14 tháng 11, 2014

CHÚNG NÓ GIỎI THẬT!

Khối tài sản khổng lồ của bà Nguyễn Hồng Phương, em gái ruột Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Bà Nguyễn Hồng Phương là một nhân tố bí ẩn trong giới tài chính cũng như thị trường chứng khoán, mọi thông tin về bà hầu như không được public, người ta chỉ biết bà là em gái ruột của đương kim Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đồng thời là chủ tịch HĐQT tập đoàn SSG đang thống lĩnh thị trường bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Bà Nguyễn Hồng Phương và cánh tay phải – ông Đinh Ngọc Ninh (TGĐ SSG)
Vài nét về tiểu sử, bà Nguyễn Hồng Phương sinh ngày 03/12/1962 tại Nam Đàn, Nghệ An. Với gia thế hiển hách, bà được hưởng nhiều ưu ái của Đảng, Nhà nước ngay trong những năm tháng khó khăn của thời cuộc: Năm 1975, bà được tập kết ra Hà Nội học cấp 3 tại trường Trung học phổ thông Thăng Long. Năm 1981, được tuyển thẳng vào Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội. Đến năm 1996, khi tròn 34 tuổi bà vào thành phố Hồ Chí Minh, cùng với sự thăng hoa chính trường của người anh cả Nguyễn Sinh Hùng, bà đã từng bước dựng lên đế chế SSG hôm nay từ một cửa hàng sao chép, kinh doanh đĩa lậu mang tên Bách Việt. Một số bước ngoặt trong sự nghiệp của Nguyễn Hồng Phương:
Năm 1996, bà Nguyễn Hồng Phương vào TP HCM lập nghiệp, mở Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Bách Việt tại Quận Tân Bình, chuyên kinh doanh sao chép, kinh doanh đĩa lậu.
Tháng 3/2003, Phương mở thêm công ty Công ty TNHH 1 thành viên Đĩa tin học Bách Việt tại xã Mỹ Xuân (Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu).
Tháng 9/2003, Phương với sự tư vấn của cháu ruột Nguyễn Sinh Nhật Tân (con ruột Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, hiện là Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công thương) bắt đầu chuyển sang kinh doanh thị trường bất động sản với việc thành lập Công ty TNHH Kinh doanh và Cho thuê nhà Tân Bách Việt với các hoạt động mua bán, cho thuê và môi giới bất động sản. 
Tháng 10/2003, đây là bước ngoặt trong sự nghiệp kinh doanh của Nguyễn Hồng Phương khi thành lậpCông ty Cổ phần Địa ốc và Xây dựng SSG với số vốn chỉ vài trăm triệu đồng, chỉ một thời gian ngắn sau đó, tháng 3/2004, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng đã huy động 6 cổ đông góp vốn vào SSG (Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 (Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng): 300 triệu; Công ty Cổ phần XNK Việt Trang: 580 triệu; Công ty TNHH SX TM Nhất Phương: 340 triệu; Công ty TNHH TMDV Linh Thành: 110 triệu; Công ty TNHH XDTM Thuận Việt: 100 triệu và Công ty TNHH TM Nguyễn Đặng: 20 triệu), nâng tổng vốn điều lệ của SSG khi ấy lên 20 tỷ và Nguyễn Hồng Phương nghiễm nhiên được bầu làm Chủ tịch HĐQT. 
Tháng 3/2007, Phương cùng chồng (ông Đặng Chính Trung) góp 34 tỷ và huy động thêm 13 cổ đông nữa (bà Huỳnh Thị Kim Lưu: 24 tỷ; ông Ðặng Quốc Khánh:8.4 tỷ; ông Đinh Thọ Văn Nam: 7 tỷ; ông Trần Hoàng Hải: 6 tỷ; ông Nguyễn Minh Thịnh: 5 tỷ; bà Nguyễn Thị Thanh Thủy: 5 tỷ; ông Võ Thành Hiểu Nam: 3.5 tỷ; ông Nguyễn Thanh Cường: 2 tỷ; ông Trần Đình Quân: 1.5 tỷ; bà Nguyễn Thị Mai Hoa: 1.03 tỷ; ông Nguyễn Thanh Tùng: 1 tỷ; ông Trần Phương Đông: 1 tỷ; bà Bùi Thị Kim Thoa: 500 triệu) để lập Công ty cổ phần công nghệ và đầu tư Bách Việt tại Khu công nghiệp Mỹ Xuân A, Xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn điều lệ 100 tỷ đồng.
Tháng 09/2007, Tân Ủy viên BCT, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã chỉ đạo Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 (Bộ Xây dựng) tiếp tục "góp vốn" cùng Nguyễn Hồng Phương thành lập Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Bách Việt với vốn điều lệ 80 tỷ đồng.
Từ 2005 đến nay, các vị trí đắc địa, các khu đất vàng của thành phố HCM hầu hết đã vào tay SSG, có thể kể sơ các dự án như: SaigonPearl, Thảo Điền Pearl, Văn Thánh, Thanh Đa, Tân Cảng,... Cùng với sự thăng tiến sự nghiệp chính trị của ông Nguyễn Sinh Hùng, số vốn của SSG và khối tài sản riêng của bà Phương đã có sự thay đổi chóng mặt:
Tháng 04/2007, SSG đã nâng tổng số vốn lên 450 tỷ với sự biến mất của 3 cổ đông sáng lập lớn nhất:Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 (Bộ Xây dựng), Công ty Cổ phần XNK Việt Trang, Công ty TNHH SX TM Nhất Phương, thay vào đó là các “cá nhân” như ông Đinh Ngọc Ninh (76.5 tỷ), bà Phan Thị Ngân (22.5 tỷ), bà Nguyễn Thị Giang (22.5 tỷ), trong đó Phương chiếm 26% cổ phần (117 tỷ). 
Tháng 12/2009, SSG đã nâng tổng số vốn lên 550 tỷ đồng và đổi giấy phép kinh doanh thành Công ty Cổ phần Tập đoàn SSG, lấn sân thêm 2 lĩnh vực là giáo dục và y tế. 
Đến tháng 12/2011, SSG đã nâng tổng số vốn lên tới 825 tỷ đồng.
Hà Văn Thắm (áo trắng) và Nguyễn Hồng Phương (áo đỏ đứng cạnh, bên phải) đồng chủ trì lễ tế khởi công dự án Saigon Airport Plaza
Đánh dấu sự lấn sân qua thị phần giáo dục là việc thành lập Trường Phổ thông Quốc tế WellSpring trực thuộcCông ty cổ phần Đầu tư và phát triển giáo dục SSG tại phường Bồ Đề, Quận Long Biên, Hà Nội, hoạt động từ năm học 2011-2012. Ngay năm học đầu tiên, ngày 15/8/2011, trường đã được vinh dự đón Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh trống khai giảng và chưa đầy một tháng sau, ngày 4/9/2011, tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến thăm và làm việc khi ông vừa đắc cử.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chụp hình lưu niệm trước cây lộc vừng "vừa được trồng" cùng với Lãnh đạo và thầy cô của trường
Hãy thử điểm sơ qua khối tài sản khổng lồ của S.S.G mà phần lớn thuộc về bà Nguyễn Hồng Phương được ghi trên “vốn điều lệ” tại các 27 công ty con và các dự án đầu tư:
* Đơn vị tính: Tỷ đồng
Danh sách 27 công ty con và một số dự án đầu tư của SSG
Một số khoản đầu tư “khủng” khác: Hợp đồng ký với Cty TNHH 1TV PT KD Nhà: 173,6 tỷ; Công ty địa ốc Tân Bình:62,42 tỷ; Dự án số 5 Lê Quý Đôn: 300,6 tỷ;… Chỉ mới thống kê sơ sơ tính trên vốn điều lệ các công ty và dự án (chưa tính tài sản riêng, tài sản người khác đứng tên giúp, tài sản đứng giúp người khác...) SSG của bà Nguyễn Hồng Phương đang sở hữu khối vốn công khai trên 3.400 tỷ đồng.
Trên đây là những số liệu BBT sưu tầm được từ Ineternet, từ đó đặt ra một dấu câu hỏi vẫn chưa có lời giải: Từ 2 bàn tay trắng với một khoảng thời gian không dài khi khởi nghiệp từ một cửa hàng sao chép đĩa lậu, bà Nguyễn Hồng Phương đã bằng cách nào tạo ra một đế chế với khối tài sản kếch sù (về số lượng thì chưa bằng 40 công ty như Hà Văn Thắm, nhưng chất lượng, ít ra là về vốn thì hơn hẳn), trong đó phát sinh hàng loạt các nghi vấn liên quan đến việc thâu tóm thị trường bất động sản? Đánh chết cũng không tin không có bàn tay của ai đó phía sau! Câu hỏi này dành cho các cơ quan điều tra nhanh chóng vào cuộc xác minh, làm rõ.
Nguồn: Internet

Không có nhận xét nào:

Trang