Không loại trừ việc thay đổi phút cuối về mặt nhân sự lãnh đạo cao tấp tại Đại hội Đảng lần thứ 12 tới đây của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nhận định của khách mời đưa ra tại Bàn tròn Trực tuyến thứ Năm tuần của BBC.Trong khi có ít nhất hai chính trị gia xuất thân từ miền Nam 'ngồi vào' hai trong bốn chiếc ghế "tứ trụ" lần này, có thể trong đó sẽ lần đầu tiên có một Tổng bí thư ĐCS là 'người miền Nam', vẫn theo ý kiến tại cuộc Tọa đàm về các chuyển động trong việc Đảng CSVN chuẩn bị Đại hội Đảng 12, cũng như về chuyến thăm Nhật Bản vừa kết thúc của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bên cạnh sự kiện dự thảo Báo cáo Chính trị mới được công bố lấy ý kiến.
Trao đổi với BBC hôm 17/9/2015, nhà phân tích chính trị Vũ Cao Phan, từ Đại học Bình Dương nêu quan điểm về việc chuẩn bị cho Đại hội này: "Như tôi được biết, ngay về mặt nhân sự cũng đã cơ bản xong, nó có thể thay đổi vào phút cuối.
"Ta đều biết trong một số hội nghị từ Hội nghị Trung ương 6, trung ương 7, trung ương 10 của (Ban chấp hành TƯ) Đảng Cộng sản Việt Nam vừa qua, thì nó đều bị thay đổi, khác ý định ban đầu.
"Cho nên cũng không loại trừ Đại hội đảng này có thể thay đổi vào phút cuối cùng về mặt nhân sự.
"Nhưng mà tôi nghĩ những sự sắp xếp, có lẽ, cho đến hiện nay mà tôi cảm nhận được là hợp lý và có thể nó diễn ra như thế."
Và Tiến sỹ Vũ Cao Phan nói thêm: "Tôi dự cảm là lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam có thể lần đầu tiên sẽ là một người đến từ miền Nam. Và một trong tứ trụ sẽ lần đầu tiên là một phụ nữ, điều đó có thể là tương đối rõ ràng."
Gặt hái vị thế
Nhà báo Đỗ Thông Minh cho rằng việc ông Nguyễn Phú Trọng được Nhật Bản và Hoa Kỳ, Trung Quốc tiếp đón 'trọng thị' giúp ôngnâng cao được 'hình ảnh, vị thế' về mặt hình thức.
Nhà quan sát quan hệ Nhật - Việt, Đỗ Thông Minh chia sẻ với Tọa đàm về điều được cho là những gì Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã 'gặt hái' được cho chính vị thế của mình qua chuyến thăm Nhật Bản.
Từ Washington D.C., nhà báo nói: "Tất cả việc được đón tiếp (trịnh trọng) như vậy ít nhất về mặt hình thức, ông đã có vị thế cao hơn, thành ra việc ông trụ trì Đại hội 12 thì tôi nghĩ rằng việc sắp xếp nhân sự như chúng ta biết, cách đây vài tháng ông cũng đã đưa ra.
"Không để cho những thành phần xấu lọt vào trong đảng, nhưng thực ra chúng ta cũng biết được rằng, thế nào mà phân biệt được thành phần xấu, thành phần tốt, chuyện đó không dễ dàng. Và vì thế vấn đề nhân sự cho Đại hội 12 vẫn là một dấu hỏi rất lớn," ông Đỗ Thông Minh nói với tọa đàm.
Một số câu hỏi được thảo luận tại Bàn tròn đề cập ý nghĩa chính của chuyến thăm Nhật Bản, cũng như chuyến thăm ba cường quốc cùng trong năm nay của ông Tổng Bí thư đối với vị thế của nhà lãnh đạo này của đảng cộng sản.
Có những chuyển biến, chuyển động gì đang diễn ra trong nội bộ của đảng chuẩn bị nhân sự, tổ chức, đường lối cho kỳ đại hội tới đây và đặc biệt là dàn nhân sự mới có khả năng xuất hiện sau đại hội 12.
Tin cho hay, có thể trong cuối năm nay, hai lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc là các ông Barack Obama, Tổng thống Hoa Kỳ và Tập Cận Bình, Chủ tịch, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tới thăm Việt Nam, các sự kiện này nếu diễn ra, có tác động gì với việc Đảng chuẩn bị cho Đại hội 12 hay không?
"Không để cho những thành phần xấu lọt vào trong đảng, nhưng thực ra chúng ta cũng biết được rằng, thế nào mà phân biệt được thành phần xấu, thành phần tốt, chuyện đó không dễ dàng. Và vì thế vấn đề nhân sự cho Đại hội 12 vẫn là một dấu hỏi rất lớn," ông Đỗ Thông Minh nói với tọa đàm.
Tuy nhiên, Tiến sỹ David Koh, nhà nghiên cứu và tư vấn chính trị Đông Nam Á từ Singapore cho rằng 'rất tiếc' các chuyến thăm các cường quốc của ông Nguyễn Phú Trọng đã không diễn ra 'sớm hơn'.
Ông Koh nói: "Thực ra tôi rất lấy làm tiếc là ba chuyến này đã xảy ra trong cuối nhiệm kỳ của ông Trọng, chính ra ba chuyến thăm này đã nên xảy ra ở đầu nhiệm kỳ.
"Các nước ở Đông Nam Á, bất cứ nước nào mà có nguyên thủ mới lên ngôi, thì ngoài nội chính ra, họ hay đặt vấn đề là phải đi thăm các cường quốc và các nước láng giềng để xem xét thái độ của các nước đối với mình và liệu chính sách của mình có nên thay đổi hay không, có nên điều chỉnh hay không.
"Cho nên là ba chuyến thăm này lẽ ra đã nên xảy ra từ lâu rồi, rất tiếc nó xảy ra vào lúc có vẻ như là chẳng hạn ở Việt Nam ở một vị trí phải phản ứng với một cái gì bên ngoài đã xảy ra đối với đất nước Việt Nam.
"Cho nên rất tiếc, nhưng mà muộn còn hơn là không. Việc này, nếu mà đã sang Mỹ rồi và gây được một sự phản ứng, một sự hồi âm rất tích cực của bên Mỹ, đấy không phải là việc xấu.
"Nhưng hai bên (Mỹ, Trung Quốc) giằng co như thế này, liệu Việt Nam có lựa chọn ai hay không, tôi nghĩ rằng là sẽ không, bởi vì chính sách quốc phòng của Việt Nam thực ra cũng khá là rõ, bên này rất nhiều học giả vẫn đang tranh cãi, liệu đây là một chính sách để dựa vào một bên để chống một bên khác.
"Hay là đây là một chính sách tương đối là trung lập, tự chủ mà dựa vào khu vực là chính chứ không phải là dựa vào bất kỳ một cường quốc (nào) để chống cường quốc khác," TS. David Koh nói.
Yếu tố bất ngờ
Nhà báo Nguyễn Giang, Trưởng ban BBC Việt ngữ lưu ý vấn đề được cho là 'tính bất ngờ' trong chính trị không chỉ ở Việt Nam mà còn có thể ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có châu Âu, nước Úc, từ vấn đề chính trị đảng phái cho tới khủng hoảng người tị nạn, di cư.
Tiếp lời của Tiến sỹ David Koh, người cho rằng Việt Nam có thể đối diện nhiều yếu tố 'bất ngờ' đến từ cả đối ngoại lẫn đối nội, mà không chỉ là 'sẽ kết thúc trước khi Đại hội', mà có thể là còn ở 'tương lai', nhà báo Nguyễn Giang nêu quan điểm: "Trong thế giới ngày nay, tôi hiểu là, đây chỉ là một quan sát thôi, hệ thống chính trị Việt Nam họp rất có bài bản, Đại hội đảng, chuẩn bị nhân sự, báo cáo chính trị, tất cả những chuyện đó nó diễn ra theo như một thông lệ có lẽ từ mấy chục năm nay, năm năm, bốn năm một lần, bao nhiêu lần họp Trung ương trong một năm...
"Thế nhưng không thể nào lường trước được những yếu tố bất ngờ, không nói cái gì xấu xa, hay cái gì cả, nhưng có thể những yếu tố bất ngờ khác, ví dụ thiên tai chẳng hạn, hay là những yếu tố (khác) nó có thể có những tác động khá là cơ bản đến một quốc gia bây giờ.
"Thời gian vừa qua Trung Quốc, ai cũng nghĩ rằng sau một thời gian ông Tập Cận Bình cầm quyền là có quyền lực tối cao, mọi thứ đều diễn ra gần như không có vấn đề gì cả, nhưng đột nhiên lại có những vụ như vụ nổ ở Thiên Tân, do sơ suất thôi, chưa nói là phá hoại, sơ suất trong bảo quản hóa chất.
"Sau đó lại đến thị trường chứng khoán ở Thượng Hải, tất cả những cái đó làm cho nghề làm chính trị bây giờ là một nghề khá là bất an. Chúng ta không nên nghĩ rằng nó đơn giản và mọi việc có thể thuận tiến.
"Thì tôi muốn đặt một câu hỏi chung cho tất cả các quý vị ở đây là trong tất cả những sự chuẩn bị Đại hội Đảng ở Việt Nam sang năm tới, thì người ta có nghĩ đến những phương án A, B, C, D, E nào không?
"Cho 2016, 2017, 2018, những biến chuyển khác xảy ra trên thế giới mà có thể có tác động đến Việt Nam, hoặc biến chuyển ngay tại Việt Nam chẳng hạn?", Trưởng ban BBC Việt ngữ nêu vấn đề với Tọa đàm.
Đáp lời câu hỏi này, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, nhà phân tích chính trị tham gia Bàn tròn từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, nói: Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp cho rằng xác suất xảy ra 'bất ngờ' trong chính trị Việt Nam thấp hơn ở các nước dân chủ như Úc, Anh v.v...
"Tôi cũng chia sẻ ý kiến của ông Nguyễn Giang rằng là mọi việc có thể vẫn xảy ra một cách bất ngờ, không chỉ ở các nước mà còn ở Việt Nam...
"Tuy nhiên trong một hệ thống như ở Việt Nam, tôi nghĩ rằng, trừ những cái như anh nói là những sự cố ngoài tầm kiểm soát, thí dụ như anh nói thiên tai hay các tai nạn, hay điều gì bất ngờ.
"Riêng hệ thống chính trị, tôi nghĩ hệ thống chính trị Việt Nam, một khi mà đã có các quyết định rồi thì xác suất xảy ra các diễn biến bất ngờ thì nó sẽ thấp hơn. Bây giờ trong quá trình chuẩn bị Đại hội Đảng, chúng ta vẫn chưa biết rõ là các dàn xếp nhân sự sẽ có kết cục như thế nào.
Nhưng tôi nghĩ rằng một khi nó đã có được quyết định, thì việc xảy ra các tình huống lật ngược thế cờ hay có những thay đổi bất ngờ, thì nó sẽ thấp hơn rất nhiều so với những quốc gia dân chủ như là Úc hay là ở Anh, như ông Giang vừa nói tới."
Khách mời, câu hỏi
Tham gia Tọa đàm có các khách mời là Tiến sỹ Vũ Cao Phan, Đại học Bình Dương, Tiến sỹ David Koh, Giám đốc Công ty Tư vấn đầu tư và tri thức về Đông Nam Á, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên khách mời, thỉnh giảng, Viện nghiên cứu Đông Nam Á đương đại tại Singapore, nhà báo Đỗ Thông Minh đang có mặt ở Washington D.C (Mỹ), nhà báo Nguyễn Giang, Trưởng ban BBC Tiếng Việt; và điều hợp tọa đàm, nhà báo Quốc Phương, BBC.
Một số câu hỏi được thảo luận tại Bàn tròn đề cập ý nghĩa chính của chuyến thăm Nhật Bản, cũng như chuyến thăm ba cường quốc cùng trong năm nay của ông Tổng Bí thư đối với vị thế của nhà lãnh đạo này của đảng cộng sản.
Có những chuyển biến, chuyển động gì đang diễn ra trong nội bộ của đảng chuẩn bị nhân sự, tổ chức, đường lối cho kỳ đại hội tới đây và đặc biệt là dàn nhân sự mới có khả năng xuất hiện sau đại hội 12.
Tin cho hay, có thể trong cuối năm nay, hai lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc là các ông Barack Obama, Tổng thống Hoa Kỳ và Tập Cận Bình, Chủ tịch, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tới thăm Việt Nam, các sự kiện này nếu diễn ra, có tác động gì với việc Đảng chuẩn bị cho Đại hội 12 hay không?
Hôm 15/9, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa cho công bố lấy ý kiến dư luận về bản dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội 12, thời gian thu thập ý kiến sẽ từ ngày này cho tới 31/10/2015.
Bản dự thảo qua cung cách, lề lối xây dựng và nội dung của nó, có hứa hẹn gì không về một đại hội có các yếu tố mới như đột phá, cải tổ, hay sẽ không có những chuyển biến đáng kể gì về từ đường lối, chiến lược, chính sách chính?
Trên lộ trình dẫn tới các ghế nhân sự lãnh đạo cao cấp, các chuyển động mới nhất tới nay có cho thấy những chỉ báo gì về các cá nhân, nhóm nhân sự có thể ngồi vào các vị trí và cơ cấu quyền lực cao cấp nhất?
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét