22 tháng 2, 2016

Lê Nam Trà – Tay trong con gái Thủ tướng phá hoại 20 năm phát triển bền vững của Mobifone

Nguyễn Văn Tung
Năm 2015, MobiFone đạt doanh thu đạt 36.900 tỷ đồng và lợi nhuận 7.395 tỷ đồng, đứng thứ 3 về doanh thu và thứ 2 về lợi nhuận trên thị trường viễn thông Việt Nam. So với năm 2014, doanh thu tăng nhẹ nhưng không đạt chỉ tiêu 39.700 tỷ đồngđề ra cho năm 2015. Lợi nhuận tuy đạt chỉ tiêu 7.300 tỷ đồng nhưng có được điều này là do trong cả năm 2015, Mobifone đã cắt giảm mạnh chi phí cho đầu tư mua sắm, vận hành mạng lưới và phát triển kinh doanh. Hành động này được đánh giá là “Mobifone đang ăn vào tương lai” vì cắt giảm chi phí đồng nghĩa với những tụt hậu về công nghệ, suy giảm chế độ chăm sóc khách hàng và mất sức cạnh tranh trong việc phát triển thị trường đối với 2 ông lớn còn lại là Viettel và người anh VNPT.
Lê Nam Trà nhận quyết định bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Mobifone từ ngày 11/12/2014, đến ngày 31/12/2014 thì kiêm nhiệm phụ trách chức vụ Chủ tịch MobiFone thay cho ông Mai Văn Bình nghỉ hưu theo chế độ. Qua kết quả kinh doanh 2015, có thể thấy “dấu ấn Lê Nam Trà” cho sự phát triển của Mobifone gần như là con số “0”, tất cả thành quả đều thừa hướng từ 20 năm phát bền vững của Mobifone mang dấu ấn đậm nét của cố Chủ tịch Lê Ngọc Minh. Trong khi đó, về mặt chiến lược, chính sách và quản trị doanh nghiệp, sự xuống dốc của Mobifone về văn hóa doanh nghiệp, hiệu quả công việc, tinh thần của cán bộ công nhân viên và những quyết định mang tính “phá hoại”, “trục lợi” đang là những điểm đáng nói của Lê Nam Trà trong suốt năm 2015.
1. Xây dựng văn hóa “kim tiền”
Sau khi nhận Quyết định Tổng Giám đốc, Lê Nam Trà đã nhanh chóng trình và được phê duyệt của chính phủ đề án tái cơ cấu Mobifone theo mô hình mới Tổng công ty. Khoác lên mình chiếc áo mới rộng hơn, Lê Nam Trà thoải mái vẽ lên bộ máy mới cồng kềnh với rất nhiều phòng, ban, đơn vị mới với rất nhiều đơn vị chức năng nhiệm vụ trùng lặp. Mobifone đứng trước thay đổi nhân sự chủ chốt lớn chưa từng có trong lịch sử hơn 20 năm phát triển của mình với hàng loạt bổ nhiệm mới, luân chuyển lãnh đạo đơn vị, rất nhiều lãnh đạo thuộc chế độ cũ bị o ép, giáng chức hoặc điều chuyển sang những vị trí mới không còn giá trị. Cơ hội thuộc về những người còn lại, ngay lập tức, làn sóng đầu tư “ghế ngồi” bùng nổ và lan tỏa mạnh mẽ trong Mobifone. Thời điểm đầu năm 2015, không còn ai ở Mobifone quan tâm đến công việc chuyên môn chính, lãnh đạo thì bỏ bê công việc để đi lo lót vị trí, nhân viên thì liên tục cập nhập tình hình các sếp để lựa chọn nguyện vọng về đơn vị mới. “Ghế ngồi” giờ là một món hàng hot, mỗi ghế là một cuộc tranh chấp, đấu giá căng thẳng với giá sàn là 1 triệu đô cho mỗi ghế trưởng đơn vị, lãnh đạo phòng ban và không có giá trần…
Hệ quả của văn hóa “kim tiền” này là 1 bộ máy làm việc cồng kềnh, kém hiệu quả, rất nhiều lãnh đạo bị sắp xếp sai chuyên môn, kinh nghiệm. Tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên mất ổn định, văn hóa doanh nghiệp của Mobifone suốt 20 năm bị phá hủy.
2. Chỉ định thầu tư vấn cho Công ty Chứng khoán Bản Việt của con gái Thủ tướng
Tháng 09 năm 2015, Lê Nam Trà vội vã ký quyết định chỉ định thầu tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, xây dựng phương án cổ phần hóa và IPO cho Công ty Chứng khoán Bản Việt, công ty có Chủ tịch là bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái thủ tướng đương nhiệm. Việc chuyển từ Credit Suisse sang chỉ định thầu cho Bản Việt cho thấy rất nhiều sự bất minh. Cha con ông Dũng muốn đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa Mobifone vào đầu năm 2016 thay vì giữa 2016, để đảm bảo hoàn tất việc này trước khi nhiệm kỳ thủ tướng kết thúc vào phiên họp Quốc hội đầu tiên của khóa mới diễn ra vào tháng 6 năm 2016. Việc cổ phần hóa Mobifone được coi là một trong những cú chót của gia đình thủ tướng nếu như ông không đắc cử Tổng Bí Thư khi Đại hội Đảng XII diễn ra. Và với việc con gái Thủ tướng trực tiếp lên phương án cổ phần hóa, có thể thấy mọi lợi ích đều đã rơi vào tay một số người và rời xa lợi ích chung của Mobifone.
3. Gấp gáp mua 95% cổ phần của AVG
Tháng 01 năm 2016, khi thủ tướng Dũng gặp khó trong cuộc chạy đua chức vụ Tổng Bí Thư với ông Trọng, Lê Nam Trà ngay lập tức nhận thực hiện chỉ đạo, gấp rút mua 95% cổ phần của AVG với giá 8.900 tỷ. Câu hỏi đặt ra là Mobifone đã định giá và mua AVG như thế nào, tại sao AVG lại có giá 8.900 tỷ trong khi giá trị của AVG hiện nay, dựa trên tài sản gồm hệ thống mạng lưới như các trạm phát sóng, đầu thu, các phụ kiện trang thiết bị đi kèm, hệ thống vận hành mạng lưới, hệ thống xử lý tín hiệu, thuê bao… ước tính khoảng 1.600-2.000 tỷ đồng, chưa kể khấu hao và lỗ lũy kế lên đến 1.000 tỷ. Hiện tại, AVG vẫn đang tiếp tục lỗ 1 tỷ/ngày. Câu trả lời tưởng như khó mà lại dễ vì chủ tịch Phạm Nhật Vũ của AVG là em trai Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vin group và là 1 đệ tử thân cận của Thủ tướng.
Trong quá trình định giá AVG, êkip của Lê Nam Trà sử dụng quân xanh để tăng giá lên cao chót vót và hình thức mua bán có rất nhiều sai phạm do quá trình chuẩn bị gấp gáp. Giá trị thực tế của AVG chỉ ở mức tối đa 1.000 tỷ đồng, vậy Mobifone đã mua đắt gần 8.000 tỷ, vậy 8.000 tỷ này đi đâu. Mobifone vẫn là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, vậy 8.000 tỷ này là tài sản quốc gia, trách nhiệm thất thoát này thuộc về ai?

Không có nhận xét nào:

Trang