Tác giả: theo BBC tiếng Việt
KD: Với cơ chế quản lý KT- XH như hiện nay, đây sẽ là nỗi lo… vĩnh hằng :
————
Sau khi kết thúc Hội nghị 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thông trong nước tường thuật về phát biểu của các nhà lãnh đạo, trong đó nhắc đến vấn đề “cán bộ giàu lên rất nhanh”.
Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam dự kiến sẽ diễn ra đầu năm 2016.
Trong buổi tiếp xúc cử tri quận 1 và quận 4 hôm 12/10 trước kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 13, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã trả lời chấn vấn về “một số cán bộ giàu lên rất nhanh, không biết bằng cách nào trong lúc án tham nhũng lớn chưa được xử lý triệt để”.
Báo Tiền Phong hôm 13/10 dẫn lời ông Sang thừa nhận “công tác chống tham nhũng rốt ráo, rất quyết liệt nhưng chưa đạt mục tiêu. Chưa ai thừa nhận đã ngăn chặn, đẩy lùi được tham nhũng”.
Chủ tịch “mong cô bác tiếp tục giám sát và khi biết thông tin gì thì gặp chúng tôi phản ánh, chất vấn”.
Cùng ngày, trong một bài về “chống diễn biến hòa bình”, báo Công an Nhân dân viết: “Trước Đại hội 12, tiêu chuẩn lựa chọn Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương được Đảng nêu ra rất cụ thể, rõ ràng, tỏ rõ thái độ kiên quyết không để lọt vào Trung ương những người “kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc; bản thân và vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính”.
Hôm 13/10, báo Tuổi Trẻ tường thuật lời ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh tại phiên họp trù bị Đại hội đại biểu lần 10 nhiệm kỳ 2015-2020 Đảng bộ TP.
“Ông Hải đề nghị các đại biểu chọn những người tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, có trí tuệ, có uy tín để bầu vào ban chấp hành Đảng bộ TP khóa 10 cũng như bầu đại biểu dự đại hội Đảng toàn quốc,” báo này viết.
Liên quan đến khái niệm ‘giàu nhanh’, trước đó, phiên bản điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam ghi nhận ý kiến của ông Vũ Quốc Hùng, cựu Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương:
“Những quy định về kê khai tài sản ở Việt Nam đã thực hiện nhiều năm nay nhưng vấn đề là làm thế nào nhận biết sự trung thực trong khai báo ấy và tránh kê khai hình thức”.
“Thực tế lâu nay, sau khi kê khai tài sản xong thì một bộ phận biết rồi cất đi, cộng với sự nể nang, né tránh thì không ổn”, ông Hùng được báo này dẫn lời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét