31 tháng 1, 2016

Nên để 'cạnh tranh chính trị' trong và ngoài Đảng?

Quốc Phương
Image copyrightGettyImage captionĐại hội 12 của Đảng CSVN bế mạc ngày 28/01/2016.
Các khách mời của BBC bình luận câu hỏi liệu 'cạnh tranh chính trị' tự do và lành mạnh có nên được diễn ra không chỉ ở trong Đảng mà còn ở ngoài xã hội giữa các chủ thể chính trị xã hội khác nhau, nhân Bàn tròn Thứ Năm cùng nhìn lại Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa diễn ra (21-28/01/2016).
Tiến sỹ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) từ Hà Nội nêu quan điểm:
"Ở Việt Nam hiện nay chúng ta chỉ có một đảng, và đấy là đảng cầm quyền, thế thì ngay cả khi muốn chia gọi là những vị trí lãnh đạo, thì họ cũng phải chia cho một đảng nào đó được công nhận một cách hợp pháp ở Việt Nam..., giống như là ở các nước khác.

Giá như ông cha ta đừng 'cứng đầu’

Kỹ sư Đoàn Xuân Tuấn

Image captionLãnh đạo ĐCS Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp Tổng bí thư Đảng CSVN tại Bắc Kinh đầu năm nay.
Mới đây Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trong một bài diễn văn gần bốn ngàn từ được truyền thông nhà nước Việt Nam loan tải, nói: “Thời đại Hồ Chí Minh là một thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam”.
Tôi không tin rằng có lẽ vì ban thư ký của ông phải chuẩn bị một văn bản dài dòng đã bỏ sót ba từ quan trọng như trong câu sau: Thời đại Hồ Chí Minh là một thời đại rực rỡ nhất về độ 'thiếu dũng khí' trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Thực thế, tôi cho rằng đọc lại sử Việt qua suốt các đời Ngô, Lý, Trần, Lê, Nguyễn… ai là người Việt Nam mà lại không thấy xúc động, không tự hào cho cái tinh thần bất khuất của cha ông tổ tiên chúng ta?
Ừ thì cho rằng “không thể chọn láng giềng”. Cha ông chúng ta cũng cho như thế. Ừ thì cho rằng “Trung quốc quá lớn, quá mạnh”. Thời cha ông chúng ta cũng như thế. Ừ thì cho rằng “hoà hiếu là điều nên làm, chiến tranh chỉ khổ dân”, Cha ông chúng ta cũng biết rằng vậy.
Không chịu tin
Thế nhưng, bài diễn văn và quan điểm của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải chăng muốn để người dân Việt Nam tin tưởng và liên hệ tới những điều sau đây.

Ông Trọng cũng vậy, mà ông Dũng cũng thế'?

Đoàn Xuân Tuấn
Image copyrightAPImage captionÔng Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức Tổng bí thư Đảng CSVN ở Đại hội 12.
Rồi cũng qua đi màn bầu bán nhân sự đại hội ĐCSVN và những bàn tán ồn ào quanh nó. 
Nhiều người trong số hơn 1500 đại biểu trên số 4,5 triệu đảng viên đã lục tục ra về trên những 'khoang hạng nhất quyền lực', nơi mà họ có thể lim dim mắt thoải mái nghĩ về những món quà Tết 'hậu hĩnh' mà sắp đến họ có thể được nhận từ 'thuộc cấp, đệ tử'. 
Ông Trọng thắng cũng vậy mà ông Dũng đi cũng thế, bởi vì “bàn tiệc chỉ dành riêng cho họ - các đảng viên” – như lời của một nhà báo ngoại quốc, ông Thomas Bass đăng trên tờ Foreign Policy mới đây. 
Quân khu thủ đô và công an Hà Nội cũng vậy. Trên dưới 5.200 binh lính và công an có nhiệm vụ “bảo vệ đại hội đảng” chống biểu tình cũng sẽ có số đông ra về với gia đình của họ hoặc về doanh trại trong tiếng thở phào: lượng dân oan đã được thu gom, phần lớn trong số đó chẳng còn đủ sức lê thân sau cả 15 – 20 năm mòn mỏi sống cảnh màn trời chiếu đất để mong tìm sự công bằng từ những cấp cao nhất. 
Tiếng kêu của họ là vô vọng. Vô vọng vì đại hội đã vẫn luôn “thành công rực rỡ”, vẫn “quán triệt, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin”, vẫn “16 chữ vàng”, vẫn “4 tốt, 5,6,7 tuyệt vời”… Điều mà nhiều người cho rằng là những khẩu hiệu 'sáo rỗng'. 
Còn vô vọng là vì “Cán bộ và nhân dân cả nước đang kỳ vọng vào lá phiếu đầy tinh thần trách nhiệm của các đại biểu để Đảng ta có một Ban lãnh đạo gồm những người trí tuệ, tài năng và đôi bàn tay sạch, đủ bản lĩnh, tận tâm tận lực đưa đất nước tiếp tục sự nghiệp đổi mới” như bài báo trên Dân Trí và VOV mới đưa. 
Nhưng cái được gọi là “nhân dân cả nước” kia không bao gồm số người thất thểu ngoài kia, không bao gồm những nông dân mất đất, những ngư dân mà toàn bộ gia sản chìm dưới lòng Biển Đông sau lần 'chạm mặt' bạn vàng với những cú đâm thẳng của 'Tàu lạ'. 
Cái “nhân dân cả nước” ấy là tất cả những người còn lại sắp bận bịu với chuyện Tết nhất sắp đến, với những bữa tiệc tất niên, những bàn nhậu 'phê phủ', 'quắc cần câu'. 
“Đại hội thành công rực rỡ” sẽ chẳng làm thay đổi được những phận đời như gia đình ngư dân Trương Đình Bảy, người bị “tàu lạ” bắn chết hồi tháng 11. Công lý cũng sẽ chẳng đến với những dân oan như Đoàn Thanh Giang, Trương Thị Quý, Cấn Thị Thêu v.v...

Thủ tướng Dũng đã 'thi thố' hết tài năng?

Image copyrightEPAImage captionThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được Đại hội 12 của Đảng CSVN đồng ý 'cho rút' khỏi danh sách nhân sự bầu vào Ban chấp hành Trung ương khóa mới.
Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Tấn Dũng 'đã hoàn tất' hai nhiệm kỳ và đã 'thi thố hết tài năng' với kết quả 'thực sự không khả quan' trước khi ông rời khỏi cơ cấu quyền lực mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, sau quyết định 'đồng ý cho rút' của Đại hội 12, theo một nguyên Đại biểu Quốc hội của Việt Nam.
Trao đổi với BBC ngay sau khi kỳ Đại hội họp từ ngày 21-28/01/2016 quyết định xong dàn lãnh đạo mới mà trong đó ông đương kim Thủ tướng không có tên trong Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị khóa 12, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, người từng thách thức Thủ tướng Dũng từ chức vì trách nhiệm với các vụ Vinashin vỡ nợ, phá sản trước đây tại Quốc hội VN, nói:
"Về phía Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thì tôi nghĩ ông cũng đã hoàn tất hai nhiệm kỳ của mình, tổng cộng là 10 năm, có tài gì thì cũng đã thi thố rồi, và kết quả thì chúng ta cũng đã thấy thực sự là không được khả quan.
"Nền kinh tế của Việt Nam thì hiện nay càng ngày càng xuống dốc và về mặt ngân sách nhà nước thì có thể nói hiện nay là rỗng không, nếu không muốn nói con số nợ công là khủng khiếp.
"Thế thì tôi nghĩ là ông kết thúc công việc cũng được rồi và về cá nhân tôi, tôi cũng không lưu luyến, nhưng mà tôi nghĩ dù sao ông Nguyễn Tấn Dũng cũng sắp sửa thôi chức Thủ tướng, cho nên tôi cũng không muốn bình luận nhiều về ông nữa.
"Và tôi nghĩ rằng qua trường hợp của ông Nguyễn Tấn Dũng thì những người khác, mình lên cầm quyền và nhất là cầm quyền trong một giai đoạn rất là khó khăn của kinh tế và tài chính Việt Nam, thì phải rút được rất nhiều bài học từ những người tiền nhiệm," nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Việt Nam nói với BBC.
Tập trung quyền bính
Khi được hỏi đâu là nguyên nhân thực sự của việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không còn trong cơ cấu Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam sau Đại hội 12, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà quan sát và vận động cho xã hội dân sự và dân chủ hóa ở Việt Nam, nói:
Image copyrightKham GettyImage captionTheo một số dự phóng, Thủ tướng tương lai của Chính phủ Việt Nam hậu Thủ tướng Tấn Dũng, người sẽ được Đảng CSVN giới thiệu ra bầu cử trong tháng Năm, là một đương kim Phó Thủ tướng.
"Tôi nghĩ rằng người ta đã chuẩn bị mấy năm rồi, với quy định 244 thì ai cũng hiểu rằng ông Dũng sẽ khó mà trụ lại được, mà thực sự không chỉ có ông Dũng, mà còn rất nhiều người khác nữa, toàn bộ Bộ Chính trị (khóa 11) còn lại có 7 người và 9 người ra về.
"Tôi nghĩ chuyện ấy cũng là một chuyện bình thường.
"Và tôi cũng chia sẻ ý kiến của anh Thuyết là thực sự ông Dũng có thể là một người rất khéo nói, nhưng mà nếu chúng ta để ý đến cái việc làm của ông ấy, thì thấy rằng sự khéo nói đấy với cái sự dở làm, thì nó đi ngược nhau rất là nhiều.
"Tôi nói thí dụ về chính sách kinh tế, các Tập đoàn Kinh tế là tác phẩm của ông ấy và kết quả như thế nào thì ai cũng rõ.
"Hệ thống ngân hàng mà bây giờ nó be bét như bây giờ, tôi nghĩ đấy cũng một phần lớn là tác phẩm của ông ấy, thực sự là tác phẩm của hai ông Thống đốc và hai ông Thống đốc về sau là Thống đốc (Nguyễn Văn) Giàu và Thống đốc (Nguyễn Văn) Bình, thì tôi nghĩ chỉ là những người gọi là đi quét dọn, dọn dẹp hệ thống mà thôi.
"Nhưng mà những người mà phải đương đầu thì nhiều khi người ta lại bị dư luận đổ lỗi cho, thì nếu xét về tất cả những thành tích, thì tôi nghĩ là ông Dũng rút lui như thế là tốt cho ông ấy và cũng tốt cho cả đất nước nữa.
"Bởi vì quyền bính mà được tập trung quá lớn vào tay một người và người đấy mà có những chính sách về kinh tế, về xã hội mà nó trật một cái, thì lúc đó tai họa rất là lớn," ông Quang A nói với BBC.
Tập trung dân chủ
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Chiến lược Quốc tế (IISS) và Viện Đông Nam Á (ISEAS) tại Singapore chia sẻ quan điểm về nguyên nhân chính của việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 'ra đi'. Ông nói với BBC:
"Nó có rất nhiều nguyên nhân của nó, những nguyên nhân về mặt năng lực về mặt thời gian công tác, rồi về mặt hiệu quả công tác, về mặt năng lực lãnh đạo thì đã thấy mọi người nói rồi, nhưng về mặt cấu trúc và về mặt thực hành chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam thì nó có một điểm mà chúng ta nên xem, để mà trở thành lãnh đạo, hay là để mà đứng ra ứng cử vào một chức vụ nào đó thì cái nguyên tắc căn bản nhất của nó là nguyên tắc phải có thực hành cạnh tranh chính trị, phải dựa trên một nguyên tắc là cạnh tranh chính trị.
"Và nguyên tắc cạnh tranh chính trị đặt ra tất cả những tiêu chuẩn rất rõ ràng, minh bạch và ai cũng công nhận để cho cái đó, cho việc được ứng cử và được bầu. Thế thì năm 1946 thì Hồ Chí Minh sửa cái chữ gọi là 'cạnh tranh chính trị' thành một cái từ chỉ ở Việt Nam có thôi gọi là 'thi đua yêu nước'. Thế thì từ đó đến giờ cái này xảy ra núp dưới các thực hành về mặt nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng. Chúng ta nên nhớ lại rằng các Đảng Dân chủ, Xã hội, người ta cũng theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Image captionNhà báo Trần Nhật Phong cho rằng trách nhiệm cuối cùng trong nhiều vấn đề phải là của Tổng Bí thư Đảng chứ không phải của Thủ tướng điều hành Chính phủ.
"Thế nhưng các nguyên tắc của các đảng Dân chủ, Xã hội ở bên ngoài Việt Nam thì được thực hành trong bối cảnh đa nguyên, ở Việt Nam, nguyên tắc tập trung dân chủ không phải ở trong bối cảnh đó, cho nên nó mới nảy sinh ra Quyết định 244 vừa rồi, mà điều 244 vừa rồi bao gồm tất cả mọi thứ và cuối cùng nó dẫn đến cái việc là Thủ tướng Chính phủ không thể tái cử."
Khi được hỏi nếu giả định ông Nguyễn Tấn Dũng trở thành Tổng Bí thư của Đảng CSVN, thì cơ cấu nhân sự lãnh đạo cao cấp của Đảng có khác so với ban lãnh đạo đã được Đại hội 12 bầu ra, với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử, hay là không, TS. Hà Hoàng Hợp nói:
"Thực ra từ Hội nghị Trung ương 13 người ta đã có kế hoạch rồi, người ta đã có kế hoạch khác rồi, cho nên bây giờ, đương nhiên mà giả định là ông Nguyễn Tấn Dũng lên Tổng Bí thư thì chắc cái cơ cấu nó phải khác... Nó khác rằng là Thủ tướng sẽ khác, Chủ tịch Nước sẽ khác và kể cả Chủ tịch Quốc hội sẽ khác, và cơ cấu của Nhà nước, tức là của Quốc hội và của Chính phủ sẽ khác... Nhưng cơ cấu của các tỉnh sẽ không khác, vì cơ cấu của các tỉnh được làm từ dưới lên trên, thì người ta đã làm xong rồi," nhà phân tích chính trị Việt Nam nói thêm.
Trách nhiệm một phần
Từ California, Hoa Kỳ, đạo diễn, nhà báo tự do Trần Nhật Phong bình luận về 'khả năng' và 'trách nhiệm' của ông Dũng, cũng như nêu quan điểm về rốt cục bất luận 'ai lên, ai xuống' thì Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền sẽ đi tới đâu. Ông Phong nói:
"Tôi có hai ý và một trong hai ý, lúc nãy một trong các vị khách có nói là vấn đề 'khả năng' của ông Dũng, thì tôi nghĩ ông Dũng chỉ chịu trách nhiệm có một phần cho cái gì nó đã xảy ra cho Việt Nam trong thời gian qua, nhưng người cuối cùng chịu trách nhiệm chính vẫn là ông Nguyễn Phú Trọng chứ không phải (là) ông Dũng.
Lý do là bởi vì cơ chế của Việt Nam, khi các vị muốn nắm một chức vị nào đó ở trong cơ chế, thì quý vị phải là Đảng viên, vậy thì Tổng Bí thư là người cuối cùng chịu trách nhiệm cho những tiêu cực của Đảng viên đó chứ không phải ông Thủ tướng của Chính phủ.
"Ông Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, nhưng với điều kiện người đó phải là đảng viên, do đó tôi cho rằng trách nhiệm chính là phần của ông Nguyễn Phú Trọng chứ không phải là ông Nguyễn Tấn Dũng đâu.
Image copyrightAFPImage captionThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tự xin rút tên khỏi danh sách đề cử bầu nhân sự vào Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN tại Đại hội 12 dù đã được nhiều đoàn đại biểu địa phương tiến cử.
"Ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ là Thủ tướng điều hành chính phủ thôi, còn ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng bí thư Đảng, là người gạn lọc ai có thể trở thành Đảng viên và tại sao có những tiêu cực đó. Đó là điểm thứ nhất.
"Điều thứ hai, tôi cho rằng điều tiêu cực nhiều hơn là sự bầu bán lần này và ai cũng nghĩ rằng Việt Nam sẽ có thay đổi, tôi cho rằng thay đổi của Việt Nam chỉ mang tính chất chắp vá thôi, tức là những lỗ hổng nào thì vá, vá, vá và cứ tiếp tục vá, mà không có sự thay đổi toàn diện xã hội.
"Mà với sự bầu bán lần này, tôi cho rằng phía Việt Nam cũng sẽ lặp lại bài toán đó."
Dù ai lên ai xuống
Và đạo diễn, nhà báo tự do từ Mỹ nói thêm:
"Còn nhớ thời gian trước đây, khi Việt Nam gia nhập vào WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới), quý vị thấy cũng có nhiều áp lực, nhiều thành phần xã hội, kể cả quốc tế áp lực Việt Nam thay đổi cơ chế đó để có thể hội nhập, nhưng mà cuối cùng khi họ vào được WTO rồi, thì mọi việc lặp lại như cũ.
Lần này TPP (Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương) thì cũng như vậy thôi, họ cứ tìm cách họ lấn, họ né và họ tránh được cái nào, hay cái đó, thí dụ Công đoàn Độc lập họ tránh không được, thì họ đẻ ra một thứ khác để có thể hợp pháp.
"Hoặc là những vấn đề khác họ lại lấy lý do văn hóa, cơ chế, con người để họ tiếp tục quyền tự do ngôn luận của người ta, hay là giới hạn những sự phát triển của xã hội, do đó tôi cho rằng sự thay đổi của Việt Nam không có nhiều dưới thời của ông Nguyễn Phú Trọng sắp tới là vì họ chỉ thay đổi theo kiểu chắp vá chứ không thay đổi toàn diện xã hội.
Do đó tôi cho rằng là có thể Đại hội lần này làm cho người ta hào hứng một chút vì tới giờ chót không ai biết được người nào lên, người nào xuống, tuy nhiên rồi người ta cũng thấy nó sẽ đi vào vết cũ và không có gì thay đổi cả," đạo diễn, nhà báo từ Hoa Kỳ nói với BBC.
Tại Đại hội 12 của Đảng CSVN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xin rút tên khỏi danh sách được nhiều đoàn Đại biểu từ các địa phương tiến cử vào Ban chấp hành Trung ương Khóa mới. Ông sẽ tiếp tục đảm nhận nốt chức vụ hiện nay tại Chính phủ ít nhất cho tới sau khi Việt Nam tiến hành kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ở toàn quốc dự kiến vào tháng Năm tới đây.

Trang