Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo nghị định của Chính phủ về việc tinh giản biên chế để lấy ý kiến người dân, các Sở, ngành. Theo dự thảo, dự kiến sau 6 năm (từ 2014-2020), chúng ta sẽ thực hiện tinh giản biên chế khoảng 100.000 người với tổng kinh phí thực hiện là 8.000 tỷ đồng. Trong đó khoảng 80% giải quyết nghỉ hưu trước tuổi và 20% giải quyết thôi việc.
Không lâu sau khi dự thảo này được công bố rộng rãi, nhiều độc giả đã bày tỏ những băn khoăn, lo lắng của họ về nội dung này.
Phóng viên VTC News đã có cuộc phỏng vấn Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Biên chế (Bộ Nội vụ) Thái Quang Toản – “cha đẻ” của dự thảo này để làm rõ các vấn đề độc giả quan tâm.
- Cắt đi những “khối u trên cơ thể” là việc làm cần thiết để đảm bảo sự “khỏe mạnh và hiệu quả” của nền hành chính nhà nước, nhưng liệu các tiêu chí đánh giá có đủ rõ ràng để xác định đúng người đáng bị loại bỏ?
Vụ trưởng Vụ tổ chức - Biên chế Thái Quang Toản
Chúng tôi chỉ đưa ra bản soạn thảo dự thảo còn các tiêu chí đánh giá để loại bỏ công chức thì phải theo luật cán bộ, công chức chứ không phải việc của chúng tôi. Chúng tôi đưa ra bản dự thảo này để lấy ý kiến của nhân dân, các bộ, ngành có liên quan. Sau đó, chúng tôi sẽ tiếp thu để sửa đổi sao cho phù hợp.
Tiêu chí đánh giá cán bộ thì phải theo luật cán bộ, công chức, cùng với đó là các nghị định của Chính phủ. Thông thường thì có 4 tiêu chí chính: Một là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Hai là hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ba là hoàn thành nhiệm vụ, nhưng năng lực chuyên môn còn yếu. Bốn là không hoàn thành nhiệm vụ.
- Người ta cũng lo ngại rằng tinh giản tới 100.000 công chức là hoang tưởng, không khả thi. Ông có thấy vậy không?
Người ta nói thế là hoàn toàn phù hợp vì đây mới chỉ là ước lượng thôi chứ mục tiêu của kỳ này là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, không phải việc tinh giản đi. Nói cách khác, chúng ta mới chỉ cần nâng cao chất lượng đội ngũ chứ chưa cần đạt tới con số đó.
Từ nay tới 2020, chúng tôi cứ ước lượng con số như thế và đó chỉ là ước lượng thôi còn đạt được thế nào tính sau.
Cách đây 15 năm về trước, theo Nghị quyết 16 của Chính phủ và theo Nghị quyết Trung ương 7 là giảm một số lượng nhất định, nhưng giờ mục tiêu không phải là giảm mà là nâng cao chất lượng đội ngũ.
- Tinh giản biên chế có phải là dịp để người ta tranh thủ “chạy chọt”, “khoe ô dù”?
Hôm 26/12 vừa qua, Bộ Nội Vụ đã có văn bản gửi lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương về vấn đề thực hiện luật công chức, thực hiện Nghị định của Chính phủ trong việc đánh giá cán bộ, công chức hàng năm. Trên cơ sở các luật và Nghị định của Chính phủ, thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm về việc phân loại, đánh giá cán bộ.
Việc đánh giá cán bộ còn có sự tham gia của cấp ủy, công đoàn, đoàn thanh niên… chưa kể muốn vào biên chế với các cơ quan hành chính phải qua một kỳ thi tuyển nên không xảy ra tình trạng trù úm được và chúng tôi cũng kiên quyết không để xảy ra tình trạng đó. Việc đánh giá phải được thực hiện một cách công bằng, khách quan.
- Cái vòng luẩn quẩn tuyển dụng - giảm biên chế - tuyển dụng cứ xoay vòng, cuối cùng thì tốn tiền của dân mà thôi?
Đó đúng là thực trạng đang tồn tại ở một số địa phương. Trên cơ sở các nghị định của Chính phủ, công tác tuyển dụng được giao trực tiếp cho các địa phương, các bộ, ngành. Chẳng hạn cán bộ, công chức của Bộ Công thương thì giao toàn quyền cho lãnh đạo Bộ Công thương tuyển dụng hay ở thành phố Hà Nội cũng thế.
- Bộ Nội vụ đã lường trước các phương án để đối phó, ngăn chặn tình trạng trên chưa?
Chúng ta đã có các Nghị định, thông tư về vấn đề này và đó là nhiệm vụ của Vụ Công chức – Viên chức.
- Nhiều công chức đang mở cờ trong bụng vì nếu bị sa thải họ sẽ thỏa sức làm việc ở các doanh nghiệp, cơ quan trả lương cao hơn mà lại được hưởng khoản tiền không hề nhỏ “trên trời rơi xuống” từ việc về hưu non. Ông có thấy vậy không?
Tất nhiên là thế, nhưng các cơ quan sẽ phải thành lập một hội đồng đánh giá. Các công chức được hưởng chế độ đó phải dựa trên đánh giá của đơn vị cơ sở và họ đều phải tuân theo một quy trình chặt chẽ. Những người dưới tuổi 45 còn được cử đi học để chuyển nghề. Khi người ta được hưởng lợi như thế, người ta sẵn sàng đi làm ở khối ngoài cơ quan hành chính.
Việc bị đưa ra khỏi đội ngũ biên chế đều theo quy trình, thủ tục và cấp ủy ở đó phải chịu trách nhiệm với những cán bộ là đảng viên. Còn nếu chưa là đảng viên thì tổ chức chính quyền, công đoàn, đoàn thanh niên sẽ chịu trách nhiệm về việc loại bỏ họ.
- Có hay không việc lãnh đạo địa phương không cương quyết, nể nang, né tránh, ngại va chạm, muốn giữ ổn định tổ chức, bộ máy và biên chế hiện tại nên không thực hiện tốt việc rà soát, phân loại để có căn cứ đưa vào diện tinh giản biên chế?
Thực tế là có chuyện đó.
- Liệu có trường hợp lãnh đạo cơ quan, tổ chức lợi dụng việc tinh giản biên chế của nhà nước để trù dập cán bộ, viên chức và làm thế nào để trường hợp này không xảy ra?
Theo tôi thì ở nơi này, nơi khác vẫn có chuyện đó, nhưng không phải là đồng bộ. Tất nhiên là phải làm công tâm còn nếu đã trù dập cán bộ, viên chức thì đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp của người lãnh đạo như thế là không được. Chưa kể họ làm thế là không đúng các quy định của pháp luật.
Các Nghị định của Chính phủ nếu được thực hiện nghiêm thì tình trạng trên cũng sẽ đỡ đi. Lấy ví dụ, năm ngoái có mấy trăm người thi tuyển vào Bộ Nội vụ, nhưng chúng tôi chỉ chọn 27 người xuất sắc nhất trong kỳ thi tuyển đó.
- Đến nay, Bộ Nội vụ đã nhận được ý kiến đóng góp nào liên quan tới dự thảo trên chưa?
Theo dự kiến, đến 20/2 các bộ, ngành, địa phương mới gửi phản hồi cho chúng tôi để chúng tôi điều chỉnh sao cho văn bản này phù hợp với thực tế và thiết thực. Hiện chưa có đơn vị nào gửi văn bản phản hồi cho chúng tôi.
- Xin cảm ơn ông!
Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Biên chế (Bộ Nội vụ) Thái Quang Toản vừa giải trình những thắc mắc thường gặp liên quan đến dự thảo tinh giản 100.000 biên chế.
Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo nghị định của Chính phủ về việc tinh giản biên chế để lấy ý kiến người dân, các Sở, ngành. Theo dự thảo, dự kiến sau 6 năm (từ 2014-2020), chúng ta sẽ thực hiện tinh giản biên chế khoảng 100.000 người với tổng kinh phí thực hiện là 8.000 tỷ đồng. Trong đó khoảng 80% giải quyết nghỉ hưu trước tuổi và 20% giải quyết thôi việc.
Không lâu sau khi dự thảo này được công bố rộng rãi, nhiều độc giả đã bày tỏ những băn khoăn, lo lắng của họ về nội dung này.
Phóng viên VTC News đã có cuộc phỏng vấn Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Biên chế (Bộ Nội vụ) Thái Quang Toản – “cha đẻ” của dự thảo này để làm rõ các vấn đề độc giả quan tâm.
- Cắt đi những “khối u trên cơ thể” là việc làm cần thiết để đảm bảo sự “khỏe mạnh và hiệu quả” của nền hành chính nhà nước, nhưng liệu các tiêu chí đánh giá có đủ rõ ràng để xác định đúng người đáng bị loại bỏ?
Vụ trưởng Vụ tổ chức - Biên chế Thái Quang Toản
Chúng tôi chỉ đưa ra bản soạn thảo dự thảo còn các tiêu chí đánh giá để loại bỏ công chức thì phải theo luật cán bộ, công chức chứ không phải việc của chúng tôi. Chúng tôi đưa ra bản dự thảo này để lấy ý kiến của nhân dân, các bộ, ngành có liên quan. Sau đó, chúng tôi sẽ tiếp thu để sửa đổi sao cho phù hợp.
Tiêu chí đánh giá cán bộ thì phải theo luật cán bộ, công chức, cùng với đó là các nghị định của Chính phủ. Thông thường thì có 4 tiêu chí chính: Một là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Hai là hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ba là hoàn thành nhiệm vụ, nhưng năng lực chuyên môn còn yếu. Bốn là không hoàn thành nhiệm vụ.
- Người ta cũng lo ngại rằng tinh giản tới 100.000 công chức là hoang tưởng, không khả thi. Ông có thấy vậy không?
Người ta nói thế là hoàn toàn phù hợp vì đây mới chỉ là ước lượng thôi chứ mục tiêu của kỳ này là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, không phải việc tinh giản đi. Nói cách khác, chúng ta mới chỉ cần nâng cao chất lượng đội ngũ chứ chưa cần đạt tới con số đó.
Từ nay tới 2020, chúng tôi cứ ước lượng con số như thế và đó chỉ là ước lượng thôi còn đạt được thế nào tính sau.
Cách đây 15 năm về trước, theo Nghị quyết 16 của Chính phủ và theo Nghị quyết Trung ương 7 là giảm một số lượng nhất định, nhưng giờ mục tiêu không phải là giảm mà là nâng cao chất lượng đội ngũ.
- Tinh giản biên chế có phải là dịp để người ta tranh thủ “chạy chọt”, “khoe ô dù”?
Hôm 26/12 vừa qua, Bộ Nội Vụ đã có văn bản gửi lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương về vấn đề thực hiện luật công chức, thực hiện Nghị định của Chính phủ trong việc đánh giá cán bộ, công chức hàng năm. Trên cơ sở các luật và Nghị định của Chính phủ, thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm về việc phân loại, đánh giá cán bộ.
Việc đánh giá cán bộ còn có sự tham gia của cấp ủy, công đoàn, đoàn thanh niên… chưa kể muốn vào biên chế với các cơ quan hành chính phải qua một kỳ thi tuyển nên không xảy ra tình trạng trù úm được và chúng tôi cũng kiên quyết không để xảy ra tình trạng đó. Việc đánh giá phải được thực hiện một cách công bằng, khách quan.
- Cái vòng luẩn quẩn tuyển dụng - giảm biên chế - tuyển dụng cứ xoay vòng, cuối cùng thì tốn tiền của dân mà thôi?
Đó đúng là thực trạng đang tồn tại ở một số địa phương. Trên cơ sở các nghị định của Chính phủ, công tác tuyển dụng được giao trực tiếp cho các địa phương, các bộ, ngành. Chẳng hạn cán bộ, công chức của Bộ Công thương thì giao toàn quyền cho lãnh đạo Bộ Công thương tuyển dụng hay ở thành phố Hà Nội cũng thế.
- Bộ Nội vụ đã lường trước các phương án để đối phó, ngăn chặn tình trạng trên chưa?
Chúng ta đã có các Nghị định, thông tư về vấn đề này và đó là nhiệm vụ của Vụ Công chức – Viên chức.
- Nhiều công chức đang mở cờ trong bụng vì nếu bị sa thải họ sẽ thỏa sức làm việc ở các doanh nghiệp, cơ quan trả lương cao hơn mà lại được hưởng khoản tiền không hề nhỏ “trên trời rơi xuống” từ việc về hưu non. Ông có thấy vậy không?
Tất nhiên là thế, nhưng các cơ quan sẽ phải thành lập một hội đồng đánh giá. Các công chức được hưởng chế độ đó phải dựa trên đánh giá của đơn vị cơ sở và họ đều phải tuân theo một quy trình chặt chẽ. Những người dưới tuổi 45 còn được cử đi học để chuyển nghề. Khi người ta được hưởng lợi như thế, người ta sẵn sàng đi làm ở khối ngoài cơ quan hành chính.
Việc bị đưa ra khỏi đội ngũ biên chế đều theo quy trình, thủ tục và cấp ủy ở đó phải chịu trách nhiệm với những cán bộ là đảng viên. Còn nếu chưa là đảng viên thì tổ chức chính quyền, công đoàn, đoàn thanh niên sẽ chịu trách nhiệm về việc loại bỏ họ.
- Có hay không việc lãnh đạo địa phương không cương quyết, nể nang, né tránh, ngại va chạm, muốn giữ ổn định tổ chức, bộ máy và biên chế hiện tại nên không thực hiện tốt việc rà soát, phân loại để có căn cứ đưa vào diện tinh giản biên chế?
Thực tế là có chuyện đó.
- Liệu có trường hợp lãnh đạo cơ quan, tổ chức lợi dụng việc tinh giản biên chế của nhà nước để trù dập cán bộ, viên chức và làm thế nào để trường hợp này không xảy ra?
Theo tôi thì ở nơi này, nơi khác vẫn có chuyện đó, nhưng không phải là đồng bộ. Tất nhiên là phải làm công tâm còn nếu đã trù dập cán bộ, viên chức thì đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp của người lãnh đạo như thế là không được. Chưa kể họ làm thế là không đúng các quy định của pháp luật.
Các Nghị định của Chính phủ nếu được thực hiện nghiêm thì tình trạng trên cũng sẽ đỡ đi. Lấy ví dụ, năm ngoái có mấy trăm người thi tuyển vào Bộ Nội vụ, nhưng chúng tôi chỉ chọn 27 người xuất sắc nhất trong kỳ thi tuyển đó.
- Đến nay, Bộ Nội vụ đã nhận được ý kiến đóng góp nào liên quan tới dự thảo trên chưa?
Theo dự kiến, đến 20/2 các bộ, ngành, địa phương mới gửi phản hồi cho chúng tôi để chúng tôi điều chỉnh sao cho văn bản này phù hợp với thực tế và thiết thực. Hiện chưa có đơn vị nào gửi văn bản phản hồi cho chúng tôi.
- Xin cảm ơn ông!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét