31 tháng 1, 2014

“Dân còn biết phẫn nộ, là phúc của dân tộc vẫn còn”

Trong bất cứ lần trò chuyện nào với TS Lê Kiên Thành – con trai của cố TBT Lê Duẩn, tôi nhận ra mọi con đường đều đi về câu chuyện đất nước. Vận mệnh dân tộc là điều luôn ám ảnh ông. Những ngày Xuân này, khi Đảng tròn 84 tuổi, khi đất nước đang đối mặt với những thách thức lớn hơn bao giờ hết, câu chuyện đó càng trở nên nhức nhối….

PV: Năm 2013 và những ngày đầu năm 2014, một trong những sự kiện mà cả nước quan tâm nhất chính là vụ xét xử đại án tham nhũng của Dương Chí Dũng và đồng bọn. Khi Dương Chí Dũng tiết lộ những thông tin chấn động , một đồng nghiệp của tôi đã bình luận: "Khi nghe về con số 500 nghìn USD hay 1 triệu USD Dương Chí Dũng khai, thú thật tôi sửng sốt. Những người nông dân thu nhập vài trăm nghìn đồng một tháng, thậm chí chưa từng nhìn thấy tờ 100 USD trong suốt cuộc đời mình có lẽ sẽ còn sửng sốt hơn tôi rất nhiều. Dù tham nhũng đang là quốc nạn của chúng ta, những người dân như tôi có lẽ vẫn sẽ bàng hoàng về những con số đó…"
TS Lê Kiên Thành: Tôi kể ra điều này thì có lẽ đụng chạm đến những bạn bè tôi đang làm quan chức. Nhưng một lần ngồi ăn cơm với một số quan chức, những điều tôi nghe được khiến tôi giật mình. Có vị quan chức hồn nhiên nói với tôi: “Này, ngày xưa tôi nghĩ 1 triệu đô là nhiều lắm”. Tôi nghe và hiểu rằng, à vậy thì với họ bây giờ 1 triệu đô rất bình thường. Như tôi làm doanh nhân, tôi nhìn 1 triệu đô vẫn thấy ghê gớm, rất ghê gớm. Để kiếm tiền trong sạch, đó là số tiền thực sự không dễ kiếm. Vậy mà câu nói này lại nói ra từ miệng một vị quan chức cấp vụ thôi – không hề cao, thì để hiểu rằng góc tối trong cuộc sống của một số quan chức chúng ta hiện nay như thế nào…
PV: Nếu vụ án này được làm sáng tỏ, người giúp cho Dương Chí Dũng bỏ trốn bị trừng trị đích đáng, tôi tin lòng dân sẽ được xoa dịu trong lúc đang vô cùng bức xúc như thế này. Nhưng trong trường hợp xấu hơn, nếu như vụ án đó lại chìm xuồng và đi vào im lặng thì điều gì sẽ xảy ra với lòng dân?
TS Lê Kiên Thành: Tôi chỉ sợ người dân sẽ nghĩ rằng đương nhiên nó phải thế và họ chấp nhận nó, thì đấy sẽ là thảm họa. Nếu chuyện đó xảy ra mà người dân phẫn nộ, thì phúc của dân tộc vẫn còn. Không biết có phải tôi bi quan hay không, nhưng nhiều khả năng người ta sẽ chấp nhận nó, như bao sự việc mà người ta đã chấp nhận trước đây. Vì chúng ta đã quá quen với những vụ án tham nhũng được xử một cách đầu voi đuôi chuột từ trước cho đến nay. Vì chúng ta đã chứng kiến quá nhiều vụ án cần phải xử nhưng cuối cùng lại không xử, hay cần phải xử nặng thì lại xử nhẹ. Sự nương nhẹ rất khó hiểu mà chúng ta làm với cuộc chiến chống tham nhũng đã làm tối đi đường lối lãnh đạo của chúng ta.

TS Lê Kiên Thành: Người ta đã nhạo báng và thách thức cả xã hội. Chuyện Dương Tự Trọng – em trai Dương Chí Dũng đứng trước tòa nói một cách thản nhiên “tôi không khẳng định nhưng cũng không phủ nhận” – đó là kiểu nói của của người hiểu pháp luật và thách thức pháp luật.
PV: Nhiều người nói cái xuống cấp nhất, cái đáng lo ngại nhất, cái đáng báo động nhất chính là nền tảng văn hóa của dân tộc đang bị lung lay ghê gớm. Ông có cùng chung suy nghĩ đó?
TS Lê Kiên Thành: Trong năm vừa rồi, điều rõ nhất tôi cảm nhận được là chưa bao giờ cái xấu và tội ác đến với chúng ta bình thản như thế này. Người ta nhìn nó thản nhiên, như là điều tất yếu. Có những người dùng cái ác và cái xấu để sinh tồn. Có những người nhìn nó thản nhiên một cách lạ kỳ.
Việc một tên cướp bị tuyên án tử hình vì chém đứt tay một người và trước đó đã chém 14 người, nhưng bà mẹ đẻ ra thằng bé đó không hề mảy may ân hận. Bà ta chửi bới cả xã hội và nghĩ rằng tại sao phải chém tay mà không chém đầu. Đó là hình ảnh đáng sợ nhất: hình ảnh một người mẹ biết quý con mà không còn coi sự sống của người khác ra gì. Đó là điều quá lạ lùng với xã hội này. Và người ta hay nói đến văn hóa, nói đến đạo đức xuống cấp cho những trường hợp này.
Nhưng những gì đang diễn ra ở đất nước ta hôm nay, có lẽ mình phải hiểu khác đi. Ví dụ, tại sao nhiều người có tiền mà vẫn tham nhũng khủng khiếp như vậy? Có lẽ đó không phải văn hóa. Người ta hay nói “bần cùng sinh đạo tặc” – nhưng nhìn vào xã hội mình, đúng là đạo tặc có một phần từ bần cùng đi lên, nhưng một phần đạo tặc lại sinh ra bởi những người không bần cùng.
Những quan chức phạm tội ác tham nhũng mà chúng ta thấy trong những năm qua, họ đâu phải là những người bần cùng? Hãy nhìn qua những vụ án gần đây nhất sẽ thấy rằng những người hiểu pháp luật, bảo vệ pháp luật, họ vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng và đầy tính toán, tính toán sao để khi người ta bị bắt, người ta chỉ nói một câu rất nhẹ nhàng là: chứng minh đi. Tức là người ta đã chuẩn bị cho tình huống đó.
Người ta đã nhạo báng và thách thức cả xã hội. Chuyện Dương Tự Trọng – em trai Dương Chí Dũng đứng trước tòa nói một cách thản nhiên “tôi không khẳng định nhưng cũng không phủ nhận” – đó là kiểu nói của của người hiểu pháp luật và thách thức pháp luật. Hành động đó, ở một góc độ nào đó, không khác gì câu chuyện ông bác sĩ ném xác bệnh nhân trong vụ thẩm mỹ Cát Tường mà báo chí nhắc đến gần đây.
Và đáng ngạc nhiên nữa là có những tờ báo chính thống bênh vực, thậm chí là ca ngợi Dương Tự Trọng. Điều đó làm tôi cảm thấy khủng hoảng và mất hết phương hướng. Những người đứng ra bảo vệ lẽ phải cho chúng ta, những người đáng lẽ phải bảo vệ chúng ta mà còn như vậy mà còn như vậy thì chúng ta sẽ phải tin vào cái gì?
Nếu nói hành động đó hiểu được – tôi đồng ý. Nhưng thông cảm được thì không. Nhưng những người chức vụ cao, những người nắm truyền thông mà đưa ra những định hướng bảo vệ con người đó, hay tiếc rẻ gì đó về họ, thì tôi hiểu rằng những cái xảy ra như thế này không thể là đơn lẻ. Tôi đang nghĩ rằng chúng ta đang bị “biến dạng” một cách tổng thể mà văn hóa chỉ là một phần. Khi những người làm ra pháp luật, đang góp phần bảo vệ pháp luật lại không coi pháp luật ra gì; khi một xã hội mà nguyên tắc sống ở trong đó không được tôn trọng, không được bảo vệ bởi những người đáng lẽ phải tôn trọng nó nhiều nhất thì chúng ta sẽ phải gọi tên những ngày chúng ta đang sống đây là cái gì? Tôi không thể cắt nghĩa cho con cháu mình được.
Tôi có nghe một số phóng viên nói tốt về Dương Tự Trọng. Nếu đúng là Dương Tự Trọng là con người đáng khen như thế thật, vậy thì tôi tự hỏi cái gì ở trong cái guồng máy xã hội ta biến con người đó thành ra con người như thế này? Chắc phải gì ghê gớm lắm đang tồn tại trong guồng máy này mà cứ đưa một người tốt vào thì hỏng. Đó là sự thất bại của chúng ta. Nếu đúng là điều đó đang tồn tại mà chúng ta không bình tĩnh tìm ra hết hoặc cố tình không đối diện hay giấu diếm nó thì nguy hiểm vô cùng.

TS Lê Kiên Thành: Nói ra, tôi biết sẽ có nhiều người không hài lòng. Nói ra tôi biết có thể ảnh hưởng không ít đến những người xung quanh mình. Nhưng là Đảng viên, tôi thấy mình không thể không nói. 
PV: Để gọi tên được cái ghê gớm đó là gì có dễ không thưa ông?
TS Lê Kiên Thành: Tôi có rất nhiều người bạn đang làm chức vụ cao, nói thế này sẽ rất động chạm đến họ. Nhiều người cũng nói tôi sinh ra từ “cái lò” đó, tại sao lại nói ra những điều như thế này, nhưng nếu bình tĩnh mà suy nghĩ thì chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận điều đó thôi, đừng trốn tránh thêm nữa.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: Sự tồn vong của chế độ, sự tồn vong của Đảng đang đứng trước một thách thức cực kỳ lớn, lớn hơn cả thời kỳ Đảng phải trải qua một cuộc tàn sát trắng. Trong lịch sử Đảng đã từng ghi, có những lúc gần như không có một ông Trung ương ủy viên nào là không ở trong tù.
Có những thời điểm, ở nhiều địa phương, gần như không còn đảng viên nào. Nhưng chỉ cần còn một Đảng viên thôi, thì đó sẽ là tinh hoa của sự xả thân, là những người đủ sức mạnh kéo quần chúng đi theo. Chỉ cần một Đảng viên thôi – họ đã biết cách để trở thành đặc biệt trong mắt quần chúng. Còn đến giờ chúng ta có hơn 3 triệu Đảng viên. Nó đi xuống cả xã, cả phường, cả tổ dân phố, vậy mà chúng ta lại đứng trước quá nhiều thách thức. Điều đó quá đau lòng. Chúng ta nhất định phải đặt câu hỏi tại sao!
PV: Nhưng trong một vài năm trở lại đây, Đảng đã thể hiện quyết tâm chiến đấu với tham nhũng, với những bộ phận thoái hóa biến chất để bảo vệ sự tồn vong của Đảng?
TS Lê Kiên Thành: Chúng ta đã quyết tâm, nhưng sự quyết tâm đó chưa tới. Đất nước nào, xã hội nào bao giờ cũng có thiện, có ác, có tốt, có xấu, nhưng nó phải có một lằn ranh nào đó. Và cái xấu, cái ác phải trốn chui trốn lủi trong bóng tối như những tên trộm, tên cướp mới phải chứ?
Nhưng ở đất nước ta hiện nay, cái xấu đang trở thành cái đương nhiên mà cả người tốt và người không tốt đều chấp nhận nó. Khi cái xấu đã ngang nhiên tồn tại ngoài ánh sáng, nhơn nhơn diễu trên đường phố, len sâu cả vào lực lượng lãnh đạo, thì nghĩa là cách tổ chức xã hội của chúng ta đang không đúng! Sự vô cảm, thỏa hiệp của chúng ta trước cái xấu - điều đó theo tôi đáng sợ vô cùng. Nó làm triệt tiêu sự miễn dịch, triệt tiêu khả năng phản kháng của xã hội. 
TS Lê Kiên Thành: Có người nói năm 2013 là cái đáy của khủng hoảng và 2014 mọi sự tốt đẹp sẽ đến. Nhưng tôi vẫn cho đó là sự lạc quan quá đà với những gì chúng ta đang có và đang chứng kiến trong thời điểm này, với rất nhiều vấn đề ta đang phải đối mặt. 
PV: Cha ông – cố Tổng Bí thư Lê Duẩn là người giữ cương vị Tổng Bí thư lâu nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy mà ông không ngại nói ra những điều này?
TS Lê Kiên Thành: Nói ra, tôi biết sẽ có nhiều người không hài lòng. Nói ra tôi biết có thể ảnh hưởng không ít đến những người xung quanh mình. Nhưng là Đảng viên, tôi thấy mình không thể không nói. Nếu mà can đảm, nếu mà thông minh, nếu mà thực sự vì dân vì nước thì sẽ phải nghĩ đến tận cùng của sự tồn vong. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tham nhũng là ghẻ, nhưng nếu ghẻ khắp người mà chúng ta chặt hết đi thì cơ thể của chúng ta sẽ chết. Đó là cách làm vô ích. Mà cái ghẻ của chúng ta là cái ghẻ từ trong nội tạng. Chúng ta không thể vứt nội tạng của chúng ta đi, mà phải làm cái gì đó để thay đổi được gốc rễ của căn bệnh.
PV: Mùa xuân này, đất nước đã giải phóng gần 40 năm. Đảng cũng đã 84 tuổi. Nhưng chúng ta đang đối mặt với những khó khăn thực sự. Người Việt vẫn luôn hy vọng vào năm mới. Hy vọng của ông về đất nước những ngày sắp tới là gì?
TS Lê Kiên Thành: Có những điều kỳ diệu đã từng xảy ra cho dân tộc này: trong quá khứ khi chúng ta đang đói kinh khủng, chúng ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo chỉ trong một sự thay đổi nhỏ. Đó là điều kỳ diệu. Chúng ta thắng Mỹ cũng là kỳ diệu. Nếu chúng ta mạnh dạn thay đổi, điều kỳ diệu có thể sẽ xảy ra như trong quá khứ. Sức sống của một dân tộc là vô cùng thần kỳ, nếu chúng ta có những bước đi đúng.
Có người nói năm 2013 là cái đáy của khủng hoảng và 2014 mọi sự tốt đẹp sẽ đến. Nhưng tôi vẫn cho đó là sự lạc quan quá đà với những gì chúng ta đang có và đang chứng kiến trong thời điểm này, với rất nhiều vấn đề ta đang phải đối mặt. Tôi không sợ những cái đáy tự nhiên. Tôi sợ hơn cả là những cái đáy do chính chúng ta tạo thành. Và sẽ còn những cái đáy sâu hơn cái đáy này gấp nhiều lần nếu chúng ta không dừng lại. Đó mới là cái đáy khủng khiếp nhất.
Khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói đến sự tồn vong, tức là đã nói đến khái niệm sống và chết. Làm thế nào để chọn con đường sống chứ không phải là chết là điều quan trọng nhất Đảng phải làm lúc này. Sợ nhất là viễn cảnh chúng ta sẽ “chết” do sự tác động từ bên ngoài và khiến đất nước biến đổi mọi thứ theo hướng có lợi cho những lực lượng bên ngoài đó. Còn nếu chúng ta tự thay đổi được để chọn con đường sống thì đó là phúc may cho dân tộc này…
                                                                                                                    Lan Hương (thực hiện)

Những điều thú vị chưa biết về cơ thể con người

Xương
Bộ xương người bao gồm tất cả các xương riêng lẻ hoặc nối liền với nhau được hỗ trợ và bổ sung bởi dây chằng, sụn, gân và cơ. Nó đóng vai trò như một cái khung làm chỗ bám giữ cho các cơ, nâng đỡ cho các cơ quan nội tạng và bảo vệ các cơ quan như tim, phổi, não.

Con người được sinh ra với hơn 300 chiếc xương trong cơ thể. Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn trưởng thành, cơ thể mỗi chúng ta chỉ còn lại 206 chiếc xương. Điều này xảy ra vì rất nhiều trong số những chiếc xương ban đầu đã hòa nhập với nhau để thành một xương đơn lẻ.
25% số xương của một người nằm tập trung trên hai bàn chân.

Cơ, còn được gọi là bắp thịt, là một phần của hệ vận động. Cơ thể người có hơn 600 cơ, chiếm 40% trọng lượng toàn cơ thể. Bắp thịt mạnh nhất trong cơ thể là lưỡi.
Đầu
Đầu của con người vẫn còn nhận thức khoảng 15 - 20 giây sau khi bị đứt lìa khỏi xác.
Não
Mỗi giây đồng hồ trong não người diễn ra khoảng 100.000 phản ứng hoá học. Não bộ cần 0,05 giây để nhận biết điều mà thị giác vừa quan sát được.


Mặc dù chỉ chiếm 2% tổng số cân nặng cơ thể, bộ não cần tới 20% lượng oxy và calo của cơ thể. Để giữ cho bộ não luôn nhận được nguồn lực đầy đủ, 3 động mạch chính thường xuyên bơm oxy lên não. Khi một trong những đường cung cấp này bị tắc hay vỡ khiến tế bào não thiếu năng lượng cần thiết để hoạt động, sẽ gây ra hiện tượng đột quỵ.
Phổi
Lá phổi bên phải của con người lớn hơn lá phổi bên trái. Điều này là do, lá phổi bên trái phải nhường chỗ cho trái tim.
Lòng bàn tay và lòng bàn chân
Lòng bàn tay và lòng bàn chân của bạn không thể bị rám nắng và cũng không thể mọc lông.
Nước bọt
Cứ 24 giờ, cơ thể con người lại tiết ra khoảng 0,5 - 1,4 lít nước bọt. Trong suốt cuộc đời của mình, một người trung bình đã sản sinh ra khoảng 37.854 lít nước bọt. Cơ thể của một người trưởng thành cần gần 40kg khí oxy mỗi ngày.
N.L (Tổng hợp)

Khai tình phút giao thừa

Dù theo quan điểm hiện đại, không sợ “xui rủi”, cả hai cần chú ý đến sức khỏe trước khi nhập cuộc vì những ngày cuối năm thường vất vả, dễ bị mệt, đuối sức.
Ở phương Tây, những dịp lễ cuối năm là khoảng thời gian đoàn tụ gia đình và để các cặp đôi thêm gắn bó. Với các nước phương Đông, việc “xông giường” vào khoảnh khắc giao hòa giữa năm cũ và năm mới lại chưa phải chuyện phổ biến.
Ngủ “chay”
Theo quan niệm xưa, 3 ngày Tết và nhất là đêm giao thừa là thời điểm thiêng liêng của đất trời và là lúc ông bà trở về ăn Tết cùng gia đình, con cháu. Vì thế, việc “động đậy” của vợ chồng bị xem là cấm kỵ.
Tố nữ kinh - một quyển sách phòng the của Trung Quốc lại viết rằng: “Chuyện vợ chồng vào đêm giao thừa có thể làm con cái sinh ra bị thương tổn. Người nam thì không còn cương dương được, lửa dục thiêu đốt tâm can làm cho nước tiểu có máu đỏ hay vàng sẫm, nhiều khi còn bị di tinh”.
Chính quan niệm của người xưa đã ảnh hưởng đến suy nghĩ của nhiều người: Cần giữ tâm hồn thanh tịnh vào những ngày đầu Xuân để việc thờ cúng tổ tiên, lên chùa hái lộc, khấn vái được thật sự thành tâm và trọn vẹn. Vợ chồng có muốn “tòm tèm” gì cũng ráng đợi đến hết 3 mùng Tết.
Thời cơ cả năm có một
Tuy nhiên, quan niệm hiện đại ngày nay, nhất là ở những cặp vợ chồng trẻ, giao thừa là thời điểm vô cùng lý tưởng để trao nhau tình yêu chăn gối một cách thăng hoa, sung mãn nhất.
Trong khoảnh khắc đầu tiên của năm mới, tiếng nhạc mừng tân Xuân hòa quyện cùng hương hoa, trời đất giao hòa thường làm cho lòng người phơi phới, rộn ràng, hân hoan, trào dâng cảm xúc yêu đắm say. Do đó, chẳng có lý do gì vợ chồng không chia sẻ với niềm vui này khi cả hai đều hứng thú, chẳng phải lo lắng điều gì. Sớm mai thức dậy là ngày mùng một Tết, “tròm trèm” 12 tiếng ăn chơi, 12 tiếng nghỉ ngơi.
Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng nếu “chuyện ấy” được thực hiện tốt đẹp trong những giây phút đầu tiên thì lửa yêu của vợ chồng sẽ ấm áp cả năm.
Một khởi đầu mới mẻ sẽ giúp cuộc sống đôi lứa trong ngày đầu năm thêm thăng hoa
Không dễ thuận buồm xuôi gió
Xét về tình, ai cũng đồng ý rằng đêm giao thừa quả là thời điểm lý tưởng để “lên đỉnh” nhưng trên thực tế, ”chuyện ấy” rất dễ “bay hơi” vì nhiều lý do đến từ cả hai người.
Bận bịu thanh toán hồ sơ sổ sách, hoàn tất cả khối công việc của năm cũ trước khi được nghỉ Tết cùng với việc phải lo dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa, đi chúc Tết ông bà nội ngoại, họ hàng đôi bên khiến nhiều người, nhất là phụ nữ xoay như chong chóng. Vì thế, chẳng còn thời gian, sức lực đâu nữa để nghĩ đến việc yêu đương.
Chị Thu Hoài (Q. Phú Nhuận, TP. HCM) cho biết, không có ngày nào bận rộn như ngày 30 Tết. Vừa hoàn thành công việc của cơ quan vào tối 29, sáng 30, chị đi gửi quà biếu Tết cho mọi người, rồi chợ búa chuẩn bị lương thực, sắm thêm các loại bánh kẹo, trái cây bày biện trong phòng khách, chiều đi chợ hoa, tối cắm hoa, sắp xếp mâm ngũ quả. Đến đúng 12h, hai vợ chồng thắp nén hương trên bàn thờ tổ tiên xong thì chị chỉ muốn ngả lưng xuống giường. Quá mệt mỏi nên chị không kịp nhận thấy gương mặt háo hức của ông xã chợt ỉu xìu khi thấy vợ nằm bẹp dí, tóc tai rũ rượt, mặt mũi bơ phờ.
Anh Hưng Long (Bình Dương) rầu rầu nhắc lại đêm giao thừa năm ấy. Buổi tối, khi vợ cùng hai con trang hoàng phòng khách thì anh khẽ khàng lên phòng chuẩn bị một chai rượu vang đặt trên bàn phấn sau khi đã cố gắng “tút” lại nhan sắc thêm bảnh bao trước mặt vợ. Thấy chồng quá thành ý, chị Hiên vợ anh không đành từ chối nên chiều chồng. Đang “yêu” được giữa chừng thì hai đứa con đập cửa kêu ba mẹ dậy xem bắn pháo bông trực tiếp trên tivi làm hai vợ chồng giật mình.
Khi họ đang nhập cuộc trở lại thì bất ngờ nhà hàng xóm mở lớn âm lượng ca khúc Happy New Year và theo sau là tiếng đồng thanh “dô” cạn ly chúc mừng năm mới của những người mê nhậu hơn mê vợ. Họ hạ màn trong mệt mỏi và lăn ra ngủ, thậm chí chẳng kịp gửi lời chúc năm mới đến nhau. Sáng sớm hôm sau, chị Hiên, với vẻ mặt đầy tâm trạng nói với anh rằng, năm sau chị muốn đón giao thừa cùng hai đứa nhỏ. Cả gia đình sum vầy, vợ chồng chúc nhau, con cái chúc ba mẹ chắc chắc sẽ đầm ấm, hạnh phúc hơn là hai vợ chồng “đánh lẻ” như hôm qua.
Phải biết người biết ta
Một trong những lí do khiến chuyện gần gũi đầu xuân ít "ngọt ngào" là vì sự xay xỉn của quý ông. "Bên nhau" lúc tinh thần không tỉnh táo và thân xác mệt mỏi thường chỉ làm ảnh hưởng đến sự hòa hợp của vợ chồng. Nếu muốn đánh dấu thời khắc đặc biệt bên nhau Xuân này, bạn cần có sự chuẩn bị về cả sức khỏe và tâm trạng.
                                                                                                                                                    Ý Nhị

Những câu chúc Tết "nịnh” vợ hài hước

Vợ ơi anh bảo vợ này
Xuân sang Tết đến anh say mất rồi
Say là say mắt vợ cười
Say là say cái duyên tươi mỗi lần.
Trên đời bao ả gái tân
Nhưng mà anh cũng có cần chi đâu
Vì anh có vợ tình sâu
Vì anh có vợ đứng đầu đảm đang
Xuân về chúc vợ đẹp, sang
Mãi là ngọc nữ, bà hoàng nhà anh.

Vợ anh đẹp nhất trên đời
Xuân về chúc vợ thảnh thơi, vui vầy
Khi nào anh nhậu anh say
Chúc cho vợ sẽ nương tay tức thì
Khi nào ví rỗng anh đi
Chúc cho vợ bớt chi li nguýt lườm
Khi nào rủng rỉnh tiền lương
Chúc cho vợ sẽ ngọt thương sẻ bùi
Vợ ơi Tết đã đến rồi
Chúc em xinh đẹp… em thôi quản chồng.


Đầu năm anh chúc vợ yêu
Ngày xuân duyên dáng, mỹ miều, thướt tha
Môi cười, miệng nở như hoa
Em đừng nhăn nữa kẻo mà… khó coi.
Ngày xưa em đẹp tuyệt vời
Giờ em khó quá nên hơi bị “chằn”
Nói xa chẳng ngại nói gần
Năm nay mong vợ bớt phần… ki bo
Chồng xin tiền, vợ phải cho
Giỏi chăm tụi nhỏ, siêng lo việc nhà
Vợ đẹp là vợ người ta
Vợ anh “chằn” mấy vẫn là… vợ yêu.

Các chị em cũng có thể tặng anh xã những lời chúc “có gai, có thép” dưới đây:

Chúc chồng êm ả
Đôi ngả đường đi
Say biết lối về
Không đề, không thuốc
Tiền lương thì biết
Vun vén gia đình
Giúp vợ đẹp xinh
Nuôi con, dạy cái
Không rượu, không gái
Không trái lời thề
Chồng bớt bộn bề
Im lìm giấc ngủ
Không còn ngáy gỗ
Không cỗ bê tha
Vợ người nết na
Không bình, không ngó
Lúc vợ khốn khó
Chồng biết sẻ chia
Cắt tỉa râu ria
Khi đi cùng vợ

Không được mắc nợ
Không nhớ tình xưa
Không được đi trưa
Chiều về tối mịt
Phải im thin thít
Lúc vợ nổi điên
Cấm được liên thiên
Vợ mình này nọ
Đi mưa về gió
Sức khỏe dẻo dai
Bền bỉ hai vai
Cả nhà nương tựa
Chúc chồng thêm nữa
Năm mới thăng quan
Phú quý giàu sang
Vợ chồng cùng hưởng
Nếu mà được thưởng
Mang về còn nguyên
Như thế vợ thương
Yêu chồng nhất nhất!

Mời độc giả tham khảo bài thơ Tết cực vui về dân văn phòng:

Văn phòng không rượu cũng không hoa
Toàn Computer với gái già
Công việc thanh nhàn, lương hơi thấp
Tết này chấp nhận gạo làm quà

Chứng khoán đỏ ửng, khách tan hoang
Đôi mã còn xanh, lấm tấm vàng
Sột soạt đếm lương toàn tiền lẻ
Trên bàn, quyết định: Tết ăn khan.

Theo ĐSPL

Giải mã quan niệm "kiêng cữ" đêm giao thừa

GiadinhNet - Đêm giao thừa có thể coi là thời điểm vô cùng lý tưởng cho "chuyện ấy" khi hội tụ đủ 3 yếu tố thuận lợi: Thiên thời (không khí thiêng liêng) - Địa lợi (gia đình và xã hội vui vẻ, náo nức) - Nhân hòa (vợ chồng yêu nhau hơn, quên đi mọi bất đồng).
Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng thời gian chuyển giao từ năm cũ sang năm mới cần tránh hoàn toàn chuyện quan hệ vợ chồng vì theo quan niệm cổ xưa, việc ân ái vào ngày đầu năm sẽ dẫn đến những điều đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn. Vậy, "xông giường" năm mới vào đêm giao thừa có thực sự là điều tối kỵ?
Các cặp đôi hoàn toàn có thể tận hưởng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới bên nhau với điều kiện cả hai đều có hứng khởi (ảnh minh hoạ).
Nói "không" với "chuyện ấy" ngày đầu năm mới?
Trong ngày Tết, mùng 1, ngày rằm, nhiều người thường có quan niệm kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ. Bởi lẽ, theo quan niệm của người phương Đông xưa, việc quan hệ nam nữ vào những ngày này sẽ dẫn đến những điều đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn. Theo sách Tố Nữ (sách về tình dục của phương Đông cổ đại) thì điều cấm kỵ đầu tiên về thực hành tình dục là không được giao hợp vào ngày đầu tháng âm lịch (thượng ngươn), giữa tháng (lúc trăng tròn) và cuối tháng. Sách giải thích: "Phạm vào cấm kỵ này, con cái sinh ra sẽ bị thương tổn còn người nam thì "không còn cương lên được"; trong cơ thể lúc đó bị "dục hỏa thiêu trung", nghĩa là hỏa thị dục thiêu đốt tâm can làm cho nước tiểu có màu đỏ hay vàng sẫm. Nhiều khi còn mang thêm di tinh". Sách Tố Nữ còn khuyên không giao hợp khi đã quá no hay đang cơn say, khi đã mất sức vì mệt nhọc - đây là những điều thưởng xảy ra với nhiều người trong đêm giao thừa.
Ngoài ra, đối với nhiều người theo quan điểm truyền thống thì mùng 1, ngày rằm và đặc biệt là những ngày Tết cổ truyền là thời gian cấm chuyện chăn gối vợ chồng. Theo đó, Tết là quãng thời gian thiêng liêng, là lúc tổ tiên, ông bà về nhà đoàn tụ với con cháu. Chính vì thế, trong nhà có người làm "chuyện ấy" sẽ khiến cả không gian thành kính bị uế tạp, là bất kính với "người trên". Đặc biệt, những người theo đạo Phật thường lên chùa thắp hương những ngày này lại càng khắt khe hơn. Trong xã hội trước, quan niệm kiêng quan hệ tình dục không chỉ vào những ngày mồng một và hôm rằm. Vua chúa, tướng lĩnh trước ra trận, hoặc làm những việc hệ trọng... đều không quan hệ, tắm gội, ăn chay ba ngày trước khi hành lễ. Ngày nay, giới trẻ thường thoải mái hơn trong quan hệ tình dục và không còn để ý nhiều đến những tục lệ xưa nhưng những quan niệm kiêng kị trên vẫn âm ỉ tồn tại trong suy nghĩ của không ít người Việt.
PGS. TS Phạm Thúc Hạnh, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương cho rằng: "Nguyên nhân khiến người phương Đông đặt nặng quan niệm đại kỵ giao hợp vào đêm giao thừa là do tàn dư của chế độ xã hội phong kiến, nó lại tồn tại qua rất nhiều thế hệ, qua hàng nghìn năm. Người ta quan niệm những ngày trọng đại nên rời xa những dục vọng của bản thân, đặc biệt là cho rằng nam giới không nên dính vào đàn bà để tránh những đen đủi. Thế nhưng dưới cái nhìn của y học hiện đại thì đêm giao thừa cũng như bao ngày bình thường khác, không có trở ngại gì cả nếu cả hai đều muốn làm "chuyện ấy". Chỉ có điều, ngày Tết truyền thống ở nước ta không đồng nghĩa với việc nghỉ ngơi, thư giãn vì còn lo chuẩn bị nhiều thứ cho gia đình. Công việc làm cơ thể mệt nhọc, tinh thần mệt mỏi khiến người ta mất đi dục năng nên nếu quan hệ vợ chồng sẽ không đạt được chất lượng tốt. Tất nhiên, với những cặp đôi cảm thấy hoàn toàn hứng khởi với việc "yêu" thì còn gì tuyệt vời bằng ở bên nhau trong thời khắc ý nghĩa nhất trong năm".
"Khai tình" đầu năm sao cho chất lượng
Vào ngày Tết, khi đã bia rượu say, nam giới không nên quan hệ (ảnh minh hoạ).
Từ thực tế cho thấy, quan điểm của cha ông ta cũng không phải không có lý do. Đêm giao thừa có nhiều yếu tố cần cho một cuộc ái ân mỹ mãn, nhưng những trở ngại có thể biến cuộc "yêu" trở nên một hành trình khó nhọc cũng không ít. "Thuận" là có đủ cả thiên thời, địa lợi, nhân hòa: không khí thiêng liêng khi trời đất sang xuân, từ ngoài phố đến trong nhà đều rộn ràng niềm vui, đôi tình nhân cũng quên hết mọi khúc mắc, hờn giận để yêu nhau thắm thiết. "Nghịch" là sức khỏe của cả hai đã giảm sút sau cả chục ngày dồn sức để hoàn tất việc cơ quan trước khi nghỉ, chạy đôn chạy đáo chuẩn bị Tết cho gia đình nên nếu quan hệ vào lúc này sẽ khiến cho cả hai mệt mỏi. Mặt khác, vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người Việt chúng ta hay có tục lệ tụ họp gia đình, bạn bè tới nhà nhau chúc mừng năm mới. Những cuộc tụ họp này không thể tránh khỏi bia rượu, thuốc lá - những chất kích thích vốn là kẻ thù trong chuyện "chăn gối".
Trong những ngày Tết, nhiều người thường có thói quen mượn rượu làm "sung chuyện ấy" mà không biết rằng điều này là lợi bất cập hại. Sau khi uống rượu, lượng máu dồn đến "cậu nhỏ" nhiều hơn tạo ra cảm giác hưng phấn khó kiềm chế, nhưng đó chỉ là một chút thôi, còn khi đã uống khá nhiều hoặc đã say mềm thì tuyệt đối nên tránh quan hệ bởi sẽ rất dễ bị đột quỵ hoặc rơi vào tình trạng loay hoay mãi mà không lên tới "đỉnh". Chẳng thế mà người xưa đã có câu: "Tửu hậu cấm dục", nghĩa là sau khi uống rượu say không được sinh hoạt tình dục. Tình trạng ăn uống quá đà ngày Tết cũng là một trong những cản trở đáng kể đối với "chuyện ấy". Ăn quá no làm cho đường ruột, dạ dày xung huyết, lượng máu cung cấp cho não bộ và các bộ phận khác không đủ, vì vậy không nên quan hệ tình dục khi vừa ăn no xong. Biết được điều này, các bà nội trợ nên cẩn thận chuẩn bị sẵn trong tủ lạnh ngày Tết nhiều trái cây, rau quả, hải sản. Những đồ ăn đó không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn chứa các thành phần đánh thức ham muốn ái ân ở cả hai giới.
Đối với những cặp đôi vì công việc, điều kiện phải thường xuyên sống xa nhau hoặc quá bận rộn các ngày trong năm thì những ngày Tết chính là thời điểm lý tưởng để vợ chồng dành thời gian cho nhau, vun đắp yêu thương và hâm nóng "chuyện ấy". Chính vì vậy, cả hai nên tự ý thức việc giữ gìn sức khỏe, tinh thần để không lãng phí dịp nghỉ ngơi, thư giãn chỉ có duy nhất một lần trong năm. Các Adam hãy biết dừng đúng lúc để không rơi vào tình trạng ngày nào cũng về nhà với vợ trong trạng thái say khướt, không còn "thiết tha" chuyện gì. Đối với các chị em, dù là người vợ đảm tới mấy, bạn cũng không nên hùng hục làm lụng, lau dọn, sửa soạn hết toàn bộ việc nhà trong những ngày Tết. Bạn nên sắp xếp công việc để bạn có thời gian thảnh thơi chăm sóc bản thân và làm những gì mình thích. Chú ý ăn mặc, trang điểm để trở thành người vợ làm chồng bạn tự hào khi hai người cùng nhau đi chúc Tết họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp… Tình cảm yêu thương sẽ khiến đời sống phòng the của vợ chồng bạn mặn nồng hơn.
Thời khắc giao thừa cũng là lúc tổng kết lại những thành quả, vui buồn của một năm đã qua và bắt đầu cho một năm mới. Vì vậy bắt đầu từ thời khắc này bạn nên quên đi tất cả những muộn phiền, lo âu của năm cũ để dành cho những người thân trong gia đình sự vui vẻ, thoải mái nhất. Vợ chồng khoan dung, khoáng đạt, lạc quan, vui vẻ sẽ khiến cho tình ý được cởi mở. Không nên lưu giữ lâu tâm trạng bị uất ức, biết kiềm chế và chớ nổi giận để tránh làm thương tổn tạng can, gây phát sinh nhiều bệnh như di tinh, huyết tinh, xuất tinh sớm… Cũng cần nói thêm rằng, tình dục không nên gượng ép. Nếu quá mệt, chỉ cần đôi lời hỏi han, một cái nắm tay, cái ôm hay một nụ hôn cũng đã tạm xem là "được" trong "thời buổi khó khăn" như ngày Tết. Tốt nhất, vợ chồng nên thỏa thuận với nhau về thời điểm, tần suất "yêu" để cả hai có những chuẩn bị tốt nhất trước khi "lâm trận". Một "bữa tiệc khai tình" chất lượng vào năm mới sẽ cho vợ chồng những hứng khởi tuyệt vời, tạo không khí ấm cúng, hạnh phúc trong gia đình.
                                                                                                                           Thanh Trần

30 tháng 1, 2014

Giường đại gia Bạc Liêu hơn đứt siêu giường Lê Ân

Có người hỏi mua một chiếc giường với giá 7 tỉ đồng, người khác ra giá 300.000 USD… nhưng ông Hùng nhất quyết không bán.
Ông Nguyễn Minh Hùng (58 tuổi, ngụ P.7, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) đang sở hữu khoảng 3.000 cổ vật với tổng trị giá hơn 100 tỉ đồng; trong đó có nhiều chiếc giường trước đây thuộc sở hữu của Công tử Bạc Liêu hiện có người hỏi mua với giá 7 tỉ đồng/chiếc.
Ắt hẳn nhiều người sẽ bị choáng ngợp khi được chiêm ngưỡng “kho báu” rộng hàng trăm mét vuông với đủ loại cổ vật quý hiếm của ông Hùng. Ông khoe sau 33 năm dày công săn lùng, hiện ông đang sở hữu rất nhiều cổ vật của Công tử Bạc Liêu (còn gọi là Hắc công tử - một người giàu có, chơi ngông nổi tiếng khắp Nam kỳ lục tỉnh thuở nào) như: cặp tượng Phật thời thuộc Pháp; cặp sừng hươu được treo trong nhà lớn; cây đàn tranh thân làm bằng cây tre cực lớn; bộ ván ngựa 2 tấm bằng gỗ đỏ dài 2,7m; 1 vòng cẩm thạch; 1 nhẫn đeo tay của vợ cả công tử; bộ nồi cơm bằng đồng, 3 mâm cơm bằng bạc…
Chiếc giường của công tử Bạc Liêu do ông Hùng sưu tầm có người hỏi mua 7 tỉ đồng.
Trong hàng ngàn cổ vật, ông Hùng quý và ưng nhất 5 chiếc giường và 5 bộ trường kỷ có tuổi thọ khoảng 300 năm; trong đó hơn phân nửa trước đây thuộc gia đình Công tử Bạc Liêu. Mỗi chiếc giường có chiều dài 2,5m, rộng 2m, được đóng bằng gỗ sưa (huỳnh đàn). Toàn bộ mặt trước, mặt sau, từ trên xuống dưới chỗ nào cũng được chạm khắc cẩn xà cừ với nhiều hoa văn tinh xảo.
Đặc biệt, mặt chiếc giường được lót bằng nhiều viên đá cẩm thạch Vân Nam (Trung Quốc) nên khi nằm lên có cảm giác mát lạnh. Theo nhiều nghệ nhân, trên mỗi chiếc giường cổ này cần đến 30kg ốc xà cừ (giá thị trường hiện khoảng 200 triệu đồng/kg), như vậy riêng tiền ốc đã lên đến 6 tỉ đồng. Ông Hùng cho biết nhiều nhà sưu tầm cổ vật và đại diện các khu resort nghỉ dưỡng cao cấp trong cả nước đã “chết mê chết mệt” khi được xem qua. Có người hỏi mua một chiếc giường với giá 7 tỉ đồng, người khác ra giá 300.000 USD… nhưng ông nhất quyết không bán. Ông Hùng ước tính giá trị của 5 chiếc giường và 5 bộ trường kỷ mà ông đang sở hữu lên đến khoảng 70 tỉ đồng.
Tại chùa Sà Lôn (chùa Chén Kiều, thuộc xã Đại Tâm, H.Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) hiện còn lưu giữ 2 chiếc giường trước khi thuộc sở hữu của gia đình Công tử Bạc Liêu, được nhà chùa mua lại của người dân vào năm 1950. Điểm đặc biệt của 2 chiếc giường này là tuy có cấu trúc tương tự (mỗi chiếc dài khoảng 2,5m, rộng gần 2m), nhưng lại có tác dụng “trái cực” nhau: 1 chiếc nóng, 1 chiếc lạnh. Sở dĩ có sự khác biệt này là do mặt chiếc giường nóng gồm 3 miếng gỗ giáng hương ghép lại được dùng để ngủ vào mùa mưa lạnh; còn chiếc giường lạnh có lót những miếng đá cẩm thạch lớn nên dùng ngủ vào mùa hè nóng nực. Có người đã hỏi mua mỗi chiếc giường với giá 2 tỉ đồng nhưng nhà chùa không bán.
Chiếc giường lạnh tại chùa Chén Kiều
Ông Trần Trinh Đức (con trai Công tử Bạc Liêu) cho biết các cổ vật ở chùa Chén Kiều trước đây được trưng bày trong một dinh thự của gia đình ở Bàu Sàng (H.Phước Long ngày nay) để tiếp đãi các tá điền. Sau năm 1945, dinh thự này bị tá điền đốt, tẩu tán toàn bộ tài sản có giá trị, sau đó có người mua về rồi bán lại cho chùa Chén Kiều.
                                                                                                                           (Theo Dân Việt)

Cầu kỳ cơm vua

Huế là kinh đô nước Việt xưa, nơi thội tụ của những tao nhân mặc khách, công hầu khanh tướng... nên miếng ăn, thức uống theo lệ "phú quý sinh lễ nghĩa" đã ảnh hưởng lớn đến ẩm thực Huế. Những đặc thù mang sắc thái riêng ấy đã khiến ẩm thực Huế trở thành một phần của văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam.
Ký ức hoàng cung
Nói đến ẩm thực Huế, đặc biệt là cơm cung đình xưa, người ta thường nhắc đến nghệ nhân hàng đầu về ẩm thực cung đình Hồ Thị Hoàng Anh, đầu bếp danh tiếng xuất thân từ ngôi làng chuyên nghề nấu ăn cho hoàng gia triều Nguyễn – Làng Phước Yên, Thừa Thiên Huế.
Ông của nghệ nhân Hoàng Anh là vị đội trưởng cuối cùng của đội Thượng thiện, đảm trách việc nấu ăn cho các vua triều Nguyễn, chuyên lo chuyện cơm ăn nước uống cho hai vị vua Khải Định và Bảo Đại.
Mâm cơm cung đình được tái hiện theo hướng cầu kỳ trong bài trí. Ảnh: Tôn Nữ Hà
Với một số “bí kíp” về cơm cung đình do ông truyền lại, nghệ nhân Hoàng Anh được “huân tập” trở thành chuyên gia hàng đầu về ẩm thực cung đình Huế. Mỗi dịp lễ, Tết trong gia đinh, vị trưởng đội Thượng thiện cuối cùng của triều Nguyễn vẫn chỉ dạy con cháu về nghệ thuật ẩm thực của Huế xưa.
Từ những câu chuyện với ông và qua một số tài liệu còn ghi chép lại, nghệ nhân Hoàng Anh luôn lưu giữ những chi tiết vô cùng cầu kì trong bữa cơm cung đình.
Nem Công. Ảnh: Tôn Nữ Hà
Chẳng hạn chén bát sử dụng trong các buổi yến tiệc cung đình, ngự thiện là loại bát sứ được gửi kiểu đặt làm riêng. Từ thời vua Đồng Khánh trở về sau, triều đình đặt đồ sứ hiệu Sèvres ở Pháp và hiệu Spode ở Anh.
Đũa ăn của vua cũng không kém phần cầu kì. Tùy sở thích riêng, các vị vua có thể dùng đũa ngà, đũa ngọc có bịt vàng hay đũa gỗ kim giao (loại gỗ màu vàng, mùi thơm dịu nhẹ, khi thức ăn có độc thì đũa tự biến thành màu đen).
Bình thường, vua và các bà thái hậu, quý phi thích dùng đũa, tăm làm bằng tre cho nhẹ nhàng. Tre dùng làm đũa phải là tre khẳm lá (vừa đủ lá làm cây tre trưởng thành), vót láng lẫy, dài khoảng 30cm và chỉ dùng một lần. Còn với tăm tre thì một đầu vót nhọn để xỉa răng, một đầu đánh tới cho mịn như những đóa cúc kim tiền để đánh răng sau khi ăn.
Trong các buổi ngự thiện hàng ngày của nhà vua, thường chỉ có các bà nội cung và nữ nhạc chầu đàn. Còn trong yến hội quan trọng của triều đình thường tấu nhã nhạc.
Trong vô vàn tinh hoa từ nghệ thuật ẩm thực cung đình, cách thức chế biến và dâng ngự thiện được nghệ nhân Hoàng Anh đánh giá là cầu kì và cũng là đỉnh cao của sự tinh tế.
Chị cho biết: “Để có một bữa cơm vua, ít nhất phải có khoảng 50 người làm bếp. Đội Thượng thiện phải tuân thủ nhiều cấm kị để đảm bảo an toàn cho mâm cơm của vua, đồng thời kết hợp với Ngự y chọn thực phẩm bổ dưỡng và không kị nhau”.
Vua Gia Long được ghi nhận là vị vua ăn uống giản dị nhất. Nhà vua không uống rượu, mỗi bữa chỉ ăn ít thịt, cá, cơm, rau, bánh trái. Khi vua ăn, không được ai ngồi cùng, kể cả hoàng hậu.
Ngược lại, bữa ăn của vua Đồng Khánh cầu kỳ, phức tạp hơn. Hàng ngày vua ăn cơm 3 lần, mỗi bữa ăn 50 món khác nhau.
Theo nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa nghệ thuật Trần Đình Sơn (hậu duệ của cụ Trần Đình Bá, Thượng thư Bộ Hình triều Nguyễn), thức ăn cho vua, ngoài sơn hào hải vị còn có những thức ăn rất đỗi bình dị, dân dã. Điểm khác biệt là cách chọn nguyên liệu của những món dù dân dã cũng rất tinh tế và cầu kì.
Chẳng hạn món rau muống phải là rau được trồng ở hồ nào, trồng ra sao… Thậm chí có câu chuyện kể, rau muống phải trồng trong ống tre có đục lỗ. Ngọn rau lớn lê chui qua lỗ tre sẽ được vặt để dâng vua. Khi luộc rau muống xong phải cuộn lại thành từng miếng be bé, vừa miệng. Hoặc món thịt heo luộc phải thái thật mỏng, chấm mắm làm bằng gạch cua mới ngon và không có mùi hôi.
Gạo nấu cơm cho vua phải là gạo de An Cự lựa từng hạt. Nồi nấu cơm là một cái niêu đất nhỏ của làng gốm Phước Tích.
Với bữa cơm cung đình xưa, món ăn phải được trình bày đẹp, mũi ngửi thơm, cảm giác thèm, tai nghe nhưng âm thanh quyến rũ. Từng món được múc ra tô, đĩa rồi đặt trong các quả hộp bằng gỗ sơn son thếp vàng, được niêm phong bằng giấy bản và có chữ kí, đóng dấu của Thượng thiện.
Hải sâm dồn thịt - củ sen nhồi nếp: Hải sâm được chọn là giống hải sâm gai. Đây là loại hải sâm ngon nhất, ngày xưa các đội hải thuyền của vua ở Hoàng Sa và Trường Sa đánh bắt để cung tiến.
Chuông đổ, thức ăn được thị vệ gánh vào cửa cung giao cho phi tần bày biện cho vua. Cuối cùng, nữ quan hoặc các bà nội cung bậc thấp của vua phải thử đũa trước mặt ngài để kiểm tra độc tố. Sở dĩ bữa cơm vua có nhiều món là vì ăn vài món cố định, nhà vua dễ bị đầu độc.
Ngoài ra, thức ăn nhiều vì vua thường dùng thức ăn ban thưởng cho các người thân tín để tỏ tình cảm với những người thương yêu đặc biệt.
Bữa ăn đắt giá
Tại Festival nghề năm 2011, lần đầu tiên nữ nghệ nhân Hoàng Anh đã áp dụng kỹ thuật nấu nướng tuyệt xảo trong cung đình do ông mình truyền lại để tái hiện nguyên bản buổi yến tiệc cung đình xưa với những sơn hào hải vị quý hiếm.
Rồng củ cải trong món nem lụi Huế. Ảnh: Tôn Nữ Hà
Lấy yếu tố chủ đạo là bát trân (8 món ăn quý: nem công – chả phượng – da tê ngư – bàn tay gấu – gân nai – môi đười ươi – thịt chân voi – yến sào) trong cung đình Huế xưa, nghệ nhân Hoàng Anh đã chế biến lại đúng nguyên bản 6 món ăn cung đình gồm: Khối bò, Bào ngư rim – bánh kê, Vi cá – tôm ba oản, Cháo bong bóng cá đường – gân nai, Hải sâm dồn thịt – củ sen nhồi nếp và Yến sào chưng hạt sen, với cách thức như trước đây nhà vua vẫn thường dùng đãi thượng khách.
Bữa tiệc thịnh soạn này chỉ đủ chiêu đãi cho 26 thực khách may mắn. Giá cả ước tính của bữa cơm cung đình “thứ thiệt” này khoảng 6 triệu đồng/suất.
Nhiều người đánh giá, từ trước đến nay, bữa tiệc này mới là cơm cung đình đúng nguyên bản nhất, không như những bữa cơm cung đình phục vụ du khách ở các nhà hàng, khách sạn bây giờ.
Nghệ nhân Hoàng Anh cho biết, vì Huế là kinh đô thời Nguyễn nên mọi tinh hoa văn hóa hội tụ về đây. Nhờ thế, những món ăn truyền thống được chọn lọc và phát huy tính nghệ thuật để hình thành ẩm thực cung đình.
Về sau, khi nói đến nghệ thuật ẩm thực cung đình Huế, nghĩa là nói đến đỉnh cao của văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Nét văn hóa cần được gìn giữ
Tuy nhiên, có một điều làm người Huế mãi day dứt: Hương vị của món ăn Huế đang nhạt dần theo thời gian. Đặc biệt, chỉ cần khoảng vài chục USD/suất, thực khách đã có thể thưởng thức cái gọi là “cơm cùng đình” nhan nhản ở các nhà hàng, khách sạn dù cũng là nem công, chả phượng, màu sắc và hình thức bắt mắt.
Bào ngư rim - bánh kê: Bào ngư được cắt thành 3 miếng nhỏ, rim lên với gia vị đặc biệt dùng kèm với bánh kê, bánh khoai tía, nấm hương bọc chả tôm trang trí một chút xíu hoa ngồng cải...
Khách được mặc áo hoàng bào, được đóng vai ông hoàng bà chúa trong cung cấm, đóng các vương tôn công tử hay sứ thần các nước để “ngự thiện” như các ông vua thời xưa.
Nhưng nói như ông Hồ Tấn Phan, một nhà nghiên cứu văn hóa Huế: “Cơm cung đình bây giờ chỉ là sự “phỉnh phờ”. Họ khéo léo tỉa tót đấy nhưng sao tôi thấy món ăn không có hồn gì của Huế? Với lại, người người đều nấu cơm cung đình thế này mang tiếng quá bởi cơm cung đình xưa đâu có như vậy.
Cơm cung đình nay chỉ là mô phỏng và vẽ với từ những thứ củ quả mà thôi. Xong bữa cơm, các con vật xanh đỏ tỉa vẽ cầu kì bị ném lăn lóc, chỏng gọng vì không ăn được. Thú thật, nhìn mâm cơm cung đình hiện nay, tui thấy… chi lạ rứa”.
Còn ông Nguyễn Duy Hiền, nguyên Giám đốc Trung tâm Festival Huế nhận xét, cơm cung đình hiện nay ở hầu hết các nhà hàng đều mô phỏng qua ký ức và mang tính hình thức, tỉa vẽ cầu kì nhằm thu hút du khách. Bất cứ ai thích cũng có thể treo biển “Cơm cùng đình” nên danh cơm này “mọc” ra rất nhiều.
Nói cơm cung đình ở các nhà hàng, khách sạn hiện nay là tiêu biểu cho ẩm thực cung đình thì chưa đúng. Đặc biệt về kĩ thuật, để nấu các món đúng như xưa thì càng khó hơn.
Hiện, chỉ có vài nghệ nhân có thể phục dựng được cơm cùng đình nguyên bản nhưng giá thành lại quá cao vì toàn những thực phẩm cực kì quý hiếm.
Chia tay cố đo Huế, chúng tôi vẫn ám ảnh mãi bởi lời của ông Nguyễn Duy Hiển: “Có thể nói, cơm cùng đình Huế xưa là đỉnh cao của nghệ thuật ẩm thực Việt Nam. Vì thế, nên chăng Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô cần đề xuất bảo tồn ẩm thực cung đình là di sản phi vật thể”.
Nghệ nhân Hồ Thị Hoàng Anh sinh ra ở làng Phước Yên (Thừa Thiên Huế), nơi gần như cả làng chuyên nấu thức ăn cho 13 đời vua Nguyễn. Chị là cháu ruột ông Hồ Văn Tá, đội trưởng Đội Thượng thiện thời Nguyễn (đảm nhiệm ẩm thực và yến tiệc Hoàng cung thời xưa).
Chị được gia đình rèn luyện những kỹ năng tuyệt xảo để trở thành một chuyên gia hàng đầu về ẩm thực Huế. Nghệ nhân Hoàng Anh đã từng giới thiệu thành công về nghệ thuật ẩm thực Huế ở nhiều nước như: Nhật Bản, Pháp, Đức, Thụy Điển, Hàn Quốc, Mỹ. Khi đến Pháp, Hoàng Anh được báo L’Ouest France mệnh danh là “Tác giả của bữa tiệc vương giả”…
                                                                                                                                      Theo Mỹ Hà

Tết này đất nước vắng bóng Người!

Tết này, Hà Nội và đất nước vắng bóng một Con Người vĩ đại: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng lừng danh, trí dũng song toàn, một nhà văn hóa, một nhà lãnh đạo kiệt xuất.
Một cuộc đời chiến đấu đẹp như huyền thoại. Một trái tim nhân văn, chan chứa tình yêu thương đồng bào, quý từng giọt máu của chiến sỹ. Một nhà cầm quân mà nghệ thuật dùng binh khiến hết thảy mọi tướng lĩnh đối phương bị đánh bại phải cúi đầu khâm phục.
Hơn 100 ngày đã trôi qua kể từ sáng 12-10-2013 khi hàng triệu người Hà Nội, nước mắt tràn mi, đứng kín dọc con đường dài hơn 40 km từ trung tâm thành phố tới sân bay Nội Bài tiễn đưa Đại tướng lên chuyến chuyên cơ đặc biệt. Ngàn năm mây trắng cuộn bay về nâng cánh đưa người con yêu quý của dân tộc về với đất mẹ Quảng Bình. Chiều hôm đó, hàng vạn người dân quê hương, lệ nhòa tiếc thương trên những gương mặt cháy sạm nắng gió, đón Đại tướng về yên nghỉ ngàn thu tại Vũng Chùa - Đảo Yến.
Trong cuộc đời công tác của mình, tôi may mắn được gặp Đại tướng nhiều lần. Chiều thứ bảy cuối cùng trong năm 2013 đầy dấu ấn không thể quên này, chúng tôi xin phép được đến thắp hương tưởng nhớ Đại tướng và thăm gia đình của Người. Ngôi nhà 30 Hoàng Diệu nằm cách không xa Quảng trường Ba Đình. Một chiến sỹ cảnh vệ, trang phục chỉnh tề ra mở cổng. Chiều đông, nắng hanh hao không đủ xua đi cái giá lạnh của đợt rét kéo dài. Những bình hoa cúc đại đóa vàng rực được xếp dọc lối vào. Vẫn những hàng cây xanh rì tán lá, nhưng cảm thấy khu vườn như rộng hơn. Cảnh cũ còn đây, người hiền mãi mãi khuất bóng rồi...
Tết này, Hà Nội và đất nước vắng bóng một con người vĩ đại. Ảnh Lê Anh Dũng
Vợ chồng anh Võ Điện Biên, con trai cả của Đại tướng và hai chị gái là Võ Hòa Bình và Võ Hạnh Phúc đón chúng tôi trên bậc thềm trước cửa phòng đặt bàn thờ, nơi mà trong suốt một tuần liền, kể từ đêm 4-10-2013, sau khi Đại tướng từ trần cho đến sát ngày đưa tang, hàng chục vạn người Thủ đô và khắp mọi miền Tổ quốc lặng lẽ nối dài, từ sáng sớm tới đêm muộn để được vào tưởng niệm người anh Cả của QĐND Việt Nam, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Căn phòng này trước đây là phòng khách, cũng là nơi Đại tướng và phu nhân thường ngồi đọc sách, nghe đài, nghe nhạc. Tiếng dương cầm như còn vọng đâu đây.
Cũng tại căn phòng này, ngày 7-5-2009, lần cuối cùng, tôi và các cán bộ, phóng viên báo Hà Nội Mới vinh dự được Đại tướng tiếp nhân kỷ niệm 55 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ở tuổi 99, sức đã yếu đi nhiều so với vài năm trước, nhưng hôm đó Đại tướng rất vui. Người ân cần căn dặn chúng tôi: Tờ báo Hà Nội Mới có vị trí, vai trò quan trọng, phải có tiếng nói đúng đắn trung thực, làm sáng tỏ chân lý, bảo vệ chân lý. Phải nêu cái đúng, cái tốt để toàn dân làm theo. Tinh thần chiến đấu, đạo đức người làm báo, đó là điều quan trọng nhất. Thăng Long- Hà Nội tròn 1.000 năm tuổi là cột mốc lịch sử trọng đại, ý nghĩa sâu sắc, niềm tự hào to lớn. Tờ báo của Thủ đô cần có nhiều bài viết thật hay về sự kiện này; cần cỗ vũ, xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch của người Hà Nội, bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa, tinh thần cao quý của dân tộc ta.
Từ phòng thờ, chúng tôi được mời vào căn phòng phía trong ngôi nhà biệt thự. Gia đình Đại tướng được chuyển về sống tại đây từ sau ngày giải phóng Thủ đô (10-10-1954), đến nay đã tròn 60 năm. Bên kia đường Hoàng Diệu là Tổng hành dinh- nơi suốt ngày đêm, Đại tướng Tổng tư lệnh điều hành cuộc chiến đấu tại các mặt trận cho đến ngày toàn thắng. Vợ chồng anh Biên, chị Bình, chị Phúc tiếp chúng tôi thật thân tình. Bên tách trà nóng, câu chuyện của chúng tôi bắt đầu về làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, quê mẹ của giáo sư Đặng Bích Hà, phu nhân của Đại tướng. Bác Hà là con gái nhà đại trí thức, nhà văn hóa lớn Đặng Thai Mai, là cháu ngoại văn nhân lừng danh Hồ Phi Thống, tác giả cuốn sách nổi tiếng Nhân đạo quyền hành xuất bản từ những năm đầu thế kỷ 20.
Tôi ngắm nhìn căn phòng. Tường và trần nhà quét vôi đã từ nhiều năm trước, thấy rõ dấu ấn thời gian qua các lớp vôi chồng lên nhau. Thấy tôi nhìn chỗ tường và trần bị ố một mảng lớn, anh Võ Điện Biên giải thích là do ống nước bị rò rỉ. Lòng tôi trào lên một cảm xúc khó tả khi thấy mọi vật dụng trong ngôi nhà đều bình dị, đơn sơ quá đỗi. Chỉ chiếc ghế ở đầu bàn, anh Võ Điện Biên nói: "Đây là chỗ ba tôi ngồi ăn cơm hàng ngày cùng gia đình". Chiếc ghế đó, giống như những chiếc khác, có phần đã cũ sờn. Tôi được biết câu chuyện một nữ nhà báo, sau khi đến thăm nhà Đại tướng, đã về nói với con gái mình: "Những đồ dùng trong nhà bác Giáp đơn sơ quá con ơi, nghĩ đến những dùng đồ đắt tiền mà nhà mình đang dùng, bỗng dưng mẹ cảm thấy ngượng con ạ".
Những mẩu chuyện mà chị Phúc, chị Bình, anh Biên kể lại giúp tôi thấu hiểu hơn một con người bình dị mà vĩ đại. Bản lĩnh, trí tuệ, phong thái của Đại tướng ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, tất cả đều vì đất nước và nhân dân. Cũng qua câu chuyện của các anh chị mà tôi mới được biết điều mà có tờ báo viết " nếu sau này có việc gì thì mình vẫn còn nghề dạy học và dịch sách" là lời của bác Hà chứ không phải lời của Đại tướng. Đau đáu vì việc quân, việc nước bao nhiêu thì Đại tướng lại thanh thản, nhẹ nhàng về việc riêng bấy nhiêu."Tôi sống ngày nào cũng là vì đất nước ngày đó", Đại tướng đã từng nói như vậy khi được các thành viên Chính phủ đến chúc mừng nhân dịp tròn 100 tuổi.
Chiều muộn, nắng nhạt dần, trời lạnh hơn. Chị Võ Hòa Bình dẫn tôi ra vườn, men theo những lối nhỏ mà hàng ngày Đại tướng vẫn đi dạo sau những giờ làm việc. Tôi hình dung ra dáng Người, tóc bạc như mây, khoan thai tản bộ dưới những vòm lá xanh rì, tưới cây, chăm chút cho những giò phong lan - loài hoa mà Đại tướng thích nhất. Các cột của giàn hoa phong lan được hàn nối bằng hàng chục vỏ đạn đại bác 155 ly, dưới giàn hoa là một bể cá, nơi hàng ngày Đại tướng vẫn cho cá ăn.
Chỉ bộ bàn ghế đá nhỏ trước bể cá, chị Bình cho tôi biết: Ngày 5-7-1967, trước ngày Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, theo sự phân công của Bộ Chính tri, vào chỉ đạo chiến trường miền Nam, hai người cầm quân đã trải tấm bản đồ chiến sự lên bàn đá này để bàn bạc. Nào ngờ, đó cũng là cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai vị Đại tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam: Ngày hôm sau, 6-7-1967, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã đột ngột ra đi mãi mãi do một cơn đau tim nặng, để lại niềm tiếc thương khôn nguôi cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cho toàn quân, toàn dân ta.
Bên một gốc cây to, chị Bình nói: Phía dưới này là căn hầm, nơi ba tôi được báo cáo chiếc máy bay B52 đầu tiên đã bị bắn rơi ở Đông Anh ngay trong đêm 18, đêm đầu tiên của 12 ngày đêm lịch sử tháng 12 năm 1972. Chúng tôi đi vòng qua phía nhà bếp, mọi vật dụng đều không có gì khác lắm các gia đình công chức bình thường ở Hà Nội những năm bao cấp. "Những món ăn mà ba tôi thích là cá tràu (cá quả) kho kỹ, canh rau, dưa cải, thịt luộc chấm mắm tép", chị Bình cho biết.
Hàng ngày Đại tướng thường dậy sớm, vừa tập thể dục vừa nghe đài để nắm tin tức. "Có ba đồ dùng "bất ly thân" với ba tôi là kính, bút, đồng hồ", chị Phúc tiếp lời. Người nhắc nhở các con cháu là phải rèn chữ viết cho đẹp và nên viết thư cho người thân khi đi xa, ngắn cũng được, nhưng phải viết bằng bút. Những năm tháng chiến tranh, dù rất bận, nhưng Đại tướng vẫn thường xuyên viết thư cho các con đi học xa. Mỗi lần đi công tác, hoặc đi nghỉ, Đại tướng thường mang theo cả một hòm sách.
"Anh có biết quyển sách gì mà lúc nào ba tôi cũng mang theo trong cặp không? ", chị Phúc hỏi. Tôi đang cố đoán thì chị nói:" Truyện Kiều! Truyện Kiều của Nguyễn Du!"
Chị Bình dẫn tôi vào căn nhà làm việc, nơi tôi và các đồng đội, đồng nghiệp đã được Đại tướng tiếp nhiều lần. Tất cả hiện về như trong một cuốn phim quay chậm, trong đó sâu đậm nhất là lần chúng tôi đến chúc thọ Đại tướng vào năm 2001. Tuổi cao như vậy mà Đại tướng mỗi ngày tiếp hàng chục đoàn khách, trí tuệ minh mẫn lạ thường. Không ai hy vọng bày tỏ được gì nhiều, nhưng hình như đối với nhiều người, được gặp Đại tướng, được nghe giọng nói ấm áp của ông, được nắm tay ông là một ước muốn sâu xa.
Năm tháng qua đi, thời cuộc đổi thay, thế sự ngổn ngang, bao chuyện đau lòng, nhưng trong lòng nhân dân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp-anh Bộ đội Cụ Hồ Võ Nguyên Giáp vẫn cao đẹp, gần gũi và thân thương như vậy. Cuộc sống cần khẳng định, tôn vinh những giá trị cao quý, đích thực. Và khi đó, cuộc sống có thêm niềm tin và sức mạnh để đạp bằng khó khăn mà vươn tới.
Trong căn nhà làm việc này có rất nhiều bức ảnh, bức tượng, kỷ vật, bức trướng của đồng bào, chiến sỹ cả nước và bạn bè quốc tế bày tỏ tình cảm, lòng ngưỡng mộ, khâm phục đối với Đại tướng. Có bức trướng lớn viết bằng tay đúng 1000 chữ Thọ cổ. Tôi chú ý đến bức trướng của các con cháu, chắt cụ Nguyễn Thị Vĩnh, một gia đình có nhiều người con là cán bộ cấp cao của quân đội, thêu dòng chữ: "Văn võ song toàn lừng danh tướng/ Tâm hồn đức độ xứng hiền nhân". Cụ Vĩnh đã mất năm 2000 ở tuổi 105. Các con cháu làm bức trướng này mừng Đại tướng thượng thọ là thể theo nguyện vọng tha thiết của cụ. Câu đối trác tuyệt của Giáo sư Vũ Khiêu đã khắc tạc sự nghiệp lẫy lừng, vinh hiển của Đại tướng: Võ công truyền quốc sử/ Văn đức quán nhân tâm.
Tôi ngắm một bức chân dung Đại tướng cỡ lớn phía dưới có chữ ký của Người. Đó là bức ảnh chụp tại Nhà hát lớn đêm 20-5-2005 lúc Đại tướng đứng nói chuyện suốt gần một giờ với 1.000 anh hùng, dũng sĩ, cựu chiến binh tiêu biểu tham gia cuộc hành quân xuyên Việt "Tiếp lửa truyền thống, vang mãi khúc quân hành" nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam. Trước đoàn quân chiến thắng sắp bước vào cuộc hành quân đặc biệt trong thời bình hôm đó, giọng Người đầy sức truyền cảm khi gợi về những năm tháng cả dân tộc chiến đấu vì độc lập tự do, phong thái Người thật uy lẫm khi phát lệnh hành quân. Đó là cuộc nói chuyện được truyền hình trực tiếp cuối cùng của Đại tướng với quốc dân, đồng bào.
Năm 2014 này, đất nước ta có ba ngày kỷ niệm lớn, cả ba đều gắn liền với cuộc đời chiến đấu vinh quang của Đại tướng: 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 60 năm Giải phóng Thủ đô, 70 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ năm nay, những ngày lễ trọng đó vắng bóng Người.
Trước khi bước ra đường Hoàng Diệu, tôi ngoái lại nhìn ngôi nhà, nơi người anh hùng dân tộc-một trong danh tướng vĩ đại nhất của mọi thời đại đã sống trong suốt 60 năm. Ngôi nhà này, cùng với thời gian, sẽ trở thành một địa chỉ đỏ có sức cuốn hút đặc biệt để giáo dục truyền thống cách mạng và tinh thần yêu nước. Một cảm xúc dâng trào trong tôi khi nhìn thấy, trên ban công tầng hai, trước cửa sổ căn phòng Đại tướng ở, lá cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trong nắng chiều của một ngày đông Hà Nội. Trời lạnh mà sao lòng tôi cảm thấy ấm áp. Đại tướng qua đời, lòng dân đau tiếc, sông núi khóc thương. Nhưng trong nỗi đau lớn lại đột ngột thấy sức mạnh và lòng tự hào hội tụ, kết nối.
Cuộc đời và sự nghiệp vinh quang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang lan tỏa ánh sáng diệu kỳ- ánh sáng từ bản lĩnh, trí tuệ, dũng khí, cốt cách, tài năng kiệt xuất của một con người trọn đời vì nước vì dân./.
                                                                                           Hồ Quang Lợi/Theo Hà Nội Mới

28 tháng 1, 2014

Món ăn đại kỵ của người dân tộc Việt Nam ngày Tết

(Edaily.vn) - Trong ngày Tết đầu năm, người Việt Nam đều có những tục kiệng kỵ ăn uống độc đáo và người dân tộc vùng cao cũng coi trọng điều này trong tín ngưỡng tâm linh của mình.
Người Việt có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nhưng kiêng liệu có lành không thì chưa có trường hợp cụ thể nào chứng minh được tính đúng sai của những món ăn cần kiêng kỵ đó. Tuy nhiên, điều cần phải thừa nhận rằng, do kiệng kỵ sớm đã ăn vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nên kiêng được trước hết rất tốt cho tâm lý.
Mực là món đại kỵ không chỉ vào dịp tết nguyên đán
Các cụ xưa nay vẫn dạy năm mới tạo nên mọi vận may và vận xui cho cả năm nên phải kiêng nhiều thứ. Và tốt nhất nên ăn những món để mang lại tinh thần phấn chấn thì sức khỏe mới tốt lên, làm ăn cũng theo đó mà thuận lợi, gia đình cũng hòa thuận, hạnh phúc hơn.
Người Bắc thường kiêng ăn trứng vịt lộn vào đầu tháng và đầu năm
Người Việt với bản sắc dân tộc phong phú cũng có những bản sắc về những món ăn kiêng kỵ không nên đụng vào ngày Tết. Cả ba miền Bắc – Trung – Nam đều kiêng ăn thịt chó, ăn mực vào những ngày đầu năm vì sợ “đen” cả năm, kiêng ăn thịt vịt vì sợ tán đàn cả năm kêu quạc quạc… Người miền Trung kiêng ăn trứng vịt lộn, cá mè,… vì sợ đen đủi, hãm tài. Người miền Nam kiêng ăn tôm vì sợ đi… giật lùi như tôm, công việc sang năm sẽ lùi chứ không tiến tới, không ăn cua vì sợ ngang như cua, con cái khó dạy, công việc cũng không tiến tới được…
Bàn thờ ngày Tết, người miền Nam không bày chuối trên mâm ngũ quả vì chuối được phát âm đọc chệch là chúi (chúc xuống chứ không tiến lên).
Mâm ngũ quả miền nam
Người vùng cao cũng kiêng nhiều món ăn khác lạ mà người miền xuôi không thể ngờ tới và phía sau mỗi món kiêng đều có những tích cổ, những bí mật dòng tộc riêng.
Ở Đại Từ, Thái Nguyên người nào có vị trí quan trọng nhất, khách quan trọng nhất sẽ được gia chủ gắp cho cái đầu gà để thể hiện sự yêu mến, kính trọng nên rất kiêng gắp đầu gà cho người bậc dưới, trẻ con trong nhà. Người nào không thích ăn cũng nên để trong bát, không được bỏ ra.
Giống người miên xuôi, các dân tộc vung cao kiêng tuyệt đối thịt chó dịp Tết vì chó là vật nuôi không chỉ trung thành mà còn rất tinh khôn. Đạo Phật hướng người ta đến lòng từ bi, không sát sinh nên những người bán thịt chó phạm tội sát sinh đầu tháng phải đi chùa cầu xin trời Phật tha tội. lý do này khiến không ít người tin, làm theo và thịt chó thành món kiêng kị những ngày đầu năm, đầu tháng.
Người dân tộc Tày, Nùng trong nhà có người mất chưa qua 120 ngày thì tết cũng như ngày bình thường kiêng ăn bánh gio. Vì khi đưa người chết vào quan tài, bao giờ họ cũng đốt thóc, đốt ngô thành gio, bỏ vào quan tài dày khoảng 20 cm sau đó mới để xác lên trên, đậy quan tài lại. Người Tày, Nùng quan niệm, nếu ăn bánh gio (tro) là không biết thương người đã mất và người ăn cũng bị đánh giá là không được dạy dỗ.
Với người Tày, Nùng từ 28 tết đến hết 3 ngày Tết không bao giờ to tiếng với nhau. Trẻ con có hư cũng không được mắng chửi, chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng. Trâu có phá nương cũng không được đánh mà chỉ đuổi đi vì quan niệm nếu đánh người, đánh vật thì mình truyền hết sinh khí cho người đó, con vật đó. Ăn cái gì cũng không được ăn tục (ăn vừa phải – số lượng ít). Người Tày, Nùng cũng kiêng chuyện khách đến nhà mời không ăn, ngay cả no bụng cũng không được từ chối , không ăn nhiều thì ăn ít. Nếu khách không ăn, chủ nhà sẽ nghĩ khách không trọng tấm lòng của họ.
Trong 3 ngày tết của người Mông, đặc biệt là người Mông ở Mộc Châu , Sơn La – xứ rau vùng Tây Bắc - có tục lệ kiêng không ăn rau. Theo giải thích, trong cả năm trời, người Mông rất vất vả nên Tết không ải phải làm gì, chỉ ăn chơi, tận hưởng thành quả làm ra cả năm trời. Trong mâm cỗ của mình, người Mông chỉ bày các món được làm từ thịt lợn, tuyệt đối không có rau xanh. Trong 3 ngày này, người Mông không mua bán, không tiêu tiền, với tín ngưỡng giữ lại của cải, tiền bạc trong gia đình, phụ nữ không được cầm kim chỉ để khâu vá để có vày lành, váy đẹp mặc cả năm.

Nhà tiên tri Vanga dự đoán về thảm họa năm 2014

(Edaily.vn) - Năm 2014, cả thế giới đối mặt với những căn bệnh mới khó chữa, nhân loại dần đối mặt với thảm họa tuyệt chủng là lời tiên tri khủng khiếp từ bà Vanga
Nhà tiên tri lừng danh Vanga sinh ngày 31/1/1911, mất ngày 11/8/1996. Bà sống ẩn dật cả đời mình ở vùng làng quê hẻo lánh Kozhuth thuộc Petrich, Bungary. Năm lên 12 tuổi, bà Vanga mất đi thị lực sau khi bị cuốn bởi một cơn lốc lớn. Người ta tìm thấy cô gái nhỏ vẫn còn thoi thóp hơi thở nằm vùi lấp giữa bụi và đá, hai hốc mắt chứa đầy cát.
Nhà tiên tri Vanga dự đoán về thảm họa năm 2014
Vanga làm bạn với bóng tối từ đó và đưa ra lời tiên tri đầu tiên vào năm bà 16 tuổi để tìm lại bầy cừu bị mất trộm bằng cách mô tả chính xác về cái sân nơi bọn trộm cất giấu đàn gia súc.
Tuy nhiên, khả năng tiên tri của Vanga chỉ thực sự đạt đến độ chín năm 30 tuổi. Nhiều người tìm đến bà để xin những lời tiên tri. Trong đó có cả trùm phát xít Adolf Hitler. Hắn từng ghé thăm nhà Vanga và rời đi với gương mặt nặng trĩu. Khả năng phi thường của bà Vanga liên quan đến sự hiện diện của những sinh vật vô hình không rõ nguồn gốc cho bà thông tin về con người - từ khi họ sinh ra đến lúc họ chết đi.
Vanga còn có khả năng giao tiếp với những người đã chết cách đây hàng trăm năm. Thậm chí theo bà tiết lộ người ngoài hành tinh vẫn đang sống trên trái đất từ hàng trăm năm rồi. Họ đến từ những hành tinh mà ở đó dùng thứ ngôn ngữ Vamfirm.
Không có nhiều người tin vào tiên đoán của những nhà tiên tri. Tuy nhiên, người ta không thể làm ngơ khi những tiên đoán đó thành hiện thực tới 70%. Trong đó, có 4 tiên đoán nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của bà.
1. Tàu ngầm Krusk
Đúng 20 năm trước khi thảm kịch xảy ra, vào năm 1980, Vanga đã tiên tri rằng: "Cuối thế kỷ này, vào tháng 8/1999 hoặc 2000, Kursk sẽ chìm dưới nước, và cả thế giới sẽ than khóc vì nó." Ngày đó, không một ai quan tâm đến lời tiên tri buồn cười này. Nhưng rồi người ta mới biết rằng Kursk bà nói không phải là về thành phố mang tên Kursk. Con tàu ngầm nguyên tử của Nga được đặt tên theo thành phố này đã gặp sự cố khủng khiếp và mãi mãi chìm dưới đáy đại dương. Cả thế giới đều luyến tiếc và rơi lệ cho những nạn nhân mắc kẹt trong tai nạn này.
2. Sự bùng nổ của chiến tranh
Nhà tiên tri dự đoán trong năm 2008, sẽ diễn ra nhiều cuộc xung đột trong tiểu lục địa Ấn Độ (gồm Ấn Độ, Afghanistan, Pakistan, Trung Quốc, Tây Tạng), trong thế giới của những người Hindu. Sau đó cuộc mưu sát 4 nhà lãnh đạo chính phủ cố gắng vào bốn người đứng đầu chính phủ sẽ trở thành một trong những nguyên nhân bùng nổ Thế chiến III vào năm 2010.
3. Tiên đoán về vụ khủng bố tháp đôi ngày 11/9/2001
Lời tiên đoán năm 1989: “Đáng sợ! Đáng sợ! Những anh em sinh đôi của Mỹ sẽ ngã xuống sau khi bị những con chim sắt tấn công. Những con sói sẽ gầm rú trong lùm cây và máu của những người vô tội sẽ chảy” dường như đã được ứng nghiệm với sự kiện tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới (New York) đổ sập bởi vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001.
Tháp đôi cũng có nghĩa khác là “sinh đôi” (Twins) hay còn gọi là anh em. Những kẻ khủng bố đã khống chế toàn bộ hành khách trên máy bay - “những con chim sắt” - và lao vào tòa tháp. Lùm cây trong tiếng Anh có nghĩa là “bush” nên ở đây có thể cũng ám chỉ đến tên của vị Tổng thống đương nhiệm của G. Bush. 
4. Sự hồi sinh của nước Nga
Năm 1988 khi tiên tri về nước Nga, bà Vanga vẽ một vòng tròn lớn trong lòng bàn tay và nói: "Nga sẽ một lần nữa trở thành đế chế vĩ đại, chỗ dựa tinh thần cho toàn thế giới. Tuy nhiên phải đợi rất lâu khi con số 8 xuất hiện và có những ký kết về Trái Đất." Và trên thực tế, nếu nước Nga trở thàn cường quốc lớn mạnh và tham gia nhóm G7 đến biến nó thành G8 thì họ sẽ có tác động tới tiến trình chiến tranh và hòa bình thế giới.
Các lời tiên đoán về nhân loại trong hàng ngàn năm sau
Năm 2014 - Phần lớn loài người sẽ bị mắc chứng bệnh mưng mủ, ung thư da và các loại bệnh khác về da do hậu quả cuộc chiến tranh hóa học.
Năm 2016 - Châu Âu gần như không có người sinh sống.
Năm 2018 - Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc thế giới mới. Những nước phát triển sẽ trở thành kẻ bóc lột các nước khác từ việc khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản.
Năm 2023 - Quỹ đạo Trái đất thay đổi. 
Năm 2025 - Xuất hiện một bộ phận nhỏ người di cư đến Châu Âu.
Năm 2028 - Loài người sẽ tạo ra một nguồn năng lượng mới, kiểm soát được các phản ứng nhiệt hạch và nạn đói dần dần được khắc phục. Cũng trong thời gian này, con tàu vũ trụ có người lái lần đầu tiên sẽ đổ bộ lên sao Kim.
Năm 2033 - Băng ở các vùng cực sẽ tan chảy. Mực nước ở Thái Bình Dương sẽ dâng cao.
Năm 2043 - Nền kinh tế thế giới phát triển rất phồn thịnh. Người Hồi giáo sẽ cai trị toàn bộ lãnh thổ Châu Âu.
Năm 2046 - Bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể người điều có thể được tiến hành cấy ghép. Việc thay thế các cơ quan trong cơ thể sẽ trở thành một trong những phương pháp chữa bệnh hữu hiệu nhất. 
Năm 2066 - Trong lúc tấn công thành Roma của người hồi giáo, Mỹ sẽ lợi dụng một loại hình vũ khí mới - vũ khí thời tiết. Trong thời gian này, trời trở lạnh đột ngột. 
Năm 2076 - Xã hội không giai cấp hay còn gọi là Chủ nghĩa Cộng sản hình thành. 
Năm 2084 - Loài người Sẽ khôi phục lại thiên nhiên. 
Năm 2088 - Xuất hiện một căn bệnh lạ “lão hóa chỉ trong vài giây"
Năm 2097 - Căn bệnh lão hóa khủng khiếp này sẽ lan tràn trên toàn cầu. 
Năm 2100 - Loài người sẽ tạo ra những mặt trời nhân tạo chiếu sáng phần tối của quả đất. 
Năm 2111 - Con người sẽ trở nên kiệt sức.
Năm 2123 - sẽ xảy ra các cuộc chiến tranh giữa những nước nhỏ. 
Năm 2125 - Tại Hung-ga-ri, người ta sẽ nhận được những tín hiệu lạ từ vũ trụ. Cùng thời gian này, loài người lại một lần nữa tưởng nhớ về nữ tiên tri Vanga. 
Năm 2130 - Nhiều vùng đất sẽ bị ngập trong nước.
Năm 2164 - Con người sẽ biến thành một loài động vật kinh dị (nửa người, nửa thú)
Năm 2167 - Xuất hiện tôn giáo mới.
Năm 2170 - Xảy ra một đợt hạn hán kéo dài trên Trái đất.
Năm 2187 - Hai miệng núi lửa lớn nhất thế giới sẽ ngừng quá trình phun trào nham thạch.
Năm 2195 - Những quốc gia dọc bờ biển sẽ trở nên khá giả cả về năng lượng lẫn lương thực.
Năm 2196 - Người Châu Á và Châu Âu sẽ sinh sống trà trộn nhau
Năm 2201 - Quá trình phản ứng nhiệt hạch trên Mặt trời sẽ chấm dứt và bắt đầu thời kỳ nguội lạnh.
Năm 2221 - Trong quá trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất, loài người sẽ có cuộc chạm trán rùng rợn.
Năm 2256 - Tàu vũ trụ mang một căn bệnh khủng khiếp về Trái đất.
Năm 2262 - Quỹ đạo của các hành tinh dần bị thay đổi. Cũng thời gian này, sao Chổi sẽ đe dọa đến sự sống còn của sao Hỏa.
Năm 2271 - Các hằng số vật lý lại một lần nữa bị thay đổi. 
Năm 2273 - Xảy ra sự xáo trộn giữa các chủng tộc da màu: da vàng, da trắng và da đen. Tiếp đó sẽ xuất hiện các chủng tộc mới. 
Năm 2279 - Loài người sẽ lấy năng lượng từ khoảng chân không hoặc từ những lỗ đen.
Năm 2288 - Xuất hiện những cuộc va chạm với người ngoài hành tinh.
Năm 2291 - Mặt trời trở nên nguội lạnh và sau đó lại bùng cháy trở lại. 
Năm 2296 - Mặt trời hoạt động mạnh hơn, lực hút vũ trụ bị thay đổi làm cho các trạm vũ trụ và vệ tinh rơi vào tình trạng hỗn loạn, mất phương hướng.
Năm 2299 - Tại Pháp xuất hiện một Đảng mới chống lại người theo Đạo hồi.
Năm 2302 - Phát hiện quy luật và bí mật mới của vũ trụ.
Năm 2304 - Khám phá bí mật Mặt trăng
Năm 2341 - Xuất hiện một thiên thể vô cùng nguy hiểm tiến gần Trái đất.
Năm 2354 - Một trong những mặt trời nhân tạo bị hỏng, kết quả dẫn tới đợt hạn hán kéo dài.
Năm 2371 - Xảy ra nạn đói lớn.
Năm 2378 - Các bộ tộc mới nhanh chóng được hình thành.
Năm 2480 - Hai mặt trời nhân tạo va vào nhau, Trái đất bị rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Năm 3005 - Xuất hiện các “cuộc chiến” mới trên sao Hỏa, quỹ đạo của các hành tinh bị rối loạn.
Năm 3010 - Sao chổi sẽ va vào Mặt trăng, quanh Trái đất lúc này xuất hiện một vành đai toàn đá và bụi.
Năm 3797 - Đây là thời kỳ kết thúc sự sống trên Trái đất. Thời gian này cũng là cơ sở để loài người bắt đầu cuộc sống mới trên một “hệ Mặt trời” khác. Cuối cùng cũng kết thúc

Trang