 3 tỷ USD nông sản, là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Ít ai biết rằng, những sản phẩm rau quả từ Arava – một trong những nơi khô cằn nhất thế giới – lại chiếm tới trên 60% tổng sản lượng xuất khẩu rau của Israel và 10% tổng sản lượng hoa xuất khẩu.
Điều đáng nói, từng cá nhân người Do Thái định cư ở đâu cũng góp phần làm vẻ vang cho đất nước, cho dân tộc họ. Sức mạnh thần kỳ của dân tộc Do Thái, đặc biệt nhất là ở cách dùng người, đặc biệt là văn hóa người lãnh đạo, họ rất tôn trọng và lắng nghe các ý tưởng, sáng kiến khác biệt. Ẩn trong đó là sự công tâm của người lãnh đạo, người cầm quyền. Họ đã phải rất “nhẫn” để chiêu hiền đãi sĩ. Đó là sức mạnh dùng người, chứ không phải là lòng tự trọng theo kiểu kẻ sĩ. Chính văn hóa đó đã định vị thương hiệu và uy tín của dân tộc Do thái trên trường quốc tế.
Nhà biên kịch Hồng Ngát: Nước Nhật không được thiên nhiên ưu đãi nhiều tài nguyên như các nước khác. Tài nguyên duy nhất của họ là chất xám. Là tri thức, là tài năng được trọng dụng ở các lĩnh vực. Chính vì vậy họ đã có những phát mình, những sáng chế khiến cả thế giới phải nể phục. Họ đã làm cho đất nước họ ngày càng phồn vinh. Sự phồn vinh đi đôi với nề nếp, với đạo đức, lối sống. Cứ nhìn cung cách họ ra nước ngoài- biết họ là người Nhật, ở đâu và ai ai cũng kính trọng. Thật thèm khát và ao ước làm sao bao giờ người Việt mình cũng được kính trọng như thế?

Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát (trái)
Người Do Thái cũng vậy. Một dân tộc cực kỳ thông minh và có ý chí. Trước đây họ không có mảnh đất cắm rùi đồng nghĩa với sự không có Tổ quốc, nay có rồi nhưng cũng chả rộng lớn gì. Song, người Do Thái có mặt ở khắp những nơi được vinh danh trong nhiều lĩnh vực của khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội. Tôi nhớ hồi học ở VGIK (trường điện ảnh Matxcova) các giáo sư, tiến sĩ – những người thầy giỏi nhất trường được kính nể nhất trường đều là người gốc Do Thái.
Tính đố kỵ đang bào mòn chúng ta
Nhà báo Thu Hà:Dân gian người ta so sánh rằng, một người Việt thì bằng một người Nhật, nhưng ba người Việt sẽ thua ba người Nhật? Các chị suy nghĩ gì về thực tế này?
Nhà biên kịch Hồng Ngát: Điều đó cho thấy rằng sự tương tác, tính cộng đồng của người Việt rất kém. Trong quá khứ, trong chiến tranh, trong những lúc khốn cùng nhất, chúng ta đã rất đồng lòng, và làm nên lịch sử, làm nên uy tín quốc gia. Vậy tại sao giờ đây, những mối quan hệ người với người trong xã hội, trong mỗi tập thể, trong từng gia đình lại trở nên lỏng lẻo và mờ nhạt như hiện nay?
Chính tính đố kỵ, lòng ghen ghét thiếu bao dung, vị kỷ đang bào mòn chúng ta. Nhiều người không thích ai hơn mình, họ luôn tìm cách che mờ người khác bằng những chiêu trò vặt vãnh, nhỏ mọn đã góp phần làm xấu, làm suy yếu sức mạnh văn hóa dân tộc.
Ví dụ, khi bắt đầu cùng nghiên cứu một đề tài, hay cùng làm một việc họ tỏ ra rất đồng lòng. Nhưng nếu chẳng may đề tài đó, công việc đó không thành công thì họ sẽ tìm cách đổ lỗi cho nhau. Hoặc nếu thành công thì tìm cách nhận thật nhiều thành quả về phía mình, tranh nhau hơn thua vị trí cũng như đãi ngộ.. Sự mất đoàn kết, thiếu tương kính mỗi ngày một nhiều. Không ít trường hợp, từ mối quan hệ người trong một nhà lại trở thành kẻ thù, từ những người bạn tốt lại trở thành xa lạ.
Ở nước Nhật, ngay từ bé, người ta đã không thêu dệt mộng mị cho những đứa trẻ mà họ nói thẳng rằng đất nước họ không có tài nguyên và những đứa trẻ đó buộc phải cố gắng vươn lên nếu muốn tồn tại, họ dạy nhau và cùng nhau gìn giữ tính kỷ luật, lòng bao dung và yêu thương chia sẻ. Từ bé, trẻ em Nhật đã ý thức được điều đó, trong gia đình cũng vậy, họ sống chia sẻ và nhường nhịn, nên khi cơn bão ập đến, văn hóa của người Nhật đã giúp họ ngẩng cao đầu, vượt qua gian khó rất nhanh. Đói khát đến mấy, một đứa trẻ Nhật cũng không xin xỏ, chen lấn, tranh cướp đồ ăn, em bé kiên nhẫn xếp hàng chờ đến lượt chứ không đòi ưu tiên.
Nhìn lại mình, tôi thấy báo chí một dạo phản ảnh việc mượn trẻ con, thuê trẻ con đi ăn xin nhằm đánh vào lòng thương hại. Người lớn thì ngồi nhà chăn dắt thật đúng là tụt xuống tận đáy sự liêm sỉ, sự nhẫn tâm. Xe bị nạn đổ rơi hàng hóa thì xông vào hôi của, không quan tâm tới đồng loại đang bị nạn.
“Người Việt thông minh nhưng chậm lớn”

Nhà báo Kim Dung/Kỳ Duyên và nhà biên kịch Hồng Ngát (trái qua phải)
Nhà báo Kim Dung/Kỳ Duyên: Về vấn đề này, tôi thấy dân tộc Việt Nam có một đặc điểm rất rõ.
Đó là khi lâm vào chiến tranh, phải chiến đấu bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc, người Việt rất biết đoàn kết, sẵn sàng xả thân cho đất nước. Lòng yêu nước thực sự trở thành “định hướng, hướng đạo” cho họ cách sống văn hóa, cách sống đẹp trong ứng xử với vận mệnh đất nước, ứng xử trong cộng đồng, giữa cá nhân với nhau. Cuộc chiến tranh cứu nước của Việt Nam, với hai lần chiến thẳng, thắng Pháp, thắng Mỹ chính là nhờ có sức mạnh tinh thần đoàn kết, sức mạnh văn hóa cộng đồng này.
Nhưng chuyển sang giai đoạn hòa bình, và nhất là hiện nay, khi xã hội chuyển sang cơ chế thị trường, thì một điều rất lạ, kinh tế tốt hơn, đời sống thay đổi hơn nhiều, con người có nhiều cơ hội làm giàu vốn văn hóa và kinh tế thì ngược lại, chúng ta đã không đạt được sự đoàn kết, tương kính và bao dung.
Khi giáo sư Ngô Bảo Châu được nhận giải Field, tôi có viết một bài tựa đề “Người Việt thông minh nhưng chậm lớn”. Một dân tộc thông minh nhưng chậm lớn ở chỗ, người Việt không có tính cộng đồng thực sự, mà thường có tính a dua, không có tính đoàn kết, mà là tính cấu kết. Điều này thể hiện rất rõ trong lễ hội Hoa Xuân Hà Nội năm nào. Người ta a dua hái hoa, ngắt hoa, phá hoa, có khi hái xong chả làm gì lại vứt. Nhưng thấy người khác làm là cũng phải làm theo.
Quan hệ xã hội bây giờ người ta đặt lợi ích cá nhân làm trung tâm, có lợi thì chơi, nói là bè bạn, nhưng tính bè rất rõ, rõ hơn cả tính bạn. Bởi lợi ích cá nhân làm trung tâm, chi phối chính quan hệ bạn bè đó.
Cao hơn nữa, giờ đây báo chí, dư luận xã hội, và ngay cả các quan chức cao cấp cũng thường nói về tác hại của lợi ích nhóm.
Lý giải về điều này, chỉ xin chọn một góc nhỏ, xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp, về tư duy người Việt.
Có lẽ do bản chất là đất nước nông nghiệp, 80-90% là nông dân, và cái tư duy tiểu nông, tư hữu đã cố hữu ăn sâu vào máu thịt, vào tâm thức chúng ta kiểu “con gà tức nhau tiếng gáy”, “cái sân nhà anh không thể cao hơn sân nhà tôi”. Đặc tính này có thể quan sát ở các ngôi nhà tầng tại đô thị. Hai nhà xây cùng ở cạnh nhau, nhà xây sau dứt khoát xây cái ban công, cao hơn hẳn ban công nhà bên cạnh, mà xây trước. Đó không phải sự khác biệt, mà là sự không muốn người khác hơn mình. Có thể nói đây là một cá tính rất xấu thâm căn cố đế của tư duy ích kỷ, kém văn minh.
Chuyển từ một đất nước nông nghiệp sang nền kinh tế thị trường chúng ta đã có cuộc sống tốt hơn, nhưng tiếc rằng, tầm nhìn hạn hẹp, ích kỷ nên nhiều người đã bị đồng tiền chi phối, giật dây cộng với bối cảnh cơ chế của chúng ta còn nhiều lỗ hổng, đã góp phần làm xấu, làm suy yếu sức mạnh văn hóa dân tộc.

Còn nữa

30 tháng 12, 2014

Phải có chuyển biến trong năm 2015

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: 
(Thời sự) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ “sống còn”, người đứng đầu cơ quan nào không làm được thì nên “mời làm việc khác”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý Chính phủ sẽ ban hành một Nghị quyết mới tiếp tục tinh thần của Nghị quyết 19 ngay đầu năm 2015, chỉ rõ những việc cần làm trong từng lĩnh vực.Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia tiếp tục chiếm phần lớn thời gian thảo luận của Chính phủ trong phiên họp thường kỳ cuối cùng của năm 2014, diễn ra ngày 30/12. Trước đó, đây cũng là một trọng tâm thảo luận tại Hội nghị của Chính phủ với các địa phương ngày 29/12.
Khi trình bày báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho hay chưa có một Nghị quyết chuyên đề nào mới được ban hành hơn 9 tháng mà Chính phủ đã 2 lần kiểm điểm kết quả thực hiện. Lần kiểm điểm thứ nhất đã diễn ra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, sau nửa năm triển khai Nghị quyết.
Cải cách không thể trên giấy
Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị, trong năm 2015, cần tiếp tục thực hiện mạnh mẽ, nhất quán và triệt để Nghị quyết số 19, bảo đảm đến hết năm 2015, chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam xếp hạng theo WB tối thiểu bằng trung bình ASEAN-6. Bên cạnh việc củng cố các kết quả cải cách trong các lĩnh vực thuế, BHXH, khởi sự kinh doanh…, cần tập trung thực hiện cải cách các chỉ số về thực thi hợp đồng, thủ tục phá sản doanh nghiệp và cấp phép xây dựng.
Nhiệm vụ trọng tâm thứ hai là rà soát thủ tục kiểm tra, quản lý chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu – vướng mắc lớn nhất hiện nay trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định đây là nội dung quan trọng, cần thực hiện ngay.
Cùng với đó, tiến hành rà soát danh mục 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện tương ứng, theo hướng chỉ giữ lại những điều kiện kinh doanh thực sự cần thiết và triệt để chủ trương “quản lý Nhà nước là để tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cuộc sống của người dân”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh cho rằng Nghị quyết 19 đã củng cố niềm tin của doanh nghiệp và cộng đồng quốc tế đối với quyết tâm cải cách của Việt Nam.
“Nhưng thẳng thắn mà nói, chúng ta mới rà soát, sửa đổi trên giấy thôi, giảm được bao nhiêu giờ làm thủ tục cũng mới chỉ là tính toán. Bước tiếp theo là phải đưa những cải cách đó đến được với từng doanh nghiệp. Năm 2015 nếu không tiếp tục làm quyết liệt thì có khi những thay đổi trong năm 2014 thành ra phản tác dụng”, Phó Thủ tướng nói.
Đồng thời, trong năm 2015, cần tiếp tục lựa chọn một số lĩnh vực để tập trung cải cách. Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ trình Chính phủ một Nghị quyết tương tự Nghị quyết 19 để thực hiện trong năm 2015.
Toàn cảnh phiên họp
Không có lý gì không làm được
Kết luận phiên thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc lại rằng việc Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19 là xuất phát từ yêu cầu phát triển, yêu cầu hội nhập và căn cứ vào những hạn chế, yếu kém nội tại của nền kinh tế. Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ “sống còn” trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. “Hội nhập quốc tế là phải cạnh tranh để phát triển, không có cách nào khác”.
“Bộ máy cồng kềnh, kém hiệu lực, thủ tục rườm rà, gây khó khăn cản trở, những hạn chế, yếu kém đó cấp nào cũng nói, ngành nào cũng nói, hội nghị nào cũng nói. Nhưng khó khăn cản trở ở đâu, làm thế nào? Nghị quyết 19 đã đề ra giải pháp cụ thể cho những vấn đề đó. Chúng ta chọn đúng vấn đề rồi, có kết quả bước đầu rồi, phải tiếp tục thực hiện”, Thủ tướng nói.
Trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu quyết liệt, nhất quán, tiếp tục thực hiện các giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết 19. Đồng thời, ngay từ đầu năm 2015, công khai chỉ số cải cách hành chính của tất cả các bộ, ngành, địa phương. “Làm được cũng minh bạch mà chưa được cũng phải minh bạch để phấn đấu”, Thủ tướng yêu cầu.
Trước “nút thắt cổ chai” về kiểm tra chuyên ngành khiến khó rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, Thủ tướng đặt vấn đề: “Các nước xung quanh ta cũng bảo vệ sản xuất, cũng bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng bảo vệ môi trường, nhưng thủ tục vẫn thuận lợi. Sao ta không tìm hiểu, tham khảo xem họ làm thế nào? Từ vướng mắc trong thực tế để xem lại các quy định của ta và tham khảo kinh nghiệm các ngước, từ đó đưa ra đề xuất cụ thể”.
“Không có lý do gì để không cải thiện được cho bằng họ và phải có chuyển biến trong năm 2015”, Thủ tướng yêu cầu.
Về những kết quả đã đạt được, người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý rằng những cải cách đã tiến hành cũng mới chỉ là “trên giấy”, cần hết sức chú ý việc thực thi của cán bộ. “Hàng hóa trong luồng xanh hải quan chỉ mất 3 giây, nhưng cán bộ không chịu làm thì doanh nghiệp cũng chịu”.
Trước một số ý kiến đề nghị “thận trọng” với chủ trương chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, Thủ tướng cho rằng không thể chỉ vì một số ít doanh nghiệp vi phạm mà quay lại bắt “tiền kiểm” với tất cả. Như vậy là gây khó, gây khổ cho đa số chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. Vấn đề là hậu kiểm cho tốt, xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm.
Thủ tướng đồng ý Chính phủ sẽ ban hành một Nghị quyết mới tiếp tục tinh thần của Nghị quyết 19 ngay đầu năm 2015, chỉ rõ những việc cần làm trong từng lĩnh vực.
“Thực tế cho thấy nếu chúng ta làm quyết liệt sẽ có kết quả cụ thể. Phải chỉ rõ phiền hà, vướng mắc ở đâu, sửa chỗ nào, ai sửa, lúc nào sửa xong… thì mới tiến bộ được. Các đồng chí đều xông vào thì làm được thôi. Nếu người đứng đầu cơ quan nào không làm được thì mời làm việc khác”, Thủ tướng quyết liệt.
(Theo Chính Phủ)

Cần tôn trọng bạn đọc mạng

Bùi Văn Bồng
Mạng Internet là sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, tạo dựng phát triển và là điều kiện tiên quyết mở ra thời đại bùng nổ thông tin toàn cầu, đáp ứng nhanh, nhạy, kịp thời, đầy đủ quyền được thông tin của con người. Đó là nhờ thành công của nghiên cứu và ứng dụng công nghệ từ lý thuyết bức xạ điện từ (hay sóng điện từ) có cơ sở khoa học tạo nền từ cuối thế kỷ 19 do các công trình nghiên cứu chuyên sâu về điện và từ của nhà toán học người Scotland (J.C Maxwell) dựa trên lý thuyết căn bản của M.Faraday.
Những tính toán của ông chứng tỏ rằng sóng điện từ có thể truyền với vận tốc ánh sáng và điều này khiến cho ông đưa ra những dữ liệu minh chứng ánh sáng cũng là một loại sóng điện từ. Năm 1888, H. Hertz đã dùng điện phát ra các sóng có tính chất giống như ánh sáng và do đó đã xác nhận những ý tưởng tuyệt vời của Faraday và Maxwell. Khi lan truyền, sóng điện từ mang theo năng lượng, động lượng và thông tin, một dạng điện động lực học của ngành điện từ học…, được tính toán theo phương trình Maxwell. Chúng ta được hưởng thụ những thành công sáng chế nhiều loại hình sóng điện từ, thông tin điện tử, vi mạch dẫn, mạng Internet là nhờ các nhà khoa học tài năng ấy.
Thế nhưng, vấn đề đặt ra là sử dụng máy tính, mạng Internet thế nào để đem lại những giá trị có ý nghĩa cho cuộc sống và cho toàn xã hội. Đặc trưng của mạng dựa theo sóng điện từ là chuyển tải thông tin, dữ liệu từ thực sang ảo, từ ảo lại về thực, không có gì tách rời. Cho dù “ảo” đến cỡ nào, tùy tiện hay có trách nhiệm, trung thực hay giả dối, thì người đọc trong làng mạng, cư dân cộng đồng mạng đều có suy ngẫm, nhận xét, so sánh, kiểm chứng xem nên tin hay không tin. Cho nên, cho dù lên trang website, báo điện tử, blog hay “chát chủng” đều phải biết rằng, khi đã tung tin, tung sóng gì lên mạng thì “sản phẩm” đó không còn là của riêng mình nữa mà đã ra xã hội. Nhà nước không cần phải bỏ một đồng ngân sách nào để đầu tư, trả công cho “các nhà mạng”, nhưng vẫn có nguồn thông tin phục vụ chung cho xã hội rất đa dạng, phong phú. Một trang blog hay trang mạng “tự do” thiết lập, người trực tiếp làm chủ các hệ điều hành trong phạm vi có thể chính là một chủ thể đồng thời là chủ trang mạng, vừa là Tổng biên tập, biên tập viên, người viết, admin quản trị mạng, post comment (lời bình) của bạn đọc…cả “7-8 việc trong 1”, càng cần biết tôn trọng bạn đọc mạng và đối tượng cần thông tin, giao lưu.
Báo mạng (kể cả các trang blog) có tiện lợi hơn báo viết là sửa lại hoặc loại bỏ bài viết, chỉnh cho chuẩn thông tin rất nhanh, dễ dàng hơn báo in, chỉ cần trong vài phút là thông tin sai lệch được cải sửa ngay. Trong khi dó, báo in khi đã “giấy trắng” mực đen, phát hành rồi thì vô phương sửa lại, chỉ còn cách đính chính vào số báo khác mà thôi.
Mới đây, trên trang anhbasam.com, anhbasam.wordpress.com, có đăng một thông báo đính chính của trang blog Dragon Capital: “Ngày 21/8, trong bản tin gửi cho các nhà đầu tư, Dragon Capital đã đưa ra thông tin về việc ông Tô Hải, Tổng giám đốc của CTCK Bản Việt được triệu tập để hỗ trợ điều tra sau khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt. Dragon Capital thừa nhận đây là một thông tin sai và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ông Hải. “Chúng tôi muốn sửa sai thông tin này và gửi lời xin lỗi tới cá nhân ông Hải và các đồng nghiệp tại CTCK Bản Việt” – thông báo trên website của Dragon Capital viết”.
Việc làm đó của trang blog Dragon Capital cũng như nhiều trang bog khác, các trang báo mạng khác, đã được bạn đọc tán đồng và hoan nghênh. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều trang blog tung lên mạng những thông tin chưa được xác minh, kiểm chứng rõ ràng, thậm chí tùy tiện bịa chuyện, đơm đặt, nói lấy được, lồng cá nhân vào, đem đến cho người đọc nhưng thông tin thiếu chính xác. Kể cả dùng từ trong bài viết và ý kiến nhận xét, lời bình cũng đừng vì quá cực đoan, bực tức mà dùng các từ chửi đổng, chửi thề, văng tục cốt cho hả giận, trút bỏ tức tối, “sướng miệng”… không đem lại thông tin hoặc ý nghĩa giá trị gì mà dễ bị phản cảm, gây khó chịu cho nhiều người đọc. Làm như thế, trước hết trang mạng đó tự làm mất uy tín của mình với bạn đọc cộng đồng mạng, sau nữa là gây phức tạp, đa chiều trong dư luận xã hội, nhiễu thông tin, thiếu văn hóa, quảng cáo tùm lum, nhiều khi ảnh hưởng cả danh dự, uy tín người khác, ảnh hưởng cả đến sản xuất, kinh doanh, đời sống xã hội sức khỏe con người…
Xã hội hiện đại hóa bởi công nghệ thông tin hiện nay ngày càng đông đảo bạn đọc trên cộng đồng mạng. Thông tin trên mạng trung thực, chính xác rất cần cho mọi người. Đó là thứ “trời cho” rất quý và thuận tiện trong tiếp nhận, giao thiệp, trao đổi, kiểm chứng thông tin. Lãnh dạo cũng rất cần giỏi sử dụng vi tính, thường xuyên rà đọc các luồng, các nguồn thông tin trên mạng. Nó giúp ích rất nhiều, là kênh thông tin đa chiều từ thực tiễn cần thiết phục vụ cho nhận định, đánh giá, phân tích vấn đề, thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo hữu hiệu.
Cụ thể nhất là hồi đầu năm nay, trong khi người dân dài cổ chờ thông tin các báo, nhưng nhờ các trang blog, các loại hình thông tin mạng, Văn phòng Chính phủ chỉ trong thời gian ngắn đã đọc, tổng hợp, phân tích tới gần 800 tin, bài về vụ Tiên Lãng (Hải Phòng). Cũng cần nói thẳng ra rằng, nếu không nhờ các trang blog có trách nhiệm và đưa tin chính xác, ý thức xây dựng, nói thẳng nói thật từ cơ sở, các bài bình, thư góp ý, những bài phân tích qua mạng, chỉ nhìn vào một ít thông tin lèo tèo, chung chung, vừa đăng vừa xin ý kiến, nơm nớp lo bị “bẻ giò” của các bào “lề phải”; lại chờ các bộ, ngành chủ quản đi xác minh, về báo cáo, thì chắc chắn Chính phủ không thể giải quyết vụ Tiên Lãng một cách nhanh chóng, chính xác, đúng bản chất vấn đề như vậy. Các vụ Văn Giang, Vụ Bản, Bỉm Sơn, Cần Thơ,.. các trang mạng blog cũng là những chiến sĩ xung kích “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” đem đến cho bạn đọc những thông tin có giá trị, giúp cho dư luận nhanh chóng hiểu đúng bản chất sự việc.
Quan niệm các trang mạng là “thứ lá cải”, là “lề trái” có hại, thậm chí phân biệt đối xử, ác cảm, muốn dẹp đi là không thức thời, là sự bộc lộ trình độ kém cỏi, lạc hậu, bảo thủ. Tổng thống Barack Obama đã nói: “Mạng internet là sóng của trời, đâu phải của con người tất cả mà dễ quản lý. Con người chỉ có thể quản trị, tuân thủ các phân giải kỹ thuật đã qua nghiên cứu, sáng chế, cải tiên nó, không ai hạn chế, hay quản lý được mạng internet, đừng làm ngược quy luật của hoa học và phá vỡ, gây nhiễu các hiện hữu của quy trình kỹ thuật hiện đại”. Nếu chỉ theo ý chủ quan mà dùng các biện pháp ngăn chặn mạng thông tin nào đó có lợi, ít hại cho xã hội là sự bộc lộ thiếu văn hóa, không tôn trọng bạn đọc cộng đồng mạng, coi thường (hoặc sợ) dư luận xã hội, cũng coi như vi phạm nhân quyền.
Tháng trước (ngày 5/7), Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã nhất trí ủng hộ quan điểm rằng: Được truy cập Internet và tự do thể hiện suy nghĩ của mình trên Internet cần được công nhận là một quyền cơ bản của con người. Trong một Nghị quyết được thông qua về vấn đề này nêu rõ: Tất cả mọi người, không phân biệt tầng lớp, tôn giáo, giới tính, độ tuổi, dân tộc… đều có quyền được sử dụng, truy cập Internet và tự do thể hiện suy nghĩ, quan điểm, góc nhìn của bản thân họ trên mạng thông tin toàn cầu này. Tất cả 47 thành viên của Hội đồng Nhân quyền, bao gồm cả những quốc gia nổi tiếng trong vấn đề kiểm duyệt nội dung cũng như việc truy cập vào các website của người dùng như Trung Quốc, Cuba đều đặt bút ký vào bản Nghị quyết đầy ý nghĩa này. Tuy nhiên, riêng đại biểu Trung Quốc, ông Xia Jingge, trước khi đặt bút ký còn bảo thủ và lòi đuôi Tàu, nói rằng Văn bản Nghị quyết này không phải là một dấu hiệu cho thấy TQ sắp sửa phá bỏ cái gọi là “Vạn lý tường lửa” (Great Firewall of China) – một hình ảnh ví von cho sự kiểm duyệt Internet nghiêm ngặt của quốc gia này. Vào tháng 6 năm ngoái, trong một báo cáo khác của mình, Liên Hợp Quốc cũng đã coi được truy cập Internet là một quyền cơ bản của toàn nhân loại. Vì thế, các trang mạng khi đã “tung sóng” cần rất thận trọng, chọn lọc thông tin có giá trị, trung thực và tự thấy cần thiết trước khi tung lên mạng, khi bấm “chuột” phải có trách nhiệm, xứng tầm “văn hóa mạng” và biết tôn trọng bạn đọc cộng đồng cư dân mạng trong thời đại hiện nay. Khi nhận được những phản hồi góp ý đúng cần phải sửa ngay.
   

29 tháng 12, 2014

Thưởng thức rượu mạnh đúng tiêu chuẩn

KIM DUNG: Bạn đọc iu quí gửi cho mình bài viết này Năm mới 2015 sắp đến gần, hẳn có nhiều người không thể thiếu ly rượu. xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ :

———
Là thứ chất lỏng tuyệt vời làm đắm say cả nửa thế giới, nhưng trong số đó, có lẽ không nhiều quý ông biết được rằng: nghệ thuật thưởng thức rượu mạnh cũng là cả một kỳ công.
Vodka
Vodka gây ấn tượng cho bạn bởi mùi vị đặc trưng của nó. Thức uống có xuất xứ từ Nga nổi tiếng bởi khả năng pha trộn với một số loại nước cốt hoa quả để trở thành những loại cocktail khác nhau, bên cạnh đó, bạn cũng có thể thưởng thức vodka nguyên chất hay thêm đá tùy thích.
Vodka sẽ càng tăng thêm hương vị khi được dùng với những món ăn có nhiều gia vị và đặc biệt nhất là món trứng cá muối caviar. Vodka có thể làm từ các loại nông sản, nho, rau và một số loại trái cây khác.
Cách thưởng thức:
Để có thể thưởng thức hết mùi vị tuyệt vời của Vodka, bạn cần dùng lạnh và sử dụng loại ly có chân dài, miệng ly dạng hình ống khói. Hãy sử dụng thị giác, khứu giác và vị giác của bạn để có một cảm nhận tinh tế nhất.
Trước khi uống, hãy hướng ly Vodka của bạn về hướng có ánh sáng để có thể cảm nhận sự trong vắt và ánh quang của thứ chất lỏng này. Đó có thể là màu ánh xanh dương, vàng hay xanh lá nhẹ. Những loại Vodka hảo hạng sẽ hơi sệt dạng kem mịn khi đông lạnh.
Khi xoay nhẹ ly rượu, bạn có thể cảm nhận được hương vị của Vodka. Vodka ngon sẽ có một thứ hương thơm ngọt ngào trong khi những loại tệ hơn sẽ có mùi của cồn.
Khi thưởng thức, hãy nhấm nháp từng ngụm rượu nhỏ để cảm nhận rõ vị ngon của rượu, đó có thể là một sự bùng nổ của mùi vị lan tỏa trong vòm miệng, lên mũi và lan truyền đến từng ngõ ngách trong cơ thể bạn. Hãy chú ý cảm nhận dư vị của rượu sau khi bạn nuốt, ngọt ngào hay hơi chát, sâu đậm hay chỉ thoáng qua sẽ phụ thuộc vào cảm nhận khác nhau của từng người.
Rum
Rum được chưng cất từ nước ép của cây mía đường (xi rô mía hay mật đường), đó là những phụ phẩm có được sau quá trình tinh chế từ cây mía đường thành đường tinh luyện. Mật đường chứa đựng những loại khoáng chất và những hợp chất hữu cơ không có nguồn gốc đường sẽ tạo ra mùi vị đặc trưng cho Rum.
Nhãn hiệu sẽ giúp cho bạn lựa chọn loại Rum yêu thích và cách thưởng thức rượu cũng sẽ gồm 2 cách khác nhau: pha trộn hay để nguyên chất. Những loại Rum có màu đậm thường được thưởng thức bằng từng ngụm nguyên chất và có nồng độ khá mạnh trong khi những loại Rum nhẹ thường có màu sáng hơn và thường dùng pha chế thành cocktail.
Cách thưởng thức:
Hãy chọn những loại ly có thân và miệng rộng hay ly chân dài, miệng dạng hình ống khói để đựng, điều này sẽ giúp làm nổi bật hương vị của Rum.
Xoay nhẹ ly rượu để bạn có thể cảm nhận được màu và sắc trong của rượu. Rượu càng được ủ lâu thì sẽ càng sậm màu. Hãy cẩn thận khi ngửi rượu, những loại Rum lâu đời có thể tỏa ra một hương thơm dễ chịu trong khi một loại Rum mới cất có thể đốt cháy mũi bạn. Hãy giữ mũi ở phía trên miệng ly một chút, bạn có thể cảm nhận những mùi hương khác nhau như hương vani, caramel, kẹo bơ, mùi thuốc lá hay thậm chí mùi da thuộc…
Nhấm nháp từng ngụm rượu và hãy để các giác quan của bạn tận hưởng những hương vị của rượu. Chỉ khi nào mũi của bạn có thể cảm nhận được một quãng các mùi hương khác nhau pha trộn trong Rum thì khi đó, vị giác của bạn mới có thể khám phá ra vô vàn những vị ngon của rượu.
Hãy chú ý, một ít nước lọc dùng cho việc pha loãng khi rượu quá mạnh sẽ giúp bạn có những cảm nhận tinh tế và sâu sắc hơn đấy.
Tequila
Một số người đã sai lầm khi cho rằng Tequila là một thức uống được làm từ cây xương rồng. Thật ra, Tequila được làm từ cây thùa xanh (blue agave), một giống thực vật thuộc họ hoa loa kèn đỏ (amaryllis) và hoa loa kèn (lily). Loài thực vật mọng nước này phải cần đến 12 năm để có thể trưởng thành và trở thành nguyên liệu chưng cất nên Tequila.
Loại thức uống có nguồn gốc từ Mexico này cần được thưởng thức nguyên chất mới có thể cảm nhận hết vị ngon của nó. Ở Mexico, Tequila thường được phục vụ theo kiểu “tổng hợp” với tên gọi “Sangrita”: một sự pha trộn với nước cam ép, xirô lựu và một ít bột ớt. Chỉ cần nhấm nháp luân phiên 2 ly rượu thôi là bạn đã có thể cảm nhận được sự đặc sắc của Tequila.
Cách thưởng thức:
Rót Tequila vào ly, chọn loại ly có dạng hình hoa tulip, ly có miệng dạng hình ống khói hay một chiếc ly nhỏ nếu bạn uống nguyên chất kèm với một lát chanh tươi và muối. Ly đựng cần phải thật sạch thì bạn mới có thể cảm nhận được chính xác màu sắc của rượu. Màu của một loại Tequila hảo hạng sẽ là màu vàng pha xanh xám hay một màu vàng nâu. Màu của rượu có thể chịu ảnh hưởng của quá trình lên men đường caramel trong khi quá trình chưng cất.
Khi đặt ly rượu ở thấp dưới mũi một chút, bạn sẽ cảm nhận được mùi hương thanh nhã đặc trưng của cây thùa xanh , bên cạnh đó, nếu tinh ý một chút, bạn còn cảm nhận được mùi của đất trồng, mùi gỗ sồi , trái cây và khói thuốc.
Khi nếm, những mùi hương mà bạn vừa ngửi được sẽ tiếp tục tỏa ra những vị giác đặc trưng của chúng trong miệng bạn. Đây là một thứ vị rất mãnh liệt cùng những dư vị khó phai nhòa. Nếu bạn chỉ cảm nhận được một thứ mùi vị khá nhanh, có vị chua hay đắng chát thì loại Tequila bạn đang dùng là một loại Tequila tồi.
Scotch Whisky
Có 2 dạng Scotch whisky cơ bản: Malt Whisky (làm từ mạch nha của lúa mạch) và Grain Whisky (cất từ ngũ cốc như ngô hay lúa mì).
Bạn có thể thưởng thức theo cách đơn giản nhất là pha Scotch cùng soda hay pha chế thành những loại cocktail hỗn hợp như Rob Roy hay Scotch chua (Scotch sour). Sự pha trộn khi thưởng thức Scotch có thể đem lại cách cảm nhận mới lạ và thú vị, tuy nhiên, một số người sành loại rượu này lại thích uống nguyên chất hơn.
Cách thưởng thức:
Hãy chọn cho mình một địa điểm có không khí thật trong lành, không bị pha tạp bởi những thứ mùi hương khác để có thể cảm nhận hương vị tuyệt vời của Scotch Whisky. Trước đó, bạn cũng không nên dùng nước hoa hay một loại nước khử mùi toàn thân nào đó vì nó có thể ảnh hưởng đến sự cảm nhận của bạn.
Chọn loại ly có dạng bụng rộng, miệng hẹp vì khi đó, mùi vị của rượu dễ dàng tỏa ra và cô đọng khi bạn xoay nhẹ ly. Khi xoay ly, những loại Whisky hảo hạng sẽ để lại những vệt rượu dễ nhận biết đọng trên thành ly.
Vì Scotch thường có màu sẫm nên nếu bạn muốn quan sát được màu và độ trong của rượu thì hãy chọn nơi có nền sáng hay trắng phía sau. Màu của rượu sẽ đặc trưng cho tuổi rượu và loại gỗ dùng ủ nó.
Khi ngửi, bạn không cần thiết phải đặt mũi quá gần miệng ly. Tốt hơn hết là nên thử cảm nhận hương vị của rượu ở xa một chút, sau đó, từ từ vừa xoay nhẹ vừa đưa miệng ly đến gần mũi. Ban đầu bạn sẽ cảm nhận một thứ hương thơm thoang thoảng, càng lúc càng đậm đà dần nhưng sẽ không quá áp đảo. Nếu tinh tế hơn một chút, bạn sẽ cảm nhận được một sự pha trộn phức hợp các thứ mùi hương trong rượu.
Một hớp nhỏ rượu là cách bạn thưởng thức tốt nhất loại rượu này. Hãy để từng đợt chất lỏng trôi nhẹ nhàng qua lưỡi và thử cảm nhận mùi vị của rượu, thô ráp và cay gắt hay êm ả và ngọt ngào? Bạn có thể cảm nhận được mùi vị của tảo biển, muối mặn đặc trưng cho loại mạch nha Islay trong cốc Scotch Whisky.Lyn
***

Đời vắng em rồi say với ai .
               Thơ VŨ HOÀNG CHƯƠNG.

Sóng dậy đìu hiu biển dấy sầu,
Lênh đênh thương nhớ dạt trời Âu.
Thôi rồi, tay nắm tay lần cuối,
Chia nẻo giang hồ vĩnh biệt nhau.

Trai lỡ phong vân gái lỡ tình,
Này đêm tri ngộ xót điêu linh,
Niềm quê sực thức lòng quan ải,
Giây lát dừng chân cuộc viễn trình

Tóc xoã tơ vàng nệm gối nhung
Đây chiều hương ngát lá hoa dung,
Sóng đôi kề ngọn đèn hư ảo,
Mơ kiếp nào xưa đã vợ chồng.

Quán rượu liền đêm chuốc đắng cay.
Buồn mưa, trăng lạnh: nắng, hoa gầy
Nắng mưa đã trải tình nhân thế
Lưu lạc sầu chung một hướng say.

Gặp gỡ chừng như truyện Liêu Trai.
Ra đi chẳng hứa một ngày mai.
Em ơi! lửa tắt bình khô rượu,
Đời vắng em rồi say với ai?

Phương Âu mờ mịt lối quê Nàng
Trăng nước âm thầm vạn dặm tang
Ghé bến nào đây, người hải ngoại
Chiều sương mặt bể có mơ màng?

Tuyết xuống phương nào, lạnh lắm không?
Mà đây lòng trắng một mùa đông
Tương tư nổi đuốc thâu canh đợi,

Thoảng gió… trà mi động mấy bông.

Tướng Vịnh: Muốn yên biển Đông, nội bộ phải ổn


“Chúng ta đang có những tranh chấp trên biển Đông, và chúng ta kiên trì giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hoà bình. Muốn giải quyết được những vấn đề đó thì nội bộ đất nước phải ổn định, Nhân dân phải tin vào Đảng, Chính phủ”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chia sẻ với VietNamNet.
Hướng đến hoà bình, nhưng không phải hoà bình suông
Thưa Thượng tướng, để bắt đầu câu chuyện này, đầu tiên, tôi muốn được cùng ông hồi tưởng về những thế hệ đầu tiên của QĐND Việt Nam: đó là 34 người lính đã tuyên thệ trong khu rừng Trần Hưng Đạo, thành lập nên đội VNTTGPQ cách đây 70 năm, với xuất phát điểm là 3 tổ vũ trang, khí tài quân sự gần như là con số 0, thế hệ đó đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Sau 70 năm khi đất nước đã hoà bình, định hướng của QĐND Việt Nam có gì thay đổi?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ảnh: Đức Anh
Người VN ai cũng nhớ đến lời dạy của Bác: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Từ ngày đầu thành lập đến nay, QĐND Việt Nam luôn có nhiệm vụ xuyên suốt là bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân. Ta đã trải qua những cuộc chiến tranh kéo dài qua nhiều thập kỷ, phải trả bằng máu để đạt được mục tiêu tối thượng: Độc lập, tự do.
Hôm nay, dù trong thời bình, nhưng sứ mệnh, nhiệm vụ của QĐND Việt Nam về cơ bản không đổi. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và sự nghiệp Quốc phòng – An ninh còn có những khía cạnh nặng nề hơn: vừa phải bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, ngăn chặn sự xâm hại đến lợi ích quốc gia dân tộc, nhưng cũng phải bảo vệ cho được nền hoà bình, để nhân dân không phải đổ máu, đất nước có thời gian và có cơ hội để phát triển.
Trong thời bình, nếu không quan tâm đến quốc phòng, nếu lơ là nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, thì sẽ đến lúc đất nước bị xâm hại. Nếu không chăm lo bảo vệ hoà bình, thì sẽ đến lúc nền hoà bình của đất nước bị uy hiếp.
Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn này được mở rộng hơn, đó là bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ sự ổn định chính trị - an ninh xã hội và con đường đi lên CNXH, bảo vệ hoà bình, bảo vệ môi trường thuận lợi để phát triển đất nước và bảo vệ nhân dân. Nhiệm vụ đó không nằm ngoài những lời dạy của Bác Hồ 70 năm trước. Nhưng nó được cụ thể hoá trong giai đoạn thời bình.
Khi chúng ta có một nền quốc phòng mạnh, điều đó sẽ khiến mọi kẻ có ý định xâm phạm lãnh thổ buộc phải tính toán trong từng hành động. Ta phải chứng minh được là ta sẵn sàng và có khả năng đánh thắng nếu bị xâm lược.
Trong xây dựng quân đội hiện nay, chúng ta luôn nói chính sách quốc phòng của Việt Nam là hoà bình và tự vệ. Nghĩa là hướng đến hoà bình, nhưng không phải hoà bình suông. Nếu lợi ích bị xâm hại, chúng ta có quyền tự vệ và phải tự vệ, và chúng ta sẽ dồn hết sức mình để giành thắng lợi, bảo vệ hoà bình.
Suốt 70 năm qua, Quân đội VN luôn phải đối mặt với rất nhiều thế lực xâm lược, thù địch, khiến ta không một phút nào lơ là tinh thần cảnh giác. Trong hoàn cảnh đất nước hoà bình như hiện nay, có nên lo lắng về bản lĩnh của quân đội? Và các ông – những người lính, sẽ làm gì để luôn tự hoàn thiện mình, khi mà không còn những nguy cơ trực diện như trong quá khứ thường trực bên cạnh?
Ta đã từng phải đối mặt với những cường quốc lớn nhất thế giới trong lịch sử. Việc đối mặt với những kẻ thù quá mạnh như thế trong quá khứ đã khiến chúng ta phải tự vượt qua chính mình, tự vươn lên, phải nỗ lực bằng mấy trăm phần trăm sức lực.
Trong thời bình, có thể không có những kẻ thù trực diện như thế nữa, nhưng thách thức và nguy cơ thì luôn tồn tại, có thể là những nguy cơ tiềm ẩn trong một giai đoạn dài và cả những nguy cơ đã bùng phát. Quan trọng là chúng ta phải ngăn chặn sự bùng phát ấy.
Chúng ta cần nhận thức cho đúng, cho đủ những thách thức, nguy cơ đang hoặc sẽ uy hiếp đến nền Quốc phòng – An ninh hay là sự bền vững của đất nước. Chẳng hạn, thách thức về chủ quyền lãnh thổ, thách thức gặp phải trên con đường phát triển đất nước, hay những thách thức phi truyền thống, khi xã hội ngày càng phát triển, hội nhập.
Tuy nhiên, với chức năng của quân đội, thì bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ đầu tiên, và là nhiệm vụ quan trọng nhất. Người lính, dù sống trong thời bình, vẫn luôn phải cảnh giác, để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng đó, vì nếu không có chủ quyền, không có lãnh thổ thì sẽ không có gì khác mà bảo vệ.
Chủ quyền lãnh thổ không những là chủ quyền bờ cõi quốc gia mà còn phải hiểu rộng ra thêm là chủ quyền về sự độc lập và tự chủ của đất nước. Việc giữ được chủ quyền, có được sự độc lập, tự chủ và khả năng tự lựa chọn và quyết định con đường đi của mình luôn là nhiệm vụ tối cao!
Muốn được tôn trọng, trước hết ta phải mạnh
Trong hoàn cảnh hiện tại, khi mà có những quốc gia láng giềng, trở nên lớn mạnh nhanh chóng, đang tìm cách áp đặt luật chơi với Việt Nam theo ý họ, quân đội Việt Nam sẽ phải ứng phó thế nào để thực hiện được chính sách hoà bình và tự vệ mà chúng ta đã lựa chọn?
Việt Nam luôn ủng hộ sự lớn mạnh của các quốc gia, kể cả sự lớn mạnh về kinh tế, chính trị, quốc phòng hay bất cứ lĩnh vực nào. Nhưng chúng ta có hai điều kiện:
Thứ nhất, sự lớn mạnh đó không uy hiếp, không đe doạ an ninh, hoà bình, ổn định của nước khác.
Thứ hai, sự lớn mạnh đó không ảnh hưởng đến hoà bình, ổn định của khu vực và trên thế giới. Cụ thể là, bất cứ quốc gia nào lớn mạnh đến đâu, cũng phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Luật pháp quốc tế đặt ra là để ngăn chặn cách hành xử phi lý, dùng sức mạnh uy hiếp các nước khác.
Đồng thời họ phải tôn trọng, bình đẳng trong quan hệ với nước ta. Anh là nước lớn, tôi là nước nhỏ, nhưng anh phải tôn trọng tôi. Tôi với anh bình đẳng trên tư cách quốc gia. Cũng như ta vẫn thực hiện nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng với các quốc gia nhỏ hơn mình. Chỉ khi giải quyết các lợi ích quốc gia của mỗi bên trên cơ sở luật pháp quốc tế và tôn trọng lẫn nhau, các quốc gia mới có một mối quan hệ thực chất, tốt đẹp.
Nước ta vẫn thực hiện nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng với các quốc gia nhỏ hơn mình- Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: Đức Anh
Hiện nay, có những động thái của một số quốc gia trong khu vực khiến chúng ta e ngại. Nhận thức được một cách kịp thời những nguy cơ đó và sớm giải quyết nó, bằng những biện pháp hoà bình, là chủ trương nhất quán của Việt Nam. Chúng ta đấu tranh về ngoại giao, đấu tranh về kinh tế, đấu tranh trên cơ sở luật pháp quốc tế và cả đấu tranh bằng các mối quan hệ quốc phòng, đi đến giảm thiểu và ngăn chặn khả năng xảy ra xung đột.
Nhưng với những quốc gia không tôn trọng luật pháp quốc tế, cũng như không thể hiện sự tôn trọng trong mối quan hệ giữa quốc gia với quốc gia, thì chiến lược hoà bình, tự vệ của chúng ta liệu có phải điều chỉnh?
Chúng ta không thể yêu cầu một quốc gia khác “Anh phải tôn trọng tôi đi”! Khi anh muốn người khác tôn trọng anh, anh phải mạnh trước đã.
Mà mạnh trước hết chính là sự ổn định chính trị - kinh tế - xã hội. Một đất nước phải ổn định kinh tế, chính trị, xã hội; một đất nước mà không có những vấn đề nghiêm trọng bên trong nó; một đất nước mà người dân được hưởng cuộc sống tốt đẹp và ngày càng giàu có thì đó sẽ là một đất nước mạnh. Đó cũng là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo sức mạnh quốc phòng – an ninh.
Chúng ta đang có những tranh chấp trên biển Đông, và chúng ta kiên trì giải quyết tranh chấp này bằng phương pháp hoà bình. Muốn giải quyết được những vấn đề đó thì nội bộ đất nước phải ổn định, Nhân dân phải tin vào Đảng, vào Chính phủ. Đó là cơ sở, là điều kiện cần. Còn giải quyết thế nào lại là chuyện khác và là một câu chuyện dài, cần nhiều thời gian và công sức.
Con người còn quan trọng hơn vũ khí
Vậy nếu chỉ nói về sự ổn định trong nội bộ đất nước, theo nhìn nhận của ông, tình hình nội bộ của đất nước ta có đạt được đến sự ổn định mà ông nói tới, để đảm bảo “điều kiện cần” cho sức mạnh của đất nước trong những tranh chấp lãnh thổ?
Phải thẳng thắn với nhau rằng, đất nước ta còn nhiều vấn đề đáng lo ngại như Nghị quyết TW4 đã nêu. Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề khác, mà chúng ta sẽ phải cùng nhau giải quyết, tháo gỡ. Nhưng không một quốc gia nào không có những vấn đề trong nội bộ của nó.Chúng ta cần nhìn những vấn đề này với sự khoan dung, bình tĩnh, tỉnh táo và từng bước giải quyết. Đừng chỉ nhìn thấy một vài hiện tượng mà đã vội vàng mất lòng tin.
Tôi đã nghe nhiều ý kiến lo lắng, bức xúc về cuộc đấu tranh của chúng ta trên biển Đông. Với vấn đề biển Đông, không chỉ riêng bạn, riêng tôi, mà tất cả người VN đều lo lắng, sốt ruột. Đó là nỗi lo chính đáng của người yêu nước.
Có thể có những người còn chưa hiểu, còn băn khoăn với cách hành xử của Đảng, Chính phủ trong vấn đề biển Đông. Nhưng ở đây, tôi muốn nói đến tính mục đích và kết quả của cuộc đấu tranh này.
Mục đích tối thượng của chúng ta là giữ gìn, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp hoà bình, không để xảy ra xung đột và duy trì quan hệ ổn định với nước láng giềng Trung Quốc. Vậy chúng ta có giữ được thềm lục địa 200 hải lý hay không? Có! Chúng ta có kiểm soát được nó hay không? Có! Chúng ta có giữ được những điểm đảo mà hiện chúng ta đóng quân ở Trường Sa hay không? Có! Và chúng ta có từ bỏ tuyên bố chủ quyền về Trường Sa – Hoàng Sa hay không? Tuyệt đối không!
Thậm chí chúng ta đang kiểm soát tốt hơn vùng thềm lục địa VN. Khu vực Đông Nam Á này đầy cướp biển. Nhưng vùng thềm lục địa Việt Nam lại không có cướp biển. Thậm chí chúng ta còn bắt những nhóm cướp biển từ vùng biển nước ngoài xâm hại vào để giao trả lại cho nước bạn.
Ngư dân của chúng ta vẫn bám ngư trường, các giàn khoan dầu khí đang hoạt động hết sức bình thường, các hoạt động thăm dò, nghiên cứu trên biển vẫn tiếp diễn. Chúng ta được các diễn đàn quốc tế ủng hộ một cách tự nhiên.
Ngoài biển như vậy, còn trong bờ thì sao? Những xung đột trên biển không kéo lùi sự phát triển của đất nước. Vậy sao lại nói chúng ta không kiểm soát được tình hình, khi mà chúng ta vừa giữ được quan hệ ổn định với Trung Quốc mà không hề lùi bước về mặt chủ quyền. Nhưng vẫn phải nói thêm rằng, nếu xảy ra xung đột, chúng ta cũng phải chứng minh được với cả thế giới và cả người láng giềng rằng những xung đột đó không phải do lỗi của chúng ta.
Nếu nhìn vào những kết quả chúng ta đạt được trong vấn đề biển Đông, ta thấy kế sách bảo vệ tổ quốc, phương pháp giải quyết vấn đề của Đảng và Nhà nước ta hoàn toàn hợp lý. Chính sự hợp lý đó tạo cho chúng ta niềm tin là chúng ta sẽ giải quyết được lần lượt từng vấn đề của mình.
Thưa Thượng tướng, trong văn kiện Đại hội XI, lần đầu tiên chúng ta đã nhắc đến chiến lược đối ngoại quốc phòng. Trong bối cảnh địa chính trị mới như thế này, khi thế giới đang có sự phân chia quyền lực quân sự một cách rất phức tạp, Việt Nam sẽ tham gia thế nào vào quá trình phân chia này và làm thế nào để định vị mình trên bản đồ quân sự thế giới?
Những phát triển, biến động của quốc phòng trong khu vực và trên thế giới những năm qua rất đáng chú ý, thậm chí đáng ngại. Điều khiến tôi cảm thấy đáng ngại nhất là cách hành xử của một số nước đang quay về kiểu “ngoại giao pháo hạm”, là “chính trị cường quyền” của mấy chục năm về trước. Bên cạnh đó là dấu hiệu của một cuộc chạy đua vũ trang mới, khi mà có một số nước đang phát triển quốc phòng một cách bất thường. Đây là một xu thế mới xuất hiện và cần được ngăn chặn.
Những nước muốn áp đặt đang mở rộng quan hệ để can dự mạnh hơn vào các khu vực trên thế giới. Những nước còn lại, trong đó có chúng ta thì lại muốn xây dựng những luật chơi, những định chế trong can dự quân sự để đảm bảo công bằng, không xảy ra xung đột và tuân thủ luật pháp quốc tế.
Vì thế hoạt động đối ngoại quốc phòng song phương và đa phương của các quốc gia đang diễn ra hết sức nhộn nhịp. Nhiều nước quan điểm rằng muốn xây dựng đối tác chiến lược, đối tác toàn diện mà không có hợp tác quốc phòng – không có lòng tin thì không bao giờ có thể trở thành đối tác chiến lược, đối tác toàn diện.
Với các vấn đề đối ngoại quốc phòng của thế giới và khu vực như vậy, chúng ta phải lựa chọn – hoặc là đứng ngoài cuộc, hoặc là phải cùng tham gia để giành lấy quyền lợi, vị thế chính đáng của chúng ta phải có trong khu vực. Nhưng tham gia như thế nào cũng là một vấn đề quan trọng không kém! Và chúng ta đã lựa chọn một cách đi mà tôi cho là rất đúng đắn. Khi tham gia cuộc chơi này, chúng ta luôn xác định cái gì có lợi cho đất nước thì chúng ta làm. Và cái lợi này cũng phải đóng góp cho hoà bình ổn định của khu vực và thế giới.
Làm thế nào một nước nhỏ như VN có thể đạt được hai mục tiêu đó: quan trọng nhất là anh phải giữ cho bằng được độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ quốc tế về quốc phòng nói riêng. Độc lập tự chủ ấy quyết định việc quan hệ ấy có đem lại lợi ích cho đất nước hay không, có phương hại đến nước khác hay không.
Trong những năm qua, dù những can dự quốc phòng trong khu vực, đặc biệt là các nước lớn rất mạnh mẽ, nhưng chúng ta không hề bị cuốn vào cuộc chơi đó. Chúng ta đứng bên cạnh, tự giữ lấy lợi ích quốc gia dân tộc, đóng góp những gì có thể vào hoà bình trong khu vực và thế giới.
"Đừng chỉ nhìn thấy một vài hiện tượng mà đã vội vàng mất lòng tin"- Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: Đức Anh
Có ý kiến lo ngại rằng, việc Việt Nam không liên minh quân sự với bất cứ quốc gia nào - như đường lối đối ngoại quốc phòng của ta từ trước đến nay - sẽ khiến ta trở nên yếu thế và không có đồng minh nếu đất nước rơi vào hoàn cảnh có những xung đột vũ trang với quốc gia khác?
Chúng ta cần phải hiểu nội hàm của liên minh quân sự thực chất là gì? Liên minh quân sự là liên minh mà bao giờ cũng có đối tượng rất cụ thể, liên minh đó nhất định phải đối phó, phải ngăn chặn hoặc chống lại một ai đấy? Chúng ta không liên minh với bất cứ nước nào để chống lại một nước thứ ba hoặc nhóm nước thứ ba, bất luận là ai.
Chúng ta tin vào hợp tác quốc tế, tin vào việc những nỗ lực đóng góp cho sự ổn định khu vực sẽ giúp chúng ta tranh thủ được sự ủng hộ của dư luận thế giới.
Nhìn vào sự ủng hộ mà chúng ta nhận được từ hai cuộc kháng chiến, rồi ngay cả trong vấn đề biển Đông gần đây, rõ ràng niềm tin đó là hoàn toàn có cơ sở, dù trong thời đại hiện nay, lợi ích quốc gia dân tộc của mỗi nước được đưa lên rất cao. Nếu anh chấp nhận cách hành xử sai trái, phi lý, anh chịu khuất phục trước sức mạnh và gây sức ép đối với một quốc gia nào đó, thì hôm nay là tôi, còn ngày mai có thể sẽ đến lượt anh. Thiện chí của chúng ta sẽ được bạn bè thế giới đồng tình ủng hộ.
Trước áp lực của việc khu vực và thế giới dường như đang bước vào một cuộc chạy đua vũ trang mới, Việt Nam sẽ đưa ra giải pháp nào để phát triển quân đội lớn mạnh, hoàn thành nhiệm vụ Quốc phòng – An ninh trong bối cảnh kinh tế đất nước đang khó khăn như hiện nay?
Một số người khi thấy chúng ta mua tàu ngầm và trang bị thêm những vũ khí hiện đại đã hỏi tôi quân đội ta đã hiện đại hay chưa? Tôi đã trả lời, so với chính chúng ta trước đây thì đó là bước tiến lớn, nhưng so với mặt bằng chung thế giới cũng như so với nhu cầu chung của chúng ta thì còn rất khiêm tốn.
Nhưng chúng ta không dựa vào vũ khí làm yếu tố căn bản để bảo vệ Tổ quốc. Yếu tố mà chúng ta đề cao nhất là con người. Chúng ta tập trung vào sức mạnh toàn dân, với nội hàm là lòng yêu nước và ý thức bảo vệ tổ quốc. Không có yếu tố đó, sẽ không có quân đội nào đánh thắng.
Chúng ta dựa vào việc xây dựng tư tưởng chính trị của CBCS trong toàn quân, bởi một người lính mà không có lý tưởng chính trị sẽ là một người lính tồi. Việc giáo dục CBCS là điều mà Bộ Quốc phòng đặc biệt quan tâm, cần để những CBCS trẻ hiểu đúng, hiểu đủ về tinh thần yêu nước, bảo vệ tổ quốc và tính tất yếu trong sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội.
Chúng ta cũng không thể quên việc đào tạo CBCS trong thời đại bùng nổ khoa học, CNTT, để họ có trình độ ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, ngang tầm với sự phát triển của xã hội và thế giới; để nhận thức đầy đủ các vấn đề của xã hội xung quanh nhiệm vụ quốc phòng; để sử dụng nhuần nhuyễn các thành quả kỹ thuật của khoa học quân sự khi vũ khí được trang bị mỗi ngày một hiện đại.
Nhiều người vẫn cứ nghĩ rằng quân đội hiện đại là quân đội có vũ khí trang bị hiện đại. Nhưng tôi lại nghĩ con người hiện đại mới quyết định chất lượng của quân đội đó. Khi có chiến tranh, chúng ta có thể mua vũ khí, nhưng nếu lúc đó không có những con người có thể sử dụng được nó thì đó sẽ là vấn đề.
Có bao giờ ông hình dung quân đội sẽ đóng góp thế nào cho việc xây dựng nguồn lực con người cho đất nước, kể cả cho môi trường dân sự trong giai đoạn này?
Đó luôn là chủ trương của QĐND Việt Nam trong suốt quá trình trưởng thành và phát triển.
Trước hết có thể khẳng định rằng, các CBCS trong quân đội vốn đã được đào tạo bồi dưỡng để trở thành người tốt. Họ được dạy về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, để khi rời quân ngũ, họ trở thành những công dân tốt và có đủ khả năng tiếp thu kiến thức mới trong đoạn đời tiếp theo của mình. Họ cũng là những người có ý thức kỷ luật rất tốt khi đã rời khỏi quân đội.
Thế nên vừa rồi khi Quốc hội thông qua Luật Sĩ quan quân đội nhân dân sửa đổi và Luật Nghĩa vụ quân sự, chúng ta cũng cân nhắc rất kỹ về thời gian tại ngũ trong quân đội từ 18 tăng lên 24 tháng, để đảm bảo được những phẩm chất của môi trường quân đội sẽ vẫn được duy trì khi họ rời khỏi quân ngũ.
Chúng ta cũng có một lực lượng dự bị động viên rất lớn, được tổ chức bồi dưỡng về kiến thức chính trị, quân sự, quốc phòng theo định kỳ. Chúng ta còn có lực lượng dân quân tự vệ, những người là nòng cốt để giữ gìn ổn định an ninh của từng địa phương, đảm bảo nền tảng của sự phát triển.
Cái vấn đề của chúng ta là chủ trương thì có, nhưng việc đầu tư vào phát triển nguồn lực thì mỗi nơi một khác. Nếu chúng ta quan tâm đúng mức, đồng bộ… thì sẽ đóng góp rất nhiều. Đó cũng là điều mà tôi trăn trở nhiều năm nay.
"Con người hiện đại mới quyết định chất lượng của quân đội". Ảnh: Đức Anh
Quân đội không thể trở thành gánh nặng cho ngân sách
Dù nói rằng con người là yếu tố quyết định, nhưng không thể phủ nhận vũ khí, khí tài là một phần sức mạnh không thể thiếu của Quốc phòng. Dù muốn dù không, chúng ta không thể không dành những khoản chi tiêu lớn cho nó. Chỉ riêng việc mua 6 tàu ngầm kilo của Nga trong mấy năm qua đã tiêu tốn 2,1 tỷ USD, chưa kể chi phí bảo trì hàng năm và chi phí xây dựng nơi trú ẩn cho đội tàu ngầm này. Việc đầu tư cho quốc phòng liệu có trở thành gánh nặng cho ngân sách quốc gia? Bên cạnh việc mua những thứ tối thiểu cần, thì việc phát triển công nghiệp quốc phòng trong nước có phải là mục tiêu lâu dài của quân đội trong giai đoạn phát triển sắp tới không thưa Thượng tướng?
Hiện đại hoá quân đội là mục tiêu lâu dài và tất yếu, bắt buộc để đáp ứng tình hình mới.
Và như tôi đã nói từ lúc đầu, hiện đại hoá quân đội là hiện đại hoá cả con người, cả trang bị, khoa học, cả nghệ thuật quân sự. Cái mà quân đội Việt Nam đang hướng tới là một lực lượng quân đội tinh gọn, nhưng chất lượng nhân lực cao, đủ sức bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội phải mạnh nhưng không để trở thành gánh nặng cho ngân sách đất nước. Những gì chúng ta mua là những thứ tối thiểu cần để xây dựng quân đội, đảm bảo khả năng tự vệ cần thiết.
Từ khá lâu rồi, người Mỹ đã tiến hành tư nhân hoá quốc phòng trong lĩnh vực sản xuất vũ khí, khí tài quân sự. Nó góp phần tăng đáng kể nguồn thu cho công nghiệp nội địa Mỹ nói chung và công nghiệp quốc phòng nói riêng, cũng là một cách giảm bớt gánh nặng ngân sách cho quốc phòng. Liệu chúng ta tính đến hướng đi đó?
Công nghiệp quốc phòng Việt Nam còn rất hạn chế, vì chúng ta là một nước còn nghèo, KHCN chưa phát triển. Nhưng mặt khác, mô hình ở các nước tư bản lại không phù hợp để áp dụng ở VN vì chúng ta không đi buôn vũ khí. Nếu có sản xuất, vũ khí đó cũng chỉ đảm bảo đáp ứng cho mình ta thôi. Nên việc phát triển công nghiệp quốc phòng, tư nhân hoá lĩnh vực này là việc trong tương lai gần chưa khả thi ở Việt Nam.
Nhưng QĐVN cũng có một điểm rất đặc sắc là những bộ phận kinh tế quốc phòng tham gia vào những lĩnh vực lưỡng dụng trong đời sống xã hội. Chúng ta có 23 đoàn kinh tế QP đóng ở những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Quân đội cũng có những tập đoàn kinh tế rất mạnh vừa có nhiệm vụ đóng góp vào phát triển kinh tế quốc dân, đồng thời thực hiện nhiệm vụ quốc phòng như Tập đoàn Viettel, Tân Cảng Tp.HCM…
Họ thực hiện nghiêm các quy định của luật pháp nhà nước, chịu chung những rủi ro của kinh tế thị trường, không có bất cứ đặc ân hay ngoại lệ nào. Tôi cho rằng tính kỷ luật của quân đội đã giúp họ làm nên thành công. Tất cả những bộ phận kinh tế quốc phòng này khi thời bình họ làm kinh tế, đóng góp cho ngân sách, nhưng vẫn không quên nhiệm vụ của một người lính, sẵn sàng bất cứ lúc nào cho nhiệm vụ thời chiến.
Mọi quốc gia đều hiểu mối liên hệ mật thiết giữa an ninh – quốc phòng với sự ổn định của kinh tế đất nước. Với điều kiện cụ thể của Việt Nam, quốc phòng đã đủ sức trở thành “bảo hiểm” cho sự ổn định, hay chưa?
Nói đúng ra, thì quân đội là đảm bảo sự bền vững của đất nước về mặt vĩ mô, bền vững về chủ quyền, bền vững về hoà bình. Chính sự bền vững ấy giúp đất nước có cơ hội đặt ra những kế hoạch về kinh tế - xã hội phù hợp với sự phát triển của đất nước, không bị động bởi những tác động từ bên ngoài.
Việc bảo vệ môi trường ổn định cho sự phát triển là nhiệm vụ của quân đội. Và nếu không làm được việc đó, nghĩa là quân đội chưa hoàn thành nhiệm vụ. Đến giờ tất cả mọi người đều nói quân đội ta hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Khi xưa, chúng ta huy động toàn dân đánh giặc, toàn quốc kháng chiến. Giả định nếu bây giờ đất nước có biến cố, mà xấu nhất là tình huống chiến tranh, ông hình dung chúng ta sẽ huy động nguồn lực trong điều kiện kinh tế thị trường như thế nào?
Chắc chắn khi mà đất nước bị uy hiếp, toàn dân sẽ đóng góp cho quân đội trong khả năng của mình. Không chỉ trong thời chiến, ngay cả trong thời bình, đến bây giờ nhân dân vẫn rất chăm lo xây dựng quân đội lớn mạnh, càng ngày càng tiến lên hiện đại. Đơn cử là hầu như không có nước nào trên thế giới mà được dân ủng hộ như ở Việt Nam trong việc mua sắm vũ khí, khí tài. Người dân nước khác muốn Chính phủ mình dùng tiền đó để lo cho an sinh xã hội. Nhưng người Việt Nam thì ngược lại. Dù họ biết, tiền đó là tiền ngân sách, và nếu không dùng vào việc mua sắm vũ khí, nó sẽ dùng để chăm lo cho đời sống của chính họ.
Đã có thời, chúng ta có được lòng tin tuyệt đối của nhân dân. Những câu chuyện về tình quân dân như cá với nước là những câu chuyện đã được kể mãi cho đến giờ. Còn hiện nay, có người nói lòng tin đó đang dần bị mai một khi mà cơ chế của chúng ta đang ngày càng lộ ra nhiều bất cập. Vậy nếu đối mặt với những nguy cơ trong tương lai, người lính phải làm gì để duy trì, giữ gìn được thứ lòng tin kỳ diệu ấy của nhân dân với mình?
Tôi có niềm tin rằng lòng tin của dân với Đảng, với quân đội vẫn giữ nguyên vẹn như những ngày đầu. Nhưng nó thể hiện ở những dạng thức khác nhau, do bối cảnh lịch sử khác nhau.
Những lúc khó khăn nhất, sự gắn kết sẽ thể hiện một cách rõ rệt nhất, sâu sắc nhất. Và lúc đó, phẩm chất của con người nó phát triển mạnh mẽ nhất. Không phải vô cớ mà ta nói thời đại chống Mỹ, thời đại Hồ Chí Minh là đỉnh cao của lịch sử Việt Nam.
Nhưng nói vậy không có nghĩa là không còn khó khăn thì không còn tình nghĩa. Giờ không còn là thời mà chiến sĩ và nhân dân cùng ăn, cùng ở, cùng đánh giặc, sự hiểu biết của người dân với quân đội không còn như xưa, nhưng mỗi người cán bộ chiến sĩ khi được giáo dục rồi đưa vào môi trường công tác và chiến đấu đều đảm bảo rằng tình cảm của người chiến sĩ với nhân dân vẫn không hề thay đổi. Chưa cần nói đến chiến tranh, chỉ khi khó khăn thôi, phẩm chất đó đã được thể hiện rất rõ.
Ngày hôm qua, trong vụ sập hầm thuỷ điện ở Lâm Đồng, những người đào hầm, chui vào giải cứu được công nhân là bộ đội công binh. Năm 2009, Hà Tĩnh gặp bão lũ lớn. Nước từ thượng nguồn ồ ạt đổ về, kéo theo hàng nghìn m3 gỗ khiến công trình Thuỷ điện Hố Hô gặp sự cố không thể mở được cống thoát lũ do bị tắc cống, nguy cơ vỡ đập cận kề, có thể khiến mấy huyện phía dưới sẽ bị xoá trắng. Trước nguy cơ vỡ đập, một đại đội công binh đã lao xuống đập để vớt gỗ, vớt rác, mở được cửa đập, cứu cho hàng vạn người dân không bị mất nhà mất cửa, đe doạ tính mạng.
Tôi đã được chứng kiến những người lính công binh âm thầm làm nhiệm vụ của mình, không quản ngại nguy hiểm đến tính mạng. Những điều đó và còn rất nhiều ví dụ khác nữa khiến tôi tin rằng mối quan hệ quân dân trong thời bình có thể không có nhiều cơ hội để thể hiện một cách rõ ràng. Rồi ngay cả việc tuyên truyền của chúng ta cũng chưa thực đầy đủ để tăng mối gắn kết ấy, nhưng chắc chắn rằng, khi dân cần quân đội, quân đội chưa bao giờ từ chối bất cứ một nhiệm vụ nào, dù khó khăn đến mấy. Kể cả hi sinh.
Giữ gìn lòng tin của nhân dân dành cho quân đội như trong quá khứ, như những gì mà chúng ta đã luôn nói về thế hệ Bộ đội cụ Hồ có phải là mục tiêu của tất cả những người lính QĐND Việt Nam?
Chúng ta có lòng tin mạnh mẽ về phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, nhưng chúng ta không được chủ quan, vì không bao giờ được phép nghĩ rằng dân đã tin thì sẽ tin mãi. Nếu không nhận thức được sự thay đổi của xã hội, yêu cầu mới của thời đại, không luôn luôn tự rèn luyện mình thì việc mất niềm tin sẽ rất dễ xảy ra. Không thoả mãn với mình là điều mà những người lính chúng tôi sẽ phải luôn tự nhắc nhở.
Nhưng tôi tin rằng tuyệt đại đa số quân nhân, ý chí chung của quân đội là bảo vệ tổ quốc, phục vụ nhân dân, giữ gìn niềm tin và tình yêu của người dân với bộ đội cụ Hồ.
Xin cảm ơn Thượng tướng.
Lan Hương (thực hiện)

Trang