* TRẦN NGỌC ĐÔNG
Nhân chuyện cả nước xôn xao khi rùa Hồ Gươm chết nhằm ngày mùng 10 tháng Chạp năm nay, nhiều người vẫn cứ cho rằng đây là con rùa có từ thời Lê Lợi đã ngậm gươm báu mang đi. Nên đánh máy và trích chép lại hai câu chuyện ở trong sách ‘Tang Thương Ngẫu Lục’ của đôi bạn Phạm Đình Hổ- Nguyễn Án viết trong khoảng cuối Tây Sơn đầu đời Nguyễn nói về Hồ Gươm và rùa ở nơi đây.
Đánh máy lại theo bản khắc in năm Bính Thân 1896 triều Nguyễn. Bản dịch nghĩa của GS Trương Chính-2012 Kết luận: Gươm báu đã bỏ hồ bay đi năm Bính Ngọ 1786, cách đây đã 230 năm. Năm ấy nước nhà có biến lớn, chúa Trịnh đại bại, ít lâu sau thì triều Lê mất.
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
/Trích: Tang Thương Ngẫu Lục (Phạm Đình Hổ- Nguyễn Án)/
Truyện 1: HOÀN KIẾM HỒ
Hồ Hoàn Kiếm Thành Thăng Long ở bên cạnh phường Báo Thiên, thông với nước ngoài sông, hình thế rất to rộng.
Ấy là nơi Đức Thái Tổ Hoàng Đế tiên triều đánh rơi kiếm. Hồi Thái Tổ khởi nghĩa, ngài bắt được một thanh kiếm cổ, sau khi lên làm vua thường vẫn đeo ở bên mình. Một hôm chơi thuyền ở trong hồ, bỗng một con rùa rất lớn nổi lên mặt nước, bắn không trúng, vua lấy thanh kiếm mà chỉ. Bất đồ thanh kiếm rơi xuống nước, con rùa cũng lặn theo. Vua giận, sai lấp cửa hồ lại, đắp bờ ngang tát hết nước để tìm nhưng chẳng thấy đâu cả. Đời sau, nhân cái bờ ấy chia làm hai hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Cuối đời Cảnh Hưng, có một vật gì mọc lên từ cái đảo trong hồ, sáng rực rỡ rồi tắt. Người ta cho là thanh bảo kiếm đã bay đi
Phiên âm:
Thăng Long Hoàn Kiếm Hồ tại Báo Thiên phường. Tắc dữ giang thủy thông, thế thậm quảng. Hồi tiên triều hoàng Thái Tổ Hoàng Đế Trụy kiếm xứ dã. Sơ Thái Tổ khởi nghĩa thời đắc cổ kiếm nhất khẩu. Đắc quốc hậu thưởng dĩ tự bội. Nhất nhật phiếm chu hồ trung. Cự quy phiếm thủy thượng xạ chi bất trúng dĩ kiếm chi trụy thủy một. Quy tùy kiếm khứ. Đế nộ. Mệnh tắc hồ khẩu, trúc đê kiệt thủy cầu chi bất đắc. Hậu thế nhân kỳ tích phân vi nhị: Tả Vọng, Hữu Vọng. Cảnh Hưng mạt hữu vật tòng đảo khởi quang tán nhi diệt. Nhân dĩ vi bảo kiếm phi.
Truyện 2: KIẾM HỒ (Hồ Gươm)
Mùa hạ năm Bính Ngọ, niên hiệu Cảnh Hưng (1786) đương nửa đêm, giữa hồ Hoàn Kiếm, bỗng có những vật đỏ ối hiện ra trên đảo, tia sáng nhoáng tỏa ra bốn phía, bay về bờ phía Nam rồi biến mất.
Sau đó sóng gió ầm ầm nổi lên. Sáng hôm sau thấy xác tôm cá nổi trên mặt nước không biết bao nhiêu mà kể. Có người nói, ở trên nóc nhà Trung Hòa Đường trong phủ Chúa cũng hiện ra những vật tương tự, ánh sáng tỏa ra bốn phía rồi tự nhiên tắt ngấm. Chưa bao lâu xảy ra việc quốc biến (*).
Phiên âm:
Lê Cảnh Hưng Bính Ngọ niên hạ. Kiếm Hồ dạ bán hữu vật tòng đảo khởi tứ tán phi nam ngạn nhi diệt. Ba đào hỗn dũng . Lạp nhật ngư hà phù thủy thượng bát khả thắng số. Hữu vân vương phủ Trung Hòa Đường hữu vật tòng khởi quang tán nhi diệt diệc như chi. Vị kỷ quốc biến. Vị trí Hồ Gươm trong bản đồ đời Nguyễn và Rùa Hồ Gươm
Nhân chuyện cả nước xôn xao khi rùa Hồ Gươm chết nhằm ngày mùng 10 tháng Chạp năm nay, nhiều người vẫn cứ cho rằng đây là con rùa có từ thời Lê Lợi đã ngậm gươm báu mang đi. Nên đánh máy và trích chép lại hai câu chuyện ở trong sách ‘Tang Thương Ngẫu Lục’ của đôi bạn Phạm Đình Hổ- Nguyễn Án viết trong khoảng cuối Tây Sơn đầu đời Nguyễn nói về Hồ Gươm và rùa ở nơi đây.
Đánh máy lại theo bản khắc in năm Bính Thân 1896 triều Nguyễn. Bản dịch nghĩa của GS Trương Chính-2012 Kết luận: Gươm báu đã bỏ hồ bay đi năm Bính Ngọ 1786, cách đây đã 230 năm. Năm ấy nước nhà có biến lớn, chúa Trịnh đại bại, ít lâu sau thì triều Lê mất.
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
/Trích: Tang Thương Ngẫu Lục (Phạm Đình Hổ- Nguyễn Án)/
Truyện 1: HOÀN KIẾM HỒ
Hồ Hoàn Kiếm Thành Thăng Long ở bên cạnh phường Báo Thiên, thông với nước ngoài sông, hình thế rất to rộng.
Ấy là nơi Đức Thái Tổ Hoàng Đế tiên triều đánh rơi kiếm. Hồi Thái Tổ khởi nghĩa, ngài bắt được một thanh kiếm cổ, sau khi lên làm vua thường vẫn đeo ở bên mình. Một hôm chơi thuyền ở trong hồ, bỗng một con rùa rất lớn nổi lên mặt nước, bắn không trúng, vua lấy thanh kiếm mà chỉ. Bất đồ thanh kiếm rơi xuống nước, con rùa cũng lặn theo. Vua giận, sai lấp cửa hồ lại, đắp bờ ngang tát hết nước để tìm nhưng chẳng thấy đâu cả. Đời sau, nhân cái bờ ấy chia làm hai hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Cuối đời Cảnh Hưng, có một vật gì mọc lên từ cái đảo trong hồ, sáng rực rỡ rồi tắt. Người ta cho là thanh bảo kiếm đã bay đi
Phiên âm:
Thăng Long Hoàn Kiếm Hồ tại Báo Thiên phường. Tắc dữ giang thủy thông, thế thậm quảng. Hồi tiên triều hoàng Thái Tổ Hoàng Đế Trụy kiếm xứ dã. Sơ Thái Tổ khởi nghĩa thời đắc cổ kiếm nhất khẩu. Đắc quốc hậu thưởng dĩ tự bội. Nhất nhật phiếm chu hồ trung. Cự quy phiếm thủy thượng xạ chi bất trúng dĩ kiếm chi trụy thủy một. Quy tùy kiếm khứ. Đế nộ. Mệnh tắc hồ khẩu, trúc đê kiệt thủy cầu chi bất đắc. Hậu thế nhân kỳ tích phân vi nhị: Tả Vọng, Hữu Vọng. Cảnh Hưng mạt hữu vật tòng đảo khởi quang tán nhi diệt. Nhân dĩ vi bảo kiếm phi.
Truyện 2: KIẾM HỒ (Hồ Gươm)
Mùa hạ năm Bính Ngọ, niên hiệu Cảnh Hưng (1786) đương nửa đêm, giữa hồ Hoàn Kiếm, bỗng có những vật đỏ ối hiện ra trên đảo, tia sáng nhoáng tỏa ra bốn phía, bay về bờ phía Nam rồi biến mất.
Sau đó sóng gió ầm ầm nổi lên. Sáng hôm sau thấy xác tôm cá nổi trên mặt nước không biết bao nhiêu mà kể. Có người nói, ở trên nóc nhà Trung Hòa Đường trong phủ Chúa cũng hiện ra những vật tương tự, ánh sáng tỏa ra bốn phía rồi tự nhiên tắt ngấm. Chưa bao lâu xảy ra việc quốc biến (*).
Phiên âm:
Lê Cảnh Hưng Bính Ngọ niên hạ. Kiếm Hồ dạ bán hữu vật tòng đảo khởi tứ tán phi nam ngạn nhi diệt. Ba đào hỗn dũng . Lạp nhật ngư hà phù thủy thượng bát khả thắng số. Hữu vân vương phủ Trung Hòa Đường hữu vật tòng khởi quang tán nhi diệt diệc như chi. Vị kỷ quốc biến. Vị trí Hồ Gươm trong bản đồ đời Nguyễn và Rùa Hồ Gươm
-------------
(*) Quốc biến: Nguyễn Huệ ra bắc đánh nhà Trịnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét