Cảng Quốc tế Cam Ranh có vị trí chiến lược trên Biển Đông.
National
Interest cho rằng cảng
Tờ báo National Interest hôm 8/5 đăng tải nhận định
cho rằng, với một lực lượng đã từng nhiều lần xung trận và đang tìm cách phối hợp
với các nước khác để cùng hoạt động gần các đảo tranh chấp, Hải quân Việt Nam
cũng đã quen với những hành động táo bạo.
Việt Nam
hiện đang cho thấy là họ ít có khả năng nhất trong việc nhượng bộ Trung Quốc để
thương thuyết tay đôi và từ bỏ nỗ lực tìm giải pháp đa phương cho cuộc tranh
chấp.
Tờ báo Mỹ nhận định, quan trọng hơn nhất là Việt Nam có
một con át chủ bài ở vị trí chiến lược là căn cứ hải quân Cam Ranh, được coi là
một trong những cảng nước sâu tốt nhất trong toàn bộ khu vực Đông Nam Á.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta thăm cảng Cam Ranh 03/06/2012,
Chuyên gia Yevgen Sautin, từng nghiên cứu tại Đại Học
Quốc Gia Đài Loan và trung tâm nghiên cứu Mỹ Carnegie về hòa bình quốc tế phân
tích, giá trị chiến lược của cảng này lại được tăng cường nhờ một sân bay lân
cận có khả năng tiếp nhận các loại máy bay vận tải hạng nặng và máy bay ném bom
chiến lược.
National Interest cho rằng, nếu hải quân một cường
quốc lớn được quyền thường xuyên sử dụng Cam Ranh, lực lượng của bất kỳ nước
nào khác sẽ khó có thể độc quyền tung hoành trên Biển Đông, ngay cả khi nước đó
nắm được quyền kiểm soát hầu hết các đảo đang tranh chấp.
Ứng viên tốt nhất cho cảng Cam Ranh là...
Việt
Nam
hiện đang thận trọng việc ưu tiên mở cửa cảng cho một cường quốc cụ thể. Giới
chức Việt Nam đã rất nhiều
lần khẳng định rằng Việt Nam
không muốn ký một thỏa thuận quân sự với bất kỳ nước nào muốn sử dụng vịnh Cam
Ranh.
Song tờ báo Mỹ cho rằng, câu chuyện có thể thay đổi
nếu tình hình Biển Đông xấu đi vì Trung Quốc ngày càng hung hăng.
Khi đó, câu hỏi đặt ra là hải quân nước nào sẽ được
Việt Nam
ưu tiên mở cửa cảng Cam Ranh? Theo chuyên gia Sautin, hiện có hai ứng viên hàng
đầu là Mỹ và Nga, nhưng Mỹ được cho là nặng ký hơn.
Hiện Washington được đánh giá là một đối tác quốc
phòng quan trọng, có nhiều uy thế nhất để giúp Việt Nam chống lại đà bành
trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, National Interest nhận xét.
Lợi ích chiến lược về việc mời Mỹ vào Cam Ranh, là sự
hiện diện của hải quân Mỹ sẽ hóa giải các lợi thế quân sự mà Trung Quốc có được
nhờ các cơ sở mà Bắc Kinh vừa xây dựng và củng cố trên Biển Đông.
Hơn ai hết, Mỹ là nước đầu tiên muốn được quay lại sử
dụng Vịnh Cam Ranh. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ với Việt Nam
vào năm 1995, quan hệ kinh tế và quốc phòng song phương đã tăng trưởng mạnh mẽ.
Mỹ cũng đã nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam và
hiện ở Mỹ, việc ủng hộ xóa bỏ hẳn lệnh cấm này đang rất mạnh mẽ.
Việc cho phép Mỹ được tiếp cận lâu dài với vịnh Cam
Ranh sẽ là một sự khẳng định mạnh mẽ tượng trưng cho mối quan hệ đồng minh nảy
nở giữa chính quyền Mỹ và Việt Nam .
Mặt khác, nếu Mỹ được tiếp cận tới Cam Ranh, nguy cơ
gây tổn hại nghiêm trọng quan hệ với Trung Quốc, và Bắc Kinh hoàn toàn có thể
dùng kinh tế để gây khó khăn cho Việt Nam.
Theo chuyên gia Sautin, quyết tâm của Mỹ can dự vào
Biển Đông chưa được rõ rệt lắm, nên vẫn còn khiến Hà Nội ngần ngại rằng cái lợi
khi mở cảng Cam Ranh đón Mỹ không lớn bằng cái hại nảy sinh.
Tàu khu trục chống ngầm cỡ lớn lớp Udaloy mang tên Marshal Shaposhnikov
dẫn đầu đội hình của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga thăm Cam Ranh.
Trong khi đó, theo National Interest, Nga có lẽ là
nước thể hiện mong muốn quay trở lại Cam Ranh rõ ràng nhất. Việt
Sự hiện diện thường trực ở một căn cứ tại Việt Nam
cũng sẽ có ý nghĩa tượng trưng to lớn cho Nga, tương xứng với tham vọng lấy lại
thế ảnh hưởng sâu rộng trước đây cũng như đóng vai trò tích cực hơn trên trường
quốc tế.
Nga từ lâu đã có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam , cả trong
lĩnh vực quân sự. Quân đội Việt Nam vẫn mua chủ yếu vũ khí từ Nga, trong đó bao
gồm 6 tàu ngầm lớp Kilo trị giá 2,6 tỉ USD gần đây. Việt Nam cũng ủng hộ hoạt động tích cực
hơn của Nga ở vịnh Cam Ranh, ngoại trừ việc sở hữu nó hoàn toàn.
Quan ngại lớn nhất của Việt Nam với Nga vào lúc này là việc Nga
đang có khuynh hướng hùa theo Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Kinh tế khó
khăn và tình trạng bị phương Tây cô lập sau vụ sát nhập lãnh thổ Crimea khiến
Nga đang tăng cường quan hệ với Trung Quốc.
Nga giờ đây đã tuyên bố chống lại "tình trạng
quốc tế hóa" tranh chấp Biển Đông và kêu gọi giải quyết thông qua đối
thoại trực tiếp giữa các bên liên quan - điều trùng khớp với quan điểm của
Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, theo National Interest, sẽ không có
chuyện Nga ký được thỏa thuận độc quyền sử dụng quân cảng Cam Ranh.
Chiến hạm của Pháp cập cảng Cam Ranh
Không chỉ Mỹ, Nga, tờ báo National Interest còn đưa ra
các cường quốc khác như Trung Quốc hay Nhật Bản cũng nuôi hy vọng có được lợi
thế tại vị trí căn cứ hải quân quan trọng này.
Cảng Quốc tế Cam Ranh gần đây đã nhiều lần đón các tàu
hải quân của các nước ngoài tới thăm.
Mới đây nhất, sáng 2/5, tàu chỉ huy và đổ bộ BPC
Tonnerre (L9014) của Hải quân Pháp đã cập cảng Cam Ranh cùng hoạt động tập
luyện cứu hộ trên biển chung với Việt Nam và sẽ ở lại cảng này trong thời gian
4 ngày.
Tàu thủy văn Marshal Gelovani (Nguyên soái Gelovani)
thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Liên bang Nga đã lần lượt cập bến Cảng
Quốc tế Cam Ranh và ở lại đây tới ngày 5/5.
Trước đó, hai tàu chiến của Nhật Bản đã cập cảng quốc
tế Cam Ranh vào ngày 12/4, tàu RSS Endurance của Hải quân Singapore cũng cập
cảng này vào ngày 17/3.
Về
vấn đề Cam Ranh, Việt Nam luôn nhất quán thực thi chính sách đối ngoại độc lập
dựa trên các nguyên tắc “không liên kết và không tham gia vào các liên minh”
nhằm chống lại một nước thứ 3. Việt Nam luôn sẵn sàng mở cửa đối với
mọi đối tác trên cơ sở tôn trọng chủ quyền độc lập của đất nước.
Việt Nam hoàn toàn biết rõ lợi thế quân sự và chiến
lược của Cam Ranh và sẽ tiếp tục tăng cường sử dụng tiềm năng quốc phòng của
căn cứ quân sự này phục vụ cho lợi ích của đất nước, chứ không bao giờ cho phép
nước khác sử dụng Cam Ranh chống lại nước thứ ba.
Kim Hoa (Tổng hợp)/ĐVO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét