Hà Sĩ Phu
Đôi lời viết thêm ngày 18-11-2016: Chỉ vài giờ nữa vị cựu Đại tá công an Lê Hồng Hà sẽ “lên đài” Hoàn Vũ, tan vào mây khói của vũ trụ thiên thu. Để tưởng nhớ và xét đoán nhân vật trước thời cuộc, không gì bằng công bố một tư liệu đã lưu trữ. Không cần bình luận gì thêm, chỉ xin lưu ý: Đây là Hồng Hà của tháng 3 năm 2007! (HSP)
Còn hôm nay tôi đề nghị dành nửa giờ để tôi phát biểu ý kiến của tôi, bởi vì qua theo dõi tình hình và xem các tài liệu của trong và ngoài, tôi thấy có một số vấn đề cần phải có sự trao đổi, mà tôi phát biểu ngày hôm nay coi như người phát biểu đầu tiên trong cuộc toạ đàm và mong rằng các vị xem xét đóng góp ý kiến sau, có phê phán hẳn hoi để mình hoàn chỉnh tư duy của mình. Cách suy nghĩ của tôi với tư cách như là một người quan sát chính trị mà bình luận, chứ không phải một nhà hoạt động chính trị. Thế nhé!
Bây giờ tôi phát biểu xung quanh 03 loại vấn đề. Vấn đề thứ nhất là tôi nêu lên một cách tổng quát cuộc đấu tranh ở nước ta trong 30 năm qua. Hai nữa tôi muốn đi vào một số đặc trưng của cuộc đấu tranh ở nước ta. Ba nữa là tôi suy nghĩ một số hướng đấu tranh trước mắt của các tầng lớp nhân dân. Tức là có 03 loại vấn đề. Bây giờ tôi đi vào loại vấn đề thứ nhất.
1/ Với vấn đề thứ nhất thì tôi suy nghĩ thế này, bây giờ chúng ta đặt một cái tên cho cuộc đấu tranh hiện nay của nhân dân ở nước Việt Nam thì gọi tên cuộc đấu tranh đó là gì? Có người cho rằng đó là cuộc cách mạng dân chủ, có người cho rằng thế này thế khác, tôi thì tôi gọi tên của nó như thế này, đây là một cuộc đấu tranh vì sự phát triển và dân chủ hoá đất nước Việt Nam. Theo quan niệm của tôi thì tôi đặt vấn đề phát triển và dân chủ hoá là đi liền với nhau và tôi quan niệm sự phát triển của đất nước Việt Nam là cái tổng quát, dân chủ hoá đất nước là một nội dung của phát triển, một động lực và là một mục tiêu của phát triển. Vì vậy tôi đặt vấn đề đây là cuộc đấu tranh vì sự phát triển và dân chủ hoá đất nước, chứ tôi không đặt vấn đề dân chủ hoá nói riêng hoặc dân chủ hoá một cách độc lập với sự phát triển. Đây là ý kiến thứ nhất của phần thứ nhất này.
Ý kiến thứ hai, đây là một cuộc đấu tranh vì sự phát triển và dân chủ hoá của đất nước trong điều kiện mô hình chuyên chính vô sản áp dụng ở Việt Nam. Như vậy, nó khác với các nước phương Tây, khi đấu tranh để dân chủ hoá đất nước thì các nước phương Tây phải giải quyết một chế độ quân chủ chuyên chế và đi liền với giai cấp tư sản của CNTB phát triển. Còn ở nước Việt Nam ta hiện nay, cuộc đấu tranh để dân chủ hoá và phát triển lại tiến hành trong điều kiện của một nền chuvên chính vô sản vận dụng ở Việt Nam. Khi nghiên cứu vấn đề này, có lẽ chúng ta cần phải ít nhất là tổng kết lại quá trình từ năm 1975 trở lại đây. Sở dĩ lấy mốc nărn 1975 là vì lúc đó đất nước đã thống nhất và hoàn toàn độc lập, còn việc phân chia các thời kỳ ở Việt Nam thì đó là một vấn đề rất phức tạp cần trao đổi sau nhưng tôi cứ lấy mốc từ 1975 trở lại đây và tôi nhìn 30 năm ấy khác với một số tài liệu đã phát biểu. Tôi thấy một số tài liệu phát biểu chỉ tập trung lên án và phê phán cái chế độ chuyên chính vô sản do Đảng Cộng sản cầm quyền, còn tôi thì muốn phân tích 30 năm qua dưới con mắt nhìn đây là một cuộc đấu tranh giữa hai bên, một bên là Đảng Cộng sản cầm quyền và một bên là các tầng lớp nhân dân. Cuộc đấu tranh này xoay xung quanh vấn đề đi tìm con đường phát triển cho đất nước Việt Nam.
Đứng về phía Đảng Cộng sản cầm quyền thì họ xuất phát từ học thuyết Mác-Lênin nên họ cho rằng, sau khi đã giải phóng và thống nhất đất nước thì Việt Nam phải đi vào con đường quá độ đi lên xây dựng CNXH. Tất cả nội dung của con đường này đã được thể hiện rất rõ trong Đại hội 4 của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1976. Đường lối ấy là một đường lối sai lầm, vi vậy chỉ vận dụng trong vài năm thôi thì cả đất nước Việt Nam đi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội toàn diện và lâu dài. Đứng trước tình hình ấy, các tầng lớp nhân dân phải đi tìm con đường phát triển để bảo đảm lợi ích sống còn của mình và để đảm bảo cho đất nước phát triển. Do đó mới có những vấn đề như khoán hộ nổi lên, hoặc vấn đề đòi phải chuyển nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường. Đảng Cộng sản định cố tiêu diệt giới tư sản dân tộc qua cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh nhưng trong 30 nărn qua, các tầng lớp nhân dân đã đấu tranh và từ đó cho đến nay, tầng lớp doanh nhân và những chủ trang trại ở nông thôn phát triển ngày càng lớn mạnh. Do đó, ý kiến của tôi muốn đề nghị là phân tích, nhận xét 30 năm qua dưới một nhãn quan đây là cuộc đấu tranh giữa hai bên, chứ không phải chỉ một chiều Đảng Cộng sản muốn làm gì thì làm.
Tôi có một cách đánh giá như thế này, qua 30 năm thì dân thắng Đảng thua trên mặt kinh tế và tư tưởng, dân chưa thắng về chính trị vì Đảng Cộng sản còn nắm được công an và bộ đội.
Tại sao lại nói dân đã thắng về kinh tế và tư tưởng, vì trên mặt kinh tế mà nói, chủ trương và đường lối của Đảng Cộng sản là phải công hữu hoá, là phải xoá kinh tế TBCN, phải xoá kinh tế cá thể, là phải chuyển nền kinh tế sang nền kinh tế kế hoạch tập trung. Nhưng sau 30 năm, hợp tác xã bị phá tan tành, việc định xoá kinh tế cá thể không xoá nổi, kinh tế hộ gia đình và kinh tế nhiều thành phần hiện nay là một hiện tượng lớn nhất của đất nước. Đảng định xoá bỏ giai cấp tư sản thì doanh nhân Việt Nam càng ngày càng phát triển mạnh mẽ chỉ còn lại một khu vực quốc doanh làm ăn thua lỗ và trong hoàn cảnh hội nhập quốc tế thì đứng trước nguy cơ phá sản. Vì vậy, về kinh tế thì tôi khái quát là dân thắng Đảng thua.
Về tư tưởng, Đảng Cộng sản muốn dùng Chủ nghĩa Mác-Lênin làm tư tưởng chỉ đạo toàn bộ xã hội, phải xây dựng lý tưởng XHCN trong các tầng lớp nhân dân. Theo tôi suy nghĩ, mặc dù hiện nay trường Đảng còn giảng Mác-Lênin, các trường đại học còn phải dạy Mác-Lênin và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phải xuất bản tác phẩm Mác-Lênin nhưng trong các tầng lớp nhân dân, lý tưởng CNXH không còn là vấn đề nữa và Chủ nghĩa Mác-Lênin không có vị trí lớn nào trong suy nghĩ của nhân dân. Vì vậy, mình mới nêu lên nhận định là trên mặt kinh tế và tư tưởng thì dân thắng Đảng thua, Đảng chỉ chưa thua trên mặt chính trị mà thôi.
Qua 30 năm, chúng ta thấy rất rõ rằng CNXH Nhà nước xâm nhập vào Việt Nam, nhưng từ đổi mới thì CNXH Nhà nước bắt đầu ra đi khỏi Việt Nam. CNXH Nhà nước xâm nhập vào Việt Nam là theo con đường chính trị đi trước, kinh tế tư tưởng đi sau, nhưng khi bắt đầu ra đi khỏi Việt Nam thì CNXH Nhà nước lại ra đi từ kinh tế trước, sau đến tư tưởng và chính trị là cuối cùng. Như vậy, lộ trình xâm nhập và lộ trình ra đi là ngược nhau. Từ thực tiễn 30 năm qua, có lẽ chúng ta phải có nhiệm vụ phân tích, phát hiện được những đặc trưng của cuộc đấu tranh ở Việt Nam xem nó là thế nào, nó khác gì so với các nước ở trên thế giới. Việc ấy là một việc rất lớn, nó đòi hỏi phải có một trí tuệ tập thể của tầng lớp trí thức ở Việt Nam chứ không thể nào một vài trí thức ở đây đó làm nổi việc này và tập thể ấy có nhiệm vụ bổ sung cho nhau, phê phán nhau thì mới ra nổi. Như vậy ý kiến thứ nhất của tôi tổng quát là như thế.
2/ Bây giờ tôi đi sang phần thứ hai, đó là từ thực tiễn 30 năm, từ cách đặt vấn đề suy nghĩ như thế, tôi thử phát hiện những đặc trưng cơ bản của cuộc đấu tranh ở Việt Nam hiện nay là như thế nào. Trong những đặc trưng cơ bản này, ý kiến của tôi muốn nêu lên một số điểm cụ thể như sau:
– Một, cuộc đấu tranh để phát triển và dân chủ hoá đất nước trong điều kiện của một nền chuyên chính vô sản là một sự nghiệp cực kỳ khó khăn nhưng có khả năng thắng lợi lớn. Chúng ta phải hiểu rằng thể chế chuyên chính vô sản là một thể chế rất mạnh, nên nếu có ý đồ sử dụng lực lượng vũ trang xâm nhập từ bên ngoài hoặc tổ chức lực lượng bạo loạn ở trong nước để lật đổ chính quyền này thì phải nói rằng trước sau gì cũng thất bại. Nhưng đồng thời kinh nghiệm 30 năm qua cho thấy, trong điều kiện nền chuyên chính vô sản như thế nhưng dân đã thắng lợi về kinh tế và về tư tưởng. Cho nên, nếu có một đường lối, một phương thức, một sách lược về đấu tranh đúng thì trong điều kiện nền chuyên chính vô sản vẫn có điều kiện giành được thắng lợi. Và chế độ chuyên chính vô sản ấy mặt nào đó thì rất mạnh nhưng lại có mặt rất yếu, nó có khuynh hướng là một quá trình tự tan rã. Vì sao? Vì đường lối xây dựng kinh tế và xã hội của mô hình CNXH Nhà nước ấy là một mô hình phản phát triển , sai lầm, nó làm cho những đất nước đi vào CNXH là nghèo khổ. Và với chế độ độc đảng thì cán bộ nắm quyền bị tha hoá, do đó mất hết uy tín trong nhân dân. Đường lối mà làm kìm hãm sự phát triển xã hội và khiến cán bộ tha hoá, mất hết uy tín trong nhân dân thì đây là một quá trình tự vỡ. Vì vậy, khi các tầng lớp nhân dân và các lực lượng mà ta tạm gọi là dân chủ đứng lên đấu tranh thì không phải là do mình đứng ra tổ chức các lực lượng để đánh đổ chế độ ấy đâu mà là hỗ trợ cho quá trình tự vỡ của chế độ ấy. Đây là vấn đề thứ nhất nhé, tức là nền chuyên chính vô sản mạnh nhưng đồng thời lại rất yếu, nó đang trong quá trình tự tan vỡ và các lực lượng trong nước hoạt động lúc này là hỗ trợ cho sự tự vỡ ấy.
– Vấn đề thứ hai là tính chất của cuộc đấu tranh. Đây là một cuộc đấu tranh nhằm chấm dứt những chính sách sai lầm của Đảng Cộng sản cầm quyền, những chính sách phản dân hại nước nhưng không phải là một cuộc đấu tranh để lật đổ chính quyền hiện nay. Đối với chính quyền hiện nay, nếu họ làm những việc gì đúng đắn có lợi cho dân tộc thì nhân dân hoan nghênh, còn nếu họ làm những chính sách gì có hại cho sự phát triển của dân tộc thì nhân dân đấu tranh để chấm dứt. Họ cũng có những chính sách đúng, ví dụ như vừa rồi vận động để dân tộc Việt Nam gia nhập WTO hoặc tổ chức Hội nghị APEC, đây là những hành động rất đúng thì chúng ta ủng hộ. Như vậy, cần phải làm rõ luận điểm: đây là một cuộc đấu tranh nhằm chấm dứt những chính sách sai lầm chứ không phải là cuộc đấu tranh lật đổ chính quyền. Một luận điểm nữa: đây là cuộc đấu tranh chấm dứt vai trò độc đảng, đảng trị của Đảng Cộng sản chứ không phải là cuộc đấu tranh để đánh đổ và xoá bỏ Đảng Cộng sản. Phải nói rằng Đảng Cộng sản có những công lao trong chiến tranh giải phóng dân tộc nhưng từ 1975 trở đi thì họ lại đưa dân tộc vào chỗ sai lầm. Thành ra bây giờ mình làm chấm dứt vai trò độc đảng trong chính thể chuyên chính vô sản nhưng không phải là một cuộc đánh đổ để xoá bỏ Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản vẫn có thể tiếp tục tồn tại và là một lực lượng chính trị tham gia chế độ dân chủ đa nguyên. Đây là ý thứ hai.
Ý thứ ba, đây là cuộc đấu tranh để chống lại việc quốc đạo hoá Chủ nghĩa Mác-Lênin, đưa Chủ nghĩa Mác-Lênin thành lý thuyết quốc gia bắt cả dân tộc này đi theo thì đó là thảm hoạ. Nhưng cuộc đấu tranh này cũng không phải là cuộc đấu tranh để chống Chủ nghĩa Mác-Lênin, mà chỉ là chống lại việc quốc đạo hoá Chủ nghãa Mác-Lênin.
Như vậy, qua kinh nghiệm của 30 năm và những năm trước nữa, tôi thấy có 03 đặc điểm: Một là cuộc đấu tranh để chấm dứt những sai lầm của chính quyền chứ không phải để lật đổ chính quyền; Hai là cuộc đấu tranh để chấm dứt vai trò độc đảng, đảng trị trong nền chuyên chính vô sản chứ không phải để xoá bỏ, đánh đổ Đảng Cộng sản; Ba là cuộc đấu tranh để chống lại việc quốc đạo hoá Chủ nghĩa Mác-Lênin chứ không phải để chống Chủ nghĩa Mác-Lênin. Tính chất của cuộc đấu tranh có ba điểm như thế nhé!
– Vấn đề thứ ba, cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân vừa rồi không phải do một đảng chính trị đối lập nào lãnh đạo cả. Nó cũng không do một cương lĩnh chính trị nào lãnh đạo cả. Tất cả những thắng lợi về kinh tế như khoán hộ, như hình thành lớp doanh nhân Việt Nam, như kế hoạch hoá tập trung phải chuyển sang kinh tế thị trường… xuất hiện như là một nhu cầu thiết thực về đời sống của các tầng lớp nhân dân và nó hình thành, chứ nó không phải do một đảng chính trị hay một cương lĩnh nào lãnh đạo cả. Đấy là một đặc điểm ở đất nước Việt Nam.
– Điểm thứ tư, trận địa đấu tranh giữa hai bên , một bên là Đảng cầm quyền và một bên là các tầng lớp nhân dân. Điều này không giống như các nước khác, các nước khác khi đấu tranh dân chủ hóa thì nó diễn ra giữa một bên là đảng cầm quyền và một bên là những đảng dân chủ đối lập lãnh đạo một khối lượng quần chúng khác, trong khi ở Việt nam là giữa Đảng cầm quyền và các tầng lớp nhân dân.Theo mình suy nghĩ, lực lượng tiền phong của các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh này có 3 loại người: Một là giới Trí thức, hai là giới Doanh nhân, ba là những lực lượng tiến bộ trong cơ quan Nhà nước. Vì vậy, hình thái trận địa của cuộc đấu tranh tại Việt nam khác với trận địa ở các nước khác.Đấy là điểm thứ tư.
– Điểm thứ năm, do trận địa đấu tranh như thế nên phương thức đấu tranh ở Việt nam là đấu tranh trong tình hình hợp pháp tối đa. Về điểm này, có thể xem xét và học tập ý kiến của Phan Chu Trinh. Cuộc đấu tranh hợp pháp tối đa có nghĩa là chúng ta phải giữ lấy tính hợp pháp, phải sử dụng những khẩu hiệu của hiến pháp, của luật pháp hiện nay đã có để đấu tranh.Do đó, về cơ bản, thái độ của chúng ta là nên ủng hộ vấn đề đổi mới (của Đảng) nhưng đòi hỏi đổi mới phải triệt để, anh không được đưa đổi mới ra để làm nửa vời, để mỵ dân.Đấy là vấn đề thứ năm.
– Vấn đề thứ sáu, do cuộc đấu tranh trong điều kiện như thế nên nó chỉ có thể thắng lợi một cách dần dần, quá trình tiến lên là một quá trình tiệm tiến chú không có đột biến.Có lẽ không thể nào đùng một cái mà thắng lợi ngay được mà phải đi nhiều bước. Và do cách thắng lợi của nó như thế nên hình thái thắng lợi có khi không được rõ ràng, khoa trương gì ghê gớm cả. Ví dụ: vấn đề khoán hộ, dần dần nó đánh tan hợp tác xã thì đấy là một quá trình tiệm tiến; sự hình thành các doanh nhân Việt nam cả về lượng và về chất cũng là một quá trình tiệm tiến chứ không phải mở ngay ra tức khắc. Cho nên, sự tiến bộ của đất nước Việt nam khi nó hình thành có khi phải theo lộ trình, tức là hình thành, xuất hiện một cách âm thầm, không chính thức, không hợp pháp, rồi dần dần mới được công nhận và được hợp pháp hóa. Có lẽ quá trình đấu tranh ấy sẽ phải tiến hành như thế chăng?
Hiện nay có nhiều vấn đề chúng ta chưa có một cái tổng kết gì cho nó rõ cả. Ví dụ, cái nhóm của Lê Đức Anh và TCII có thể nói từ năm 91 ở Đại hội VII đã chiếm lĩnh một vị trí ghê gớm trong Đảng và trong hệt thống chính trị này, nhưng đến năm 2006 thì nó sụp đổ. Vậy tại sao một lực lượng ghê gớm như thế mà lại sụp đổ? Phân tích phương thức đấu tranh là gì, công lao là của ai và có kinh nghiệm gì thì chúng ta hiện nay chưa ai có tổng kết gì cả.
Như vậy là tôi đã nêu lên một vài đặc trưng của cuộc đấu tranh ở Việt nam nhé! Đấy là phần thứ hai.
3/ Phần thứ ba, đó là trước mắt cuộc đấu tranh đang tập trung vào những vấn đề gì? Theo mình suy nghĩ và khái quát lại những hiện tượng đấu tranh ở trong toàn quốc thì tôi nghĩ rằng cuộc đấu tranh ấy hiện đang tập trung vào lĩnh vực đổi mới chính trị, tức là đấu tranh trên lĩnh vực chính trị. Cuộc đấu tranh ấy nó thừa hưởng thành quả đấu tranh thắng lợi trên mặt kinh tế và tư tưởng trong 30 năm qua và hiện nay nó đang bước vào một thời kỳ mới là tập trung đổi mới chính trị, mà chủ đề chính là “Xây dựng Nhà nước pháp quyền thật sự, chứ không phải “Nhà nước pháp quyền XHCN”. Nó phải là cuộc đấu tranh để xây dựng một chế độ dân chủ thật sự chứ không phải chế độ dân chủ XHCN và nội dung của nó là phải chấm dứt mô hình chuyên chính vô sản, có nghĩa là phải chấm dứt mô hình đảng độc quyền lãnh đạo, đảng trị.
Nội dung của cuộc đấu tranh đổi mới chính trị này có thể nêu lên 05 điểm cụ thể:
– Thứ nhất, đấu tranh để Quốc hội trở thành cơ quan quyền lực cao nhất theo đúng Hiến pháp.
– Thứ hai , luật hóa điều 4 Hiến pháp, hoặc nếu không thì phải ra luật về sự lãnh đạo của Đảng. Sau khi ra luật về Mặt trận Tổ quốc thì phải ra luật vế đảng Cộng sản lãnh đạo và điều quan trọng là phải thanh toán hai hệ thống chính quyền đang tồn tại hiện nay ở Trung ương cho đến cơ sở. Hôm nọ, trong báo Gia đình và Xã hội cách đây độ một tuần hay là 10 ngày, nó có đăng một bài trả lời phỏng vấn của Đặng Hữu Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, có đưa ra một số liệu rất đáng lưu ý thế này, tổng số người ăn lương theo ngân sách Nhà nước hiện nay là 66 vạn, trong đó có 21 vạn là viên chức hành chính Nhà nước, 28 vạn là cán bộ phường xã, 27 vạn là Đảng và đoàn thể. Như thế là viên chức hành chính Nhà nước chỉ có 21 vạn mà biên chế của Đảng và đoàn thể từ Trung ương đến địa phương lại đến 27 vạn, Cho nên, nếu không giải quyết được vấn đề này thì bàn về cải cách hành chính của 21 vạn chỉ là vô nghĩa. Tại sao nhân dân anh hùng như thế này mà không tập trung xây dựng được UBND và HĐND cho tốt, mà phải có thêm hệ thống cấp ủy đảng lãnh đạo? Nó thành ra 02 hệ thống chính quyền rất chồng chéo. Cho nên hội nghị Trung ương 4 vừa rồi không dám bàn đến ngân sách của Đảng vì nếu bàn thì sẽ thấy được Đảng đang được sở hữu và quản lý một khối lượng chi tiêu và tài sản khổng lồ.Do đó, điểm thứ hai là phải luật hóa sự lãnh đạo của Đảng và thanh lý được hệ thống hai chính quyền.
– Thứ ba là phải đấu tranh để Tư pháp độc lập, các tòa án chỉ xử theo pháp luật chứ các cấp ủy Đảng không được quyền can thiệp.
– Thứ tư là đấu tranh từng bước để Quân đội và Công an chỉ được trung thành với Tổ quốc và Nhân dân, không được quyền trung thành với Đảng.
– Thứ năm là phải ban hành mới luật lập hội và luật tự do báo chí.
Theo như tôi suy nghĩ sau khi đã khái quát lại những cuộc đấu tranh trong Đại hội, trong Quốc hội và trên báo chí thời gian qua thì thấy có lẽ cuộc đấu tranh trước mắt đang chuyển sang lĩnh vực chính trị là trung tâm. Và theo cách đặt vấn đề của người ta thì cuộc đấu tranh này đang diễn ra trong một môi trường mới với những đặc điểm sau:
+ Thứ nhất, nó tiến hành cuộc đấu tranh chính trị này trên cơ sở những thắng lợi trên mặt tư tưởng và kinh tế của 30 năm trước đây chứ nó không phải xuất phát từ số o mà tiến hành.
+ Thứ hai, năm 2006 xuất hiện một thế trận mới, đó là đảng Cộng sản cầm quyền ở vào thế bị động, còn các lực lượng tiến bộ đang phát triển và tấn công một cách mạnh mẽ. Thêm vào đó là sự xuất hiện của các tổ chức dân chủ và các tờ báo dân chủ đã làm cho thế trận đổi khác rồi.
+ Thứ ba, nước Việt nam đã gia nhập WTO, tức là hội nhập quốc tế và việc hội nhập ấy sẽ ngày càng đẩy tới chứ anh không thể cưỡng được.
+ Thứ tư, việc tiến hành đấu tranh chính trị này diễn ra trên cơ sở một cơ cấu xã hội mới xuất hiện, nghĩa là hiện nay trong xã hội Việt nam đã phân tầng và hình thành ra các tầng lớp xã hội mới có vị trí khác trước. Vì vậy, cuộc đấu tranh chính trị là rất khó khăn vì nó đụng đến vấn đề quyền và lợi của tầng lớp cầm quyền hiện nay nhưng lại được tiến hành trong môi trường hoàn toàn thuận lợi.
Tuy nhiên, đây là ý kiến mà ở ngoài này trong anh em còn đang khác nhau. Một loại ý kiến thì cho rằng ở nước Việt nam này phải 10-15 năm nữa mới chuyển biến, còn một loại ý kiến cho rằng trong điều kiện thuận lợi như thế này thì trong những năm trước mắt có thể giành được thắng lợi. Do đó, mình đề nghị các anh em ở trong ấy suy nghĩ xung quanh vấn đề đấu tranh chính trị, vấn đề bầu cử Quốc hội. Đấy, xin các ông suy nghĩ, theo dõi và đóng góp ý kiến.
Ngoài ra tôi cũng đã đề nghị các anh em ở ngoài này là khi các ông tham gia đấu tranh thì vấn đề phê phán, lên án ông Hồ thì xin các ông gác lại cho. Quyền nhận xét về ông Hồ thì đó là quyền của mỗi người, nhưng trong đấu tranh chính trị hiện nay, để cho các tầng lớp nhân dân có thể tham gia cùng đấu tranh thì phải tạm gác lại vấn đề phê phán ông Hồ. Đối với đảng Cộng sản thì nếu phê phán những cái hiện nay thì cứ phê phán nhưng tránh phủ nhận tất cả công lao của Đảng trong chiến tranh giải phóng trước đây vì như thế sẽ không có lợi trong vấn đề tập hợp lực lượng.
Đấy, tôi đã phát biểu quá 30 phút rồi, vậy xin ông Hà Sĩ Phu, ông Bùi Minh Quốc suy nghĩ, rồi một tuần nữa các ông phê phán lại tôi (cười). Được không? Có nghe rõ không?…Tốt rồi! ..
Hà Sĩ Phu: Thưa anh Hồng hà, hôm nay được nghe anh trình bày những ý kiến rất là thú vị. Trước hết tôi thật ngạc nhiên vì ở tuổi anh mà sự suy nghĩ còn hệ thống, mạch lạc, chính xác như thế thì đã ít có rồi, nhưng điều lạ nữa là khả năng diễn đạt sao vẫn còn lưu loát, rõ ràng, sáng sủa như thế.
Về nội dung, anh đã đặt được ra những vấn đề căn bản để thảo luận, đã đưa ra những ý kiến cá nhân, trong đó có nhiều ý kiến mới và chính xác. Trên cơ sở đó, chắc chắn còn phải bàn luận, mở rộng, cụ thể hóa và phản biện nữa.
Nhưng để làm được việc đó, xin có 3 ý kiến đề xuất với anh thế này:
– Đề nghị anh văn bản hóa cho, đánh máy vi tính thành bài Text gửi cho anh em, để vừa nghe vừa đọc nữa. Những ý kiến góp của anh em có thể cũng viết thành bài, có thể ký tên thật hay bút danh, rồi tập hợp lại sẽ có thể có ích cho nhiều người. Tất nhiên có những vấn đề muốn hiểu đúng cần đọc “giữa các hàng chữ”.
– Về quy mô của sự thảo luận, ý anh định thế nào, chỉ giao lưu hẹp trong một số anh em thân tín hay định mở rộng ra đến đâu, xin anh cho biết.
– Trong những anh em có tấm lòng đối với sự dân chủ và phát triển đất nước thì từ trước tới nay chưa có sự trao đổi chung một cách hệ thống nào, nay anh khởi xướng việc trao đổi này là rất tốt. Nhưng công cuộc “dân chủ hóa và phát triển đất nước” này không phải nay mới bắt đầu từ đầu, mà cũng đã đi được một quãng khá xa rồi. Ngoài những ý kiến khá gần nhau như ý kiến của anh với chúng tôi thì cũng có những xu hướng rất khác. Sự nở rộ bên trong và bên ngoài vừa rồi có những mặt tốt, nhưng cũng có những xu hướng, những phương pháp có thể nói là sai lầm, gây tác hại. Vậy thái độ của những người có suy nghĩ đúng đắn phải ứng xử thế nào trước tình hình phức tạp đó, xin anh suy nghĩ trước để rồi có thể trao đổi.
Hồng Hà: Những ý anh nói vừa rồi hình như để động viên tôi, nhưng tôi nghe không được rõ, có thể vì phương tiện của anh tồi quá (cùng cười), vậy anh bổ sung vào rồi gửi ra cho tôi.
Hà Sĩ Phu- Bùi Minh Quốc: Vâng, cảm ơn anh Hồng Hà. Anh nhớ viết thành bài nhé!
***
Hồng Hà: Chào… Tốt rồi…. Tranh cãi nhé, Hà Sỹ Phu là hay tranh cãi lắm đấy (cười)… Thế nghe mình nói có rõ không? Rõ hả? Rồi, tốt lắm. Vậy sáng nay cho mình phát biểu trong nửa tiếng thôi, ông Phu và ông Quốc phát biểu thì để sau, đã biết số điện thoại của mình rồi mà…. Thế số điện thoại của Hà Sỹ Phu bây giờ là bao nhiêu? (HSP bị cắt hết 3 điện thoại bàn và không biết bao nhiêu SIM di động). Thế à? Thôi,vậy mình sẽ gọi qua Bùi Minh Quốc. Bây giờ tôi nói được chưa? Trước hết tôi kéo dài ngày tết ra để chúc tết các vị đã. Tôi chúc 03 cái, anh nhận được cái gì thì tuỳ anh, còn không thì trả lại (cười). Cái thứ nhất là có sức khoẻ, mọi sự như ý. Cái thứ hai là phát “tài”, tài chính hay tài năng thì tuỳ các ông hiểu. Cái thứ ba là đầu năm đẻ “con” trai, cuối năm đẻ “con “ gái (cười). Thế nhé!Còn hôm nay tôi đề nghị dành nửa giờ để tôi phát biểu ý kiến của tôi, bởi vì qua theo dõi tình hình và xem các tài liệu của trong và ngoài, tôi thấy có một số vấn đề cần phải có sự trao đổi, mà tôi phát biểu ngày hôm nay coi như người phát biểu đầu tiên trong cuộc toạ đàm và mong rằng các vị xem xét đóng góp ý kiến sau, có phê phán hẳn hoi để mình hoàn chỉnh tư duy của mình. Cách suy nghĩ của tôi với tư cách như là một người quan sát chính trị mà bình luận, chứ không phải một nhà hoạt động chính trị. Thế nhé!
Bây giờ tôi phát biểu xung quanh 03 loại vấn đề. Vấn đề thứ nhất là tôi nêu lên một cách tổng quát cuộc đấu tranh ở nước ta trong 30 năm qua. Hai nữa tôi muốn đi vào một số đặc trưng của cuộc đấu tranh ở nước ta. Ba nữa là tôi suy nghĩ một số hướng đấu tranh trước mắt của các tầng lớp nhân dân. Tức là có 03 loại vấn đề. Bây giờ tôi đi vào loại vấn đề thứ nhất.
1/ Với vấn đề thứ nhất thì tôi suy nghĩ thế này, bây giờ chúng ta đặt một cái tên cho cuộc đấu tranh hiện nay của nhân dân ở nước Việt Nam thì gọi tên cuộc đấu tranh đó là gì? Có người cho rằng đó là cuộc cách mạng dân chủ, có người cho rằng thế này thế khác, tôi thì tôi gọi tên của nó như thế này, đây là một cuộc đấu tranh vì sự phát triển và dân chủ hoá đất nước Việt Nam. Theo quan niệm của tôi thì tôi đặt vấn đề phát triển và dân chủ hoá là đi liền với nhau và tôi quan niệm sự phát triển của đất nước Việt Nam là cái tổng quát, dân chủ hoá đất nước là một nội dung của phát triển, một động lực và là một mục tiêu của phát triển. Vì vậy tôi đặt vấn đề đây là cuộc đấu tranh vì sự phát triển và dân chủ hoá đất nước, chứ tôi không đặt vấn đề dân chủ hoá nói riêng hoặc dân chủ hoá một cách độc lập với sự phát triển. Đây là ý kiến thứ nhất của phần thứ nhất này.
Ý kiến thứ hai, đây là một cuộc đấu tranh vì sự phát triển và dân chủ hoá của đất nước trong điều kiện mô hình chuyên chính vô sản áp dụng ở Việt Nam. Như vậy, nó khác với các nước phương Tây, khi đấu tranh để dân chủ hoá đất nước thì các nước phương Tây phải giải quyết một chế độ quân chủ chuyên chế và đi liền với giai cấp tư sản của CNTB phát triển. Còn ở nước Việt Nam ta hiện nay, cuộc đấu tranh để dân chủ hoá và phát triển lại tiến hành trong điều kiện của một nền chuvên chính vô sản vận dụng ở Việt Nam. Khi nghiên cứu vấn đề này, có lẽ chúng ta cần phải ít nhất là tổng kết lại quá trình từ năm 1975 trở lại đây. Sở dĩ lấy mốc nărn 1975 là vì lúc đó đất nước đã thống nhất và hoàn toàn độc lập, còn việc phân chia các thời kỳ ở Việt Nam thì đó là một vấn đề rất phức tạp cần trao đổi sau nhưng tôi cứ lấy mốc từ 1975 trở lại đây và tôi nhìn 30 năm ấy khác với một số tài liệu đã phát biểu. Tôi thấy một số tài liệu phát biểu chỉ tập trung lên án và phê phán cái chế độ chuyên chính vô sản do Đảng Cộng sản cầm quyền, còn tôi thì muốn phân tích 30 năm qua dưới con mắt nhìn đây là một cuộc đấu tranh giữa hai bên, một bên là Đảng Cộng sản cầm quyền và một bên là các tầng lớp nhân dân. Cuộc đấu tranh này xoay xung quanh vấn đề đi tìm con đường phát triển cho đất nước Việt Nam.
Đứng về phía Đảng Cộng sản cầm quyền thì họ xuất phát từ học thuyết Mác-Lênin nên họ cho rằng, sau khi đã giải phóng và thống nhất đất nước thì Việt Nam phải đi vào con đường quá độ đi lên xây dựng CNXH. Tất cả nội dung của con đường này đã được thể hiện rất rõ trong Đại hội 4 của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1976. Đường lối ấy là một đường lối sai lầm, vi vậy chỉ vận dụng trong vài năm thôi thì cả đất nước Việt Nam đi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội toàn diện và lâu dài. Đứng trước tình hình ấy, các tầng lớp nhân dân phải đi tìm con đường phát triển để bảo đảm lợi ích sống còn của mình và để đảm bảo cho đất nước phát triển. Do đó mới có những vấn đề như khoán hộ nổi lên, hoặc vấn đề đòi phải chuyển nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường. Đảng Cộng sản định cố tiêu diệt giới tư sản dân tộc qua cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh nhưng trong 30 nărn qua, các tầng lớp nhân dân đã đấu tranh và từ đó cho đến nay, tầng lớp doanh nhân và những chủ trang trại ở nông thôn phát triển ngày càng lớn mạnh. Do đó, ý kiến của tôi muốn đề nghị là phân tích, nhận xét 30 năm qua dưới một nhãn quan đây là cuộc đấu tranh giữa hai bên, chứ không phải chỉ một chiều Đảng Cộng sản muốn làm gì thì làm.
Tôi có một cách đánh giá như thế này, qua 30 năm thì dân thắng Đảng thua trên mặt kinh tế và tư tưởng, dân chưa thắng về chính trị vì Đảng Cộng sản còn nắm được công an và bộ đội.
Tại sao lại nói dân đã thắng về kinh tế và tư tưởng, vì trên mặt kinh tế mà nói, chủ trương và đường lối của Đảng Cộng sản là phải công hữu hoá, là phải xoá kinh tế TBCN, phải xoá kinh tế cá thể, là phải chuyển nền kinh tế sang nền kinh tế kế hoạch tập trung. Nhưng sau 30 năm, hợp tác xã bị phá tan tành, việc định xoá kinh tế cá thể không xoá nổi, kinh tế hộ gia đình và kinh tế nhiều thành phần hiện nay là một hiện tượng lớn nhất của đất nước. Đảng định xoá bỏ giai cấp tư sản thì doanh nhân Việt Nam càng ngày càng phát triển mạnh mẽ chỉ còn lại một khu vực quốc doanh làm ăn thua lỗ và trong hoàn cảnh hội nhập quốc tế thì đứng trước nguy cơ phá sản. Vì vậy, về kinh tế thì tôi khái quát là dân thắng Đảng thua.
Về tư tưởng, Đảng Cộng sản muốn dùng Chủ nghĩa Mác-Lênin làm tư tưởng chỉ đạo toàn bộ xã hội, phải xây dựng lý tưởng XHCN trong các tầng lớp nhân dân. Theo tôi suy nghĩ, mặc dù hiện nay trường Đảng còn giảng Mác-Lênin, các trường đại học còn phải dạy Mác-Lênin và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phải xuất bản tác phẩm Mác-Lênin nhưng trong các tầng lớp nhân dân, lý tưởng CNXH không còn là vấn đề nữa và Chủ nghĩa Mác-Lênin không có vị trí lớn nào trong suy nghĩ của nhân dân. Vì vậy, mình mới nêu lên nhận định là trên mặt kinh tế và tư tưởng thì dân thắng Đảng thua, Đảng chỉ chưa thua trên mặt chính trị mà thôi.
Qua 30 năm, chúng ta thấy rất rõ rằng CNXH Nhà nước xâm nhập vào Việt Nam, nhưng từ đổi mới thì CNXH Nhà nước bắt đầu ra đi khỏi Việt Nam. CNXH Nhà nước xâm nhập vào Việt Nam là theo con đường chính trị đi trước, kinh tế tư tưởng đi sau, nhưng khi bắt đầu ra đi khỏi Việt Nam thì CNXH Nhà nước lại ra đi từ kinh tế trước, sau đến tư tưởng và chính trị là cuối cùng. Như vậy, lộ trình xâm nhập và lộ trình ra đi là ngược nhau. Từ thực tiễn 30 năm qua, có lẽ chúng ta phải có nhiệm vụ phân tích, phát hiện được những đặc trưng của cuộc đấu tranh ở Việt Nam xem nó là thế nào, nó khác gì so với các nước ở trên thế giới. Việc ấy là một việc rất lớn, nó đòi hỏi phải có một trí tuệ tập thể của tầng lớp trí thức ở Việt Nam chứ không thể nào một vài trí thức ở đây đó làm nổi việc này và tập thể ấy có nhiệm vụ bổ sung cho nhau, phê phán nhau thì mới ra nổi. Như vậy ý kiến thứ nhất của tôi tổng quát là như thế.
2/ Bây giờ tôi đi sang phần thứ hai, đó là từ thực tiễn 30 năm, từ cách đặt vấn đề suy nghĩ như thế, tôi thử phát hiện những đặc trưng cơ bản của cuộc đấu tranh ở Việt Nam hiện nay là như thế nào. Trong những đặc trưng cơ bản này, ý kiến của tôi muốn nêu lên một số điểm cụ thể như sau:
– Một, cuộc đấu tranh để phát triển và dân chủ hoá đất nước trong điều kiện của một nền chuyên chính vô sản là một sự nghiệp cực kỳ khó khăn nhưng có khả năng thắng lợi lớn. Chúng ta phải hiểu rằng thể chế chuyên chính vô sản là một thể chế rất mạnh, nên nếu có ý đồ sử dụng lực lượng vũ trang xâm nhập từ bên ngoài hoặc tổ chức lực lượng bạo loạn ở trong nước để lật đổ chính quyền này thì phải nói rằng trước sau gì cũng thất bại. Nhưng đồng thời kinh nghiệm 30 năm qua cho thấy, trong điều kiện nền chuyên chính vô sản như thế nhưng dân đã thắng lợi về kinh tế và về tư tưởng. Cho nên, nếu có một đường lối, một phương thức, một sách lược về đấu tranh đúng thì trong điều kiện nền chuyên chính vô sản vẫn có điều kiện giành được thắng lợi. Và chế độ chuyên chính vô sản ấy mặt nào đó thì rất mạnh nhưng lại có mặt rất yếu, nó có khuynh hướng là một quá trình tự tan rã. Vì sao? Vì đường lối xây dựng kinh tế và xã hội của mô hình CNXH Nhà nước ấy là một mô hình phản phát triển , sai lầm, nó làm cho những đất nước đi vào CNXH là nghèo khổ. Và với chế độ độc đảng thì cán bộ nắm quyền bị tha hoá, do đó mất hết uy tín trong nhân dân. Đường lối mà làm kìm hãm sự phát triển xã hội và khiến cán bộ tha hoá, mất hết uy tín trong nhân dân thì đây là một quá trình tự vỡ. Vì vậy, khi các tầng lớp nhân dân và các lực lượng mà ta tạm gọi là dân chủ đứng lên đấu tranh thì không phải là do mình đứng ra tổ chức các lực lượng để đánh đổ chế độ ấy đâu mà là hỗ trợ cho quá trình tự vỡ của chế độ ấy. Đây là vấn đề thứ nhất nhé, tức là nền chuyên chính vô sản mạnh nhưng đồng thời lại rất yếu, nó đang trong quá trình tự tan vỡ và các lực lượng trong nước hoạt động lúc này là hỗ trợ cho sự tự vỡ ấy.
– Vấn đề thứ hai là tính chất của cuộc đấu tranh. Đây là một cuộc đấu tranh nhằm chấm dứt những chính sách sai lầm của Đảng Cộng sản cầm quyền, những chính sách phản dân hại nước nhưng không phải là một cuộc đấu tranh để lật đổ chính quyền hiện nay. Đối với chính quyền hiện nay, nếu họ làm những việc gì đúng đắn có lợi cho dân tộc thì nhân dân hoan nghênh, còn nếu họ làm những chính sách gì có hại cho sự phát triển của dân tộc thì nhân dân đấu tranh để chấm dứt. Họ cũng có những chính sách đúng, ví dụ như vừa rồi vận động để dân tộc Việt Nam gia nhập WTO hoặc tổ chức Hội nghị APEC, đây là những hành động rất đúng thì chúng ta ủng hộ. Như vậy, cần phải làm rõ luận điểm: đây là một cuộc đấu tranh nhằm chấm dứt những chính sách sai lầm chứ không phải là cuộc đấu tranh lật đổ chính quyền. Một luận điểm nữa: đây là cuộc đấu tranh chấm dứt vai trò độc đảng, đảng trị của Đảng Cộng sản chứ không phải là cuộc đấu tranh để đánh đổ và xoá bỏ Đảng Cộng sản. Phải nói rằng Đảng Cộng sản có những công lao trong chiến tranh giải phóng dân tộc nhưng từ 1975 trở đi thì họ lại đưa dân tộc vào chỗ sai lầm. Thành ra bây giờ mình làm chấm dứt vai trò độc đảng trong chính thể chuyên chính vô sản nhưng không phải là một cuộc đánh đổ để xoá bỏ Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản vẫn có thể tiếp tục tồn tại và là một lực lượng chính trị tham gia chế độ dân chủ đa nguyên. Đây là ý thứ hai.
Ý thứ ba, đây là cuộc đấu tranh để chống lại việc quốc đạo hoá Chủ nghĩa Mác-Lênin, đưa Chủ nghĩa Mác-Lênin thành lý thuyết quốc gia bắt cả dân tộc này đi theo thì đó là thảm hoạ. Nhưng cuộc đấu tranh này cũng không phải là cuộc đấu tranh để chống Chủ nghĩa Mác-Lênin, mà chỉ là chống lại việc quốc đạo hoá Chủ nghãa Mác-Lênin.
Như vậy, qua kinh nghiệm của 30 năm và những năm trước nữa, tôi thấy có 03 đặc điểm: Một là cuộc đấu tranh để chấm dứt những sai lầm của chính quyền chứ không phải để lật đổ chính quyền; Hai là cuộc đấu tranh để chấm dứt vai trò độc đảng, đảng trị trong nền chuyên chính vô sản chứ không phải để xoá bỏ, đánh đổ Đảng Cộng sản; Ba là cuộc đấu tranh để chống lại việc quốc đạo hoá Chủ nghĩa Mác-Lênin chứ không phải để chống Chủ nghĩa Mác-Lênin. Tính chất của cuộc đấu tranh có ba điểm như thế nhé!
– Vấn đề thứ ba, cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân vừa rồi không phải do một đảng chính trị đối lập nào lãnh đạo cả. Nó cũng không do một cương lĩnh chính trị nào lãnh đạo cả. Tất cả những thắng lợi về kinh tế như khoán hộ, như hình thành lớp doanh nhân Việt Nam, như kế hoạch hoá tập trung phải chuyển sang kinh tế thị trường… xuất hiện như là một nhu cầu thiết thực về đời sống của các tầng lớp nhân dân và nó hình thành, chứ nó không phải do một đảng chính trị hay một cương lĩnh nào lãnh đạo cả. Đấy là một đặc điểm ở đất nước Việt Nam.
– Điểm thứ tư, trận địa đấu tranh giữa hai bên , một bên là Đảng cầm quyền và một bên là các tầng lớp nhân dân. Điều này không giống như các nước khác, các nước khác khi đấu tranh dân chủ hóa thì nó diễn ra giữa một bên là đảng cầm quyền và một bên là những đảng dân chủ đối lập lãnh đạo một khối lượng quần chúng khác, trong khi ở Việt nam là giữa Đảng cầm quyền và các tầng lớp nhân dân.Theo mình suy nghĩ, lực lượng tiền phong của các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh này có 3 loại người: Một là giới Trí thức, hai là giới Doanh nhân, ba là những lực lượng tiến bộ trong cơ quan Nhà nước. Vì vậy, hình thái trận địa của cuộc đấu tranh tại Việt nam khác với trận địa ở các nước khác.Đấy là điểm thứ tư.
– Điểm thứ năm, do trận địa đấu tranh như thế nên phương thức đấu tranh ở Việt nam là đấu tranh trong tình hình hợp pháp tối đa. Về điểm này, có thể xem xét và học tập ý kiến của Phan Chu Trinh. Cuộc đấu tranh hợp pháp tối đa có nghĩa là chúng ta phải giữ lấy tính hợp pháp, phải sử dụng những khẩu hiệu của hiến pháp, của luật pháp hiện nay đã có để đấu tranh.Do đó, về cơ bản, thái độ của chúng ta là nên ủng hộ vấn đề đổi mới (của Đảng) nhưng đòi hỏi đổi mới phải triệt để, anh không được đưa đổi mới ra để làm nửa vời, để mỵ dân.Đấy là vấn đề thứ năm.
– Vấn đề thứ sáu, do cuộc đấu tranh trong điều kiện như thế nên nó chỉ có thể thắng lợi một cách dần dần, quá trình tiến lên là một quá trình tiệm tiến chú không có đột biến.Có lẽ không thể nào đùng một cái mà thắng lợi ngay được mà phải đi nhiều bước. Và do cách thắng lợi của nó như thế nên hình thái thắng lợi có khi không được rõ ràng, khoa trương gì ghê gớm cả. Ví dụ: vấn đề khoán hộ, dần dần nó đánh tan hợp tác xã thì đấy là một quá trình tiệm tiến; sự hình thành các doanh nhân Việt nam cả về lượng và về chất cũng là một quá trình tiệm tiến chứ không phải mở ngay ra tức khắc. Cho nên, sự tiến bộ của đất nước Việt nam khi nó hình thành có khi phải theo lộ trình, tức là hình thành, xuất hiện một cách âm thầm, không chính thức, không hợp pháp, rồi dần dần mới được công nhận và được hợp pháp hóa. Có lẽ quá trình đấu tranh ấy sẽ phải tiến hành như thế chăng?
Hiện nay có nhiều vấn đề chúng ta chưa có một cái tổng kết gì cho nó rõ cả. Ví dụ, cái nhóm của Lê Đức Anh và TCII có thể nói từ năm 91 ở Đại hội VII đã chiếm lĩnh một vị trí ghê gớm trong Đảng và trong hệt thống chính trị này, nhưng đến năm 2006 thì nó sụp đổ. Vậy tại sao một lực lượng ghê gớm như thế mà lại sụp đổ? Phân tích phương thức đấu tranh là gì, công lao là của ai và có kinh nghiệm gì thì chúng ta hiện nay chưa ai có tổng kết gì cả.
Như vậy là tôi đã nêu lên một vài đặc trưng của cuộc đấu tranh ở Việt nam nhé! Đấy là phần thứ hai.
3/ Phần thứ ba, đó là trước mắt cuộc đấu tranh đang tập trung vào những vấn đề gì? Theo mình suy nghĩ và khái quát lại những hiện tượng đấu tranh ở trong toàn quốc thì tôi nghĩ rằng cuộc đấu tranh ấy hiện đang tập trung vào lĩnh vực đổi mới chính trị, tức là đấu tranh trên lĩnh vực chính trị. Cuộc đấu tranh ấy nó thừa hưởng thành quả đấu tranh thắng lợi trên mặt kinh tế và tư tưởng trong 30 năm qua và hiện nay nó đang bước vào một thời kỳ mới là tập trung đổi mới chính trị, mà chủ đề chính là “Xây dựng Nhà nước pháp quyền thật sự, chứ không phải “Nhà nước pháp quyền XHCN”. Nó phải là cuộc đấu tranh để xây dựng một chế độ dân chủ thật sự chứ không phải chế độ dân chủ XHCN và nội dung của nó là phải chấm dứt mô hình chuyên chính vô sản, có nghĩa là phải chấm dứt mô hình đảng độc quyền lãnh đạo, đảng trị.
Nội dung của cuộc đấu tranh đổi mới chính trị này có thể nêu lên 05 điểm cụ thể:
– Thứ nhất, đấu tranh để Quốc hội trở thành cơ quan quyền lực cao nhất theo đúng Hiến pháp.
– Thứ hai , luật hóa điều 4 Hiến pháp, hoặc nếu không thì phải ra luật về sự lãnh đạo của Đảng. Sau khi ra luật về Mặt trận Tổ quốc thì phải ra luật vế đảng Cộng sản lãnh đạo và điều quan trọng là phải thanh toán hai hệ thống chính quyền đang tồn tại hiện nay ở Trung ương cho đến cơ sở. Hôm nọ, trong báo Gia đình và Xã hội cách đây độ một tuần hay là 10 ngày, nó có đăng một bài trả lời phỏng vấn của Đặng Hữu Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, có đưa ra một số liệu rất đáng lưu ý thế này, tổng số người ăn lương theo ngân sách Nhà nước hiện nay là 66 vạn, trong đó có 21 vạn là viên chức hành chính Nhà nước, 28 vạn là cán bộ phường xã, 27 vạn là Đảng và đoàn thể. Như thế là viên chức hành chính Nhà nước chỉ có 21 vạn mà biên chế của Đảng và đoàn thể từ Trung ương đến địa phương lại đến 27 vạn, Cho nên, nếu không giải quyết được vấn đề này thì bàn về cải cách hành chính của 21 vạn chỉ là vô nghĩa. Tại sao nhân dân anh hùng như thế này mà không tập trung xây dựng được UBND và HĐND cho tốt, mà phải có thêm hệ thống cấp ủy đảng lãnh đạo? Nó thành ra 02 hệ thống chính quyền rất chồng chéo. Cho nên hội nghị Trung ương 4 vừa rồi không dám bàn đến ngân sách của Đảng vì nếu bàn thì sẽ thấy được Đảng đang được sở hữu và quản lý một khối lượng chi tiêu và tài sản khổng lồ.Do đó, điểm thứ hai là phải luật hóa sự lãnh đạo của Đảng và thanh lý được hệ thống hai chính quyền.
– Thứ ba là phải đấu tranh để Tư pháp độc lập, các tòa án chỉ xử theo pháp luật chứ các cấp ủy Đảng không được quyền can thiệp.
– Thứ tư là đấu tranh từng bước để Quân đội và Công an chỉ được trung thành với Tổ quốc và Nhân dân, không được quyền trung thành với Đảng.
– Thứ năm là phải ban hành mới luật lập hội và luật tự do báo chí.
Theo như tôi suy nghĩ sau khi đã khái quát lại những cuộc đấu tranh trong Đại hội, trong Quốc hội và trên báo chí thời gian qua thì thấy có lẽ cuộc đấu tranh trước mắt đang chuyển sang lĩnh vực chính trị là trung tâm. Và theo cách đặt vấn đề của người ta thì cuộc đấu tranh này đang diễn ra trong một môi trường mới với những đặc điểm sau:
+ Thứ nhất, nó tiến hành cuộc đấu tranh chính trị này trên cơ sở những thắng lợi trên mặt tư tưởng và kinh tế của 30 năm trước đây chứ nó không phải xuất phát từ số o mà tiến hành.
+ Thứ hai, năm 2006 xuất hiện một thế trận mới, đó là đảng Cộng sản cầm quyền ở vào thế bị động, còn các lực lượng tiến bộ đang phát triển và tấn công một cách mạnh mẽ. Thêm vào đó là sự xuất hiện của các tổ chức dân chủ và các tờ báo dân chủ đã làm cho thế trận đổi khác rồi.
+ Thứ ba, nước Việt nam đã gia nhập WTO, tức là hội nhập quốc tế và việc hội nhập ấy sẽ ngày càng đẩy tới chứ anh không thể cưỡng được.
+ Thứ tư, việc tiến hành đấu tranh chính trị này diễn ra trên cơ sở một cơ cấu xã hội mới xuất hiện, nghĩa là hiện nay trong xã hội Việt nam đã phân tầng và hình thành ra các tầng lớp xã hội mới có vị trí khác trước. Vì vậy, cuộc đấu tranh chính trị là rất khó khăn vì nó đụng đến vấn đề quyền và lợi của tầng lớp cầm quyền hiện nay nhưng lại được tiến hành trong môi trường hoàn toàn thuận lợi.
Tuy nhiên, đây là ý kiến mà ở ngoài này trong anh em còn đang khác nhau. Một loại ý kiến thì cho rằng ở nước Việt nam này phải 10-15 năm nữa mới chuyển biến, còn một loại ý kiến cho rằng trong điều kiện thuận lợi như thế này thì trong những năm trước mắt có thể giành được thắng lợi. Do đó, mình đề nghị các anh em ở trong ấy suy nghĩ xung quanh vấn đề đấu tranh chính trị, vấn đề bầu cử Quốc hội. Đấy, xin các ông suy nghĩ, theo dõi và đóng góp ý kiến.
Ngoài ra tôi cũng đã đề nghị các anh em ở ngoài này là khi các ông tham gia đấu tranh thì vấn đề phê phán, lên án ông Hồ thì xin các ông gác lại cho. Quyền nhận xét về ông Hồ thì đó là quyền của mỗi người, nhưng trong đấu tranh chính trị hiện nay, để cho các tầng lớp nhân dân có thể tham gia cùng đấu tranh thì phải tạm gác lại vấn đề phê phán ông Hồ. Đối với đảng Cộng sản thì nếu phê phán những cái hiện nay thì cứ phê phán nhưng tránh phủ nhận tất cả công lao của Đảng trong chiến tranh giải phóng trước đây vì như thế sẽ không có lợi trong vấn đề tập hợp lực lượng.
Đấy, tôi đã phát biểu quá 30 phút rồi, vậy xin ông Hà Sĩ Phu, ông Bùi Minh Quốc suy nghĩ, rồi một tuần nữa các ông phê phán lại tôi (cười). Được không? Có nghe rõ không?…Tốt rồi! ..
Hà Sĩ Phu: Thưa anh Hồng hà, hôm nay được nghe anh trình bày những ý kiến rất là thú vị. Trước hết tôi thật ngạc nhiên vì ở tuổi anh mà sự suy nghĩ còn hệ thống, mạch lạc, chính xác như thế thì đã ít có rồi, nhưng điều lạ nữa là khả năng diễn đạt sao vẫn còn lưu loát, rõ ràng, sáng sủa như thế.
Về nội dung, anh đã đặt được ra những vấn đề căn bản để thảo luận, đã đưa ra những ý kiến cá nhân, trong đó có nhiều ý kiến mới và chính xác. Trên cơ sở đó, chắc chắn còn phải bàn luận, mở rộng, cụ thể hóa và phản biện nữa.
Nhưng để làm được việc đó, xin có 3 ý kiến đề xuất với anh thế này:
– Đề nghị anh văn bản hóa cho, đánh máy vi tính thành bài Text gửi cho anh em, để vừa nghe vừa đọc nữa. Những ý kiến góp của anh em có thể cũng viết thành bài, có thể ký tên thật hay bút danh, rồi tập hợp lại sẽ có thể có ích cho nhiều người. Tất nhiên có những vấn đề muốn hiểu đúng cần đọc “giữa các hàng chữ”.
– Về quy mô của sự thảo luận, ý anh định thế nào, chỉ giao lưu hẹp trong một số anh em thân tín hay định mở rộng ra đến đâu, xin anh cho biết.
– Trong những anh em có tấm lòng đối với sự dân chủ và phát triển đất nước thì từ trước tới nay chưa có sự trao đổi chung một cách hệ thống nào, nay anh khởi xướng việc trao đổi này là rất tốt. Nhưng công cuộc “dân chủ hóa và phát triển đất nước” này không phải nay mới bắt đầu từ đầu, mà cũng đã đi được một quãng khá xa rồi. Ngoài những ý kiến khá gần nhau như ý kiến của anh với chúng tôi thì cũng có những xu hướng rất khác. Sự nở rộ bên trong và bên ngoài vừa rồi có những mặt tốt, nhưng cũng có những xu hướng, những phương pháp có thể nói là sai lầm, gây tác hại. Vậy thái độ của những người có suy nghĩ đúng đắn phải ứng xử thế nào trước tình hình phức tạp đó, xin anh suy nghĩ trước để rồi có thể trao đổi.
Hồng Hà: Những ý anh nói vừa rồi hình như để động viên tôi, nhưng tôi nghe không được rõ, có thể vì phương tiện của anh tồi quá (cùng cười), vậy anh bổ sung vào rồi gửi ra cho tôi.
Hà Sĩ Phu- Bùi Minh Quốc: Vâng, cảm ơn anh Hồng Hà. Anh nhớ viết thành bài nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét