Tác giả: Bảo Cầm- Quang Phổ.
KD: Ông là một trong số ít những quan chức dám nói thẳng nói thật. Và tại ĐH Đảng này, ý kiến của ông thẳng thắn, vì lợi ích quốc gia- tin chắc rất được người dân chia sẻ.
‘Kiên quyết đổi mới tổ chức, chức năng nhiệm vụ của tổ chức đảng, nhà nước, các đoàn thể chính trị… Đây là yếu tố quan trọng nhất, là điều kiện tiên quyết cho những đổi mới tiếp theo’.
Tin liên quan
Đại hội Đảng lần thứ XII chính thức khai mạc
Lo ngại mức tăng năng suất của VN giảm dần
Thống kê sai lệch do bệnh thành tích
Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định như vậy khi phát biểu góp ý văn kiện dự thảo Đại hội XII tại phiên họp toàn thể sáng nay 22.1.
Theo ông Bùi Quang Vinh, từ năm 1986 đến nay, thu nhập đầu người tăng gần 4 lần, hộ nghèo từ trên 50% nay còn 5%. Thành công là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một nước nghèo. Đầu thế kỷ 19 (năm 1820), Việt Nam đã có vị thế đáng nể trong khu vực về dân số và kinh tế, hơn cả Philippines và Myanmar cộng lại, gấp 1,5 lần Thái Lan. Thu nhập đầu người xấp xỉ mức trung bình của thế giới.
Hiện nay, theo thống kê năm 2014, thu nhập bình quân đầu người của chúng ta chỉ bằng 1/5 của thế giới (2.052/12.000 USD), bằng 1/3 của Thái Lan.
“So sánh là khập khiễng, nhưng chúng ta đã có 40 năm hòa bình, 30 năm đổi mới. Đây là thời gian tương đương với thời gian để Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc từ nghèo nàn, lạc hậu trở thành những quốc gia có kinh tế phát triển. Hơn nữa, yêu cầu phát triển càng cấp bách”, ông Vinh phát biểu.
Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư cũng cảnh báo, Việt Nam đang ở trong giai đoạn cuối của chu kỳ dân số vàng. Từ năm 1970, đến khoảng 2020, chúng ta chỉ còn khoảng 10 năm dân số có khả năng lao động cao nhất, sau đó giảm dần. Bất lợi khác là những động lực từ công cuộc đổi mới đang dần ít phát huy tác dụng, trong khi lao động giá rẻ, khai thác khoáng sản, tăng vốn đầu tư cũng không còn nhiều lợi thế. Vấn đề thứ 3 là chúng ta chấp nhận hội nhập là chấp nhận cạnh tranh. Vì vậy, theo ông Vinh, “cạnh tranh là sống còn. Chúng ta phải phát triển nhanh hơn, nếu không muốn tụt hậu”.
Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư Bùi Quang Vinh nhắc lại, cũng tại hội trường này, nơi diễn ra Đại hội Đảng XI cách đây 5 năm, tháng 1.2011, Đại hội XI đã thông qua chiến lược kinh tế – xã hội đến năm 2020. Trang 99 nêu rõ: phải kiên trì và quyết liệt thực hiện đổi mới. Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình. Trọng tâm là hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ trong đảng và trong xã hội. Nghị quyết cũng khẳng định phải lấy việc thực hiện mục tiêu này làm tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá quá trình đổi mới và phát triển.
“Năm năm qua, chúng ta đã đổi mới kinh tế và có một số kết quả nhất định. Nhưng đổi mới về chính trị thì hầu như chưa làm được. Chính vì vậy công cuộc đổi mới 5 năm qua chưa đạt được hiệu quả như mong muốn”, ông Bùi Quang Vinh nhìn nhận.
Theo ông Vinh, nhìn lại 30 năm qua, thành tựu lớn nhất là chúng ta đã phát triển được nền kinh tế thị trường, nó làm thay đổi cuộc sống, làm đất nước phát triển. Nhưng 70 năm qua, cơ cấu tổ chức của đảng, nhà nước, các đoàn thể hầu như không thay đổi. “Một hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa, đặc biệt là nền kinh tế trong thời kỳ chiến tranh nay đã không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường, thậm chí trở thành rào cản.
Vì vậy, đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế là yêu cầu hết sức cấp bách. Đảng là người lãnh đạo cao nhất, cần chủ động và nghiêm khắc đánh giá lại chính mình, đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết mà Đại hội Đảng toàn quốc XI đã xác định. Kiên quyết đổi mới tổ chức, chức năng nhiệm vụ của tổ chức đảng, nhà nước, các đoàn thể chính trị… Đây là yếu tố quan trọng nhất, là điều kiện tiên quyết cho những đổi mới tiếp theo”, ông Vinh đề nghị.
Theo Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư, làm tốt điều này, Đảng sẽ lấy lại niềm tin trong nhân dân, bằng tấm gương tự đổi mới và sự lãnh đạo hiệu quả đối với đất nước và dân tộc.
Tin liên quan
Đại hội Đảng lần thứ XII chính thức khai mạc
Lo ngại mức tăng năng suất của VN giảm dần
Thống kê sai lệch do bệnh thành tích
Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định như vậy khi phát biểu góp ý văn kiện dự thảo Đại hội XII tại phiên họp toàn thể sáng nay 22.1.
Theo ông Bùi Quang Vinh, từ năm 1986 đến nay, thu nhập đầu người tăng gần 4 lần, hộ nghèo từ trên 50% nay còn 5%. Thành công là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một nước nghèo. Đầu thế kỷ 19 (năm 1820), Việt Nam đã có vị thế đáng nể trong khu vực về dân số và kinh tế, hơn cả Philippines và Myanmar cộng lại, gấp 1,5 lần Thái Lan. Thu nhập đầu người xấp xỉ mức trung bình của thế giới.
Hiện nay, theo thống kê năm 2014, thu nhập bình quân đầu người của chúng ta chỉ bằng 1/5 của thế giới (2.052/12.000 USD), bằng 1/3 của Thái Lan.
“So sánh là khập khiễng, nhưng chúng ta đã có 40 năm hòa bình, 30 năm đổi mới. Đây là thời gian tương đương với thời gian để Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc từ nghèo nàn, lạc hậu trở thành những quốc gia có kinh tế phát triển. Hơn nữa, yêu cầu phát triển càng cấp bách”, ông Vinh phát biểu.
Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư cũng cảnh báo, Việt Nam đang ở trong giai đoạn cuối của chu kỳ dân số vàng. Từ năm 1970, đến khoảng 2020, chúng ta chỉ còn khoảng 10 năm dân số có khả năng lao động cao nhất, sau đó giảm dần. Bất lợi khác là những động lực từ công cuộc đổi mới đang dần ít phát huy tác dụng, trong khi lao động giá rẻ, khai thác khoáng sản, tăng vốn đầu tư cũng không còn nhiều lợi thế. Vấn đề thứ 3 là chúng ta chấp nhận hội nhập là chấp nhận cạnh tranh. Vì vậy, theo ông Vinh, “cạnh tranh là sống còn. Chúng ta phải phát triển nhanh hơn, nếu không muốn tụt hậu”.
Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư Bùi Quang Vinh nhắc lại, cũng tại hội trường này, nơi diễn ra Đại hội Đảng XI cách đây 5 năm, tháng 1.2011, Đại hội XI đã thông qua chiến lược kinh tế – xã hội đến năm 2020. Trang 99 nêu rõ: phải kiên trì và quyết liệt thực hiện đổi mới. Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình. Trọng tâm là hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ trong đảng và trong xã hội. Nghị quyết cũng khẳng định phải lấy việc thực hiện mục tiêu này làm tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá quá trình đổi mới và phát triển.
“Năm năm qua, chúng ta đã đổi mới kinh tế và có một số kết quả nhất định. Nhưng đổi mới về chính trị thì hầu như chưa làm được. Chính vì vậy công cuộc đổi mới 5 năm qua chưa đạt được hiệu quả như mong muốn”, ông Bùi Quang Vinh nhìn nhận.
Theo ông Vinh, nhìn lại 30 năm qua, thành tựu lớn nhất là chúng ta đã phát triển được nền kinh tế thị trường, nó làm thay đổi cuộc sống, làm đất nước phát triển. Nhưng 70 năm qua, cơ cấu tổ chức của đảng, nhà nước, các đoàn thể hầu như không thay đổi. “Một hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa, đặc biệt là nền kinh tế trong thời kỳ chiến tranh nay đã không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường, thậm chí trở thành rào cản.
Vì vậy, đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế là yêu cầu hết sức cấp bách. Đảng là người lãnh đạo cao nhất, cần chủ động và nghiêm khắc đánh giá lại chính mình, đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết mà Đại hội Đảng toàn quốc XI đã xác định. Kiên quyết đổi mới tổ chức, chức năng nhiệm vụ của tổ chức đảng, nhà nước, các đoàn thể chính trị… Đây là yếu tố quan trọng nhất, là điều kiện tiên quyết cho những đổi mới tiếp theo”, ông Vinh đề nghị.
Theo Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư, làm tốt điều này, Đảng sẽ lấy lại niềm tin trong nhân dân, bằng tấm gương tự đổi mới và sự lãnh đạo hiệu quả đối với đất nước và dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét