3 tháng 10, 2014

Lưng đất chủ tịch, túi tiền bộ trưởng

Tòa dinh thự nguy nga và bề thế 
của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung
* ĐÀO TUẤN
Hồi đầu tháng 9, câu chuyện Chủ tịch tỉnh Bình Dương thu nhập “khủng”: 50 triệu đồng mỗi ngày, đã gây sốc dư luận. Còn sốc nữa khi biết “người dân Lê Thanh Cung” bị “từ trên trời rơi xuống” hàng chục hécta caosu.Trong đó có phần đất của Công ty Sobexco, của lâm trường Long Nguyên, của…vv.
Theo báo chí, một Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương thời bấy giờ, từng phải làm giải trình trong việc phân cấp đất của Công ty Sobexco đã để lại bút tích về việc có ít nhất 3 cán bộ được cấp đất trong đợt này. Bản viết tay thể hiện: “Cán bộ: 9 Cung - Phó Chủ tịch, Út Đoàn - Phó Chủ tịch, Út Tuyền (Ban TC)”.
Câu chuyện đất lâm-nông trường lập lờ trắng-đen, lẫn lộn dân-“quan” hôm qua đã được Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Danh Út chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang.
Có rất nhiều con số, nhiều tình trạng trong một sự thật đắng lòng. 
Đó là 653 lâm-nông trường đang quản lý hơn 7 triệu hécta, chiếm 1/4 diện tích đất nông-lâm.
Đó là tình trạng sử dụng gần như là lãng phí.
Đó là lẫn lộn bừa bãi khi không ít trong số “đất chùa” khổng lồ đó đang được cho mượn, đang bị cho thuê, đang thuộc diện tranh chấp tùm lum tá lả.
Và đó là nghịch lý trong khi có tới 428.000ha đất thuộc các lâm-nông trường chưa sử dụng, để lãng phí hàng chục năm nay thì chỉ tính riêng khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, có tới 332.000 hộ không đất ở, thiếu đất sản xuất.
Lãng phí rành rành. Vô lý đến không thể chấp nhận được.
Đặt câu hỏi về nguyên nhân của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất nông-lâm trường quá chậm, ông Danh Út hỏi thẳng: “Phải chăng vì đất chỉ nằm trên sổ sách, còn thực tế đã bị chiếm dụng gần hết (?!)”.
Khu rừng cao su rộng 130 ha, trị giá gần 150 tỷ đồng của ông Chín Cung
Nhưng tấn bi kịch chưa dừng lại ở đó, bởi bi kịch thực sự nằm ở câu trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang.
Sau một hồi lục tìm tài liệu, ông bảo rằng nguyên nhân là bởi “Ranh giới chưa rõ ràng giữa đất nông-lâm trường và đất các cá nhân, tổ chức khác”. Bởi: “Hoạt động của các lâm-nông trường rất khó khăn. (Và vì thế) Kinh phí đo vẽ gần như không có gì bỏ vào đây cả”. Và ông hứa, một lời hứa rất xa, rằng: Hơn 300.000 hộ thiếu đất thì tới đây, sau khi đo vẽ đất nông-lâm sẽ ưu tiên cấp cho đồng bào dân tộc, để họ có đất ở và đất sản xuất.
Ra tình trạng hỗn loạn là vì tiền. Vì thiếu tiền.
Ra những gì mà tư lệnh một ngành nói với đồng bào cử tri chỉ là một lời hứa. Rằng sẽ... sau khi...!
Và sẽ không có gì là bất bình thường nếu xuất hiện thêm vài “người nông dân chủ tịch”. Không có gì bất thường nếu câu hỏi của Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc sang năm lại được đặt ra. Nguyên văn!

Không có nhận xét nào:

Trang