Ôi, các ông ăn cho lắm, sinh nợ, khổ thân tôi!
Đề cập tới sự “lỗi nhịp” trong suy nghĩ về nợ công hiện nay, các ĐBQH bày tỏ sự “lo âu, lo ngại, lo quá đi”, nhưng Chính phủ vẫn khẳng định “nợ vẫn an toàn” (!?).
Chỉ có hơn 100 phút dành cho chất vấn và trả lời chất vấn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhưng đã có tới 24 lượt ĐB với 30 chất vấn trực tiếp tại hội trường dành cho Phó Thủ tướng sáng 13/6.
Đại biểu “lo âu, lo ngại, lo quá đi” về nợ công
Là một chuyên gia kinh tế, đứng trước tình hình nợ công đang tăng nhanh, ĐB Trần Hoàng Ngân không khỏi lo lắng. Ông bày tỏ: “Cử tri lo lắng về sự an toàn nợ công; ĐBQH thì lo âu, lo ngại và lo quá đi. Chính phủ báo cáo nợ công tuy cao, tăng nhanh nhưng vẫn trong ngưỡng an toàn. Vì sao có sự “lỗi nhịp” trong suy nghĩ về nợ công hiện nay?”.
Chia sẻ với nỗi lo của vị ĐBQH TP. Hồ Chí Minh, song Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giải thích, tỷ lệ nợ công trên GDP của các nước khác nhau, như Nhật Bản, tỷ lệ này đến 300%. Ở Việt Nam, tỷ lệ nợ công tăng cao hơn tốc độ tăng GDP và hiện nay đã đến 62% GDP trong khi giới hạn Quốc hội cho phép là 65% GDP.
Đề cập tới sự “lỗi nhịp” trong suy nghĩ về nợ công hiện nay, các ĐBQH bày tỏ sự “lo âu, lo ngại, lo quá đi”, nhưng Chính phủ vẫn khẳng định “nợ vẫn an toàn” (!?).
Chỉ có hơn 100 phút dành cho chất vấn và trả lời chất vấn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhưng đã có tới 24 lượt ĐB với 30 chất vấn trực tiếp tại hội trường dành cho Phó Thủ tướng sáng 13/6.
Đại biểu “lo âu, lo ngại, lo quá đi” về nợ công
Là một chuyên gia kinh tế, đứng trước tình hình nợ công đang tăng nhanh, ĐB Trần Hoàng Ngân không khỏi lo lắng. Ông bày tỏ: “Cử tri lo lắng về sự an toàn nợ công; ĐBQH thì lo âu, lo ngại và lo quá đi. Chính phủ báo cáo nợ công tuy cao, tăng nhanh nhưng vẫn trong ngưỡng an toàn. Vì sao có sự “lỗi nhịp” trong suy nghĩ về nợ công hiện nay?”.
Chia sẻ với nỗi lo của vị ĐBQH TP. Hồ Chí Minh, song Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giải thích, tỷ lệ nợ công trên GDP của các nước khác nhau, như Nhật Bản, tỷ lệ này đến 300%. Ở Việt Nam, tỷ lệ nợ công tăng cao hơn tốc độ tăng GDP và hiện nay đã đến 62% GDP trong khi giới hạn Quốc hội cho phép là 65% GDP.
“Quan trọng nhất là đánh giá khả năng vay và trả nợ thế nào chứ không chỉ nhìn vào khoản vay. Vậy nên Chính phủ cũng rất thận trọng trong việc mở rộng quy mô nợ công”- người đại diện Chính phủ đưa ra nhận định.
Phó Thủ tướng cũng chỉ ra một loạt giải pháp mà Chính phủ đang thực hiện để “củng cố an toàn” và kiểm soát nợ công, như tăng cường quản lý nợ công, nhất là với các khoản vay mới, tăng vay trong nước, giảm nợ nước ngoài, cố gắng cho vay lại và đảm bảo trả nợ. Môi trường đầu tư kinh doanh tốt, hệ thống tín dụng cao thì vay mới dễ được…
Cũng liên quan tới các khoản vay nợ nước ngoài, nhất là vay vốn ODA, ĐB Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) thắc mắc, nhiều quốc gia từ chối vay vốn ODA nhưng nước ta lại vay ODA quá cao, nhiều khoản vay thực hiện chưa có hiệu quả…
Theo Phó Thủ tướng, lãi suất vay ODA hiện nay thấp, thời gian dài từ khoảng 1,6%, 1,7% mà chia ra 12 tháng thì lãi suất thấp cònt hấp hơn. Cho nên, vẫn tiếp tục kêu gọi ODA vào Việt Nam.
Ông Phúc cũng thừa nhận, có tình trạng một số công trình ODA chậm, kéo dài, chưa hiệu quả do chúng ta thiếu vốn đối ứng, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng ở một số địa phương còn trì trệ, cho nên chưa phát huy hiệu lực tốt.
Nhưng khi nước ta đã thành một nước thu nhập trung bình 1.900 - 2.000 USD/người thì chúng ta cũng phải cố gắng tìm những nguồn khác vay khác, chứ vay ODA sẽ không dễ dàng nữa.
Cổ phần hoá DNNN: Bán thì dễ, được giá mới khó
ĐB Trần Du Lịch (TP. Hồ Chí Minh) vẫn nhắc lại mối trăn trở của ông lâu nay về cổ phần hoá (CPH) DNNN. Từ nay tới cuối năm chỉ còn 6 tháng 17 ngày nữa, nhưng vẫn còn tới 218 DNNN chưa thực hiện CPH. Gọi số DNNN còn lại là những DN “xương xẩu”, ông lo lắng không biết với quãng thời gian ngắn ngủi còn lại liệu có kịp “chạy” để CPH xong số DN này.
Giải toả lo lắng của ĐB Trần Du Lịch, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt và phấn đấu sẽ CPH hết số DN này.
“CPH DNNN, nếu bán cổ phần cho nhân viên hay Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thì dễ, nhưng muốn bán được giá trên thị trường thì còn phụ thuộc vào thị trường chứng khoán, sự sôi động của thị trường và phát triển của nền kinh tế”- Phó Thủ tướng Phúc nói.
Ông cũng không quên trấn an Phó trưởng đoàn ĐB TP. Hồ Chí Minh, “cũng không nên quá lo lắng về vấn đề này. Không phải chúng ta nói là bán thì sẽ phải bán bằng mọi giá, mà phải bán được giá và loại trừ, đề phòng thất thoát trong việc CPH. Quyết tâm làm nhưng phương án cũng phải quyết liệt, cụ thể”.
Tiền thu về sau CPH, Phó Thủ tướng nhắc nhớ, đây là lần thứ 2 Phó trưởng đoàn ĐB TP. Hồ Chí Minh “tâm huyết” hỏi về mục đích sử dụng nguồn tiền này. “Tiền thu về sau CPH trước hết để giải quyết chế độ cho cán bộ công nhân viên, hỗ trợ DN khó khăn và dùng làm vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội.
Việc Nhà nước cố nắm giữ 5% cổ phần, Phó Thủ tướng phủ nhận và giải thích là do không bán được hoặc bán không có lợi nên giữ lại. “Có những lĩnh vực thiết yếu Nhà nước buộc phải nắm giữ. Nhưng với số tỷ lệ còn lại thấp, Nhà nước cũng sẵn sàng bán lô lớn để nhà đầu tư chiến lược mua tham gia điều hành DN” – người đại diện Chính phủ nhấn mạnh.
Về nguồn dự trữ ngoại hối theo Nghị quyết 03, Phó Thủ tướng cho biết, đây mới chỉ là thảo luận của Chính phủ chứ chưa phải là chủ trương quyết định phải sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối.
“Dự trữ ngoại hối thể hiện sự hùng mạnh của nền kinh tế, dùng để can thiệp thị trường khi cần thiết. Chắc chắn không có chuyện sử dụng tuỳ tiện nguồn quỹ này mà phải xem xét tác động tới nền kinh tế, đời sống người dân”- Phó Thủ tướng Phúc quả quyết.
Hiện, nguồn dự trữ ngoại hối của Việt Nam khoảng trên 35 tỷ USD, tương đương 12 tuần nhập khẩu.
Vốn đầu tư giao thông, xã hội hoá chứ không tư nhân hoá
Bấm nút chất vấn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sáng nay, ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) đề cập tới chủ trương xã hội hóa đầu tư hạ tầng giao thong, với băn khoăn việc này có đồng nghĩa với tư nhân hóa, độc quyền hóa trên các công trình.
Nói về dự án mở rộng Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên đang về đích trước thời hạn Chính phủ đặt ra, ông Sinh ghi nhận nỗ lực của ngành GTVT khi vốn trái phiếu Chính phủ mới chỉ cấp đủ 50% cho nhu cầu, còn lại phải huy động các nguồn khác. “Cơ chế huy động vốn và kiểm soát chất lượng, chống đội giá trên những dự án này ra sao, vì người phải trả tiền sau cùng cho các dự án chính là người dân?”- vị ĐB tỉnh Hoà Bình nêu câu hỏi.
Ngỏ ý khen câu hỏi của ĐB Nguyễn Tiến Sinh, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, theo báo cáo mới nhất của Bộ Giao thông Vận tải 2016 – 2021 nhu cầu vốn cho phát triển hạ tầng giao thong cần hơn 1 triệu tỷ đồng, trong đó cân đối được 28%, huy động vốn xã hội đạt tới 70% với các hình thức khác nhau.
“Ngày trước chúng ta đánh giặc phải kêu gọi toàn dân, giờ làm kinh tế, bảo vệ an ninh xã hội cũng cần huy động như vậy” – Phó Thủ tướng nói. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, xã hội hóa không đồng nghĩa với tư nhân hóa vì BT, BOT, PPP thì đều theo nguyên tắc đầu tư, khai thác một thời gian rồi chuyển lại cho nhà nước với giá 0 đồng.
Việc có độc quyền hay không, ông Phúc cũng khẳng định, dù xã hội hoá nhưng Nhà nước không buông quản lý chi phí, thu phí… Nguyên tắc là làm sao để cả Nhà nước, nhà đầu tư và người dân cùng có lợi.
“Xã hội hóa không buông lỏng vai trò của Nhà nước về giá dịch vụ quản lý đất đai, tất cả Nhà nước nắm để ba bên đều có lợi”- ông Phúc nói.
Đề cập dự án quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, Phó Thủ tướng một lần nữa nhắc đến thành tích của Bộ Giao thông vận tải trong huy động vốn, với 50% trái phiếu Chính phủ vào con đường này, còn lại là xã hội hóa bằng hình thức BOT.
“ĐB lo về cơ chế giám sát làm sao để đảm bảo chất lượng, tôi xin khẳng định, xã hội hoá nhưng vẫn yêu cầu phải đảm bảo chất lượng, vì các quy định về kiểm soát, kiểm tra chéo, bảo hành tới 4 năm… sẽ đảm bảo đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân về chất lượng của dự án”- Phó Thủ tướng Phúc nói.
Trường Giang/Infonet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét