TG - Chiều 11/4, tại phiên giải trình về chấp hành pháp luật về phí và lệ phí trước Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, các ĐB cho rằng hiện người dân và DN phải gánh quá nhiều phí và lệ phí, khiến sản xuất trì trệ và gây tâm lý bức xúc.
Phí trông xe mỗi nơi một giá (ảnh minh họa).
Nhân sự việc đang nóng này, Tấm Gương xin trích từ 'Gia Cát liệt truyện' như sau:
Gia Cát Khổng Minh trong một ngày đẹp trời bèn có nhã hứng Nam du. Hành tung của ngài bí mật lắm. Ngài dặn học trò: Cả một đời ta uy danh lẫm liệt, thiên hạ nhiều người nghe tiếng nhưng chắc chi đã tường mặt. Trong đời ta, nhiều điều tâm đắc, nhưng cũng có không ít điều giờ khiến ta nặng lòng.
Gia Cát trả lời: Bao điều can gián của ta và những kế sách đoạt thiên hạ rồi cũng bằng không, bởi ta cũng đã nhầm phò phải hôn quân.
Học trò lại hỏi: Vậy chuyến đi này ngài định tìm gì từ trong quá vãng?
Khổng Minh: Sự nghiệp của ta để lại chất cao bằng núi. Mỗi thời một khác, mỗi người một kiểu, tùy theo sở trường, sở đoản mà áp dụng vậy! Nhưng đắc ý nhất của đời ta là một trận pháp, xuyên ngần ấy năm, cho đến giờ chưa từng ai hóa giải nổi…
Năm 2011: 42,023 tỷ đồng; Năm 2012: 29.112 tỷ đồng; Năm 2013: 31.271 tỷ đồng.- Kết quả thu phí, lệ phí (2011-2013)
Học trò: Cả ngàn năm qua, theo thầy, liệu hậu sinh có ai theo kịp?
Gia Cát tự tin: Đã là tinh hoa rồi thì chắc không thể có trận pháp thứ hai…
Hai thầy trò đi đi mãi. Đêm đó ngụ tại một nhà dân. Quái lạ, suốt đêm, người dân làng này không ngủ. Tính tính, toán toán, ghi ghi, chép chép. Khổng Minh sai đệ tử hỏi họ có chuyện gì?
Đệ tử hỏi xong vào bẩm: Thưa thầy, không biết vô tình hay hữu ý, khi trò hỏi làm sao cứ phải toan tính suốt đêm thì họ trả lời: Hỏi phỏng ích gì! Khổng Minh có sống lại cũng bó tay chứ nói chi hạng người trần mắt thịt như chú và bọn tôi đây…
Gia Cát nhăn mày: Thế thực hư nó là chuyện gì? Sao lũ hậu sinh dám xem thường ta thế nhỉ?
Đệ tử nói khẽ: Dạ bẩm, họ bảo đó là các khoản phí, lệ phí, nguồn tự nguyện hỗ trợ lên đến gần 400 khoản. Sắc sắc không không, đánh tráo khái niệm, ảo diệu vô chừng. Đây! Thầy xem! Các khoản thu này tầng tầng lớp lớp, giăng bủa khắp nơi, lọt vào đây thì lợi hại gấp cả chục lần trận đồ bát quái!
Khổng Minh hực lên một tiếng và than: Hậu sinh khả úy! Hậu sinh khả úy!
Phí chồng phí?
Trước chất vấn của nhiều đại biểu về việc đã thu Phí bảo trì đường bộ nhưng vẫn tồn tại các trạm thu phí, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết sau khi thực hiện thu phí bảo trì đường bộ hiện chỉ còn các trạm BOT.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Đinh Văn Nhã cho rằng khi quốc lộ 1A hoàn thành sẽ có tới 20 trạm thu phí BOT. Như vậy nếu tuyến giao thông huyết mạch này đi vào vận hành sẽ lại xảy ra tình trạng phí chồng lên phí?
Thứ trưởng Trường trình bày việc xây dựng quốc lộ 1A nằm trong chủ trương xã hội hóa đầu tư một số tuyến quốc lộ. Nếu đầu tư từ ngân sách thì tuyến quốc lộ 1A cần khoảng 100.000 tỷ đồng, nếu xã hội hóa sẽ tiết kiệm được 50.000 tỷ đồng.Vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất Chính phủ cho phép đầu tư theo hình thức BOT, cứ 70km có một trạm thu phí, chúng tôi đã kêu gọi được 17 nhà đầu tư”.
Người đi xe máy gánh nhiều loại phí.
“Nếu đầu tư bằng ngân sách thì chúng ta vẫn phải lập trạm thu phí. Chúng tôi đã tính toán kỹ là một xe tải 20 tấn từ TPHCM đến Hà Nội có mức phí khoảng 1,5-1,7 triệu đồng, mức phí này có thể chấp nhận được”, ông Trường nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển đề nghị thứ trưởng Bộ Giao thông giải thích về việc xe đã nộp phí bảo trì đường bộ nhưng vẫn phải đi qua trạm thu phí BOT thì giải quyết ra sao. Thậm chí có những cung đường trạm BOT dày hơn quy định.
Thứ trưởng Trường khẳng định “không chồng phí”. Vì Nghị định 18 quy định quỹ bảo trì đường bộ để bảo trì các đoạn đường không phải BOT, còn các đoạn đường BOT thì nhà đầu tư phải tự bỏ tiền ra để duy tu, sửa chữa. “Trong khi ngân sách khó khăn, người dân cũng phải đóng góp cùng chính phủ để xây dựng cơ sở hạ tầng. Người dân phải biết để chia sẻ và đồng tình”, Thứ trưởng Trường nói.
Công Khanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét