10 tháng 10, 2013

Tướng Giáp và sự thức tỉnh người đương thời

Tác giả: Mỹ Hòa

Từ  thời trẻ, mình đã có một quan sát và nhận xét về nhân cách con người: Tài năng có thể có nhiều, nhưng nhân cách hơi bị hiếm. Đại tướng là người kết hợp được cả tài năng hiếm có lẫn nhân cách tuyệt vời. Khi ông- những năm tháng “thăng trầm” nhất đã “được” phân công phụ trách UB Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đìnhông vẫn không từ nan.
Đó cũng là ý thức tổ chức của ông, là chữ “nhẫn” trong triết lý sống của đời ông. Bởi những người CS Việt Nam, họ luôn đề cao ý thức tổ chức.

Thực ra, chữ “nhẫn” không chỉ có trong thời bình, mà rất cần trong cả chiến trận. Như trận đánh Điện Biên Phủ lừng lẫy năm xưa. Chữ “nhẫn” khi đó cũng đồng thời là tài thao lược, điều binh khiển tướng giỏi, là cái nhìn cực kỳ sáng suốt trong thế trận của một vị tướng. Đó là khi ông quyết định đưa quân và kéo pháo ra, thay phương án “đánh nhanh, thắng nhanh”  tấn công ồ ạt, bằng phương án “đánh chắc, thắng chắc”. Một quyết định mà ông từng nhận,  là “khó khăn nhất trong cuộc đời binh nghiệp của mình”.
Đó là chữ “nhẫn” vĩ đại của một vị tướng thiên tài.
Tình cảm, niềm tin kính đó như một lời nhắc nhở những người lãnh đạo phải có trách nhiệm lớn hơn với dân tộc, sống trong sáng hơn nữa để có được niềm tin của người dân” – Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ Công an.
LTS: Trong cuộc trò chuyện với Tuần Việt Nam, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ Công an đã chia sẻ lòng tôn kính với nhân cách trọn vẹn, suốt đời vì đất nước, dân tộc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tài sản lớn là tình cảm của dân
- Những ngày qua, sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, chứng kiến nỗi tiếc thương, tình cảm người dân cả nước dành cho Đại tướng, những dòng người xếp hàng dài không lúc nào ngớt để chờ viếng…, ông có suy ngẫm gì?
Thiếu tướng Lê Văn Cương:  Điều tôi suy ngẫm nhiều nhất là tại sao một vị tướng khi qua đời lại tạo ra một khối rung động, tình cảm lớn lao của cả dân tộc đến như vậy. Không chỉ các cựu chiến binh, giới trí thức… mà cả giới trẻ, những người thậm chí có thể còn không biết tướng Giáp quê ở đâu và có những chiến công tầm cỡ ra sao, vẫn vô cùng xúc động.
Theo tôi, người dân VN xúc động, thương tiếc vô hạn không chỉ vì những chiến công của tướng Giáp, mà vượt lên trên tất cả, là bắt nguồn từ nhân cách của ông. Đó là nhân cách lớn của một con người cả cuộc đời vì nước.
Con người ấy tỏa sáng bằng một nhân cách không màng đến danh lợi, rất mực trong sáng. Chính điều đó, hơn bất kỳ điều gì, khiến mọi người ngưỡng mộ, xúc động. Trước đây là tình cảm dành cho cụ Hồ và giờ là tình cảm cho tướng Giáp.
“Tài sản” lớn của ông chính là nằm trong tình cảm người dân.
 Chiến dịch Biên giới đại thắng và tác giả của nó – không ai khác hơn chính là Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp!

Cecil B. Curey, trong tác phẩm Chiến thắng bằng mọi giá cho rằng, với tâm trạng lạc quan, đầu năm 1951, có phần chịu ảnh hưởng của cố vấn TQ, Võ Nguyên Giáp tưởng rằng con đường về Hà Nội đã rộng mở. Trận Vĩnh Yên cách Hà Nội 48 km về phía Tây Bắc nhằm kéo quân Pháp ra khỏi các vị trí kiên cố, mở đường cho quân Việt Minh về Hà Nội đã diễn ra. Tuy nhiên, De Lattre tập trung lực lượng đối phó rất kiên quyết. Bom na-pan là tác nhân chính gây thiệt hại khá lớn cho quân VN. Bốn năm qua, đây là thất bại đầu tiên của ông Giáp. Ông nhận thấy đây là một sai lầm, sự quá tin tưởng vào cố vấn TQ đã đưa ông vào một chiến dịch bất lợi.
Không nản lòng, ông hạ lệnh cho ba sư đoàn tiến về Hải Phòng bẻ gẫy hệ thống phòng thủ phía Đông. Sau đó, ông nhanh chóng và kiên quyết đưa cuộc tấn công sang rìa phía Tây đồng bằng Bắc Bộ nhằm buộc quân Pháp ra khỏi khu vực phía Nam đồng bằng. Ông đã chứng tỏ được tài năng chỉ huy đánh vận động chiến và giải quyết hậu cần. Đến chiến dịch Hòa Bình năm 1952, quân Pháp bị tổn thất nặng nề – gần bằng tổn thất tại Điện Biên Phủ sau này, tinh thần quân sỹ lung lay, buộc phải rút lui khỏi Hòa Bình, về thiết lập các vị trí phòng thủ dọc sông Hồng. Các tướng lĩnh Pháp kinh ngạc trước sự tiến bộ vượt bậc của quân VN do Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Đến trận Điện Biên Phủ, không còn nghi ngờ gì nữa, các tướng lĩnh Pháp và các nhà phân tích quân sự phương Tây càng thán phục tầm vóc của Võ Nguyên Giáp.
Một nét bút đã chia đôi VN tại vỹ tuyến 17. Sau người Pháp, đến lượt người Mỹ cũng phải ra đi. Họ buộc phải chấp nhận thua trận khi đối đầu với Võ Nguyên Giáp – vị Tổng tư lệnh quân đội nhân dân VN đầu tiên và duy nhất. Cho đến 30.4.1975, nước VN mới hoàn toàn thống nhất.
Hào quang tỏa ra từ những chiến công của ông, từ con người và nhân cách của ông quá lớn khiến “ai đó” cảm thấy bị lu mờ. Cuộc chiến mới của ông bây giờ mới thật sự khó khăn, vì “đối thủ” của ông hoàn toàn khác. Nó ở những chỗ bất ngờ nhất. Nó từ trên cao. Nó ở phía sau, trong bóng tối. Và nó không từ bất cứ một thủ đoạn nào. Nhưng thời gian và lịch sử đã đứng về phía ông. Lịch sử đã chứng tỏ, Võ Nguyên Giáp – người chiến thắng vĩnh cửu.
-GS lịch sử quân sự Mỹ, Cecil Currey trong cuốn Chiến thắng bằng mọi giá, có viết đại ý rằng: Đại tướng Võ Nguyên Giáp không phải là một người tốt… Người tốt không trở thành những vị tướng huyền thoại; họ dạy lớp học giáo huấn, làm giáo sư lịch sử, hay giáo sĩ trong quân đội. Họ không làm tràn đầy những sách với những chiến công của họ hay những chiến trường với những xác chết. Ông đánh giá như thế nào về nhận định này?
- Nói thế là chưa  hiểu VN. Nếu ông ấy là một người dân VN sống vào giai đoạn những năm 1945, 1947, 1950… chắc chắn ông ấy sẽ không có ý kiến như vậy.
Những việc làm của tướng Giáp khi đó là phản ánh nguyện vọng tối thượng của người dân VN, nguyện vọng đất nước được độc lập và tướng Giáp đã dám xả thân vì nguyện vọng ấy. Trước đó, chúng ta đã mở ra mọi con đường đối thoại, chẳng hạn hội nghị đàm phán Fontainebleau, nhưng cuối cùng đối phương không chịu thì buộc lòng chúng ta phải cầm súng.
Bác Hồ, tướng Giáp, người dân VN ngay từ đầu đã “mở” hết cửa và không một ai muốn đổ máu. Nhưng tất cả mọi cửa chúng ta mở ra họ đều đóng lại thì buộc lòng chỉ còn con đường duy nhất.
- Trong thời chiến, đối mặt với sinh tử, với những lựa chọn sống cao cả vì đất nước hay vị kỷ cá nhân, việc giữ nhân cách là rất khó khăn. Nhưng phải chăng, thời bình cũng tạo ra những thử thách khác cho việc giữ nhân cách, thưa ông?
Đúng vậy, giữ nhân cách thời bình khó hơn nhiều, khó gấp trăm lần.
Không ít người nhân cách được rèn luyện sinh tử trong chiến tranh, trở thành những con người lớn lao. Nhưng khi đất nước hòa bình, được nắm quyền lực, họ lại không giữ được nhân cách mà trở nên tha hóa.
Những người nhân cách chỉ thể hiện trong một hoàn cảnh cụ thể như chiến tranh, nhưng sau đó không được tôi luyện hay không giữ được sự bền vững, thì trong bối cảnh này  nhân cách có thể rất tuyệt vời nhưng bối cảnh khác lại thay đổi.
Còn với tướng Giáp, nhân cách của ông định hình rất sớm, được hun đúc trong chiến tranh, và trong hòa bình cũng kiên định không thể đốn ngã. Trước hết đó là do tư chất của cá nhân của ông, thứ 2 là tác động của quê hương, đất nước. Hai yếu tố này cộng hưởng với nhau mới làm nên nhân cách của Đại tướng.
Nhìn rộng ra, để có được nhân cách đó, phải hội tụ cả trí tuệ lẫn tầm văn hóa, và phải được bồi đắp theo thời gian.
Sự thức tỉnh lớn
- Cuộc đời con người luôn có những khúc quanh, đoạn trầm và đó chính là những giai đoạn mang tính thử thách sống còn với nhân cách mỗi người. Tướng Giáp hẳn cũng không tránh khỏi “quy luật” ấy. Từ những gì ông biết, Đại tướng đã đối diện ra sao trong những cung đoạn “gian truân” của mình?
Theo tôi được biết, cả cuộc đời Đại tướng, ông không bao giờ có bất kỳ thắc mắc, chưa bao giờ tỏ ý phản đối một quyết định của tổ chức, luôn chấp hành nghiêm túc Nghị quyết, quyết định của Đảng, của cấp trên. Ông không có bất kỳ biểu hiện gì, chứ đừng nói đến có phát ngôn nào thể hiện sự phản ứng.
Khi đang giữ cương vị lãnh đạo rất cao, được giao làm nhiệm vụ khác, ông vẫn thực hiện rất vui vẻ, không một chút phản ứng. Đó là người Việt Nam duy nhất mà tôi biết đã có cách ứng xử như vậy, và đó tất cả là vì đất nước này. Nếu mảy may vì lợi ích cá nhân, chắc hẳn ông đã phản ứng.
Nhớ có thời ông được giao làm công tác phụ trách khoa học, khi được giao một đề án về phát triển khoa học kỹ thuật VN, tướng Giáp gọi điện cho Trung tướng Lê Quang Đạo, cấp trên của ông khi đó, nói rằng: Báo cáo anh tôi chuẩn bị xong, anh cho phép tôi khi nào trình bày với anh báo cáo. Ông Đạo hoảng hốt: Chết, sao làm thế. Lúc nào anh rỗi tôi phải đến chỗ anh chứ. Tướng Giáp đáp lại: Không, đây là việc công. Anh bố trí thời gian và địa điểm tôi xin báo cáo.
Rồi khi ông thôi vị trí trong Bộ Chính trị, thôi giữ chức Phó thủ tướng, ông gọi điện cho lãnh đạo cấp trên, báo cáo rằng hiện ông không đảm nhận vị trí Phó thủ tướng, không tham gia Bộ Chính trị nữa, nên đề nghị bố trí lại, rút bớt lực lượng bảo vệ, lực lượng thư ký.
Đó là cách hành xử, mà như nhiều người đã nói, là hành xử theo chữ “Nhẫn”. Và “Nhẫn” của tướng Giáp là trên một “phông” của cái tâm sáng, của ý nguyện tất cả vì dân tộc này. Và nhẫn như thế thì bao nhiêu cũng là không vừa, không đủ.
- Tướng Giáp, cho đến cả những ngày tháng cuối cùng trên giường bệnh, vẫn luôn là nơi gửi gắm niềm tin kính của người dân cả nước. Còn khi ông nằm xuống, chúng ta thấy cả dân tộc như đang xích lại gần nhau, yêu thương, gắn bó, tốt lành hơn trong nỗi đau mất mát. Liệu đây có phải là một sự thức với người đang sống?
Tướng Giáp mất trong bối cảnh lúc này, khi xã hội đang có nhiều khó khăn, bức xúc, rồi tình trạng tha hóa, thoái hóa trong bộ máy, nạn quan liêu, tham nhũng càng khiến người dân kính yêu, tiếc thương một người nhân cách sáng ngời như ông.
Hơn lúc nào hết, chúng ta đang học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thì cũng cần học tập và làm theo tấm gương của tướng Giáp, người học trò xuất sắc của Bác, người cả cuộc đời vì đất nước, không màng danh lợi, cả thế kỷ sống trong sáng trọn vẹn.
Sự ra đi của ông tác động đến tất cả mọi người dân, và hẳn tất cả đều sẽ cùng phải suy nghĩ. Đó là tác động tích cực, dù chúng ta không thể đánh giá được cụ thể.
Sau nỗi mất mát lớn này, muốn hay không, bất kỳ ai có lương tri  cũng phải có sự “thức tỉnh” ở mức độ nhất định. Chắc chắn sự rung động của cả dân tộc sẽ tác động vào họ, sớm muộn, ít nhiều sẽ khiến họ sẽ phải điều chỉnh hành vi.
Tình cảm người dân đối với tướng Giáp, nhất là khi ông qua đời, tạo một sức đẩy đối với Đảng và Nhà nước phải quyết liệt hơn nữa khắc phục hiện tượng tha hóa trong bộ máy công quyền. Như Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (Nxb CTQG, H, tr.173-174) đã chỉ ra, đó là “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp…”.
Tình cảm, niềm tin kính đó như một lời nhắc nhở những người ở lại phải có trách nhiệm lớn hơn với dân tộc, sống trong sáng hơn nữa để có được niềm tin của người dân.
- Xin cảm ơn ông đã dành thời gian!

Không có nhận xét nào:

Trang