2 tháng 3, 2014

Cầu Long Biên và quá khứ hào hùng của “cây cầu lớn nhất thế giới”

Vào thời điểm mới xây dựng, cầu Long Biên với tên gọi Doumer, dài hơn 2km đã trở thành một trong những cây cầu lớn nhất thế giới, một công trình quan trọng nhất của vùng Viễn Đông.
Cầu Doumer được biết đến là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội. Cầu được xây dựng từ năm 1899 và hoàn thành vào năm 1902, dưới sự lãnh đạo của toàn quyền Đông Dương Paul Doumer và do nhà thầu Daydé et Pillé thi công.
Sau giải phóng cầu được đổi tên thành cầu Long Biên và giữ nguyên tên gọi từ đó đến nay.
Năm 1897, trong số các dự án đưa ra bởi các nhà xây dựng chính của Pháp về việc xây cầu Hà Nội, nhà thầu Daydé et Pillé đã được toàn quyền Đông Dương lựa chọn. Tháng 9 năm 1898 đánh dấu sự kiện khởi công xây dựng cầu Doumer, cùng với công sức lao động của 3000 công nhân Việt Nam và đội ngũ giám đốc, kỹ sư, chuyên gia người Pháp, sau hơn 3 năm công trình được hoàn thành và đi vào sử dụng. Vào thời điểm đó, cây cầu dài hơn 2km này đã trở thành một trong những cây cầu lớn nhất thế giới, một công trình đáng chú ý và quan trọng nhất của vùng Viễn Đông.
Trên đầu Long Biên (tên cũ Doumer) vẫn còn tấm biển kim loại có khắc thời gian xây dựng và tên nhà thầu Daydé & Pillé - Paris.
Trải qua hơn 100 năm, chứng kiến nhiều sự đổi thay của đất nước từ thời chiến sang thời bình, cầu Long Biên đã trở thành biểu tượng lịch sử của Việt Nam.
Cùng ngắm lại sự thay đổi của cầu Long Biên qua năm tháng:
Hình ảnh cầu Doumer ngày khánh thành tháng 2/1902.
Cầu Doumer trong album của Dieulefils chụp năm 1910
Cầu Doumer trong bộ sưu tập của Albert Kahn, chụp năm 1915.
Cầu Doumer trong cuốn “Guide du Tonkin” chụp bởi Bonnafont năm 1919.
Cầu Doumer trong mùa lũ năm 1926.
Cầu Long Biên trong những năm tháng kháng chiến của quân dân Việt Nam.
Cầu Long Biên chụp vào thời điểm 1964.
Cầu Long Biên chụp năm 1985.
Cầu Long biên chụp năm 2007
Một số hình ảnh khác về cầu Doumer (Long Biên) trong những năm chính quyền Pháp đô hộ.
                                                                                                                               Phan Hạnh

1 nhận xét:

NoiLieuhaha nói...

Có nhiều tư liệu thú vi. Còn một mảng tư liệu thời chống Mỹ, xin gợi ý thế này:
1) Suốt 4 năm chống chiến tranh phá hoại thời Giôn Sơn, Mỹ đã dùng rất nhiều bom đạn, kể cả bom vô tuyến truyền hình để phá cầu mà không kết quả. Tháng 12/1967 sử dụng nhiễu vào kênh thu tín hiệu tên lửa của ta (bộ đội tên lửa gọi là "nhiễu rãnh đạn" làm tê liệt các tiểu đoàn tên lửa bảo vệ Hà Nôi đã làm gãy được 2 khoang cầu.
2) Năm 1968 khi Mỹ "ném bom hạn chế" từ vĩ tuyến 19 trở vào, VN thực hiện khôi phục cầu Long Biên. Việc này giao cho Tổng đôi công trình của bộ đội Trung Quốc khôi phục khoang phía bắc; Các đội cầu của Tổng cục Đường Sắt VN khôi phục khoang phía nam cầu; Có sự thi đua giữa hai lực lượng.
3) TCĐS VN thực hiện nổ mìn vi sai để đẩy nhịp bị bom khỏi trụ , lao cầu xong trước TQ. Để kỷ niệm thành tích đáng nể này, đầu cầu phía Nam đã dựng lên pan nô với hàng chữ lớn: VINH QUANG THAY GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM - DỊCH ĐÁNH TA SỬA TA ĐI...
Còn nhiều chuyện rất thú vị nữa nhưng dài quá thôi vậy!

Trang