30 tháng 10, 2014

LỐI THOÁT CHO VIỆT NAM ?


* GIANG HÀ
I. QUÁ KHỨ:
Ông Lý Quang Diệu thời bé sống ở Sài Gòn mơ ước: “Đến một lúc nào đóSingapore sẽ được như Sài Gòn”. Nay nuối tiếc: “Lẽ ra vị trí số 1 Đông Nam Á phải là Việt Nam”.
Kinh nghiệm thế giới: Những nước phát triển từ sau thế kỷ 19, tốc độ GDP chỉ ≥ 3%/năm. Những nước đi sau, từ những năm 70 thế kỷ 20 nếu Chính phủ có năng lực đều có thể phát triển GDP 8 - 10%/năm trong vài chục năm, do tránh được các rủi ro mà các nước phát triển đã gặp phải. Ngược lại, sẽ trì trệ - hủ bại trong thời gian dài và rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp.
Do địa chiến lược Việt Nam, Đảng ta đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử: Từ nô lệ, 30 năm chiến tranh đã thống nhất đất nước. Tiếp đó lại chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở hai đầu đất nước. Ý chí này ít ai phủ nhận. Công tích lãnh đạo giải phóng giành độc lập, thống nhất của Đảng và nhân dân ta là vĩ đại, nhưng khả năng thích ứng thời đại yếu. Trong lãnh đạo kiến tạo phát triển nặng nề về ý thức hệ, bảo thủ, giáo điều, làm đất nước trì trệ gần 40 năm:
- Năm 1962 khoán hộ ở HTX Tiên Lãng, Hải Phòng. Năm 1964, đồng chí Nguyễn Chí Thanh dẹp. Hải Phòng, sau đó từ khôi phục lại, vì mỗi HTX có tới 60 hộ đi xin ăn.
- Năm 1966 khoán hộ của Kim Ngọc, đồng chí Trường Chinh dẹp, sau sửa.
- Ngày 13/01/1981, TƯ ra chỉ thị khoán sản phẩm tới người lao động, hộ gia đình, do Lê Thanh Nghị thường trực Ban Bí thư ký.
Như vậy, từ năm 1962 - 1981, mất 19 năm giáo điều, bảo thủ (khó tránh khỏi do ấu trĩ, nhưng có thể giải quyết sớm nếu thật sự dân chủ, tôn trọng ý kiến của dân và Đảng xã hội, Đảng dân chủ.
Sau năm 1975, ai cũng nhận thức phải tổ chức các thành phần kinh tế phát triển không lập lại sai lầm ở miền Bắc. Nhưng Đỗ Mười, Nguyễn Văn Trân… lại tái mắc sai lầm theo Nghị quyết của TƯ:
- Ngày 10/9/1975 tiếp tục đánh tư sản miền Nam. Ngày 12/4/1977 Quyết định 100 CT chấm dứt kinh doanh, cấm chợ ngăn sông.
- Năm 1975 - 1985 10 năm bao cấp (Hà Nội, nhà 3 tầng bị tội, Vua lốp…) rồi đến Giá - Lương - Tiền.
- Năm 1986 đổi mới, 1993 mới thoát khủng hoảng, lại mất 8 năm. Tổng cộng trì trệ do bảo thủ, giáo điều, sơ cứng về ý thức hệ từ 1962 - 1993 là 31 năm. Chưa kể tai ương đau lòng trong cải cách ruộng đất do cố vấn Tầu đấu tranh giai cấp, bắn nhiều cán bộ trung kiên, khi chết vẫn còn hô: Đảng muôn năm! Bác Hồ muôn năm!.
Đường lối kiến tạo phát triển 10 năm từ 1994 - 2014, hết Vinashin, Vinaline, in tiền Polyme, nợ công, sự cố tràn bùn đỏ Tân Rai, 2020 là nước công nghiệp hóa, giáo dục - đạo đức xuống cấp, tệ nạn phát triển, tham nhũng như dịch Ebola; các lãnh đạo tuy có tâm nhưng tư duy sơ cứng, sợ chân lý thực tiễn, dân chủ chậm phát triển đã làm đất nước ngày càng tụt hậu. Một số lãnh đạo cao nhất suy thoái NHÂN CÁCH đã gây hại uy tín của Đảng, dân mất niềm tin.
II. LỐI THOÁT:
1. Phải đổi mới Thể chế và Hiến pháp, trên cơ sở vẫn tồn tại Đảng Cộng sản được cải tổ vươn lên; kiên quyết cải cách Tư pháp phù hợp quốc tế, tòa án độc lập trong xét xử (Nguyễn Sinh Hùng). Thực hiện Nhà nước pháp trị, xã hội dân sự sáng tạo và phát triển, tôn trọng các phản biện; kiên quyết phòng chống bè phái, cục bộ bản vị địa phương, phân liệt, chủ nghĩa hình thức thành tích, hám danh - lợi, lợi ích nhóm tầm cao.
Phật dạy: “Khi đạo đức suy (nghĩa rộng) chỉ nói mà không hành động thì chính bản thân ta đang suy đồi”.
2. Đất đai thuộc sở hữu tư nhân (trừ đất công sở, an ninh quốc phòng, cơ sở hạ tầng chung). Các nước phát triển đều vậy. Ở Nhật, đất ở ruộng, rừng, một số quần đảo là của tư nhân. Tư nhân khai thác, canh tác phong phú, chọn giống khoa học cạnh tranh nhau, đất hoang phủ xanh (cây quý các rừng đều phủ áo ni lông chống tuyết, cắt ngọn cây cao chống bão). Hạ tầng cơ sở (giao thông, nhà máy chế biến, công cụ lâm nghiệp, chăm bón tưới tiêu, máy bay kiểm tra rừng ruộng, chữa cháy…) đều do tư nhân lo, Nhà nước không phải chi kinh phí và biên chế mà chỉ hỗ trợ. Các khu rừng, đồng ruộng như những khu công nghiệp khai thác, nuôi đất, nuôi rừng theo quy định của pháp luật, tạo nhiều công ăn việc làm do đủ các loại dịch vụ, biệt thự nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, ao hồ nước trong nhìn rõ sỏi đá. Nhà nước thu được thuế cao, giảm nỗi lo ngân sách bảo vệ rừng, nuôi đất, lo việc làm. Dân an cư lạc nghiệp, tự bảo quản, tự sáng tạo phát triển theo hướng có lợi nhất, tự do, giảm rất nhiều các thủ tục hành chính và quyền lực của các quan chức, hạn chế tham nhũng. Khi Nhà nước cần thì mua lại theo thỏa thuận (Senkaku). Tất cả các nước phát triển đều như vậy.
3. Giáo dục đào tạo: Có nhiều cố gắng, nhưng chất lượng GS - TS hầu như chưa có phát minh khoa học tầm cỡ khu vực (trừ ngành Y) hoặc là động lực KHKT cho phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa (2013 có 24.300 tiến sĩ, 101.000 thạc sĩ, khoảng trên 2.000 GS, 6.000 PGS).
Năm 2014 có 5 triệu Việt Kiều ở 103 nước có các dự án đầu tư tại 51/63 tỉnh nhưng chưa thấy đầu tư cho giáo dục đào tạo? Trên 400.000 tri thức, chuyên gia các ngành mũi nhọn: Chế tạo máy, Vật liệu mới, Quản lý kinh tế, Chứng khoán, Tin học - Điện tử, Sinh học, Vật lý… ta chưa tận dụng. Các trường đại học lớn của ta đang kết hợp với tri thức Việt Kiều, mời các GS danh tiếng các nước… đó là hướng đi tích cực.
Đề nghị, việc tuyển sinh đại học, cao đẳng nên theo hướng mở đầu vào để nâng cao tri thức cho số đông, xiết chặt đầu ra theo chất lượng cao gần với qui chuẩn quốc tế sẽ giảm dần học hàm, học vị thấp kém. Đẩy mạnh đào tạo nghề nghiệp thực hành chuyên ngành, liên ngành.

4. Nguyên nhân không chống được tham nhũng:
a. Nguyên nhân không chống được tham nhũng: (Tham khảo TQ)
- Các ủy viên TƯ đều là quan chức các Bộ và địa phương, đại diện lợi ích cho nhiều người, gia tộc, nhất là các vợ con quan chức cấp cao trong Đảng;
- Cơ quan quyết sách cao nhất thường tham nhũng qui mô lớn nhất (không phải doanh nghiệp). Hồ Diệu Bang yêu cầu đưa những người này cùng vợ con các vị Chúa Hổ ra Tòa, nên bị Bộ Chính trị hạ bệ.
- Đoàn kết nội bộ lãnh đạo Đảng xây dựng trên lợi ích quyền lực và kinh tế của các nhóm lợi ích. Quá trình đấu tranh, các nhóm lợi ích đại diện công kích, hạ triệt lẫn nhau. Cuối cùng, TƯ phải cân bằng thỏa hiệp, chỉ “giết gà dọa khỉ”, xử lý nội bộ, chuyển vị trí, hưu…
- Quy luật chung: Kết quả chống tham thường tỷ lệ thuận với cải cách kinh tế vì mua quan bán chức, bằng cấp vào cơ quan quyền lực, họ không bao giờ cải cách phát triển kinh tế và đổi mới được; các dự án đấu thầu, vay tài chính… đều đi đêm, các doanh nghiệp độc quyền tất yếu bị chi phối bởi các hổ lớn của Đảng - Nhà nước nắm;
Chống tham nhũng, chống độc quyền là hai mặt một vấn đề. Chống tham nhũng về chính trị phục vụ cho chống độc quyền về kinh tế; chống độc quyền về kinh tế ở mức độ nào đó có thể xóa bỏ chống tham nhũng và chính trị.
b. Đối tượng và cách diệt:
- Tập trung trọng điểm các Hổ Chúa, quan chức lãnh đạo cấp cao có quyền lực lớn; những người dư luận công chúng phản đối mạnh mẽ; quan chức lớn có bất động sản - tài sản quá mức so với Lương thu nhập; vợ con các vị lớn giàu lên nhanh, chơi ngông xa hoa v.v…
- Người đứng đầu Đảng - Nhà nước kiên quyết “đâm ngọn thương mã hồi bất ngờ” vào các Hổ Chúa theo phương cách “đánh úp đột xuất” do Tổng Bí thư + Trưởng Kiểm tra TƯ (có tổ tuần tra TƯ bí mật điều tra): “Cứ có Hổ là đánh, bắt giữ, công bố hành vi tham nhũng (nhà cao rộng, ăn tiêu xa xỉ cho tiền các địa phương xây dựng các công trình v.v…) không được chùn tay”.
- Sách lược ưu tiên là “cầm máu tham những, tiếp là róc xương” không cho tham ô, lãng phí lan rộng. Kiên quyết diệt các nhóm lợi ích Hổ Chúa tiến tới diệt Hổ con, buộc các nhóm lợi ích Ruồi khiếp sợ mới răn đe được.
Chu Dung Cơ: “Hãy chuẩn bị 100 cỗ quan tài, để lại một cỗ cho tôi. Tôi sẵn sàng bỏ mạng vì cuộc chiến này nếu nó mang lại cho NƯỚC NHÀ sự ổn định kinh tế lâu dài và niềm tin của dân với chính quyền”;
Tập Cận Bình: Đề nghị họp kín hẹp Bộ Chính trị ngày 26/6/2014, kêu gọi các lãnh đạo học Chu Dung Cơ: “Chúng ta phải chịu trách nhiệm vì Đảng và đất nước đã đặt số phận của mình vào tay chúng ta.Tôi không quan tâm đến sự sống, cái chết hay uy tín của mình” và “bất chấp lớp quan chức cao dọa sẽ làm đất nước chìm trong hỗn loạn”; chỉ thị bắt tất cả quan lớn đã và đang chuẩn bị trốn ra nước ngoài…

- Ủy ban Kiểm tra TƯ thường xuyên công bố các quan chức tham ô - lãng phí cùng báo chí nêu rõ họ tên, cấp chức, tội danh, quê quán cùng các liên quan (cứ 2 tháng công bố 4 - 5 Hổ Chúa). Tổng Bí thư + Thủ tướng + Thường vụ Bộ Chính trị nhất quán.
- Xây dựng liêm chính, quản lý pháp luật nghiêm, qui định 8 nguyên tắc, cơ chế thu nhập có kiểm soát với 4 tổ thanh tra ở 31 Tỉnh, Thành, đi cơ sở, giảm các hội nghị, loại các hình thức tiếp đón vô bổ, ăn ở, khánh thành lãng phí…
- Kiên quyết giảm các thủ tục hành chính và quyền lực, xóa bỏ quyền cấp phép, cắt bỏ 1/3 trong 1.700 dự án trọng điểm (do Quốc Vụ Viện quyết định):
Sẽ đạt hiệu quả đột phá ở Việt Nam, nếu Tổng Bí thư, UBKTTƯ, bộ phận trung kiên An ninh, Tòa án lập đội thường trực tinh nhuệ triệt một vài Hổ Chúa, hổ con và một số đối tượng sau đây mà dân đòi hỏi:
+ Vụ WB công bố trên VTV1 ngày 08/7/2014, chỉ riêng 2013 Việt Nam có 114 quan chức có tài sản từ 34 triệu USD trở lên; vụ các quý cô, quý bà đến cửa hàng Hermes ở Hà Nội mua 1 bộ túi xách tay 29 tỉ đồng (20 bộ mua hết cả = 290 tỉ đồng).
+ Người có trách nhiệm chủ trì các vụ: Vinashin dẫn đến nợ công 23.063 tỉ đồng (trên 1 tỉ USD) + Ụ nổi 8 triệu lên 20 triệu USD + 24 tỉ đồng bảo dưỡng (dư luận TGVN ngày 29/3/2013), vụ Vinaline?
+ Vụ SCIC gửi tiền vào ngân hàng + đầu tư Vinamilk 1.900 tỉ đồng?
+ Vụ 2010 Kiểm toán Nhà nước: có 9 Bộ - Ngành + 23 Tỉnh - Thành phố không ghi thu tiền đất 1.899 tỉ đồng?
+ 5 vị cấp cao Nhà nước, số tài khoản 00024689721162 gửi 13 tỉ USD và Công văn 1268/TCB-TB tháng 2/2010 gửi 5 vị trên, Techcom Bank đã chuyển xong 600 triệu USD cho bà Đoàn Thị Ánh Hồng vay kinh doanh?
+ Vụ VTV1 Chính phủ Úc đã chuyển vụ hối lộ in tiền Polyme của Việt nam sang ngành Công an, nghe nói 7 tỉ USD?
+ Vụ Giám đốc Sở Tài chính Kon Tum (khỉ con) bị mất cắp cặp số tài sản 2.792 tỉ đồng? Vụ Tổng Giám đốc Cienco 4.
+ Vụ Huỳnh Thị Huyền Như 3.986 tỉ đồng? có Hổ lớn phía sau không?
+ Vụ quản lý các dự án đường sắt, vụ Công ty Địa ốc An Khang BR-VT 445 tỉ; vụ Công ty Thuế Tài chính II (ALCII); vụ Công ty cổ phần Kỹ nghệ Việt Nam Viphon? Hổ lớn là những ai? v.v… và v.v…
Trên đây là một số vụ do thông tin truyền thông, còn vô vàn vụ lớn chưa biết? Cần có đột phá diệt Hổ Chúa trước thì Hổ con cùng bầy Khỉ và Ruồi mới răn đe được. Đây cũng là thời cơ đột phá cải cách kinh tế phát triển lấy lại một phần niềm tin song song với chống độc quyền và sự lũng đoạn của ngành Tài chính - Ngân hàng - Thống kê với các con số biết nhảy múa…
Ngoài ra, phải truy tố các Hổ có trách nhiệm về quy hoạch, đấu thầu các dự án gây lãng phí, thiệt hại như nhập khẩu các thiết bị máy móc lạc hậu của Trung Quốc biến Việt Nam thành bãi rác thải như các nhà máy nhiệt điện, xi măng lò đứng, đường ăn, bô xít, thủy điện, chất lượng xây cầu, đường xe trên cao…
5. Lãnh đạo kinh tế cần coi trọng NĂNG SUẤT, CÔNG NGHỆ MỚI, HỘI NHẬP QUỐC TẾ để thoát bẫy thu nhập trung bình, thúc đầy công nghiệp cơ khí chế tạo chính xác, nguyên vật liệu mới, công nghiệp hỗ trợ, biển - đảo, dầu khí, năng lượng, môi trường, công nghiệp, hỗ trợ…
6. Với Trung Quốc, hữu nhị nhưng phải liên tục các biện pháp đấu tranh chiến lược toàn diện về chính trị, ngoại giao, pháp lý, truyền thông quốc tế, tòa án quốc tế đòi chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa; chiến lược “xâm chiếm từng giai đoạn” (từ từ) của Trung Quốc có qui luật: cứ mỗi thời đoạn chiếm đoạt (1956, 1974, 1988, 1994, 2013 - 2014) họ lại tạm dừng tránh búa rìu, vừa đe dọa Việt Nam (HD981 hơn 30 lần khước từ gặp gỡ), vừa xoa dịu mời thăm ngoại giao, tiếp tục thủ đoạn: “Tình hữu nghị là tài sản quí, giữ nguyên trạng (công nhận phần xâm chiếm mới), không làm phức tạp thêm tình hình” v.v… Thực tế họ liên tục các hành động khiêu khích, đe dọa, cắt cáp, cướp bóc dân, cấm biển, xâm lăng thương mại đầu tư thiết bị lạc hậu, di dân, dùng HD981 quấy phá để cấp tốc hoàn thành sân bay ở khu Gạc Ma, dứt điểm chiếm Hoàng Sa - Trường Sa với 7 dự án lấn biển thành 2 căn cứ chiến lược uy hiếp TP. Hồ Chí Minh - Manila, tạo pháp lý lâu dài, lập ADIZ, độc chiếm Biển Đông rồi tuyên bố chủ quyền với quốc tế.


Phía Việt Nam nếu chỉ đấu tranh kêu gọi bình tĩnh, giữ ổn định, đòi cư xử nhân đạo… thì đó chính là thứ hòa bình viển vông, lệ thuộc. Việt Nam kiên quyết bảo vệ hòa bình, kiên trì giữ gìn tình hữu nghị truyền thống, xây dựng lòng tin chiến lược, đối tác chiến lược có hiệu quả. Những sự kiện liên tục xảy ra ở Biển Đông nhiều năm qua, không có thế lực thù địch nào tạo cớ để gây chia rẽ Việt Nam - Trung Quốc mà chính là các thế lực Đại Hán chủ động khiêu khích, xâm lược phá hoại sự đoàn kết Việt - Trung gây ra. Về nguyên tắc, Biển Đông nên đàm phán dễ trước khó sau, tuần tự tiên tiến, giữ nguyên trạng sẽ mắc bẫy chiến lược “lát cắt sa la mi” tích tiểu thành đại, dẫn đến hợp pháp hóa Hoàng Sa - Trường Sa là của Trung Quốc.
Theo chuyên gia Mỹ Robert Haddik 28/10/2014: “Nhật, Philipines, Việt Namvà các nước có tuyên bố chủ quyền cần tăng cường sự hiện diện liên tục trên Biển. Nếu không, phải chấp nhận lùi bước trước Trung Quốc. Ấn Độ, Úc tăng cường hỗ trợ các lực lượng bán quân sự đánh cá ở Biển Đông. Tăng cường các chiến dịch thông tin, các thông điệp trên toàn cầu. Mỹ cần tăng cường quan hệ hai đối tác chủ yếu Ấn Độ - ViệtNam” và mọi con dân Việt hãy học tập tinh thần đấu tranh của Trần Thắng - Việt Kiều Mỹ. Biển Đông chính là lối thoát tương lai bền vững của Việt Nam.
7. Khắc phục nguy cơ gần hiện nay là nợ công Chính phủ + nợ của doanh nghiệp Nhà nước + nợ vay của các Tỉnh. Theo tính toán quốc tế là 200 tỉ USD lớn hơn 200% GDP (tin Nhà nước Việt Nam là 55,5% sẽ kéo xuống 45,5% GDP vào 2015 ??). Từ 2012 đến nay vay 6 tỉ USD/năm, 5 tỉ trả nợ chỉ con 1 tỉ USD cho phát triển. Từ đầu 2014 đến nay 48.300 doanh nghiệp giải thể. Việt Nam chưa tê liệt như Hy Lạp do còn dựa được vào nông nghiệp (TKĐB 19/9/2014). Lạm phát có tiến bộ, nhưng vẫn còn cao (4%).
------------------
PHỤ LỤC
- Malaysia: 329.000km2,13 bang (9 bang có Vua), 28 triệu dân, độc lập 1957. GDP người/năm 8000 USD (2012). 4 Đảng chính: UMNO,PAS, PKB, BKM. Công nghiệp xuất khẩu: ô tô, điện tử, hoá chất, dầu khí. Hạ tầng cơ sở giao thông Việt Nam phải 35 năm nữa mới kịp họ hiện nay. Đất đai thuộc tư nhân: vùng núi cao Tây Bắc của ông Tigôtôn có 16500 ha, xây dựng 5 khách sạn 3 sao, 3 khách sạn 5 sao, 1 sòng bạc quốc tế. Con thứ hai có các nhà máy đóng tàu. Toàn bộ hệ giao thông, ô tô, xe điện trên cao, nuôi đất, nuôi rừng, cầu cống, công viên trong vùng đều do Tập đoàn bảo đảm, đóng góp phần lớn ngân sách Nhà nước. Hệ giáo dục tam cấp.
- Brunei: 6000km2, 40 vạn dân, GDP 50.000 USD/người/năm (thứ 5 thế giới). Miễn phí: giáo dục, y tế, học nước ngoài Nhà nước nuôi, 60 tuổi hỗ trợ 250USD/tháng. Người nghèo, bệnh, thất nghiệp được hỗ trợ hàng tháng; thuận lợi lớn có dầu khí.
- Bắc Triều Tiên (dù có khập khiễng): 24 triệu dân, nông nghiệp không đủ, công nghiệp hiện đại, chỉ có vài nghìn GS - TS nhưng chế tạo được tàu ngầm, tên lửa, bom A, bom điện từ, kỹ thuật điện tử hiện đại, công nghệ chế tạo - cơ khí chính xác, nguyên vật liệu mới…
- Philippines: 30 vạn km2, 7100 đảo, 100 triệu dân, 114 nhóm vũ trang của ARMM, MILP, MNLF, NPA. Các Đảng chính của Aquino, của Avoyo… Năm nào cũng bị thiên tai lớn (bão 11/2013 chết 1 vạn người, 4,1 triệu dân di tản). Khó là thế nhưng GDP nhiều năm vẫn đạt 7 - 7,25%. 10 năm qua đẩy lùi nghèo đói (còn 30% chưa thoát nghèo). Dự trữ 75 tỉ USD (VN 9/2014 là 35 tỉ USD). GDP dự kiến 2014, 2015 vẫn đạt 6,5% (VN 5,4%).
- Hàn Quốc: 48 triệu dân, 3 Đảng chính: Saenun, DUP, Tiến Bộ Thống Nhất. Các Đảng đều giỗ tổ Wanggeom từ 4344 năm. Những năm 60 thế kỷ 20, Hàn Quốc và Việt Nam trình độ phát triển ngang nhau. Nay có nhiều Tâp đoàn lớn công nghiệp tầm thế giới như Samsung, Hyundai, Daewoo (Mỹ mua). GDP 20.000USD/người/năm. Chiến tranh ác liệt 6/1950 - 7/1953. Nay người Hàn có 85.000 người ở Việt Nam là ông chủ. Việt Nam có 9 vạn (cao điểm 10 vạn) lao động, kiếm sống ở Hàn Quốc.
- Israel: 8 triệu dân (từ 100 nước trở về với 100 ngôn ngữ, gần 6 triệu từ Liên Xô về, 3% gốc Mỹ + 1,2 triệu Palestin). Lập nước 14/5/1956. Đất hoang mạc, hẹp, không có chiều sâu chiến lược, diện tích bằng 1/12 Việt Nam. 32 Đảng (có 3 Đảng chính: Lipid, Công Đảng, Kadima). Khối Ả-rập đông gấp 44 lần. 40% hàng xuất khẩu là công nghệ cao (2007 xuất khẩu vũ khí đạt 4 tỉ USD). Kinh tế trí thức. GDP người/năm gấp 23 lần Việt Nam. Xã hội dân sự phát triển. Họ kết luận: “Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản không còn sức sống” nên chuyển sang ý thức hệ kinh Thánh Torah lấy nền tảng xã hội là giáo dục trình độ cao (trọng Toán, Anh ngữ, học đa dạng thực tế); năng suất lao động và tự do sáng tạo; coi trọng hệ thống thực tập chuyên nghiệp…
- Nhật: 1945 gần như bình địa , 70% là rừng, hồ, không có tài nguyên, 30% là đất ở (13% canh tác). Nhà ở, công xưởng… phải xây dựng ở đất cao, cằn cỗi, rất ít sân gôn. Nhà cơ quan nhỏ, nhà dân sinh rộng (Shopring, thương mại, bệnh viện). GDP/người/năm 1945 là 490 USD (kém VN 1955). Năm 1987 vọt lên 19.450 USD. Nhiều tai họa sóng thần san phẳng nhiều thành phố, rồi Fukishima. Có 6/10 Tập đoàn độc quyền thế giới.
Yếu tố phát triển là:
1. Giáo dục đào tạo thực chất: Các sách giáo khoa Tiểu học từ 1946 - 1966 đều có câu: “Đất nước Nhật rất nghèo, ta phải biến cái không của thế giới thành cái có của chúng ta”. Chương trình khung giáo dục quốc gia là:
- Tôn trọng nhân phẩm, lòng yêu quý cuộc sống;
- Nhiệt tâm kế thừa và phát triển văn hóa truyền thống;
- Nhiệt tâm phát triển một đất nước DÂN CHỦ và xã hội BÌNH ĐẲNG;
- Ý thức đóng góp cho sự phát triển một xã hội QUỐC TẾ HÒA BÌNH;
- Khả năng tự quyết định;
- Đạo đức, ý thức tự giác.
Các trường đại học đều là các GS - TS giỏi, phần lớn đã có các phát minh khoa học, nghiên cứu, sáng tạo, kết hợp với các trung tâm Khoa học các Tập đoàn kinh tế công nghiệp, nông nghiệp.
2. Đầu tư tích cực 3 trung tâm Khoa học lớn: Oxaca, Kyoto, Naru với 38 vạn các nhà khoa học hàng đầu trong nước và thế giới, nhiều người đoạt giải Nobel chuyên nghiên cứu phát minh; kết hợp thực nghiệm nghiên cứu tại các Viện Khoa học của các Doanh nghiệp, Tập đoàn kinh tế lớn.
3. Trí tuệ, tầm nhìn: Sự thích ứng thời đại, năng lực tổ chức, quản lý liên ngành của lãnh đạo các cấp được đào tạo, lựa chọn dân chủ, coi trọng trách nhiệm trước Chính phủ và nhân dân. 70 tuổi trở lên Nhà nước nuôi.
4. Tam quyền phân lập và niềm tin ở Nhật Hoàng.
Những nước khác: Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Singapore, theo được họ hiện nay là xa vời. Nếu không đổi mới lớn, có nguy cơ Việt Nam sẽ tụt hậu sau Campuchia, Mianma, Lào về một số lĩnh vực, nhất là hiện tượng chu kỳ sóng dài Kondratieff (Nicolai D. Kondratieff 1926: “Chu kỳ kinh tế kéo dài từ 50 - 60 năm do tính sáng tạo kém hoặc chủ yếu do cải tiến chậm đổi mới các công nghệ nhất định) đang liên tiếp nối nhau trên toàn cầu hiện nay.

Phải làm rõ nguyên Bí thư Hồ Xuân Mãn có phải là đảng viên hay không?

Nguyễn Phương/ Một thế giới
Ảnh bên:Các cựu chiến binh cho rằng việc hủy quyết định phong tặng danh hiệu AHLLVT đối với ông Hồ Xuân Mãn là việc làm đúng
NQL: Chỉ cần hỏi ông Mãn: Chi bộ đầu tiên mà ông sinh hoạt sau khi được kết nạp gồm những ai là ra ngay thôi.
"Chuyện ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế vào đảng là chuyện khó tin, không có thật nên Trung ương cần truy lại quá trình vào đảng của ông Mãn”, một cựu chiến binh nói.
Sau khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký quyết định hủy danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang (AHLLVT) đối với ông Hồ Xuân Mãn, nguyên UVTW Đảng, Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế, nhiều cựu chiến binh dũng cảm tố giác về sự gian dối của ông Mãn hết sức vui mừng.
Tuy nhiên, họ vẫn chưa thỏa mãn, khi nội dung tố cáo ông Mãn không chỉ dừng tại đây.
“Ông mãn không phải là đảng viên”
Cựu chiến binh Hoàng Phước Sum, một trong 4 người đứng đơn tố giác nói: “Việc hủy quyết định phong tặng danh hiệu AHLLVT đối với ông Hồ Xuân Mãn là việc làm đúng, mang lại niềm vui hết sức to lớn đối với các cựu chiến binh như chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa thỏa mãn khi vẫn còn nhiều điều chưa được làm rõ”. 
Cựu chiến binh Hoàng Phước Sum: Chúng tôi vẫn chưa thỏa mãn khi vẫn còn nhiều điều chưa được làm rõ
Cụ thể, như việc ông Hồ Xuân Mãn khai man ngày vào đảng là 11.01.1974, trong khi thời kỳ đó tôi là Đội trưởng đội an ninh huyện Phong Điền, và trong suốt khoảng thời gian này (1974-1975) tôi ở với ông Mãn. Trong thời điểm này, ông Mãn đang đi học quân sự tại khu ủy, không có chi bộ nào kết nạp đảng cho ông Mãn cả. Thời điểm đó, cả nước đang tập trung cho chiến dịch năm 1975, thời gian này ông Mãn chỉ là trợ lý ở Huyện đội Phong Điền.
“Ông Lê Văn Uyên (người đứng đơn tố giác), nguyên huyện ủy viên, Trưởng ban tổ chức huyện ủy (1968-1975) xác nhận không hề kí cho ông Mãn kết nạp Đảng. Cho nên chuyện ông Mãn vào đảng là chuyện khó tin, không có thật nên Trung ương cần truy lại quá trình vào đảng của ông Mãn”, ông Sum đề nghị.
Cựu chiến binh Hoàng Văn Phận nói: “Tôi vừa nhận được tin hủy quyết định phong tặng danh hiệu AHLLVT đối với ông Hồ Xuân Mãn hôm qua. Đây là một tin vui đối với các cựu chiến binh dám đứng lên đấu tranh cho sự thật.
Cựu chiến binh Hoàng Văn Phận: Trong quá trình tố cáo, thì các cựu chiến binh bị xã hội đen đến đánh đập, dọa dẫm bằng tin nhắn.
Cuối đời rồi, mình tố cáo là vì mình là người lính cụ Hồ, mình là người chứng kiến lịch sử, nên phải có nhiệm vụ phản ánh với đảng để làm trong sạch bộ máy. Ông Mãn là một du kích bình thường nhưng đã gian dối làm nên chuyện động trời, gây chấn động cả nước.
Nhưng nếu chỉ hủy danh hiệu AHLLVT thôi là chưa đủ, mà phải xem xét lại chuyện ông Mãn khai khống là đã kết nạp đảng vào ngày 11.01.1974 và phải xem lại ông Hồ Xuân Mãn có xứng đáng là 1 trong 3 bí thư tiêu biểu được tuyên dương trong cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương của Bác hay không”.
Theo ông Phận, ông Mãn đã có mưu đồ “chui sâu leo cao” từ trước. Lừa trên, dối dưới. Việc hủy quyết định danh hiệu AHLLVT với ông Mãn là chính đáng, dù có muộn. Có lúc làm cho các cựu chiến binh nản chí, đáng ra phải ra quyết định sớm vì chúng tôi đã tố cáo quá lâu (năm 2003), mạnh nhất là năm 2005.
Chính việc chậm trễ đã làm cho ông Mãn dám thách thức, trắng trợn, lộng hành tuyên bố với chúng tôi “quân tử trả thù mười năm chưa muộn”, làm gì được tao. Trong quá trình tố cáo, thì các cựu chiến binh bị xã hội đen đến đánh đập, dọa dẫm bằng tin nhắn. Ai cũng biết, ông Mãn không phải là đảng viên, chưa kết nạp đảng nhưng không ai trả lời cho cựu chiến binh biết”.
Còn cựu chiến binh Nguyễn Văn Phong thì tuyên bố khẳng khái: “Có những lúc bắt con chuột đừng đập vỡ bình, nhưng với ông Mãn thì cần thiết phải đập vỡ bình để bắt con chuột. Anh em chúng tôi vẫn chưa thỏa mãn với việc chỉ hủy quyết định phong tặng danh hiệu AHLLVT với ông Mãn, lẽ ra phải thu hồi và trả lại tiền thưởng cho nhà nước mà ông Mãn đã nhận từ năm 2010 đến nay.
Ông Mãn chỉ là con sâu đã làm rầu nồi canh. Mình không ghét bỏ gì ông Mãn, chúng tôi luôn là anh em, nhưng cướp công đồng đội để được anh hùng thì không được”.
Còn cựu chiến binh Nguyễn Văn Phong: Sao không thương đồng chí, đồng đội đã âm thầm ngã xuống, nhường cho ta sự sống/Lại đem lòng tráo trở cướp công nhau....
Vì tôi sống tình cảm với ông Mãn nên mới làm bài thơ tặng ông Mãn. Bài thơ có tựa đề: Ngậm ngùi.
“Vẫn còn đó bao người còn sống
Cùng một thời lăn lộn chiến trường xưa
Trang sử chép chiến công chưa ráo mực
Sao vội vàng để quá khứ thương đau
Sao không nhớ một thời thanh xuân hăm hở sống quên mình
Đêm từng đêm chân đất, đầu trần băng rừng lội suối
Cùng đồng đội chia nhau từng khói thuốc
Từng bát cơm, ngụm nước dưới hầm sâu
Sao không thương đồng chí, đồng đội đã âm thầm ngã xuống, nhường cho ta sự sống
Lại đem lòng tráo trở cướp công nhau/....
Thắp nén hương thơm vái tạ những linh hồn
Bao chiến sỹ đã anh dũng hy sinh quên mình vì dân vì nước
 Đất nước hết chiến tranh bao người đi không trở lại
Lặng lẽ âm thầm với những nhớ thương
Thương nhớ các anh trách kẻ láo lường
Trời cho sống sao đem lòng tham tranh công đồng đội
Xây lâu đài bằng tiền, của nhân dân
 Bằng cóp nhặt chiến công xương máu từng đồng chí
Từng một thời lặn lội sống bên nhau
Thôi đành vậy kiếp này xin tạm biệt
Hẹn kiếp sau làm bạn với anh hùng”-Trường Sơn (bút danh cựu chiến binh Nguyễn Văn Phong).
“Lâu đài” cửa đóng then cài
Trước đó, trả lời phỏng vấn báo chí, ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên -Huế nói, tỉnh sẽ triển khai những phần việc thuộc về trách nhiệm của tỉnh. Trong đó, tỉnh sẽ xem xét trách nhiệm của các cơ quan tham mưu cho tỉnh trong việc xác nhận hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng của ông Mãn. Việc xem xét và xử lý cụ thể sẽ có thông báo sau. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có thông báo nào cho cựu chiến binh được biết. 
Theo tìm hiểu của phóng viên, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của ông Mãn do UBND tỉnh lập tờ trình. Hồ sơ đề nghị gồm có: Tờ trình của Chủ tịch UBND tỉnh, có ý kiến nhất trí đề nghị bằng văn bản của tỉnh ủy, báo cáo thành tích của ông Mãn có xác nhận của tỉnh ủy, biên bản đề nghị tặng danh hiệu anh hùng của hội đồng thi đua – khen thưởng tỉnh. 
Huyện ủy Phong Điền, UBND huyện Phong Điền (nơi hoạt động của ông Mãn thời kháng chiến) cũng có văn bản đề nghị. Hồ sơ này còn được xác nhận bởi hệ thống cơ quan quân sự gồm: Ban chỉ huy quân sự huyện Phong Điền, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên – Huế, Bộ tư lệnh Quân khu 4 và Bộ Quốc phòng. Ban thi đua – khen thưởng trung ương thẩm định hồ sơ trên cơ sở đề nghị của tỉnh, ý kiến của các cơ quan quân sự và đề nghị của Hội đồng thi đua – khen thưởng trung ương. 
Các cựu chiến binh bức xúc về việc nguyên bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế khai man thành tích.
Chúng tôi đã có gắng liên lạc với ông Hồ Xuân Mãn, nhưng thuê bao không liên lạc được, ghé “lâu đài” nhà ở 66 Thạch Hãn, TP- Huế thì cửa đóng, then cài.

Sao người ta lại có thể say danh vọng đến mức ấy?

Phạm Kinh Bắc/ VOV.VN/ Một thế giới
Ảnh bên:Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký quyết định hủy bỏ Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đối với ông Hỗ Xuân Mãn, nguyên Ủy viên TW Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế
Sự trơ tráo của vị cán bộ cao cấp này khiến tôi cứ thắc mắc: Sao người ta lại có thể say danh vọng đến mức ấy? 
Ngày hôm qua (24.10), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký Quyết định số 2721/QĐ-CTN về việc hủy bỏ Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đối với ông Hỗ Xuân Mãn, nguyên Ủy viên TW Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế.
Lý do là ông Hồ Xuân Mãn kê khai không đúng thành tích để được phong tặng danh hiệu, nói khác đi là khai man, dối trá với tổ chức và nhân dân.
Quyết định này đã trả lại công bằng cho lịch sử, cho những đồng bào, chiến sĩ đã chiến đấu anh dũng thật, hy sinh thật. Đặc biệt là cho những đồng chí đồng đội từng ở cùng ông Mãn, biết rõ con người thật của ông, sau này, cực chẳng đã, họ lại phải tiến hành một cuộc đấu tranh khác, cũng khó khăn phức tạp không kém thời chiến sinh tử, để cho xã hội biết được sự thật: ông Hồ Xuân Mãn là một anh hùng rởm. 
Việc Hồ Xuân Mãn khai man để được phong anh hùng là một bê bối thi đua khen thưởng. Không cần phân tích nhiều, ai cũng hiểu những tác động rất tiêu cực của vụ bê bối này. Làm sao mà ông Mãn lại có được danh hiệu cao quí đó, và thực ra là còn nhiều danh hiệu khác nữa?
Theo tinh thần thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, những người liên quan trong qui trình xét tặng danh hiệu cho ông Mãn phải chịu trách nhiệm.
Quan trọng hơn là sau đây những sơ hở của qui trình này phải được khắc phục triệt để, nhằm đảm bảo không có một anh hùng rởm thứ hai nữa.
Sự trơ tráo của vị cán bộ cao cấp này khiến tôi cứ thắc mắc: Sao người ta lại có thể say danh vọng đến mức ấy? Hình như lâu nay, danh-vọng-có-chứng-nhận được nhiều người dùng như một công cụ để thăng tiến và tư lợi.
Có lẽ, nếu đi kèm danh hiệu được tôn vinh, không có các khuyến khích vật chất hay các điều kiện mang lại lợi lộc khác (ví như kéo dài tuổi công tác, thời gian tại vị…) thì chưa chắc người ta đã bất chấp liêm sỉ như vậy?
Cho nên, với những người thuộc diện quan chức có thành tích đáng được tôn vinh, liệu có nên hướng tới một sự “tôn vinh thuần khiết” để tránh tiêu cực hay không?
Điều đáng nói là thời nay, số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý được khen chiếm tỷ lệ cao quá, nhiều nơi là áp đảo. Ít thấy bóng dáng của những người lao động bình thường.
Khen thế thực tế có thể cũng không sai, tuy vậy có khi cũng chưa được thuyết phục cho lắm. Nói cách khác là nghe sao sao ấy!
Có ai đó đã nói nhân dân tinh tường lắm, những người một lòng vì nước vì dân thì dù không có huân chương đỏ ngực nhưng vẫn được dân tin yêu, quí trọng, tôn thờ. Ngược lại, thì chỉ làm bia miệng để người đời khinh bỉ .

“Hổ không răng” chống “sư tử” tham nhũng

Lê Thanh Phong/ Lao động
“Nếu sử dụng ngôn ngữ đời thường, thì hiện nay pháp luật phòng, chống tham nhũng có thể ví như “một con hổ không răng” do thiếu nội lực đủ mạnh để thực sự mang tính răn đe, và hiệu lực trong thực tiễn” - ông Jairo Acuna-Alfaro - Cố vấn chính sách về cải cách hành chính và chống tham nhũng của Chương trình phát triển LHQ - phát biểu như vậy tại Hội thảo “Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng ở VN” diễn ra vào ngày 28.10 tại Hà Nội.
Ông Jairo Acuna-Alfaro đã đưa ra một hình ảnh ví von rất hay trong hoạt động chống tham nhũng. Về hình thức thì rất mạnh mẽ, nhưng thực chất là chuyện khác. Thử tìm chân dung con “hổ không răng” này xem.
Một vấn đề vừa được thảo luận tại diễn đàn Quốc hội về phòng, chống tham nhũng, đó là, thanh tra thì nhiều nhưng phát hiện thì ít. Có địa phương trong hai năm tổ chức trên 800 cuộc thanh tra nhưng chỉ phát hiện được 2 vụ nho nhỏ. Tiền thu được từ tham nhũng chắc không đủ để trả tiền xăng đi thanh tra. Đúng là không bắt được mồi to vì hổ không có răng.
Phát hiện tham nhũng ít, thu tiền tham nhũng về còn ít hơn. Năm 2014, kết quả thu hồi tài sản về ngân sách nhà nước khoảng 1.500 tỉ đồng/6.740 tỉ đồng thiệt hại trong các vụ án tham nhũng (đạt tỉ lệ 22,3%). Tổng giá trị tài sản tham nhũng và thiệt hại do tham nhũng gây ra từ ngày 1.10.2010 đến 30.4.2013, được phát hiện là khoảng 17.000 tỉ đồng, nhưng tổng số tiền thu hồi được chỉ khoảng gần 5.000 tỉ đồng (chưa được 1/3).
Gần 1 triệu người thực hiện kê khai tài sản, chỉ phát hiện một trường hợp không trung thực. Con số phi lý đến mức Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ Phí Ngọc Tuyển phải khẳng định với báo giới rằng đó là “con số không trung thực”.
Đúng là “hổ không răng”, chẳng bắt được gì cả. Cho nên mới đây, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội-Nguyễn Đình Quyền nói: “Chúng ta phải nghiên cứu kiểm soát tài sản toàn bộ xã hội chứ cứ loay hoay kiểm soát tài sản của cán bộ công chức, người có chức vụ quyền hạn thì sẽ xảy ra trường hợp bố là bộ trưởng, thứ trưởng, chủ tịch tỉnh… không có tài sản nhưng con là giám đốc một ngân hàng có hàng ngàn tỉ. Trong trường hợp đó chúng ta không kiểm soát được”.
Quá đúng. Bố chẳng có gì ngoài chiếc ghế nho nhỏ và con dấu xinh xinh, nhưng con có cơ ngơi tài sản như tỉ phú ngoại quốc. Bắt ông bố kê khai tài sản mà không kiểm soát ông con thì vô ích. Cái cách kiểm tra cán bộ này đúng là “hổ không răng”. Nhưng coi chừng, nếu đụng phải “sư tử con” là rất nguy hiểm.
“Hổ không răng” đánh nhau sao lại “sư tử”. Không có vụ án tham nhũng nào có ông “sư tử” xuất hiện trước vành móng ngựa là vì vậy.

29 tháng 10, 2014

Bàn về chế độ toàn trị

* Ivan Alexandrovich Ilyin 
Bản dịch được thực hiện nhân kỉ niệm ngày sinh nhà triết học lớn của nước Nga: Ivan Alexandrovich Ilyin (28/03/1883-28/03/2011)
Chế độ toàn trị là gì? Đấy là chế độ chính trị can thiệp một cách vô giới hạn vào đời sống của các công dân, một chế độ tìm cách quản lí và điều tiết một cách thô bạo toàn bộ hoạt động của tất cả các thần dân của mình... Cách đây ba mươi năm không ai có thể nghĩ đến việc đưa vào khoa luật học khái niệm “nhà nước toàn trị”: không phải vì rằng ý kiến về một nhà nước như thế chưa từng xuất hiện (nói thế là sai!), mà một chế độ như thế có vẻ như không thể nào khả thi được và không ai dám làm như thế. Nếu có một kẻ nào đó “bịa” ra nó (thí dụ như nhân vật Sigalev trong Lũ người quỉ ám của Dostoievsky!) thì mọi người sẽ nói ngay: trên trái đất không làm gì có những kẻ bất lương và ngu xuẩn như thế, không thể có những cơ quan nhà nước khủng khiếp đến như thế, cũng không đào đâu ra phương tiện kĩ thuật để có thể xây dựng nên một cơ chế chính trị bao trùm lên tất cả, thâm nhập vào tất cả và cưỡng bức được tất cả mọi người như thế.
Nhưng nay thì chế độ toàn trị đã hiện hữu như là một sự kiện lịch sử và chính trị và chúng ta buộc phải tính đến: người đã có, các cơ quan đang được xây dựng và kĩ thuật cũng đã sẵn sàng.
Chế độ toàn trị là gì? Đấy là chế độ chính trị can thiệp một cách vô giới hạn vào đời sống của các công dân, một chế độ tìm cách quản lí và điều tiết một cách thô bạo toàn bộ hoạt động của tất cả các thần dân của mình. Từ “totus” trong tiếng Latinh có nghĩa là “toàn bộ”. Nhà nước toàn trị nghĩa là nhà nước bao trùm lên tất cả. Nó xuất phát từ quan niệm rằng sáng kiến cá nhân không những là không cần thiết mà còn có hại, tự do là khái niệm nguy hiểm và không thể chấp nhận được. Có một chính quyền trung ương: chính quyền này phải biết hết, dự đoán hết, lập kế hoạch hết và chỉ đạo hết. Nhận thức pháp luật thông thường xuất phát từ quan điểm: cái gì không cấm thì đều được phép làm, trong khi chế độ toàn trị nhồi sọ vào đầu óc người ta điều ngược lại: tất cả những gì chưa có qui định thì đều bị cấm. Trong khi nhà nước bình thường bảo: mỗi người đều có lĩnh vực quan tâm riêng, trong lĩnh vực đó người ta được tự do, thì nhà nước toàn trị tuyên bố: chỉ tồn tại quyền lợi của nhà nước, mỗi người phải có trách nhiệm gắn bó với quyền lợi ấy. Trong khi nhà nước bình thường cho phép: tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do xây dựng cuộc sống theo ý mình thì nhà nước toàn trị yêu cầu: suy nghĩ theo qui định, không được theo tôn giáo, xây dựng đời sống nội tâm theo chỉ đạo của cấp trên. Nói cách khác: ở đây người ta quản lí tất, con người bị nô dịch về mọi phương diện, tự do trở thành tội lỗi và bị trừng phạt.
Như vậy bản chất của chế độ toàn trị không phải nằm ở hình thức nhà nước (dân chủ, cộng hoà hay độc tài) mà ở khối lượng công việc quản lí: quản lí toàn diện các mặt của đời sống. Nhưng sự quản lí toàn diện như thế chỉ có thể thực hiện được dưới một chính thể chuyên chế nhất quán, dựa trên cơ sở thống nhất về quyền lực, một chính đảng duy nhất, sự độc quyền về sử dụng lao động, tất cả mọi người phải theo dõi và tố cáo lẫn nhau và một chế độ khủng bố tàn bạo. Cách tổ chức quản lí như thế có thể khoác cho bộ máy nhà nước bất kì hình thức nào, đấy có thể là chế độ Xô-viết hay liên bang, cộng hoà hay bất kì hình thức nào khác cũng được. Điều quan trọng không phải là hình thức nhà nước mà là tổ chức quản lí bao trùm lên tất cả, từ một căn phòng trong thị xã cho đến một túp lều ở nông thôn, từ tâm hồn của một cá nhân cho đến một phòng thí nghiệm khoa học, từ ý tưởng bay bổng của một nhạc sĩ cho đến phòng điều trị trong một bệnh viện, một thư viện, một tờ báo, một con thuyền đánh cá cho đến phòng xưng tội trong một nhà thờ.
Như thế có nghĩa là chế độ toàn trị không dựa trên các đạo luật căn bản mà tồn tại trên cơ sở các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của đảng. Vì không có luật cho nên chỉ thị của đảng chính là luật. Vì về hình thức các cơ quan nhà nước vẫn còn nên các cơ quan này chỉ là bình phong cho chế độ chuyên chế của đảng mà thôi. Các “công dân” cũng vẫn còn nhưng đấy thực chất chỉ là chủ thể của những nghĩa vụ (không phải là quyền!) và đối tượng của các chỉ thị và nghị quyết của đảng; nói cách khác: cá nhân con người chỉ là những cỗ máy, chỉ là những kẻ truyền bá nỗi sợ hãi và giả vờ trung thành với chế độ. Đây là một chế độ mà trong đó không có chủ thể của pháp luật, không có luật pháp, không có nhà nước pháp quyền. Ở đây nhận thức pháp lí được thay thế bằng các cơ chế tâm lí: đói khát, sợ hãi, đau khổ và nhục mạ, còn lao động sáng tạo được thay bằng lao động cưỡng bách của thời kì chiếm nô.
Vì vậy chế độ toàn trị không phải là chế độ nhà nước cũng chẳng phải là chế độ pháp trị. Nó đươc những người duy vật lập ra và tồn tại dựa trên cơ chế phi nhân và nô dịch “thể xác – tâm hồn”; dựa trên những mệnh lệnh có tính đe doạ giữa cai ngục và nô lệ, dựa trên những mệnh lệnh tuỳ tiện của cấp trên. Đấy không phải là một nhà nước có công dân, có pháp luật và chính phủ; đấy là một xã hội đã bị thôi miên; đấy là một hiện tượng kinh khủng và chưa từng có trong lịch sử, là một xã hội được cố kết bởi nỗi sợ hãi, bản năng và sự tàn bạo chứ không phải bởi luật pháp, tự do, lương tri, quyền công dân và nhà nước.
Nếu vẫn phải nói về hình thức của tổ chức này thì đấy không phải là pháp trị, cũng chẳng phải là vô pháp mà là chế độ chuyên chế chiếm nô rộng lớn chưa từng có và cũng bao trùm chưa từng có.
Nhà nước pháp quyền đặt cơ sở trên sự công nhận con người cá nhân, một cá nhân có tâm hồn, được tự do và tự chủ về lương tâm và công việc của mình, nghĩa là nhà nước đặt cơ sở trên sự nhận thức pháp lí đúng đắn. Chế độ toàn trị, ngược lại, dựa vào sự đe doạ. Dân chúng bị đe doạ đủ thứ: thất nghiệp, thiếu thốn, chia lìa với người thân, chết chóc, bắt bớ, tù đày, thẩm vấn, lăng mạ, đánh đập, tra tấn, lưu đầy, chết trong trại cải tạo vì đói, rét và lao động khổ sai. Dưới áp lực của những nỗi sợ hãi như thế họ còn bị thôi miên: phục tùng tuyệt đối, thế giới quan duy vật, vô thần, thường xuyên tố giác, sẵn sàng chấp nhận mọi điều dối trá và phi đạo đức, chấp nhận sống trong cảnh đói rét và làm lụng đến kiệt sức. Hơn thế nữa, họ còn bị thôi miên về nhiệt tình cách mạng và cảm giác về tính ưu việt so với tất cả các dân tộc khác; nói một cách khác: thói tự mãn về sự điên rồ và ảo tưởng về thành công của chính mình. Dưới ảnh hưởng của sự thôi miên mang tính khủng bố như thế họ trở thành những người tin tưởng mù quáng vào chủ nghĩa cộng sản phi tự nhiên, tự cao tự đại và coi thường tất cả những gì không phải là Nga (Xô-viết! Cộng sản!)
Quá trình thôi miên diễn ra đã lâu, hàng chục năm, bao nhiêu thế hế; nó đã làm băng hoại tâm hồn con người; họ không còn biết nguồn gốc của nó, họ không còn hiểu từ đâu ra cái thói kiêu ngạo ấy; một số người trong bọn họ khi ra nước ngoài vẫn còn phiêu lãng trong trạng thái tâm lí toàn trị bệnh hoạn, không tin ai và khinh thường những người di cư trước đây và thỉnh thoảng lại rơi vào những cơn co giật của thói tự mãn. Đấy là hậu quả của ba mươi năm thôi miên, chỉ có thể xoá bỏ một cách từ từ. Đấy là những nét đặc trưng của cái chế độ quái gở và bệnh hoạn đó.
-----------------
[1]Ivan Alexandrovich Ilyin sinh ngày 28 tháng 3 năm 1883 ở Moskva và mất tại Thuỵ Sĩ vào ngày 21 tháng 12 năm 1954. Ông là một nhà tư tưởng, nhà luật học và chính trị học lớn của nước Nga, là tác giả của hơn 40 đầu sách và 300 bài báo viết bằng tiếng Nga và tiếng Đức. Do những hoạt động chống chính quyền cộng sản, năm 1922 Ilin bị trục xuất khỏi Liên Xô. Trong những năm 1922-1934 ông là giáo sư Viện nghiên cứu Nga ở Berlin, đồng thời là tổng biên tập tạp chí Tiếng chuông Nga (1927-1930). Năm 1938, vì tránh sự đàn áp của Gestapo (cơ quan mật vụ Quốc xã), ông chuyển sang Thuỵ Sĩ và sống ở đó đến năm 1954. Bài báo này được viết vào cuối những năm 40 của thế kỉ trước.
Phạm Nguyên Trường dịch/ Theo blog Phạm Nguyên Trường

Kính thưa ông lão vườn Bùi !

Đào Dục Tú/Blog Kim Dung
Không hiểu sao cứ mỗi khi đọc đâu đó thấy nhắc đến con số làm tròn 24 ngàn ông tiến sĩ ở Việt Nam trong đó có chừng trên dưới 9 ngàn ông được tuyển dụng hoặc tạm tuyển, “tạm thời có việc” dù trái ngành trái nghề, là tôi liên tưởng ngay đến bài thơ “Vịnh tiến sĩ giấy” của cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, một gương mặt thơ trào phúng cận đại nổi tiếng văn đàn Việt.
Người đời thời đó còn dùng biệt danh thân mật gọi cụ là “ông lão vườn Bùi”.”Vườn Bùi chốn cũ- Bốn mươi năm lụ khụ lại về đây !. . .”
Tôi thật không có ý mạo phạm, hài hước cười cợt 24 ngàn tiến sĩ nước Việt thời hiện đại. Khối lượng tri thức họ mang trong đầu là một khối lượng đáng kể dù quá trình học hành của họ chưa toàn diện, toàn bích như ở xứ giáo dục đại học phương Tây có vài ba thế kỷ văn minh , phát triển. Nhưng họ sẽ trở nên hữu dụng biết chừng nào cho sự nghiệp kiến quốc, nếu như thể chế tạo điều kiện phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức khoa bảng trong nước này. 
Hiển nhiên, cái lò đào tạo họ là hệ thống các trường ĐH Việt Nam. Mà hệ thống đó thập kỷ qua nổi trội hiện trạng trường đặc thù “công tư hợp doanh” đua nhau mọc, chỉ cốt yếu quan tâm sĩ số đầu vào, càng đông càng vui. Đào tạo ngành nghề mà không cần biết đầu ra, bất chấp chất lượng đào tạo có đủ chuẩn ,đủ độ tương thích tương hợp với nhu cầu cụ thể của đời sống kinh tế xã hội hay không. 
Ngành giáo dục đào tạo niên khóa 2012-2013, chỉ tiêu ngân sách nhà nước lo 16 ngàn “thầy cô tương lai”,43 trường sư phạm cả nước trong ” khu rừng giáo dục đào tạo” đội vượt lên 25,5 ngàn,gần gấp đôi !Niên khóa 2013-2014, “chỉ tiêu tự khoán” bớt được 250. Nạn thiếu thợ thừa . . . “thầy” càng trầm trọng ! Và, oái oăm thay, trong khi cả thế giới đang cần kiến tạo một nền kinh tế tri thức bền vững thì ở xứ này đang xẩy ra tình trạng tạm gọi “nạn nhân mãn” trí thức- hiểu trong phạm vi “người có học,học vị” ! 
Hệ lụy nhãn tiền là xứ ta có hàng ngàn ông giáo sư, phó giáo sư, mấy chục ngàn ông tiến sĩ, vượt xa nhiều nước trong khu vực nếu tính trên tỷ lệ đầu người song đóng góp cho nghiên cứu cơ bản và khoa học công nghệ ,hình như chất lượng tỷ lệ nghịch số lượng. Trớ trêu thay người Việt khoa bảng như rừng mà nước Việt vẫn cứ ì ạch quẩn quanh không sao vượt thoát khỏi mặt bằng lạc hậu, tụt hậu quá xa so với khu vực và thế giới về nhiều mặt, có mặt đang thua cả Lào và CPC !. 
Chung quy chỉ vì yếu kém về tri thức phát triển kinh tế xã hội thời hội nhập toàn cầu. Nói gọn lại là yếu kém kinh tế tri thức. Một nhà nghiên cứu tâm huyết buồn bã thốt lên tăng trưởng kinh tế ở nước ta chủ yếu trông vào lao động cơ bắp, bán tài nguyên ,cho thuê đất-địa điểm sản xuất,bán môi trường, toàn những thứ có sẵn ,trời cho là chính. 
Các đại biểu Quốc hội thì bầy tỏ sự lo ngại về tình hình sản xuất nói chung, trong đó công nghiệp phụ trợ nói riêng hầu như con số không ,nên khâu sản xuất hàng hóa từ dệt may ,da giầy,lắp ráp ô-tô xe máy ,điện tử vân vân. . . phụ thuộc nước ngoài gần như toàn phần. Nhập từ ghim giấy ,kim khâu, đến con ốc con vít. . . Chả hiểu làm sao nhỏ như cái kim khâu ,cái cúc áo, cái đinh ốc có làm ra cũng không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật thì còn nói gì nữa. 
Đến bao giờ mới thoát được cái cảnh người người lắp ráp gia công, nhà nhà làm gia công ,bán rẻ sức cho người,thực chất là làm thuê cho tư bản nước ngoài ngay trên đất Việt !
Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách, huống hồ là người có học có chữ ,có kiến thức đủ các chuyên ngành đào tạo từ trung ương xuống địa phương.Tôi đâu dám hồ đồ vơ đũa cả nắm. Có không ít nhà khoa học,trí thức khoa bảng danh vị “xứng kỳ đức ” lao động sáng tạo, vì nước quên thân đời nào cũng có. 
Nhưng vẫn còn nguyên vẹn đấy thực tế đáng buồn, chừng mười lăm ngàn ông tiến sĩ thất nghiệp, hàng ngàn ông có việc nhưng không phát huy được sở trường sở đoản, ngâm ngùi nước chẩy bèo trôi. Chưa kể vài trăm vị giáo sư hữu danh vô thực, bằng sắc học hàm học vị đủ cả, chỉ thiếu công trình khoa học, nhất là những công trình hữu dụng hữu ích cho khoa học công nghệ nước nhà. 
Và ,xin nói thẳng, khối vị ” mười năm,hai mươi năm hay lâu hơn nữa” cũng chả hy vọng lóe sáng thăng hoa sáng tạo sáng chế công trình gì cho tương xứng danh vị . Thâm chí có vị một bài báo khoa học ra ngô ra khoai, có hàm lượng khoa học công bố trên diễn đàn chuyên ngành quốc tế cũng không nốt ! Chả lẽ bài thơ “vịnh tiến sĩ giấy” của “ông lão vườn Bùi” ngoài nỗi sầu tư ám ảnh họ hay sao. Vì đâu nên nỗi?
Trách ai đây hay lại như cụ Nguyễn Công Trứ tài danh có lúc cũng . . . bẽ bàng than thở với người đời “ngồi buồn lại trách ông xanh- khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười !”
Nghĩ lan man, thấy tâm phục cụ Nguyễn Khuyến
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng
Nét son điểm rõ mặt văn khôi
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ
Cái giá khoa danh thế mới hời
Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe
Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi !.
Một quốc gia đã nghèo thì chớ lại không sao giải được bài toán cung –cầu tối thiểu mặc dù rất thích chém gió về nguồn lực con người, đi đào tạo hàng chục ngàn ông tiến sĩ và cao hơn tiến sĩ chỉ để “ăn dần” học hàm học vị ngồi chơi xơi nước ,ăn không ngồi rồi, rẻ rúng học hàm học vị quá lắm
Sự thể đã thế thì. . . hậu thế còn biết làm sao đây, kính thưa anh linh “ông lão vườn Bùi” ! . / .

Bố là bộ trưởng không có tài sản nhưng con có hàng nghìn tỷ đồng

Minh Đức/ VTC News
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Ảnh: Lê Anh Dũng) 
Bên hành lang Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền chia sẻ với báo chí nhiều nội dung quan trọng xung quanh việc phòng chống tham nhũng hiện nay.
- Ông đánh giá tình hình tham nhũng hiện nay thế nào?
Tình hình tham nhũng hiện nay đang rất phức tạp và nghiêm trọng. Thanh tra Chính phủ đã có thông tư đưa ra tiêu chí để đánh giá về tình hình tham nhũng.
Bản chất của tham nhũng là ngầm. Tính đo đếm được tham nhũng chính là sự hài lòng của người dân với bộ máy nhà nước.
Qua hoạt động của Ủy ban tư pháp thì đánh giá rằng hoạt động tham nhũng vẫn rất phức tạp. Có thể đỡ ở địa phương này, ngành này thì lại phát triển ở ngành khác.
Điều đó, đòi hỏi các cơ quan chuyên trách phải năng cao năng lực nghiệp vụ trong việc phát hiện tham nhũng. Từ đó chúng ta phát hiện nhiều hơn. Nếu xử lý nghiêm minh sẽ hạn chế tham nhũng.
- Thưa ông, có nhiều ý kiến cho rằng hiện nay việc phát hiện tham nhũng ở nước ta còn thiếu và yếu. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
Theo báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, việc phát hiện tham nhũng của các cơ quan chức năng, đặc biệt là các cơ quan chuyên trách phòng chống tham nhũng trong thanh tra Chính phủ, Viện KSND, Bộ công an mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chất lượng là chưa cao. Đặc biệt, việc hiệu quả phát hiện của các cơ quan chuyên trách này còn yếu.
Việc phát hiện chủ yếu thông qua báo chí, qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các tổ chức chính trị xã hội và mặt trận. Tuy nhiên, thể chế pháp luật cho các thiết chế này tham gia tố giác tham nhũng là chưa đầy đủ. Đặc biệt là thiết chế cho người tố cáo tham nhũng là chưa đầy đủ.
Thực ra, thiết chế bảo vệ nhân chứng, người tố cáo không phải khó khăn ở Việt Nam. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa trước chúng tôi có sang làm việc với FBI của Mỹ. Ở Mỹ, FBI cũng rất khó khăn trong việc bảo vệ nhân chứng, bảo vệ người tố cáo.
Vì vậy, chúng ta đang hoàn thiện thể chế để khuyến khích và bảo vệ được người tố cáo tham nhũng. Bởi vì không ít trường hợp tố cáo tham nhũng bằng hình thức này hay hình thức khác đã bị trả thù. Đây là rào cản để người dân tham gia vào việc tố cáo tham nhũng.
- Luật phòng chống tham nhũng quy rất rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan khi xảy ra sai phạm. Tuy nhiên thực tế thì sao, thưa ông?
Trong pháp luật về công chức, luật về hành chính nhà nước thì trách nhiệm của từng vị trí là chưa rõ. Trong nhiệm kỳ khóa trước, tôi đã đề nghị Chính phủ là khẩn trương xây dựng luật công vụ. Trong luật đó, xác định trách nhiệm từng vị trí công tác, vị trí cấp trưởng, cấp phó, nhân viên đến đâu.
Hiện nay khi có sự việc xảy ra chúng ta xác định trách nhiệm của từng cấp là rất khó. Chúng ta cứ loay hoay đi xác định trách nhiệm của cấp trưởng, cấp phó hay người trực tiếp.
Việc xác định trách nhiệm của người đứng đầu, mặc dù đã có quy định rồi nhưng trên thực tế áp dụng không đơn giản. Trách nhiệm của người đứng đầu đến đâu, trách nhiệm liên đới, trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm kiểm tra, xử lý cán bộ … Hiện nay chúng ta chưa đủ cơ chế toàn diện để xác định trách nhiệm người đứng đầu. Vì vậy, có nơi làm được, có nơi chưa làm được.
Bên cạnh đó còn bệnh thành tích. Người đứng đầu mà phát hiện ra người tham nhũng thì rõ ràng bị cho là công tác quản lý của mình kém. Đừng lấy những địa phương, đơn vị, bộ ngành phát hiện ra nhiều tham nhũng và cho đó là khuyết điểm. Cần phải coi đó là ưu điểm để khuyến khích người đứng đầu nâng cao trách nhiệm trong việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng trong đơn vị của mình.
- Ông đánh giá như thế nào về việc kê khai tài sản khi vừa rồi Thanh tra Chính phủ cũng cho biết không tin có một trường hợp bị xử lý trong một triệu người kê khai tài sản?
Kê khai tài sản chỉ là một trong những giải pháp để quản lý tài sản. Ở các nước, để phòng chống tội tham nhũng thì vấn đề quan trọng nhất là kiểm soát tài sản.
Kiểm soát tài sản không những là chống tham nhũng mà còn chống rửa tiền, buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại… Cho đến nay chúng ta chưa kiểm soát được tài sản của cán bộ công chức và người có chức vụ quyền hạn. Đây là một thiết chế vô cùng khó.
Vì vậy, luật phòng chống tham nhũng đã giao cho Chính phủ trình Quốc hội về một văn bản về kiểm soát tài sản của người có chức vụ quyền hạn nhưng vẫn đang trong quá trình soạn thảo. Đây là một quá trình khó.
Bên cạnh kiểm soát tài sản của cán bộ công chức và người có chức vụ quyền hạn thì người ta còn có quyền công dân, người ta có quyền được giữ bí mật tài sản để đảo đảm an toàn trong giao dịch dân sự của họ.
Vì vậy chúng ta phải nghiên cứu kiểm soát tài sản của toàn bộ xã hội chứ cứ loay hoay kiểm soát tài sản của cán bộ công chức, người có chức vụ quyền hạn thì sẽ xảy ra trường hợp bố là Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch tịch UBND tỉnh… không có tài sản nhưng con là giám đốc một ngân hàng có hàng nghìn tỷ. Trong trường hợp đó chúng ta không kiểm soát được.
Vì vậy, việc kê khai tài sản ở nơi công tác và nơi cư trú chỉ là một việc rất nhỏ trong việc tiến tới chúng ta kiểm soát tài sản của cán bộ
- Thưa ông, có ý kiến cho rằng quy định báo chí phải cung cấp thông tin về chống tham nhũng cho cơ quan điều tra thì người dân nào dám cung cấp thông tin cho báo chí?
Cung cấp thông tin ở đây hiểu là mỗi công dân khi có nguồn tin báo tố giác tội phạm thì cơ quan công an phải xử lý nguồn tin báo tố giác tội phạm đó. Khi anh biết thì anh phải báo. Đó là trách nhiệm của công dân.
Khi báo chí tác nghiệp, phải bảo vệ danh tính của người cung cấp thông tin về tham nhũng. Luật báo chí phải quy định cụ thể trong nghiệp vụ.
Khi cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan tố tụng thì người ta có thẩm quyền trong việc khai thác thông tin liên quan đến tội phạm. Còn thông tin đó được khai thác thế nào từ báo chí thì luật báo chí và luật tố tụng phải quy định rõ.

Kinh nghiệm Hàn Quốc.

Tàu điện ngầm ở Seoul, sang trọng và hiện đại hơn New York, Paris, Hong Kong.
Tàu điện ngầm ở Seoul, sang trọng và hiện đại hơn New York, Paris, Hong Kong.
Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. 
Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên từ cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, để còn lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.
Đúng 20 năm, đến 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn lại khủng khiếp như thế. Ô-tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo… bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó, dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn Quốc đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào. Trên tivi chỉ có 2 chương trình là “dạy làm người” và “dạy làm ăn”, từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng, đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, đến cách tạo dựng một nhà máy. Từ một dân tộc “xin việc”, tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy tại Hàn và thuê lao động Hàn, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi “cho việc”, tức xây dựng các nhà máy ở nước ngoài và hàng triệu người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines đứng xếp hàng xin các ông chủ Hàn Quốc cho họ việc làm. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi cho việc người khác.
Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau và cười trong nước mắt, hơn 100 quốc gia giàu có nhất trên thế giới miễn visa cho họ, Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người. Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Kông và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí.
Phim Hồng Kông tràn ngập thị trường và không có đối thủ. Người Hàn tuyển chọn ngay 2000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ …4 năm sau tốt nghiệp, năm 1992, những bộ phim Hàn Quốc đầu tiên ra đời như Cảm xúc, mối tình đầu, hoa cúc..với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet và hợp nhãn người châu Á. Ngành làm phim phối hợp với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng, bắt đầu xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hanluy nổi tiếng. Người Nhật điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Kông bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa.
Năm 1988, ngoài 2000 người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh, ngần ấy người được cử đi Milan và Paris để học về thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu” tròn tròn xinh xinh” của dân châu Á, tụi Tây không thích, không bán được. Có những năm, những mẫu xe của Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ và ngạc nhiên, thích thú.
Ngoài ra, những sinh viên giỏi toán nhất được hướng theo ngành tài chính ở các đại học lớn ở Mỹ, với tham vọng Seoul thành một London, New York. Các quỹ đầu tư ra đời, tự tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Không chỉ trích, chỉ góp sức góp trí để xây dựng. Một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn giàu. Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi, ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á về cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy.
Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải Made in Korea, dù lúc sản phẩm kém cỏi còn xấu xí và đầy lỗi của thập niên bảy mươi hay hiện đại tinh xảo như bây giờ. Nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này?
Tony nhớ lần đi Hàn đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở VN cẩn thận ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm ưa thích của chị ấy cho mình mua giùm. Ở cửa hàng mỹ phẩm, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay lấy hết sản phẩm này đến sản phẩm khác cho Tony xem, đều là của Hàn cả. Do tiếng Anh không nói tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc. Đến lúc Tony lấy tay chỉ hộp phấn Lancom, thì cô thất vọng oà khóc. Cô khóc vì cô đã không thành công khi tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng. Tony nhìn cô ấy sững sờ, lẽ nào chỉ là 1 cô gái bán hàng bình thường mà có lòng yêu đất nước mãnh liệt thế sao? Tony thôi bèn mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng biết có tốt không, vì kính phục quá. Lúc Tony bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại vẫn thấy cổ gập đầu cung kính.
Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.

Giới cầm quyền Nga xưa và nay

Khi kể tên các dân tộc có đóng góp lớn cho nhân loại, không thể không nói đến nước Nga. Chỉ cần nhắc đến những cái tên người Nga như các nhà văn Aleksandr Pushkin, Lev Tolstoy, Aleksandr Solzhenitsyn,… các nhà soạn nhạc Pyotr Chaikovsky, Dmitry Shostakovich,… các nhà khoa học Pyotr Kapitsa, Andrey Kolmogorov,… các vị tướng soái Mikhail Kutuzov, Georgi Zhukov,… hay công lao của nước Nga trong việc đập tan các nhà nước phát-xít Đức và quân phiệt Nhật, cũng đã thấy phần nào tầm vóc vĩ đại của dân tộc này.
Mặc dù vậy, cuộc sống của người dân Nga cho đến đầu thế kỷ XXI này vẫn chưa thoát khỏi những bi kịch. Xã hội Nga vẫn chưa thật sự có dân chủ. Đời sống người dân Nga vẫn còn khá chật vật, và người Nga đi ra nước ngoài vẫn còn bị kỳ thị. (Tất nhiên đây là so sánh với châu Âu và Bắc Mỹ, chứ không so với Việt Nam hoặc Triều Tiên.)
Lý do chính có lẽ ở chỗ nhiều tầng lớp người Nga vẫn chưa có bản lĩnh và nhận thức tốt về chính trị – xã hội, chưa có tác phong sống năng động và vẫn còn tâm lý dựa dẫm vào nhà nước, trông chờ vào “lãnh tụ”.
Trên một nền dân trí như vậy, giới quan chức thường lợi dụng sự nhẹ dạ của quần chúng để tạo ra sự sùng bái cá nhân cùng một guồng máy cai trị hà khắc, tiếp tục chính sách ngu dân. Đối với họ, những thành tựu của dân tộc trở thành phương tiện để họ gieo vào đầu dân chúng tâm lý tự tôn dân tộc đến mức ngông cuồng. Về đối ngoại, họ lợi dụng những ưu thế của dân tộc, trong đó có ưu thế về vũ khí, và tâm lý bài ngoại của dân chúng để gây rắc rối trong quan hệ với các nước khác. Rồi sự rắc rối và căng thẳng trong quan hệ đối ngoại lại được họ lợi dụng để kích động tiếp tinh thần bài ngoại và củng cố địa vị thống trị trong nước.
Ít nhất trong vài thế kỷ qua, giới cầm quyền Nga – kể cả lãnh tụ Liên Xô người Gruzia Iosif Stalin (Jugashvili) – luôn theo đuổi chính sách bành trướng. Với các nước láng giềng vốn nhỏ hơn, họ tìm mọi cách gây sức ép hoặc ve vãn để các nước này tham gia vào các cơ chế do người Nga thao túng. Việc thành lập Liên Bang Soviet vào năm 1922 và mở rộng nó trong 3 thập niên tiếp theo là một trong những động thái như vậy. Với các cường quốc phương Tây, chính quyền Nga luôn làm mình làm mẩy, và đặc biệt luôn tiến hành chính sách chạy đua vũ trang và cố tìm cách mở rộng (một cách vô vọng) vùng ảnh hưởng của mình. Các cuộc giao tranh với người Cosack ở Ukraina, người Tatar ở Crym, xung đột với đế chế Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ), chiếm đóng Phần Lan trong thế kỷ XIX là những thí dụ về chính sách bành trướng đó. Gần đây nhất, khi hai nước “đàn em” là Gruzia (2008) và Ukraina (2014) ngả sang phương Tây, giới cầm quyền Nga đã vô cùng tức tối và ra tay “trừng phạt”, đẩy dân hai nước này vào thảm họa chiến tranh. Về Ukraina, Vladimir Putin còn liên tục đưa ra những phát biểu bóng gió rằng phần lớn lãnh thổ Ukraina thực ra là một phần của Nga (và để vuốt ve người hàng xóm Ba Lan, ông ta nói Lviv – hay Lwow, Lvov – phải trở về với nước này), rằng Nga phải “lấy lại” Kiiv (Kiev). 
Chính sách bài phương Tây và chạy đua vũ trang, sự tranh giành ảnh hưởng và thái độ ngang ngược trước các nước lân bang nhỏ yếu hơn trong đối ngoại, cùng với sự cai trị độc đoán trong đối nội là những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém trong phát triển kinh tế và sự sụt giảm uy tín không chỉ của nhà nước Nga, mà còn cả của dân tộc Nga trên trường quốc tế. Người Nga đi sang phương Tây không chỉ bị coi thường vì sự nghèo hèn, mà còn bị ghét vì đến từ một quốc gia hay kiếm chuyện, không hòa nhập được với cộng đồng quốc tế. Nước Nga càng trơ trọi thì nhà cầm quyền Nga càng điên lên, càng tìm cách o ép các nước nhỏ phải theo mình. Và họ không bao giờ tự hỏi vì sao các nước “đàn em” từng rất thân thiết cứ dần bỏ họ mà đi (trừ những nước mà nhóm cầm quyền được Kreml nuôi béo). Những người Nga hiểu biết nhận thức rõ điều này, nhưng họ không làm gì được. 
Trong quá khứ, giới cầm quyền Liên Bang Soviet, mà thành phần quyết định là Nga, trong khi tìm cách bành trướng đã vô tình tự cô lập và làm suy yếu chính mình. Kết quả là sự tan ra của liên bang này và sự sụp đổ của thể chế XHCN ở tất cả các nước thành viên Liên Bang. Sự theo đuổi chính sách của các Sa Hoàng trong thời đại mới tất yếu cũng sẽ dẫn đến sự cô lập ngày càng trầm trọng của Nga trên trường quốc tế. Việc lợi dụng thứ vũ khí mạnh hơn cả bom hạt nhân là dầu và khí đốt để làm các nước bạn hàng phải điêu đứng chắc chắn sẽ không thể duy trì lợi thế của nước Nga được lâu. Những đối tác châu Âu đang tìm cách để thoát dần khỏi ảnh hưởng của nguồn cung khí đốt từ Nga. Giá dầu và khí đốt trên thị trường quốc tế đang tiếp tục giảm. Giá trị của đồng ruble Nga cũng đang xuống dốc. Các nhà đầu tư, kể cả chính người Nga, đang theo nhau rút vốn khỏi Nga để đầu tư sang các thị trường khác.
Trong những ngày vừa qua, tổng thống Nga Putin một mặt vẫn tiếp tục đe dọa Ukraina và phương Tây, nhưng mặt khác đã có những động thái xuống thang rõ rệt. Điều đó không phải do lòng trắc ẩn của ông ta trước số phận của người dân Ukraina hay của người dân Nga ở Ukraina, mà nó thể hiện thế yếu và việc ông ta đã thấm đòn. Nếu tiếp tục chính sách thù địch với phương Tây và các nước láng giềng, kinh tế Nga trong những năm tới sẽ hết sức khó khăn và khủng hoảng ở Nga là không tránh khỏi, giống như ở Liên Xô những năm 1980. Khi đó, xã hội Nga sẽ bị xáo trộn một lần nữa, giống như Liên Xô năm 1991, và tập đoàn Putin sẽ khó lòng giữ được vai trò cầm quyền. Một mình Nga cùng với vài nước đàn em không thể chống lại được cả thế giới phương Tây hiện vẫn rất hùng mạnh và vẫn đang có ảnh hưởng quyết định nhất đối với tương lai của hành tinh.
Có thể nói giới cầm quyền Nga cho đến tận những năm đầu thế kỷ XXI này vẫn hành xử theo cách của các Sa Hoàng trước đây. Không phải ngẫu nhiên mà thủ tướng Đức Angela Merkel, người mà vài năm trước đã thể hiện mối thiện cảm khá đặc biệt với Putin, gần đây đã phải thốt lên rằng bà “không tin là ông ta đang sống với thực tại (in touch with the reality)”, rằng Putin đang sống “trong một thế giới khác”.
NGUYỄN TRẦN SÂM

Ông Dương Khiết Trì lại sang Việt Nam gặp bộ trưởng Phạm Bình Minh

Gia Minh/ RfA
Ảnh bên:Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì (trái) bắt tay Phó Thủ tướng Chính phủ Việt kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hà Nội vào ngày 27 Tháng 10 năm 2014.
Nhân vật ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì, vào ngày 27 tháng 10 lại sang Việt Nam. Đây là chuyến sang Hà Nội lần thứ hai của ông này từ khi Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982.
Suốt thời gian qua Hà Nội cũng có những nỗ lực ngoại giao được nói nhằm bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là vùng biển của Việt Nam trước sự lấn lướt của Trung Quốc. Mức độ thành công của các hoạt động ngoại giao đó ra sao?
Hoạt động ngoại giao
Chuyến sang Việt Nam lần này của Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì được cho biết nhằm tham gia cuộc họp lần thứ 7 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc- Việt Nam. Cuộc họp được đồng chủ trì bởi bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và một nội dung chính của cuộc gặp lần này cũng là thảo luận về hợp tác song phương Việt- Trung.
Nhiều người tại Việt Nam đều nhớ rất rõ chuyến đến Hà Nội của ông Dương Khiết Trì vào hai ngày 17 và 18 tháng 6 vừa qua khi mà quan hệ Trung- Việt trở nên căng thẳng do vụ giàn khoan Hải Dương 981. Ngay sau khi ông Dương Khiết Trì về lại Bắc Kinh, truyền thông Trung Quốc lúc bấy giờ loan tin là chuyến đi Hà Nội của ông Dương Khiết Trì nhằm ‘khuyến dụ đứa con hoang đàng trở về’.
Chính các quan chức Việt Nam thừa nhận sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam thì Hà Nội đã có mấy chục lần đề nghị được tiếp xúc ngoại giao nhưng Bắc Kinh từ chối, kể cả việc gặp tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng như tin tức nước ngoài loan đi.
Đến cuối tháng 8, đặc sứ của tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam là ông Lê Hồng Anh, ủy viên bộ chính trị mới được Bắc Kinh tiếp. Kết quả chuyến đi là hai phía thống nhất ba nội dung quan trọng có chức năng chỉ đạo quan hệ song phương Việt- Trung, trong đó có điểm ‘duy trì đại cục quan hệ Việt- Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông’.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh vào trung tuần tháng 9 sang Quảng Tây tham dự hội chợ triển lãm Trung Quốc- ASEAN và thượng đỉnh đầu tư- thương mại ASEAN- Trung Quốc lần thứ 11. Hà Nội cho biết chuyến đi này nhằm ‘thể hiện chính sách nhất quán của Việt Nam là coi trọng quan hệ láng giềng với Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác, duy trì tiếp xúc giữa lãnh đạo hai nước, khôi phục các mặt hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại’.
Cũng trong khuôn khổ quan hệ Việt- Trung, vào trung tuần tháng 10 vừa qua, một đoàn 13 vị tướng lĩnh Việt Nam do bộ trưởng quốc phòng đại tướng Phùng Quang Thanh dẫn đầu sang thăm Trung Quốc. Khi phát biểu với báo giới bên lề kỳ họp quốc hội khóa 8 sau chuyến đi, ông Phùng Quang Thanh nói rằng kết quả chuyến đi là hai phía thống nhất giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, hai bộ quốc phòng cũng lập đường dây nóng để giải quyết vấn đề khi có sự kiện xảy ra. Ông này dùng từ ‘bạn’ để chỉ Trung Quốc.
Diễn tiến trên thực địa
Trong khi các cấp lãnh đạo của hai phía gặp gỡ nhau tại Hà Nội, Bắc Kinh cũng như những nơi khác như thế, thì ngư dân Việt Nam làm ăn tại khu vực quần đảo Hoàng Sa tiếp tục bị tàu phía Trung Quốc xua đuổi, đánh đập, cướp phá.
Tin mới nhất cho biết tàu cá BĐ 95393 TS là vào trưa ngày 26 tháng 10 bị ‘tàu lạ’ đâm chìm tại tọa độ 17 độ vĩ bắc, 108,40 độ kinh đông. Trước đó một tháng vào ngày 27 tháng 9 tàu QNg96017-TS của ngư dân Nguyễn Ngọc Khánh ngụ tại xã An Vĩnh, đảo Lý Sơn bị tàu số hiệu 46106 đến tấn công. Chủ tàu kể lại là tàu 46106 thả ca nô và sáu người xuống truy đuổi, rồi nhày sang tàu Việt Nam dùng hung khí uy hiếp, chặt phá dụng cụ hành nghề và đổ toàn bộ rau chân vịt khai thác được xuống biển.
Trước đó nhiều tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt cá tại khu vực Hoàng Sa cũng gặp những trường hợp tương tự.
Phía Trung Quốc vào ngày 7 tháng 10 vừa qua loan tin đã hoàn thành xây dựng đường băng dài 2000 mét trên đảo Phú Lâm, thuộc Hoàng Sa. Các nguồn tin nước ngoài trong thời gian qua cho biết Trung Quốc đang gấp rút tiến hành cải tạo và xây dựng những đá tại Trường Sa thành những căn cứ quân sự. Đảo Chữ Thập được tin nói nay được cải tạo trở thành một đảo nhân tạo lớn nhất tại quần đảo Trường Sa, lớn hơn đảo Ba Bình.
Vào trung tuần tháng 5, tổng giám đốc cơ quan an ninh quốc gia Đài Loan báo cáo tại cuộc họp của ủy ban ngoại giao- quốc phòng, Viện Lập pháp nước này là đô đốc Ngô Thắng Lợi, tư lệnh hải quân Trung Quốc đã dành một tuần lễ đi thị sát hoạt động cải tạo tại năm đảo đá thuộc Trường Sa. Đây là một hoạt động được nói là chưa có tiền lệ.
Tất cả đều cho thấy Bắc Kinh đang gấp rút thực hiện mưu đồ của họ tại khu vực Biển Đông là độc chiếm lấy vùng biển với tài nguyên phong phú và đường hàng hải quan trọng này.
Đánh giá hiệu quả
Chính quyền Hà Nội thì lên tiếng phản đối như lệ thường lâu nay qua lời của người phát ngôn bộ ngoại giao mà thôi.
Đại tá Bùi Văn Bồng, nguyên đại diện của Báo Nhân dân tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long có đánh giá:
Trước sự xâm lấn, xâm lược trắng trợn của Trung Quốc vừa rồi, với cách đối phó về ngoại giao của mình không nhạy bén, không dứt khoát, không rõ ràng và có vẻ hời hợt; vẫn đối phó theo kiểu ‘anh em’ mà không coi là ‘kẻ thù, vẫn ‘tình anh em, tình đồng chí’; rồi vẫn cứ vuốt ve, nhún nhường, nhịn nhục.
Ông Đặng Xương Hùng, nguyên viên chức lãnh sự tại đại sứ quán Việt Nam ở Thụy Sĩ, nay đang tỵ nạn chính trị tại đó cho biết sự thất bại của chính sách ngoại giao mà ông cho rằng là ‘đung đưa’ của Hà Nội lâu nay:
“Đối với Trung Quốc thì Việt Nam luôn giữ chính sách 3 không: không tham gia liên minh quân sự với nước nào, không cho nước nào đặt căn cứ quân sự và không dựa vào nước này để chống nước kia. Cái ba không này lại nhằm vào hai nước quan trọng nhất trong mối quan hệ của mình đối với bên ngoài là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Điều này cũng muốn ‘đung đưa, cân bằng’ mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ. Nếu không thay đổi mà vẫn thụ động với chính sách này thì làm sao có thể bảo vệ được mình; bởi vì chính chính sách đung đưa này làm cho đất nước ta vào một cuộc khủng hoảng tức vừa thất bại về kinh tế, vừa bị Trung Quốc đe dọa về chủ quyền.”
Thiếu tướng Lê Mã Lương, anh hùng lực lượng vũ trang, nguyên giám đốc Bảo tàng Quân đội Việt Nam, bày tỏ quan ngại của ông như sau:
Tôi vẫn có lo ngại rằng với tình tình như thế này, Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn tới; nếu Việt Nam không có chiến lược lâu dài kể cả về mặt ngoại giao, kể cả về mặt quốc phòng; và không có một đối sách rõ ràng với Trung Quốc thì không cẩn thận rất dễ bị ‘cuốn theo’ Trung Quốc.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng từng có những phát biểu mạnh mẽ như ‘không đánh đổi chủ quyền để lấy hữu nghị viễn vông’; tuy nhiên giữa nói và làm của những vị lãnh đạo Việt Nam còn một khoảng cách quá lớn. Hà Nội không cho người dân biểu tình bày tỏ lòng yêu nước chống Trung Quốc gây hấn, xâm lược; chưa khởi kiện Trung Quốc về những vi phạm trắng trợn đối với chủ quyền lãnh hải của Việt Nam; và không biết niềm tin của những quốc gia đối tác khác đối với Hà Nội được đến đâu, khi mà Hà Nội vẫn kiên định với chính sách ngoại giao ba không như bấy lâu nay.

Trang