Nguyễn Huy Mậu
Thanh Chương Nghệ An
Ngỡ như người đã hát thay tôi
Ngỡ như tôi đã lẫn vào câu hát
Tuổi thơ ơi!
Quá nửa đời phiêu dạt
Ta lại về úp mặt vào sông quê
Như thuở nhỏ
Úp mặt vào lòng mẹ
Để tìm sự chở che
Chẳng biết ta đã ăn ở thế nào với đất
Mà đất lở sông ơi!
Nơi ta chăn trâu ,thả diều ngày cũ đã đâu rồi?
Hạt đất quê ta giờ đã bồi về đâu chẳng biết
Có làng xóm nào sinh
Có hòn đảo nào sinh
Từ hạt đất bờ sông quê ta lở
Như cuộc đời ta khuyết hao
Để đắp bồi rờ rỡ
Những sớm má hồng ríu rít cháu con ta
Này dòng sông
Ngươi còn nhớ chốn ta ngồi ngóng mẹ
Phiên chợ Lường vời vợi tuổi thơ ta
Sao ngày ấy ta dễ ngoan đến thế
Mẹ cho ta một xu bánh đa vừng
Ta ngoan hết một ngày
Ta ngoan hết cả năm
Ta thương mẹ đến trọn đời ta sống
Quê hương ta nghèo lắm
Ta rửa rau bến sông cho con cá cùng ăn
Ta mổ lợn
Con quạ khoang cũng ngồi chờ chia thịt
Cá dưới sông cũng có tết như người trên bãi sông
Ta trồng cây cải tươi
Ta ăn lá còn bướm ong thì hút mật
Lúa gặt rồi còn lại rơm thơm
Trâu đủng đỉnh nhai cả mùa đông lạnh
Cùng một bến sông
Phía dưới trâu đằm
Phía trên ta tắm
Trong ký ức ta
Sao ngày xưa yên ổn quá chừng
Một dòng sông xanh chảy mãi tới vô cùng.
CỬU CHÍ ,TỨ CHÍ LỜI NGƯỜI XƯA
+Cửu chí ở nữ giới:
-Má ửng hồng ,miệng cười tủm tỉm. Đó là TÂM KHÍ đến
-Mắt ướt lung linh liếc nghiêng đưa tình Đó là CAN khí đến
-Cúi đầu e lệ Đó là PHẾ khí đến
-Nghiêng đầu ngả mình tự thân rung động Đó là TỲ khí đến
-Ngọc môn mở ra ,quỳnh dịch thấm ướt Đó là THẬN khí đến
-Xương khớp tê dại ,bất động Đó CỐT khí đến
-Hai chân quặp chặt lấy cơ thể nam giới Đó là CÂN khí đến
-Toàn thân rỉ mồ hôi ,nóng ran Đó là HUYẾT khí đến
-Da thịt mềm nhũn ,đờ đẫn Đó là NHỤC khí đến.
+ Tứ chí ở nam giới.
-Dương vật không lên được. Can khí chưa tới ,tạng này phụ trách về gân.
-Lên được nhưng không nở to .Tỳ khí chưa đến đủ ,tạng này phụ trách về cơ
-Nở to nhưng không cứng.Thận khí chưa đủ ,tạng thận liên quan đến xương cốt
-Cứng mà không nóng là thần khí chưa đủ ,Tâm không kiên định
Cửu chí và tứ chí là những tâm điểm cần thiết phải biết để tâm đầu ý hợp trong cuộc sống thường ngày.
Thanh Chương Nghệ An
Ngỡ như người đã hát thay tôi
Ngỡ như tôi đã lẫn vào câu hát
Tuổi thơ ơi!
Quá nửa đời phiêu dạt
Ta lại về úp mặt vào sông quê
Như thuở nhỏ
Úp mặt vào lòng mẹ
Để tìm sự chở che
Chẳng biết ta đã ăn ở thế nào với đất
Mà đất lở sông ơi!
Nơi ta chăn trâu ,thả diều ngày cũ đã đâu rồi?
Hạt đất quê ta giờ đã bồi về đâu chẳng biết
Có làng xóm nào sinh
Có hòn đảo nào sinh
Từ hạt đất bờ sông quê ta lở
Như cuộc đời ta khuyết hao
Để đắp bồi rờ rỡ
Những sớm má hồng ríu rít cháu con ta
Này dòng sông
Ngươi còn nhớ chốn ta ngồi ngóng mẹ
Phiên chợ Lường vời vợi tuổi thơ ta
Sao ngày ấy ta dễ ngoan đến thế
Mẹ cho ta một xu bánh đa vừng
Ta ngoan hết một ngày
Ta ngoan hết cả năm
Ta thương mẹ đến trọn đời ta sống
Quê hương ta nghèo lắm
Ta rửa rau bến sông cho con cá cùng ăn
Ta mổ lợn
Con quạ khoang cũng ngồi chờ chia thịt
Cá dưới sông cũng có tết như người trên bãi sông
Ta trồng cây cải tươi
Ta ăn lá còn bướm ong thì hút mật
Lúa gặt rồi còn lại rơm thơm
Trâu đủng đỉnh nhai cả mùa đông lạnh
Cùng một bến sông
Phía dưới trâu đằm
Phía trên ta tắm
Trong ký ức ta
Sao ngày xưa yên ổn quá chừng
Một dòng sông xanh chảy mãi tới vô cùng.
CỬU CHÍ ,TỨ CHÍ LỜI NGƯỜI XƯA
+Cửu chí ở nữ giới:
-Má ửng hồng ,miệng cười tủm tỉm. Đó là TÂM KHÍ đến
-Mắt ướt lung linh liếc nghiêng đưa tình Đó là CAN khí đến
-Cúi đầu e lệ Đó là PHẾ khí đến
-Nghiêng đầu ngả mình tự thân rung động Đó là TỲ khí đến
-Ngọc môn mở ra ,quỳnh dịch thấm ướt Đó là THẬN khí đến
-Xương khớp tê dại ,bất động Đó CỐT khí đến
-Hai chân quặp chặt lấy cơ thể nam giới Đó là CÂN khí đến
-Toàn thân rỉ mồ hôi ,nóng ran Đó là HUYẾT khí đến
-Da thịt mềm nhũn ,đờ đẫn Đó là NHỤC khí đến.
+ Tứ chí ở nam giới.
-Dương vật không lên được. Can khí chưa tới ,tạng này phụ trách về gân.
-Lên được nhưng không nở to .Tỳ khí chưa đến đủ ,tạng này phụ trách về cơ
-Nở to nhưng không cứng.Thận khí chưa đủ ,tạng thận liên quan đến xương cốt
-Cứng mà không nóng là thần khí chưa đủ ,Tâm không kiên định
Cửu chí và tứ chí là những tâm điểm cần thiết phải biết để tâm đầu ý hợp trong cuộc sống thường ngày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét