30 tháng 9, 2015

'Tồn tại' trong ước vọng viễn vông ?

Một sự hiểu biết "cay đắng" nhất mà mọi công dân Việt Nam sẽ và phải trải qua
Giấc mơ "thiên đường" của cụ bà bán rau
“…Có lẽ những tâm sự của tôi rất "lộn xộn" bởi vì tôi không thể nào sắp xếp những "cảm xúc, luồng suy nghĩ " trong một khối óc đã sống trong một đất nước đầy hỗn độn...”.
Mỗi lần nghe hay tình cờ nghe được bài hát "Trả lại cho dân" tôi có cảm giác như tim mình đang bị xát muối, tôi từng cảm thấy hối hận vì mình sinh ra và lớn lên là công dân đất nước Việt Nam mà chả biết tí gì về thực trạng đất mình. Sống hơn hai mươi tuổi đầu, nhiệm vụ chính chỉ biết ăn và học như tuyệt đại đa số các bạn trẻ cùng trang lứa.
Một tâm lý lạc quan, một thái độ ung dung suốt đoạn đường "học vấn" ở một xã hội được nhà nước tuyên truyền là xứ sở "thiên đường". Một sự tự hào về một dân tộc chống giặc ngoại xâm bất khuất... để rồi "sự hiểu biết" đã làm thui chột những năm tháng "êm đềm" mà chính tôi đã từng ngộ nhận.
Tới đây, chắc có nhiều bạn trẻ bảo rằng "sự hiểu biết đáng lẽ phải làm con người vui lên mới phải" chứ tại sao lại bi quan đến thế? Đồng ý với các bạn là sự hiểu biết làm con người cảm thấy vui hơn, trí tuệ lớn hơn nhưng sự hiểu biết về xã hội-chính trị trong một quốc gia đang được cai trị bởi chế độ cộng sản thì hoàn toàn lại khác!
Tuyệt đại đa số các bạn trẻ điều biết xã hội này ung thối, cấp lãnh đạo và công viên chức nhà nước tha hóa đạo đức tới độ một anh dân phòng cũng có thể "ăn hối lộ và tham nhũng", tôi nghe và thấy rất nhiều em trẻ tầm 10 tuổi đã biết cán bộ nhà nước tham nhũng, hối lộ ra sao.
Có lẽ những bạn trẻ có phụ huynh làm cán bộ nhà nước hay Đảng viên chắc biết rõ hơn ai hết, cảm giác may mắn và hạnh phúc phải không các bạn? May mắn vì có cơ ngơi hơn triệu người, hạnh phúc vì được người khác "khép nép" tỏ ra quý mến... và đó cũng là cảm giác năm xưa của tôi.
Càng nghiên cứu về kiến thức xã hội-chính trị, càng thấy Việt Nam đã lạc hậu một cách bi đát và chao ôi" cái mô hình phát triển xã hội Trung Hoa" sao nó lại vào Việt Nam trong thời kỳ đổi mới... một tai họa hơn là một sự đổi mới. Càng tìm hiểu văn hóa Việt Nam thì hỡi ôi cái văn hóa Khổng Giáo đã đi ăn sâu vào máu dân tộc và bám rễ trên đất mẹ Việt Nam.
Văn hóa "lũy tre làng" khiến 60 triệu người dân nông thôn trở thành 60 triệu "con trâu" bị chế độ bóc lột từng "hạt lúa" và 15 triệu con trâu thành thị cũng nằm trong danh sách "bị bóc lột sức lao động".
Đọc những quyển tiểu thuyết và các tác phẩm văn học trào phúng của thế giới thì lại cảm thấy xấu hổ cho cái sự nghiệp "văn chương 85 năm" của các "nhà văn cộng sản" và có lẽ chế độ này đang nuôi rất rất nhiều "bồi bút" bằng tiền thuế của nhân dân. Sự xấu hổ đó cũng giúp tôi thấu hiểu một điều "ngòi bút thể hiện lương tri của người cầm bút, lạc bút tức là tự mình đánh mất lương tri".
Có bao giờ các bạn cảm thấy "nhục nhã" khi cầm trên tay một "chiếc Iphone thế hệ mới", được lái những chiếc tay ga đắt tiền thậm chí những chiếc PKL, những xế hộp nhập khẩu là quà cho sinh nhật lần thứ 18 để rồi bước xuống xe sang, ta cũng chỉ là một hạng "công dân thấp hèn" của thế giới? Cái nhục nhã ở đây không phải là các giá trị vật chất không tự công sức cá nhân mình làm ra mà đó chính là một nỗi nhục lớn cho một đất nước có trên 2000 năm văn hiến không hề có một sự cống hiến khoa học, văn chương, hay bất cứ phương diện nào cho nhân loại.
Càng tiếp xúc với trí thức "ngầm" thì tôi càng thấy mình ấu trĩ đến mức phải tự nhận mình là "cùi bắp", bởi tính cách ấu trĩ và lượng kiến thức của mình "ôi sao nó hẹp và nông". Các bạn trẻ có lẽ sẽ thắc mắc "sao tôi gọi là trí thức ngầm"? Đó là một khái niệm thú vị của hiện tượng "chảy máu chất xám trong nước" và khái niệm "quốc gia của các nước tư bản"…nó sẽ khiến các bạn "sửng sốt và hụt hẫng" cho giới " trí thức nổi và khái niệm quốc gia lạc hậu" hiện nay.
Có rất nhiều con đường để chọn, để đi, để trải nghiệm để nhận lấy các kết quả của sự thất bại hoặc thành công. Ai sinh ra và lớn lên cũng muốn làm những vị bác sĩ, kỹ sư, giáo viên (địa vị xã hội) thậm chí là bị gia đình ép buộc để rồi mọi sự cố gắng trở thành những con sâu tiếp tay cho "tham nhũng, hối lộ" khiến xã hội và đất nước di căn ung thư thời kỳ cuối... đó cũng là xu thế của xã hội hiện nay.
Nhưng có bao giờ các bạn được "tự do" chọn con đường là những nhà doanh nhân, những nhà chính trị-kinh tế gia? Có lẽ tuyệt đại đa số là "không"! Một phần cũng do sự cấm đoán khiến "chính trị" trở thành một thứ độc hại cho tâm hồn và thể xác? Đó cũng chính là lí do đất nước Việt Nam nghèo nàn và lạc hậu như ngày nay.
Một đất nước giàu mạnh sẽ có nhiều nhà doanh nhân, nhà chính trị-kinh tế gia hơn là những con sâu "đục khoét" ngân sách nước nhà. Có lẽ những tâm sự của tôi rất "lộn xộn" bởi vì tôi không thể nào sắp xếp những "cảm xúc, luồng suy nghĩ " trong một khối óc đã sống trong một đất nước đầy hỗn độn... Một đất nước chứa đựng một tập thể cai trị tham lam, độc tài, tàn nhẫn, tay sai cho Trung Cộng…
Đó là một sự hiểu biết "cay đắng" nhất mà mọi công dân Việt Nam sẽ và phải trải qua khi nhìn thấy dân tộc và đất nước đang thét gào.
Nguyễn Hòa Bình/(Thông Luận)

Chỉ vì "khôn nhà dại chợ" ?

Hết thời "tự hào" về gạoViệt !
* NGUYỄN MINH NHỊ
* 25 năm ta say sưa, giờ Campuchia ‘qua mặt’ về gạo
Hơn 25 năm xuất khẩu gạo chúng ta say sưa "cạnh tranh" với "gạo cho người nghèo - nước nghèo" để rồi nay Campuchia đã qua mặt chúng ta về gạo thương hiệu.
Nói đến nông nghiệp ai cũng có thể nói ngay rằng đó là tiềm năng, là lợi thế, là nền tảng để tích lũy ban đầu và phát triển kinh tế Việt Nam. Nhận định thế hoàn toàn đúng vì nước ta ở vào vị trí rất thuận lợi để trồng lúa nước, cây ăn quả, chăn nuôi thủy - súc sản, đánh bắt thủy - hải sản; có rừng nhiệt đới phong phú; có nhiều khoáng sản và dầu - khí; có bờ biển dài bằng chiều dài đất nước và có mặt biển rộng bằng ba lần đất liền. Ông cha ta, từng một thời tự hào là "rừng vàng biển bạc", đã không sai! Lợi thế kinh tế nông nghiệp, thậm chí còn đi vào tiềm thức, thơ ca..., đã trở thành văn hóa và cả trong triết lý sống của người Việt Nam xưa nay. 
Nhưng rồi, trong mười năm (1975 - 1986), do những kết quả đạt được không như mong đợi mà ta nhận ra được giá trị thật của kinh tế thị trường, kinh tế nông nghiệp, vai trò lịch sử và tinh thần yêu nước của nông dân, tính bền vững của văn hóa nông thôn (làng xã). Từ chỗ nhận ra ấy, ta lại để nông dân làm nông nghiệp một cách "tự nhiên chủ nghĩa" suốt 30 năm, nên rồi nay ta lại phải trả giá.
"Nổ" như bắp rang, "tàn" như bông súng
Năm 1986 Việt Nam đổi mới. Ngày 7/11/1991 ký Hiệp định Mậu dịch Việt Nam - Trung Quốc. Ngày 11/7/1995 bình thường hóa quan hệ Việt- Mỹ. Ngày 28/7/1995 gia nhập ASEAN. Ngày 7/01/2007 gia nhập WTO...
Nhờ tự đổi mới và nhờ hội nhập, nông nghiệp phát triển nhanh vượt bậc, nhiều mặt hàng như lúa gạo, thủy sản, cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, trà... xuất khẩu có sản lượng lớn, thuộc hạng nhất nhì thế giới. Từ năm 1989 Việt Nam bắt đầu xuất khẩu gạo (1,370 triệu tấn), đến năm 2012 ta xuất đạt đỉnh cao nhất là 7,736 triệu tấn. Năm 2011 cá tra xuất khẩu đạt đỉnh cao 1,8 tỷ USD; đời sống một bộ phận lớn nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn dần sáng lên, và được nhiều nước và tổ chức quốc tế khen ngợi, và học tập theo.
Thắng lợi này lại một lần nữa làm cho chúng ta "ngủ trên tiềm năng" và "hát hoài bài ca con cá, cây lúa" một cách hồn nhiên! Những ngôn từ gần như mặc định và "nổ" như bắp rang: Đổi mới, hội nhập, thị trường toàn cầu, cạnh tranh, nông nghiệp là nền tảng, xuất khẩu là mũi nhọn kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cấu trúc sản xuất v.v... và ...v.v...
Kinh tế Việt Nam là kinh tế xuất khẩu. Kim ngạch xuất luôn cao hơn GDP qua các năm, nhất là từ khi có doanh nghiệp FDI tham gia. Hiện Việt Nam đang đứng đầu các nước ASEAN về xuất hàng vào Mỹ, điều mà nhiều người (không dám) mơ từ những năm sau Đổi mới.
Nhưng từ đỉnh cao những năm 2000, các chỉ tiêu xuất khẩu nông - thủy sản đều tụt dần. Lý do là: Hơn 25 năm xuất khẩu gạo chúng ta say sưa "cạnh tranh" với "gạo cho người nghèo - nước nghèo" để rồi nay Campuchia đã qua mặt chúng ta về gạo thương hiệu. Việt Nam giờ không có gạo thương hiệu, và gạo cho người nghèo cũng đang ế vì không ai chịu nghèo mãi để ăn gạo nghèo của ta!
Các doanh nghiệp Việt Nam một mình một chợ về nuôi và xuất khẩu cá ba sa, cá tra, nhưng vì tự cạnh tranh nhau (hạ giá bán) mà triệt tiêu sức cạnh tranh của mặt hàng này. Những năm 1990 ta bắt đầu xuất cá ba sa và cá tra, đến năm 2007 đạt giá trị 1 tỷ USD, và tăng dần nhờ mở rộng thị trường đến 130 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Năm 2011 là năm đỉnh cao cả 3 chỉ tiêu: Nuôi 6.000 ha mặt nước, đạt 600.000 tấn cá nguyên liệu và xuất khẩu đạt 1,805 tỷ USD, chiếm 34,2% tổng kim ngạch XK thủy sản và bằng 2% GDP cả nước. Về giá xuất, từ 4,93 USD/Kg trong những năm 1997-1998 xuống còn 2,8 USD/Kg những năm 2008-2011, và xuống còn 1,8 - 2,5 USD/Kg (năm 2015) mà gần như không còn khách hàng. Đặc biệt thị trường Trung quốc, đôi khi có tác dụng bổ sung, nhưng thường xuyên là yếu tố gây khủng hoảng thiếu thừa của nông-thủy sản Việt Nam nói chung một cách bất định.
Chỉ kể hai mặt hàng lúa-gạo và cá tra là lợi thế (gần như độc chiếm) của Việt Nam một thời được nâng niu như bông hoa, nhưng cách làm của ta nay làm cho nó "tàn" như bông súng (luộc). Mặc dù bông súng mọc từ trong đất có nước, nhưng không đủ sắc tươi quá ba ngày. Nói không sợ mếch lòng thì cách làm của chúng ta là chỉ biết có "khôn nhà” mà “dại chợ"!
Ai lo cho nông dân? Nông dân lo cho ai?
** ‘Lãnh đạo còn chém gió giỏi hơn bọn tôi’
Điều hiển hiện tại các sân chơi mà ta đã vào như ASEAN, AFTA, FTA, WTO, hay sắp vào như TPP… sân nào đối với ta cũng đều không bằng phẳng. 
"Đảo võ" và "Chém gió"
Quản lý sản xuất nông nghiệp của ta, nếu căn cứ vào đường lối, chính sách, luật pháp Nhà nước vào công tác qui hoạch, kế hoạch của các bộ ngành và địa phương, phải nói là tương đối hoàn hảo và từng được một số nước bạn tìm hiểu, học tập. Nhưng nếu nhìn vào công tác điều hành sản xuất-kinh doanh thì từ cơ quan quản lý đến người nông dân giống như thầy cúng cầu mưa - "đảo võ". Và như thầy pháp lên đồng cầm gươm "chém gió" .
"Đảo võ" là vì từ quan liêu bao cấp sang thị trường mà không cụ thể hóa được "định hướng xã hội chủ nghĩa". Từ lấy công tác qui hoạch kế hoạch làm công cụ quản lý, nay nghe đâu người ta tính bỏ qui hoạch (?). Từ bảo tồn chọn lọc giống gốc quốc gia nay tính bỏ "mấy ông già bà lão" ấy để nhập giống (Trung Quốc) về xài chắc?
Đầu năm, thấy trên VTV1, Đoàn viên Thanh niên Bộ Công Thương đi bán "giải cứu" dưa hấu, hành tím cho nông dân, gây cảm xúc cho không ít khán giả, nhưng chỉ mua và bán dùm cho đâu được mấy tấn! Mới đây, vào mùa nhãn Hưng Yên và mùa vải thiều Lục ngạn, nghe đài VOV1 nói "chủ động chuẩn bị", "mở thị trường sang Mỹ, Nhật, Úc, Tây Âu...", nhưng kết thúc vụ mùa cũng chỉ xuất được vài tấn trong số hàng chục ngàn tấn mỗi loại có "thương hiệu" này qua đường hàng không. Hèn nào, có người nói "nền kinh tế một container" là vậy.
Tệ hơn nữa, xuất hàng lúc đầu đạt yêu cầu chất lượng, vệ sinh an toàn thức phẩm, nhưng lần sau thì sẽ khác và bị từ chối, như "tôm rau câu", "tôm đầu đinh" chẳng hạn. Ngay người viết bài nầy, từng ra lệnh đi gom heo bò làm lẻ, làm lậu bên ngoài vào trại giết mổ tập trung, nhưng Tết vẫn được lò mổ tặng thịt heo ăn Tết hôi rình vì bị bơm nước bẩn, để "thưởng công" lãnh đạo! 
Hàng đêm, nhìn lên VTV1 vào giờ vàng thời sự, trong những vị ta quen mặt đi lễ và đi hội, ít thấy ai xuống nhà xưởng, đi ra đồng, vào bệnh viện quá tải, hay gặp dân bàn chuyện làm ăn, và nhất là đối thoại những vấn đề bức xúc.
Nếu kiên trì lục lại tất cả các văn kiện của các cấp các ngành, tại các cuộc hội họp, sẽ thấy bao nhiêu điều nói mà không nói đã làm được đến đâu rồi? Hay nó chỉ như "lời cầu nguyện", hoặc như "đảo võ cầu mưa" cứu hạn! 
Nhưng cũng ngặt nỗi là khi thành công một số mặt hay được một mớ ngoại viện nào đấy thì trở lại căn bịnh ban đầu là "Nổ" và "chém gió", như TS Võ Trí Thành Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương nói tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu tại Sầm Sơn - Thanh Hóa ngày 27/8/2015: "Người Việt Nam chém gió trong nước rất giỏi. Lãnh đạo còn chém gió giỏi hơn bọn tôi".
"Dấu ấn"
Hoàn cảnh nghiệt ngã là ta bước ra khỏi chiến tranh, thương tích đầy mình. Chúng ta đã bắt tay quản lý đất nước và phát triển kinh tế với lực lượng lao động là lính, là nông dân tự do, nghèo, ít học, và chưa một lần làm công nhân, và với một số doanh nhân vốn liếng ít ỏi, thậm chí trắng tay, còn sót lại sau cuộc chiến, quản lý còn thiếu kinh nghiệm.
Trong khi đó, yêu cầu chuyên môn hóa như dấu cộng (+) hoặc dấu trừ (-) gắn trước mỗi chữ số của bài toán một cách mặc định, như quản lý ngành sản xuất anh phải "lên bờ xuống ruộng" với công việc ấy, với thị trường..., chứ không chỉ với mớ kiến thức sách vở ở nhà trường. Đó là chưa kể có thứ kiến thức sách vở không liên quan gì đến hoạt động kinh tế cụ thể, hay chỉ ngồi đọc các báo cáo "xơ chai" trong phòng lạnh hay dự các "hội thảo qua loa", thì làm sao mà quản lý. Cái lạ là hình như chúng ta chưa thấy rõ cái "dấu ấn" ấy để biết đúng giá trị các con số mà mình chọn để giải bài toán.
Những người đại biểu cho dân làm ra luật, nhưng không hiểu biết về hoạt động trên thương trường, hay công việc của người công nhân, nông dân, thậm chí có người chưa học luật... thì khi làm luật có liên quan ắt còn có nhiều kẽ hở là tất nhiên. Thậm chí có người nói luật nầy ta làm có tham khảo luật các nước Âu-Mỹ. Nhưng họ quên rằng thể chế chính trị ở đó là tam quyền phân lập, xã hội dân sự, kinh tế thị trường tự do…
Tại sao con cá nheo của Mỹ chỉ nuôi ở vài bang miền nam nước Mỹ và cũng chỉ vài ông dân biểu Mỹ ứng cử ở đó có trách nhiệm với ngư dân - cử tri nơi ấy mà vận động quốc hội ra được luật bảo vệ quyền lợi cho ngư dân họ? Những bài toán có mẫu số khác nhau đều phải được qui đồng mẫu số trước khi giải. Nếu không thì có "hội" mà không "nhập" được.
Trong nông nghiệp ta nói "liên kết 4 nhà" nhưng chỉ là khẩu hiệu. Campuchia không nói mà làm được gạo thương hiệu xuất qua hơn 40 nước, còn ta đóng gói gạo trắng bán lẻ, nhưng qui cách và "chữ hiệu" trên bao là theo yêu cầu nước nhập khẩu! Xuất năm cao nhất gần 8 triệu tấn gạo mà chỉ một nhãn hiệu "Gạo Việt Nam"! Tôi từng tham gia trao đổi kinh nghiệm làm lúa với các tỉnh Campuchia giáp ranh (tỉnh tôi) theo yêu cầu của bạn, tôi thấy họ có nhiều bài học hay về quản lý tài nguyên - môi trường, nhưng ta không học được vì ta đã không còn cơ hội "qui đồng mặt bằng quản lý" như họ. Ta như "Tre già" rồi!
"Hy vọng"
Tình hình tương tự cần có mạn đàm riêng nhưng điều hiển hiện tại các sân chơi mà ta đã vào như ASEAN, AFTA, FTA, WTO, hay sắp vào như TPP... sân nào đối với ta cũng đều không bằng phẳng vì "không đồng mẫu số". Cái "không" đó chính là cái khó của các nhà doanh nghiệp và của người lao động là chủ yếu. Nhưng sự xuất hiện của Tập đoàn Vinamilk, Tập đoàn Dệt may, Xí nghiệp Dược Hậu Giang, hay như Tập đoàn HAGL… đầu tư ra nước ngoài thành công về mặt nông nghiệp gợi cho ta hy vọng!
N.M.N/Tuanvietnam

Người ký giấy phép xây tòa nhà cao vọt gần Lăng Bác lên tiếng

Ông Nguyễn Quốc Tuấn xác nhận, chính ông là người ký giấy phép xây tòa nhà cao vọt gần Lăng Bác và việc ký này theo quy hoạch, chỉ đạo.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đầu năm 2014, ông Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đã cấp giấy phép cho Công ty CP may Lê Trực xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở với chiều cao hơn 50m, tại số 8B Lê Trực (Q. Ba Đình).
Căn cứ theo giấy phép xây dựng ông Tuấn ký ngày 24/3/2014, Công ty cổ phần may Lê Trực được phép xây dựng trên lô đất này 3 công trình, gồm 1 trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở để bán hoặc cho thuê và 2 nhà vườn.
Giấy phép xây dựng cho thấy trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở có chiều cao hơn 50m, diện tích xây dựng gần 1.800m2.
Dự án có tên là Discovery Complex II, chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư xây dựng phát triển Kinh Đô.
Tổng diện tích mặt sàn tòa nhà rộng gần 30.000m2 (chưa kể 4 tầng hầm), trong đó, 5 tầng làm trung tâm thương mại, từ tầng 6 trở lên là căn hộ để bán hoặc cho thuê.
Trao đổi với chúng tôi vào sáng nay (29/9), ông Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội xác nhận, chính ông là người đã ký phép xây dựng tòa nhà ở số 8B Lê Trực (Ba Đình, Hà Nội).
Ông Tuấn cũng khẳng định, việc cấp phép là theo quy hoạch, theo chỉ đạo chứ không hề sai.
"Thực ra, cấp phép theo văn bản quy hoạch, chỉ đạo, chứ có gì sai đâu!", ông Tuấn nói.
Ông Tuấn cho biết đang ở TP Hồ Chí Minh nên sẽ cung cấp thông tin sau.
Tòa nhà số 8B Lê Trực.
Theo ghi nhận của chúng tôi vào sáng 29/9, tòa nhà số 8B Lê Trực đã được xây dựng xong phần thô. Mặt trước tòa nhà đang được lắp kính ở một số tầng.
Các công nhân kỹ thuật cũng đang dần hoàn thiện bên trong toàn nhà.
Ngay trong sáng nay, chúng tôi cũng đã đến Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Phát triển Kinh Đô (KinhDo TCi Group) - chủ đầu tư tòa nhà, để liên hệ làm việc, nhưng nhân viên lễ tân cho biết, lãnh đạo bận và đề nghị đăng ký hẹn gặp sau.
Theo ông Lê Văn Thưởng (Tổ trưởng tổ dân phố số 1313, phường Điện Biên), khu đất số 8B Lê Trực trước đây do đơn vị thương binh Nguyễn Đình Chiểu quản lý, sau do Công ty may Chiến Thắng (Bộ Công nghiệp nhẹ) sử dụng.
Cách đây 10 năm, khu đất lại được chuyển giao cho Công ty may Lê Trực.
Sau khi việc sản xuất của công ty này ở khu đất không hiệu quả, nhân dân phường từng có kiến nghị với quận là xây dựng trường THCS tại khu đất trên.
Tuy nhiên, kiến nghị này không được sự đồng ý, bởi quận cho rằng, khu đất này sẽ xây nhà cao tầng.
Trước đó, sáng 28/9, đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hà Nội đã kiểm tra thực tế tại dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở tại số 8B Lê Trực, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội.
Việc kiểm tra của liên ngành được thực hiện theo văn bản chỉ đạo ngày 25/9 của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội - ông Vũ Quốc Hùng.
Đoàn kiểm tra do ông Trần Việt Trung, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội dẫn đầu. Lực lượng thanh tra xây dựng cùng các đơn vị liên quan kiểm tra từng tầng của tòa nhà.
Theo Trí Thức Trẻ

'Đài quan sát' giữa Ba Đình !?

“CHUNG CƯ 8B LÊ TRỰC UY HIẾP AN NINH QUỐC PHÒNG”
TRUNG TƯỚNG NGUYỄN QUỐC THƯỚC, NGUYÊN TƯ LỆNH QUÂN KHU IV ĐÃ TRAO ĐỔI NHƯ VẬY VỚI BIZLIVE KHI TRAO ĐỔI VỀ DỰ ÁN CHUNG CƯ SỐ 8B LÊ TRỰC (BA ĐÌNH, HÀ NỘI).
Phá vỡ cảnh quan trung tâm chính trị Ba Đình
Bàn về vấn đề quy hoạch, xây dựng công trình cao tầng số 8B Lê Trực tại quận Ba Đình, BizLIVE đã có cuộc trao đổi với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh quân khu IV, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa VI, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa VIII, IX, X.
Những ngày gần đây dư luận đang đặt câu hỏi xung quanh chung cư cao 18 tầng tại số 8B phố Lê Trực (Ba Đình, Hà Nội) do CTCP May Lê Trực làm chủ đầu tư, đang phá vỡ cảnh quan khu vực quảng trường Ba Đình, có chiều cao cao hơn Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thưa ông, ông có bình luận gì về vấn đề này?
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Là công dân đang sinh sống tại quận Ba Đình (Hà Nội), tôi theo dõi sát các thông tin trên các cơ quan báo đài, trong đó có báo Diễn đàn đầu tư/BizLIVE về các vấn đề xung quanh công trình số 8B Lê Trực.
Bản thân tôi cũng đã ra thực địa quan sát công trình này từ nhiều phía, nhất là từ phía khu vực quảng trường Ba Đình, cũng như Lăng Bác. Nhìn công trình này, tôi thật sự không chấp nhận được.
Trước đây, trong vụ nhà đầu tư Trung Quốc triển khai dự án đèo Hải Vân (tỉnh Thừa Thiên Huế), rồi xây biệt thự tại đây. Tôi đã phản đối kịch liệt, bởi nó ảnh hưởng đến an ninh chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
Trở lại vấn đề công trình cao tầng số 8B phố Lê Trực, thì công trình này xây dựng trong khu vực rất nhạy cảm, nơi các cơ quan đầu não của nước ta đang đặt trụ sở.
Công trình này đang phá vỡ cảnh quan khu vực quảng trường Ba Đình, cũng như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vấn đề an ninh quốc phòng đang được đặt ra.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh quân khu IV.
Ông có thể nói rõ hơn những ảnh hưởng của công trình số 8B Lê Trực đối với khu vực quảng trường Ba Đình, cũng như vấn đề an ninh quốc phòng, thưa ông?
Có 2 vấn đề đặt ra: Một là cảnh quan không gian khu vực trung tâm thủ đô đang bị phá vỡ. Quy hoạch khu vực này đã có từ lâu, bây giờ lại xây công trình chung cư cao tới 18 tầng như vậy là không chấp nhận được.
Theo tôi được biết, Chính phủ cũng như các cơ quan chức năng đã có những quy định chi tiết, yêu cầu không được xây dựng công trình nào cao hơn Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hai là: Trung tâm chính trị Ba Đình là cơ quan đầu não của nước ta.
Việc xây dựng công trình cao hàng chục mét nhìn thẳng ra Lăng Bác, nhà Quốc Hội, Phủ Chủ tịch, xa hơn là Bộ Quốc phòng…., thì việc kiểm soát về mặt an ninh quốc phòng là rất khó, bất cứ ai ai cũng có thể ra vào tòa nhà này. Ai sẽ kiểm soát đây?
Uy hiếp an ninh quốc gia
Chung cư 8B Lê Trực với tầm cao như vậy, sẽ kiểm soát một khu vực có bán kính rộng lớn, điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với các hoạt động của các cơ quan đặt trụ sở tại khu vực trung tâm chính trị Ba Đình, thưa ông?
Theo tôi quan sát, nếu đứng trên tầng cao nhất của tòa nhà này không cần dùng ống nhòm cũng có thể quan sát được tất cả các hoạt động của các cơ quan đầu não trong khu vực trung tâm chính trị Ba Đình, uy hiếp an ninh quốc phòng.
Tôi đề nghị Bộ Quốc phòng, Chính phủ, Hà Nội cần phải xem xét thật kỹ công trình này.
Dự án số 8B Lê Trực, là tòa nhà văn phòng, chung cư vậy nên sẽ có nhiều người mua căn hộ ở đây, nhiều đơn vị thuê ở đây.
Khi đi vào hoạt động, nếu là người mua căn hộ, thì có thể kiểm soát được, nhưng là văn phòng thì người ra người vào, rồi mang những thiết bị vào lắp đặt, ai sẽ kiểm soát việc này?
Theo Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nếu đứng trên tầng cao nhất của dự án số 8B Lê Trực có thể quan sát các cơ quan trong khu vực trung tâm chính trị Ba Đình bằng mắt thường, chú không cần ống nhòm.
Vậy, theo ông đối với công trình 8B Lê Trực đang phá vỡ cảnh quan, không gian quảng trường Ba Đình, ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng như vậy, thì cần xử lý ra sao?
Theo tôi có 2 hướng xử lý: Một là, phải “cắt ngọn” công trình này đưa về đúng quy hoạch không gian, cảnh quan khu vực trung tâm chính trị Ba Đình. Không thể để cao như vậy.
Hai là: Vì mục tiêu an ninh quốc phòng, Nhà nước cần phải xem xét bỏ tiền ra mua lại công trình này để kiểm soát, nhưng vẫn phải cắt ngọn công trình, bảo đảm cảnh quan. Sau đó, có thể đưa công trình phục vụ làm trụ sở, cơ quan, hoặc nhà công vụ...
Nếu không giải quyết được công trình này thì không bao giờ xử lý được các công trình khác cũng bị xâm lấn về quy hoạch, an ninh quốc phòng được.
Không vì vấn đề kinh tế trước mắt, mà ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, ai làm sai thì người đó phải chịu trách nhiệm. Đây là vấn đề kỷ cương của đất nước.
Trân trọng cảm ơn ông!

Trung Quốc nổi giận về bình luận của bà Clinton

Từ việc gọi bà là "to mồm" cho tới việc đùa cợt về vụ Monica Lewinsky, Trung Quốc đã phản ứng giận dữ trước những bình luận gần đây của ứng viên tranh cử tổng thống, bà Hillary Clinton, liên quan tới hồ sơ yếu kém của nước này trong vấn đề quyền phụ nữ.
Bà Clinton nói trong một tin đăng trên Twitter hôm Chủ Nhật rằng Chủ tịch Tập Cận Bình là "không biết xấu hổ" khi chủ trì một phiên họp của Liên hợp quốc về quyền phụ nữ trong hôm đó.
Ông Tập đã bị công kích mạnh mẽ về việc chủ trì phiên thượng đỉnh. Một số nhà hoạt động vì quyền phụ nữ trong năm nay đã bị bắt giữ vì đã lên kế hoạch tổ chức biểu tình phản đối nạn quấy rối tình dục trên các phương tiện giao thông công cộng.
Các nhóm vận động nói rằng một số nhà hoạt động nhân quyền là phụ nữ hiện vẫn đang bị bắt giữ.
Bà Clinton đã đưa quyền phụ nữ vào làm một phần quan trọng trong chiến dịch vận động tranh cử của mình.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc ráo riết khai thác hình ảnh hòa nhã, dễ mến của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Gọi ai đó là "không biết xấu hổ" cũng là sự sỉ nhục trong văn hóa Trung Quốc, điều khiến người ta cảm thấy "mất mặt".
Truyền thông quốc gia hôm thứ Hai đã phản ứng giận dữ, với bài xã luận lời lẽ gay gắt đăng trên Hoàn cầu Thời báo bằng cả tiếng Trung lẫn tiếng Hoa và được đăng lại trên các báo khác.
Bài xã luận cáo buộc bà Clinton là đã bắt chước ứng viên đảng Cộng hòa, Donald Trump, người đã có những nhận xét khiêu khích về Trung Quốc, nhằm giành lá phiếu từ việc công kích Trung Quốc.
Trong bài xã luận tiếng Anh, Hoàn cầu Thời báo gọi bà là "một kẻ kích động quần chúng" tham gia vào "những điều vô nghĩa xấu xa". Bản tiếng Trung còn nặng nề hơn: "Giống như thể bà Hillary đang trong một cơn điên loạn, mắt bà ta chuyển sang đỏ quạch... Bà ta bắt đầu bắt chước cách nói của ông Trump và để bản thân mình thành một kẻ to mồm dữ tợn."
"Bà ta thực sự đã hạ thấp giá trị bản thân. Người Trung Quốc không giận dữ với bà, mà chúng ta nay chỉ coi thường bà."
Trên mạng, phản ứng còn gây phân rẽ hơn nữa. Các công dân mạng ái quốc bị chọc giận trên mạng tiểu blog của Trung Quốc, Sina Weibo gọi bà là "mụ phù thủy già" và nhắc tới Monica Lewinsky, cựu thực tập sinh Nhà Trắng từng có quan hệ tình ái với ông Bill Clinton.
"Hillary, bà chạy nhanh về nhà đi, Lewinsky đang trên giường bà với Bill rồi đấy. Sao bà không lo việc riêng của mình đi, thay vì nói lăng nhăng về Trung Quốc," người dùng có tên là Lewubianzhong viết.
Nhưng những người khác thì bênh bà và lên tiếng về việc bắt giữ các nhà hoạt động và về quyền phụ nữ tại Trung Quốc.
Một người dùng có tên wbxxxhhh viết: "Bà Hillary không chỉ trích việc bắt giữ các nhà hoạt động, mà chỉ trích việc bắt giữ họ dựa trên những cáo buộc ngụy tạo."
"Phụ nữ Trung Quốc thậm chí còn không có quyền sinh đẻ chứ đừng nói gì tới quyền phụ nữ," Te_leinijiangtui viết với ý đề cập tới chính sách một con của Trung Quốc. /
(BBC)

29 tháng 9, 2015

ĐẤU ĐÁ và ĐỐI LẬP

Trên Youtube có dăm ba thước phim tổng hợp những cú đấm bốc quyền Anh “nổi tiếng mọi thời đại”. Bạn đã xem chưa? Nếu chưa thì cũng chẳng cần. Cứ coi truyền hình thời sự VN vào mùa tiền đại hội cũng đủ vui vật vã!
Vài tháng trước hội nghị trù bị của bất kỳ mùa đại hội đại biểu toàn quốc khóa nào cũng thế, cũng đầy những cú nốc ao dưới rốn. Khán giả VTV tự cho điểm và đánh giá các võ sĩ, để đoán mò xem tương lai 5 năm kế sẽ rách tới đâu…
Chừng như giải đấm năm nay đang chia đều cho một số tay chơi thuộc hàng kình địch. Nguyễn Sinh Hùng chỉ là một trong số đó. Nhưng “nổi tiếng mọi thời đại” là ở những phát ngôn cực ấn tượng trong thời gian gần đây.
Tất nhiên, đối thủ của Hùng là Dũng. Trên bàn cờ thế bày giữa sân thượng, đối thủ của quốc hội tất yếu phải là …chính phủ, cho dù một phần đại biểu QH cũng là thành viên chính phủ.
Hùng phán những gì, từ những ngày sân sau kinh tế của Hùng bị úng nước cống?
26/8/2013: “Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Thủ tướng báo cáo giải trình trước Quốc hội về trường hợp (ngân hàng Bảo Việt) này”.
09/10/2014: “Giờ phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng để có năng suất chất lượng cao. 10 người Việt Nam năng suất mới bằng 1 người Malaysia; 20 người bằng 1 người Thái Lan; 30 người bằng 1 người Singapore…”.
17/10/2014: Chỉ thị “ra quân” của CT QH cho UBKT QH, thông qua Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu “ Yêu cầu(các phó chủ nhiệm) chuẩn bị trước chu đáo, cần thì tham gia ngay, nhất là 4 dự án luật, báo cáo kinh tế – xã hội, và cả việc Cảng HK QT Long Thành”.
20/10/2014: CTQH yêu cầu CP phải “Có chủ trương, giải pháp căn cơ, đồng bộ để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, phục hồi đà tăng trưởng, phát triển hạ tầng, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp và thể chế”.
18/11/2014: CT QH “ Yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh chương trình cải cách hành chính mà Chính phủ đã phê duyệt, loại bỏ các thủ tục rườm rà tạo điều kiện cho tiêu cực”.
23/12/2014: “Sẽ xem xét các báo cáo bổ sung của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2014; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2015”.
29/01/2015: “Sẽ tiến hành giám sát lại những vấn đề, lĩnh vực đã giám sát, đã chất vấn, để kiểm tra, xem xét về sự chuyển biến trên thực tế”.
07/4/2015: “Dứt khoát không thể để còn tình trạng xử nặng cũng được, tha cũng được, bắt cũng được, buộc tội cũng được, không buộc tội cũng được”.
13/6/2015: “Đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém và đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, tiếp tục có các giải pháp tích cực để khắc phục”.
10/8/2015: “Chỉ Quốc hội mới có quyền cho hay không cho thu (phí), phân cấp mức thu (phí) cho Chính phủ và HĐND quyết định và chịu trách nhiệm trước dân”.
*
Cứ như thật. Cứ như QH là cơ quan quyền lực cao nhất nước và có thể nắn được CP.
Vừa kể là một số cú đấm bốc trên sân đấu của tứ trụ triều đình Hà Nội. Hầu hết xảy ra kể từ sự cố Ocean Bank bị triệt hạ.
Không chỉ Nguyễn Sinh Hùng, các đấu thủ còn lại trong BCT cũng đã tấn công nhau và hạ nhau sát ván, như những trận đấu tố thu nhỏ ở tầm cao. Sinh mệnh chính trị, và cả sinh mệnh thực của nhiều võ sĩ hay đàn em trực tiếp dưới trướng của một số võ sĩ đã bị xóa sổ. Và có xác suất cao là chưa dừng ở đó.
Đặc tính chung của những chiêu thức ra đòn này là:
Tất cả đều có hồ sơ đen của đối thủ; tất cả đều dồn sức mở rộng vòng đai bộ hạ tín cẩn; ẩn dụ/bóng gió trong phát biểu – thẳng tay cắt tỉa vây cánh của nhau trong hành động; kèn cựa vị trí, leo thang thành đấu đá công khai; trả đòn chớp nhoáng theo nguyên tắc mắt đổi mắt/răng đổi răng; bao che cho đàn em/gia tộc và đe dọa thuộc hạ của đối phương; sử dụng tối đa cơ chế và khối nhân lực dưới quyền; sử dụng tối đa phương tiện truyền thông hiện đại thời @, dưới dạng Chân Dung các kiểu; nếu không giữ được vị trí cũ hay chiếm được vị trí mới thì phải cài bằng được hậu duệ vào trám chỗ; trong trường hợp cần thiết thì luôn có sẵn dê tế thần tức khắc.
Càng sát cận ngày đại hội, mức độ đấu đá càng căng, hệ quả tổn thất càng nặng, hận thù tất yếu càng cao… Nhiệm kỳ mới ắt phải mất cả năm để ổn định vị thế quyền năng cao thấp, và 4 năm sau đó là một cuộc thư hùng hoàn toàn khác lạ.
Kết cục, người ta có thể so sánh điều gì?
Trong thể chế “một đảng độc đáo” thì các hoạt động tranh ngôi nói trên bắt nguồn từ nỗ lực triệt hạ uy tín lẫn nhau, nhằm tiếm quyền/giành lợi, biến thành tập quán sinh hoạt đấu đá tiêu cực, với hệ quả trước mắt là bọn tay chân bộ hạ bị “hy sinh” sớm nhất, tổn thất nặng nhất, thiệt hại lâu nhất. Còn hệ quả trong mắt là hình ảnh đảng viên Đấu Tố đạp nhau để sống còn.
Ngược lại, trong thể chế chính trị đa đảng thì một số lớn nội dung chất vấn/phản biện nói trên có thể trở thành những luận điểm đối lập tích cực, gia cố tiến trình giám sát, kiểm soát sự lạm quyền, tránh nạn kinh tế sân sau, cân bằng quyền lực, thực thi luật pháp, trực tiếp
Đối Trọng để tìm ra phương thức tốt nhất giúp đất nước phát triển.
Đó cũng là nét khác biệt cơ bản của Đấu Đá so với Đối Lập
Đinh Tấn Lực’s Blog/TTV

Đất nước lại bị 'chia đôi' ?

Trung Quốc bắt đầu thôn tính Việt Nam từ Đà Nẵng - Chặt lìa Bắc Nam?
Người nói tiếng Trung Quốc ồ ạt mua đất ven biển Đà Nẵng?
TT - Ông Nguyễn Điểu, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường TP Đà Nẵng, vừa lên tiếng cảnh báo hiện tượng người nước ngoài núp bóng người Việt mua lại nhiều lô đất ven biển trên địa bàn.
Thông tin tại hội nghị Thành ủy Đà Nẵng, ông Điểu cho biết: Sở Tài nguyên - môi trường vừa gửi hồ sơ qua Sở Kế hoạch - đầu tư để xem xét cẩn trọng nguồn gốc các doanh nghiệp do người Việt đứng tên sang nhiều lô đất ở các quận ven biển Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà, nhưng sau lưng là những người nước ngoài.
Dải đất được chính quyền Đà Nẵng cảnh báo đang có hiện tượng người nước ngoài đứng sau lưng người Việt để mua đất - Ảnh: Hữu Khá/TTO
Những vụ chuyển nhượng này thông qua rất nhiều cấp, thực hiện thỏa thuận với nhà đầu tư, các chủ nhà đất của dân, các chủ khách sạn... Đó là hoạt động chuyển nhượng đất đai cho người nước ngoài, chủ yếu là người nói tiếng Trung Quốc. 
Dải đất được chính quyền Đà Nẵng cảnh báo đang có hiện tượng người nước ngoài đứng sau lưng người Việt để mua đất - Ảnh: Hữu Khá
“Điều này tiềm ẩn nguy cơ rất lớn. Chúng tôi đã nhiều lần báo cáo” - ông Điểu nói.
Liên quan đến vụ việc, ông Trần Thọ - bí thư Thành ủy Đà Nẵng - cho rằng việc người nước ngoài đứng sau lưng người Việt để mua đất là chuyện cực kỳ nguy hiểm, đồng thời yêu cầu cơ quan chức năng lưu ý thường xuyên kiểm tra, có biện pháp phù hợp, xử lý đúng quy định pháp luật.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, khu vực mua bán đất có yếu tố nước ngoài xảy ra tại dải đất sát với sân bay Nước Mặn (quận Ngũ Hành Sơn). Nơi đây thường xuyên có đông đảo người nước ngoài đến du lịch, cư trú.
Vừa qua có 13 lô đất được chuyển nhượng có dấu hiệu do người nước ngoài bơm tiền cho người Việt mua đất, trong đó một số trường hợp đang làm thủ tục xây dựng nhà công trình để kinh doanh.
Ngoài ra, một số nhà hàng, khách sạn ven biển đã xuất hiện tiếng Trung to tướng bên cạnh tiếng Việt để lôi kéo khách.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Lan, một chuyên gia bất động sản ở Đà Nẵng, cho biết theo Luật đất đai năm 2013, người nước ngoài không được phép nhận quyền sử dụng đất tại VN. Luật nhà ở (có hiệu lực từ ngày 1-7-2015) chỉ cho phép người nước ngoài được mua nhà tại VN với thời hạn sở hữu tối đa là 50 năm. Do vậy, việc người nước ngoài mua bán đất, dù dưới hình thức núp bóng người Việt, cũng là hành vi vi phạm pháp luật.
Trong khi đó, dù cho rằng rất khó xử lý về mặt pháp luật do người Việt vẫn đứng tên trên giấy tờ sang nhượng đất đai, nhưng theo luật sư Lê Cao (Công ty luật hợp danh FDVN), chuyện người Trung Quốc núp bóng người Việt mua đất ven biển Đà Nẵng là vấn đề cần phải cảnh giác bởi liên quan đến chuyện an ninh quốc phòng ở các vị 
trí trọng yếu ven biển.
Theo ông Cao, để ngăn chặn hiện tượng người nước ngoài núp bóng mua đất tại các khu vực nhạy cảm này, chính quyền cần kiểm soát về mặt con người, trong đó giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh ở các công trình, khu đất này. Đặc biệt là phải giám sát, kiểm soát được nguồn lao động mà chủ cơ sở sử dụng, nắm được người chủ thật sự họ 
đang làm gì ở đó.
Hữu Khá/TTO

NÔNG SẢN ĐỘC HẠI LỖI TẠI AI?

Kiểm tra độc tố trong khoai tây Đà Lạt
* TÔ VĂN TRƯỜNG
Nói về nông sản bẩn và nhiều loại sản phẩm bẩn khác, ta thường nghĩ ngay tới từ độc hại – riêng về cái từ này thì đã phải phân định rõ thành hai loại : độc và hại. Độc là gây ngộ độc tức thời tới cơ thể tùy theo chất và liều lượng mà gây nguy hiểm tới tính mạng con người. Về mặt này, có hẳn một chuyên ngành “độc chất học”. 
Nông sản ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm thực vật và động vật nuôi trồng hoặc thu hoạch từ thiên nhiên. Thời kỳ trước đây, khi sản xuất nông nghiệp chưa sử dụng rộng rãi các hoá chất nông nghiệp như phân hoá học, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc trừ dịch hại (thuốc bảo vệ thực vật), thuốc thú y thuỷ sản.v.v… năng suất cây trồng, vật nuôi thường thấp và bấp bênh. Năng suất cây trồng và vật nuôi tăng dần do việc sử dụng các hoá chất nông nghiệp kể trên, tuy nhiên các tác động bất lợi đến sức khoẻ con người và sự phát triển bình thường của hệ sinh thái xuất hiện kèm theo.
Hoá chất tồn dư trong nông sản (thực vật và động vật nuôi trồng hoặc thu hoạch từ thiên nhiên…) có thể gây độc cấp tính hoặc được tích luỹ theo thời gian gây nên độc kinh niên cho con người. Mặt khác các hoá chất độc ngấm vào đất hoặc nước vùng canh tác, vùng thu hoạch tự nhiên cũng được hấp thụ vào nông sản và sau cùng vào cơ thể con người. Trong giai đoạn thu hoạch, vận chuyển và bảo quản, một số hoá chất có thể gây hại cho sức khoẻ con người cũng được sử dụng. Đó là các con đường chính đưa các hoá chất độc vào nông sản và cuối cùng vào cơ thể con người.
Có những nguyên tố vô cơ (khoáng chất) được xem là không độc nhưng cái sự hại thì khôn lường vì khi vào cơ thể nó “lấn sân” (choán chỗ, thay thế) những khoáng chất cơ yếu của cơ thể và dần dần làm suy yếu hoặc liệt hẳn những chức năng không thể thiếu của cơ thể con người . Tỷ như litium (Li) trong các loại “pin nút áo”, khi nó vào cơ thể sẽ len lỏi, tìm cách “thế chân” cho kẽm (Zn) ; mà kẽm là nguyên tố không thể thiếu trong những tế bào chuyên giữ chức năng cảm biến (sensor) của các giác quan (ngũ giác : thính, thị, xúc, khứu và vị giác), hiểm họa thật khôn lường vì nó là cả chuỗi theo hiệu ứng domino. Cách đây nửa thế kỷ, khi loại pin “tân kỳ” này ra đời, ở Thụy Điển người ta đã có quy chế : Ai muốn mua pin mới loại này, buộc phải giao nộp lại cho cửa hàng pin cũ để họ gom và giao cho cơ quan chức năng xử lý .
Các nhóm chất chủ yếu đi vào nông sản gồm: Các thuốc trừ dịch hại trên cây trồng (hoá chất bảo vệ thực vật): gồm các thuốc: clo hữu cơ, lân hữu cơ, carbamat các chất điều hoà tăng trưởng côn trùng. Các chất kim loại nặng: chì, arsenic, thuỷ ngân, crom, cadmium. Các chất như arsenic, thuỷ ngân có thể bắt nguồn từ một số thuốc trừ dịch hại thế hệ cũ. Arsenic, thuỷ ngân, cadmium, chì và nhiều chất khác phần lớn bắt nguồn từ ô nhiễm công nghiệp.
Báo cáo của Bộ Y tế cho biết, mỗi năm ở VN có chừng 250-500 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.000 -10.000 nạn nhân và 100 – 200 ca tử vong. Ở VN, tình trạng mất vệ sinh tồn tại song song với việc sử dụng hóa chất bị cấm trong sản xuất, chế biến thực phẩm là hết sức phổ biến. Do chạy theo lợi nhuận, người sản xuất và kinh doanh thực phẩm vẫn sử dụng những biện pháp bảo quản, kích thích tăng trưởng không hợp lý, hoặc làm giả các hàng hóa thực phẩm.
Ngoài ra, từ nông sản chế biến thành thực phẩm cũng có nhiều hoá chất độc hại khác nhau được đưa vào quá trình chế biến (malachite green, đỏ sudan, rhodamine B, đường hoá học, borax…). Malachite green là phẩm màu nhuộm vải bây giờ Hà Nội dùng vô số để nhuộm cốm xanh; Rhodamin B cũng là một phẩm màu công nghiệp người ta dùng để nhuộm hạt dưa, nhuộm tương ớt. Các loại thuốc như salbutamol, clenbuterol ...người cho heo ăn để "tạo nạc" khi giết mổ lại thiếu vệ sinh ảnh hưởng dến sức khỏe con người.
Lò giết mổ heo mất vệ sinh
Liên Hiệp Quốc, thông qua FAO, WHO và UNEP đã phổ biến những thông tin cần thiết về dư lượng các loại hoá chất độc hại trong nông sản thực phẩm cũng như ảnh hưởng của nó lên sức khoẻ và môi trường cho toàn thế giới.
WHO đã phổ biến dưới dạng tổng kết về các chất gây biến đổi hệ nội tiết (EDC=Endocrine Disrupting Chemicals) bao gồm nhiều chất khác nhau xuất phát từ hoạt động nông nghiệp (thuốc trừ dịch hại, phân hoá học), công nghiệp (kim loại nặng..), dân dụng (phụ gia thực phẩm..) và y tế (kháng sinh, thuốc ngừa thai, hormones...).
Các chất này ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của con người và sinh vật khác, tăng nguy cơ ung thư vú, gây ra sự phát triển bất bình thường và làm chậm sự phát triển hệ thần kinh trẻ em, suy giảm chức năng hệ miễn dịch. Đặc biệt, cho đến nay Công ước Stockholm (do UNEP chủ trì) sau nhiều lần họp đã đưa 22 hoá chất vào danh mục chất độc cần giám sát chặt chẽ (quản lý an toàn, giảm thiểu và dần loại bỏ) vì chúng đi vào môi trường và theo chuỗi thực phẩm tích tụ trong nông sản thực phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, trong đó có Aldrin, Chlordane, Dieldrin, Endrin, Heptachlor, Hexachlorobenzene, Mirex, Toxaphene, DDT; Dioxins, Furans, PCB, Hexachlorobenzene (HCB); Lindane, HCH, Chlordecone; Hexabromobiphenyl, BDE, PFOS, Pentachlorobenzene, Endosulfan.
FAO đã phổ biến rộng rãi các bộ Codex trong đó định rõ mức dư lượng tối đa cho phép (Maximum Residue Limit=MRL) của các hoá chất bảo vệ thực vật trong nông sản thực phẩm, mức hấp thu hằng ngày chấp nhận được của các thuốc bảo vệ thực vật (Acceptable Daily Intake=ADI) của nhiều nước trên thế giới để các quốc gia chưa có quy định có thể dựa vào để soạn ra quy định riêng của họ cho phù hợp.
Ở Việt Nam, vấn đề nhiễm độc nông sản thực phẩm chủ yếu liên quan đến trách nhiệm quản lý của các Bộ Nông nghiệp & PTNT, Y tế, Tài nguyên & Môi trường và Công thương. Các bộ này đã và đang có những nỗ lực nhiều mặt để giải quyết vấn đề, tuy nhiên vẫn còn xa mới đạt đến điều mong muốn.
Các nước phát triển rất chú trọng kiểm tra dư lượng thuốc trừ dịch hại và sự hiện diện của các chất có hại khác trong nông sản thực phẩm và môi trường. Tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, sự kiểm soát còn lỏng lẻo, trách nhiệm quản lý chồng chéo hoặc bỏ trống. Thực trạng này ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng cần phải khắc phục sớm.
Để khắc phục các tình trạng ô nhiễm độc hại sản phẩm nông nghiệp cần có các biện pháp: 
- Đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của nông sản thực phẩm bị nhiễm độc trên hệ thống thông tin đại chúng. Đưa các thông tin này vào trường học.
- Ban hành đầy đủ các văn bản quản lý, quy trách nhiệm rõ ràng đối với từng cơ quan chức năng, phổ biến rộng rãi và kiểm tra chặt chẽ sự tuân thủ.
- Đẩy mạnh hoạt động của các đơn vị thanh tra hoá chất của các Bộ và địa phương
- Đầu tư xây dựng các cơ sở tiêu huỷ hoá chất độc hại tịch thu.
- Kiểm soát buôn bán ở biên giới, chống buôn lậu các hoá chất cấm vào Việt Nam
- Kiểm soát chặt chẽ các cơ sở buôn bán hoá chất trong nước, xử phạt nặng khi vi phạm.
- Mở rộng chứng nhận GAP và phạt nặng các đơn vị nhận hối lộ để cấp chứng chỉ GAP cho cơ sở sản xuất không đạt chuẩn.
- Khuyến khích, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm an toàn phát triển.
- Tăng cường huấn luyện về sản xuất nông sản an toàn cho nông dân.
- Tăng cường cảnh báo người tiêu dùng về những nguồn nông sản thực phẩm bị nhiễm chất độc hại.
Nông sản độc hại là do trách nhiệm quản lý nhà nước lỏng lẻo, chủ yếu của các Bộ: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Y tế, Tài nguyên & Môi trường, Công thương, chính quyền địa phương, làm ăn “chụp giật” bất chấp hậu quả của nhiều thương lái và người nông dân (không loại trừ bàn tay “lông lá” của Tàu) vv…
Với những cái đầu sạch thì chẳng bao giờ cho ra những sản phẩm bẩn! Báo chí đầy rẫy những bài viết về những nông dân làm ra sản phẩm mà … không dám ăn ! Ôi, bao giờ … cho tới ngày xưa ! Cứ hô hoán lên “đổi mới”, trong khi có biết bao nhiêu báu vật đã để rơi rớt, vương vãi mà chưa lượm lại được.
Các quan chức quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và những người nông dân Nhật Bản không hẳn là những người uyên bác về hóa học và về độc chất học nhưng họ có duy nhất một bộ lọc cực kỳ hữu hiệu mà ta phải học hỏi đó là cái đức và ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng.

Sống chỉ biết có tiền chính là sự bần cùng

Từ 1 cậu bé làm chui, ông đã trèo lên được chức trưởng phòng, rồi giám đốc công ty may mặc. Ông dùng tiền để dành của mình mua lại 1 công ty phá sản, xây dựng đầu tư thành công ty Giordano nổi tiếng khắp châu Á.
Nhìn sự thành công và nghe ông Jimmy Lai nói chuyện, không ai có thể tin rằng ông chỉ được học đến lớp 5.
Nhưng ông không lấy đó làm xấu hổ mà ngược lại ông cho rằng đó là điểm mạnh của ông. Ông Lai nói vì ông không được học nhiều, ăn nói dở, càng không biết viết sao cho hay, nên ông tập trung hoàn toàn vào HÀNH ĐỘNG : " Tôi nói rất ít, tôi chỉ làm thôi ".
Ông Lai được mẹ giành dụm tiền gửi ông đi theo ghe vượt biên từ Quảng Đông sang Hong Kong năm mới 12 tuổi. Đến HK ông phải tự lập tự túc hoàn toàn, khởi đầu từ con số không và phải làm việc chui trong các hãng xưởng với đồng lương rất thấp. Tuy vậy, ông không bao giờ quên những giọt nước mắt của mẹ ông lúc chia tay, mẹ ông dặn ông " Con đi lần này chắc không bao giờ mẹ con mình được gặp nhau nữa, con hãy ráng sống cho tốt, HK là xứ tự do, chỉ có ở đó con mới có được cuộc sống khá hơn của cha mẹ ". Và từ đó, cậu bé Jimmy Lai đã luôn nuôi 1 ước mơ " Làm sao cho TQ cũng được tự do như HK " !
Từ 1 cậu bé làm chui, ông đã trèo lên được chức trưởng phòng, rồi giám đốc công ty may mặc. Ông dùng tiền để dành của mình mua lại 1 công ty phá sản, xây dựng đầu tư thành công ty Giordano nổi tiếng khắp châu Á.
Năm 1989, khi phong trào Thiên An Môn của sinh viên TQ bùng nổ, ông Lai mạnh mẽ lên tiếng tìm mọi cách ủng hộ và thẳng thắn phê bình nhà cầm quyền Bắc Kinh. Để trả đũa, Trung Quốc tung ra 1 chiến dịch phá hoại công ty Giordano của ông, nhất là chi nhánh đặt tại Đại Lục. TQ muốn dùng áp lực kinh tế để ép ông phải im miệng.
Nhưng ông Lai không hề nao núng, năm 1990 ông sẵn sàng bán luôn công ty Giordano, chịu mất nguồn tài chính dồi dào của mình. Ông quay sang công nghệ thông tin và truyền thông. Nhận thấy tầm quan trọng của truyền thông báo chí đối với chính trị và xã hội, ông thành lập Next Media, công ty truyền thông duy nhất với mục đích chính là ủng hộ dân chủ ở Đông Nam Á và trực tiếp lên án chính quyền Bắc Kinh.
Ban đầu ai cũng cho rằng ông điên, 1 mình dám chống lại Bắc Kinh và tiên đoán là tờ báo đó sẽ chết yểu. Nhưng ngược lại con số độc giả ngày càng đông, số báo bán ngày càng nhiều và chỉ trong 2 năm đã trở thành công ty truyền thông lớn nhất HK, Đài Loan và Ma Cao. Đến năm 1995 ông cho ra thêm tờ báo thứ 2 là Apple Media, chuyên ủng hộ các phong trào dân chủ tại HK.
Được biết trước khi HK được trả về cho TQ, thủ tướng nước Anh đã tặng cho ông Jimmy Lai hộ chiếu danh dự, mời ông sang Anh sinh sống. Ông Lai đã từ chối và cho biết ông cần ở lại HK để tranh đấu cho nền dân chủ độc lập của thành phố này, và hơn nữa ông muốn cả TQ cũng phải có dân chủ.
Tỉ phú truyền thông,Lai Chee-Ying, tức Jimmy La trong lều của những người biểu tình Hong Kong
Mới đây, trả lời phỏng vấn của đài Chanel NewsAsia, ông Jimmy Lai cho biết ông rất vui và tự hào với các biểu hiện của sinh viên HK. Ông nói " Các sinh viên thực là giỏi và ngoan, các em đã làm được nhiều hơn là tôi mơ ước. Các em thực sự có ý thức tốt, và thực sự đã đấu tranh rất ôn hòa. Thế giới nhìn vào, ai cũng sẽ mong mình có những con em như các em ".
Phóng viên Roland Lim hỏi ông nghĩ sao khi nhà cầm quyền Bắc Kinh tuyên bố sẽ không nhượng bộ, cho dù cuộc biểu tình có lớn cỡ nào, ông nói " Chúng ta không thể điều khiển được Bắc Kinh, nhưng chúng ta có thể điều khiển được chính mình. Những gì các sinh viên đang tranh đấu đòi hỏi là điều đúng đắn, họ sẽ không bỏ cuộc. BẮC KINH KHÔNG NHƯỢNG BỘ THÌ HỌ SẼ PHẢI ĐAU ĐẦU VÌ NHỮNG SINH VIÊN NÀY TRONG 30 NĂM TỚI ! ".
Lại được hỏi về việc phong trào " Chiếm Trung Tâm " đã làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế HK như 1 số người nhận định, ông Lai lắc đầu " Tôi không nghĩ kinh tế HK sẽ bị ảnh hưởng nhiều hay lâu dài. Hiện nay sinh viên đã mở lối cho nhân viên nhà nước đi làm bình thường. Điều duy nhất sút giảm là thị trường chứng khoán HK, nhưng thị trường chứng khoán lên xuống là chuyện thường. Nó đã lên cao 1 thời gian dài, tự động nó cũng sẽ điều chỉnh và xuống thôi, cho dù có hay không có sinh viên biểu tình ".
Ông Lai nói thêm " Nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta cần có hy vọng cho một xã hội tốt đẹp hơn. Chính các sinh viên đã đem tới cho chúng ta hy vọng đó. Một xã hội ngoài tiền ra còn phải có lương tâm. Các sinh viên đang làm đúng lương tâm, chúng ta cần ủng hộ họ ".
Ông nhấn mạnh " Một xã hội chỉ biết có tiền mới là một xã hội thực sự bần cùng nhất !" 
Ngọc Nhi Nguyễn

28 tháng 9, 2015

CẢ HỌ LÀM QUAN: MỌI THỨ CỨ MỜ MỜ, ẢO ẢO

Đinh Duy Hòa
Câu chuyện cả họ làm quan ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội mấy ngày nay đang làm cả xã hội xôn xao. Sao lại thế được? Chuyện bình thường mà, xã tôi, huyện tôi, cơ quan tôi cũng vậy.
>> Hà Nội yêu cầu Mỹ Đức báo cáo vụ 'cả họ làm quan'
>> Bí thư HN: Làm rõ vụ 'cò' viên chức Sóc Sơn
Mà cũng lạ, những chuyện kiểu vậy, khối người biết, nhưng chẳng ai lên tiếng, chỉ đến khi báo đăng mới bung ra, mới bình luận, phản hồi này nọ. Và bung ra như vậy mới giật mình nghĩ lại.
Kiểm tra liệu có đảo chiều?
Nghe bảo cấp trên đã chỉ đạo kiểm tra, đánh giá việc này của Mỹ Đức. Cá là gần 100% mọi thứ đúng: đúng theo quy hoạch, đúng theo tiêu chuẩn, đúng theo quy trình bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo.
Khi đã định đưa họ hàng, bà con vào lãnh đạo thì việc chuẩn bị những cái cho đúng quy định này là chuyện nhỏ.
Cần bằng cấp, có bằng cấp, cần vào quy hoạch là vào, thậm chí cần lấy phiếu tín nhiệm cho đủ khi bổ nhiệm cũng sẽ có đủ.
Tóm lại, kiểm tra ở đây không mang lại kết quả đảo chiều.
Nó cũng giống như dạo nào bảo vào công chức ở Hà Nội mất tiền, nhưng mãi cũng không có bằng chứng xác thực. Mọi thứ cứ mờ mờ, ảo ảo. Tuyển dụng công chức, viên chức, rồi thi nâng ngạch công chức, rồi bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, thậm chí về hưu...
Tuốt tuột những cái này đều có quy định, về cơ bản là được, nhưng đi vào triển khai, kết quả không như mong muốn, thậm chí có tiêu cực. Nhưng chỉ ra tiêu cực cụ thể, người tiêu cực cụ thể trong bộ máy lại rất khó. Đây là nét độc đáo trong hệ thống hành chính nước ta. Vậy mà không phải vậy!
Cổng chào huyện Mỹ Đức
Ước về một xã hội lành mạnh
Hiện tượng “một người làm quan, cả họ được nhờ" thời phong kiến đang hồi sinh mãnh liệt trong thời hiện đại. Bản chất ở đây chính là vấn đề quyền lực và lợi ích. Lợi ích là lợi ích họ hàng, là lợi ích nhóm, chứ không phải lợi ích cho người dân, cho xã hội. Quyền lực càng lớn thì lợi ích thu được càng to, lợi ích càng to có rồi thì lại là điều kiện quan trọng để mở rộng quyền lực.
Và chính vấn đề lợi ích kiểu này đang làm cho xã hội ta không lành mạnh. Đụng đến cái gì cũng có tiêu cực, cũng có câu chuyện xin - cho, cũng có chuyện tiền nong...
Nguy hiểm là ở chỗ lâu ngày chuyện tiêu cực, chuyện lợi ích rất có thể trở thành thói quen, thành triết lý sống của người Việt.
Đến bệnh viện công, đến cơ quan hành chính trước hết là nghĩ có người quen không, có thì đỡ nhiều phiền hà. Nếu không thì cần thiết là phải chi. Mình phải chi chỗ này thì phải thu lại ở đâu nhỉ? Mình là công chức, là bác sỹ, là giáo viên, là cán bộ thuế, hải quan, cảnh sát giao thông... thì thu lại kiểu gì nhỉ? Tất nhiên không phải ai cũng thế, nhưng một bộ phận không nhỏ là như thế. Suy rộng ra người nông dân là khổ nhất, kiếm gì, thu gì từ người khác ngoài cái mình làm ra.
Xã hội vận hành theo kiểu này thì lấy đâu ra mà năng động, sáng tạo, phát triển, là đuổi rồi vượt nước này, nước kia. Ước mong cao xa đó hãy gác lại để mong về một xã hội lành mạnh hơn chút, trong đó ai có việc làm cũng đủ sống, có pháp luật và pháp luật được thực thi nghiêm minh, ai có năng lực thì được bổ nhiệm lãnh đạo mà không phải nhờ cậy các mối quan hệ.
Ước mong có vẻ đơn giản mà sao xa vời. Nó đòi hỏi cả hệ thống thay đổi, từng con người thay đổi.
Thay đổi từ cái đơn giản như loa phát thanh phường bớt đi, xe cảnh sát phường không còn sáng nào cũng chạy ít phút dẹp mất trật tự nhưng sau đâu lại vào đó, ăn uống cái gì cũng vô tư, không lo ngộ độc, đi đèn xanh không lo bị tông bất ngờ từ phía đèn đỏ cho đến những thay đổi to tát hơn như không còn hiện tượng cả họ làm quan kiểu Mỹ Đức, nhiều cháu du học nước ngoài ham muốn trở về nước làm việc, nhất là vào bộ máy công quyền, là hiện tượng tham nhũng về cơ bản đã không còn trong xã hội ta...

CHUYỆN TRỌNG DỤNG HIỀN TÀI

Nguyễn Duy Xuân
Ông Lê Phước Hoài Bảo, sinh năm 1985 vừa được bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam.
Ông là con trai nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lê Phước Thanh. Ông Thanh vừa được Bộ Chính trị cho nghỉ và thôi chức vụ Bí thư Quảng Nam từ đầu tháng 9 vừa qua trên cơ sở xem xét đơn xin nghỉ tự nguyện của cá nhân ông gần 2 tháng trước. Ông Thanh giữ chức vụ này từ tháng 2/2015.
Ông Bảo từng học Đại học Kinh tế Đà Nẵng, chuyên ngành Tài chính tín dụng.
Từ tháng 8/2010 đến tháng 8/2012, ông được cử đi học thạc sĩ chuyên ngành quản trị tài chính và chiến lược tại trường Claremont Graduate University, Mỹ.
Sau khi học thạc sĩ về (8-2012) cho đến nay (9-2015) trong vòng 3 năm, ông Lê Phước Hoài Bảo đã tiến những bước nhảy vọt trên đường quan lộ mà bạn bè cùng trang lứa không ai dám mơ:
- Từ 2012 đến 2014, ông giữ chức trưởng phòng Xúc tiến đầu tư của Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai.
- Tháng 3/2014, ông được bầu giữ chức vụ Phó chủ tịch UBND huyện Thăng Bình nhiệm kỳ 2011 - 2016.
- Từ tháng 4/2015, ông giữ chức vụ Phó giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam.
- 4 tháng sau (23-9-2015), ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam.
Thật mừng cho ông Bảo, tuổi thanh xuân đầy nhiệt huyết đã sớm thành đạt. Ông đã nêu một tấm gương để tuổi trẻ cả nước noi theo, phấn đấu: Có tài, có đức thì không lí gì lại không công thành danh toại. Đất nước không bao giờ phụ hiền tài. Chả thế mà từ thuở xa xưa, cha ông ta đã từng dạy, “hiền tài là nguyên khí quốc gia” đó sao?
Tuy nhiên, trước sự thăng tiến của ông Lê Phước Hoài Bảo, dư luận những ngày qua cũng không tránh khỏi những băn khoăn.
Được biết, trong nhiều tiêu chuẩn của một Giám đốc Sở có 3 tiêu chuẩn quan trọng: Một là chuyên viên chính (sau 9 năm công tác mới được công nhận), hai là đảm nhận chức vụ phó GĐ sở hoặc tương đương 3 năm trở lên, ba là tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương.
Có thể ông Bảo tài năng thực sự như đã nói ở trên nhưng những tiêu chuẩn này liệu ông có đảm bảo? Và giả sử, với tài năng như ông Bảo mà xuất thân từ thường dân thì liệu có được thăng tiến với tốc độ... ánh sáng như vậy?
Từ trường hợp ông Bảo, đã đến lúc nên xem xét lại những qui định cứng nhắc về tiêu chuẩn chức vụ và qui trình bổ nhiệm cán bộ để tránh tình trạng “cả họ làm quan” như đã xảy ra ở huyện Mỹ Đức và điều quan trọng hơn để lựa chọn được những người tài, tài thực sự, nhất là tuổi trẻ; để hiền tài bất kể là con ai đều có đất dụng võ, đều được đem hết tài năng tâm huyết của mình ra phụng sự Tổ quốc.

Ông Nghị có còn chửi Mỹ, chặt cây, gây vỡ đường ống?


Bức ảnh chụp bia chứng tích bên hồ Trúc Bạch mà Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã trao tặng Thượng nghị sĩ John McCain
Không xúc phạm sao được khi tấm bia gọi mình một cách miệt thị là “tên”. Không xúc phạm sao được khi bức hình chụp đồng đội của ông giơ tay đầu hàng, mà bây giờ họ cho mình làm … quà!Tất cả đều được thiết kế để hạ nhục ông, và có thể xa hơn nữa là hạ nhục quân đội Mĩ. Tôi tự hỏi không biết nếu ông PQN sang thăm Tàu và tặng cho Dương Khiết Trì tấm hình du kích VN áp tải lính Tàu trong trận chiến 1979? Chắc là không dám. Nếu không dám thì tại sao ông làm điều đó với ông John McCain?
Hình như chính ông PQN cũng không thoải mái khi đưa quà, vì ông ngập ngừng nói “Thật tình, tôi không biết ngài có muốn có nó hay không? Nếu ngài không thích thì ngài có thể không công bố cho bất kỳ ai được biết. Còn ngài thích, thì tùy ngài”. Kể cũng lạ! Nếu đoán được người ta không thích thì hà cớ gì đem tặng cho người ta? Lại còn nói đừng công bố?! Khi hai bức hình đã được mở ra thì cả đoàn VN ai cũng thấy, đó là công bố rồi. Thật là một phát biểu lạ lùng!
Nụ cười của Nghị hàm ý gì, nếu không phải là ngạo mạn, đắc thắng?
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị trao tặng Thượng nghị sĩ John McCain bức ảnh chụp bia chứng tích bên hồ Trúc Bạch
Tôi nghĩ món quà (hay hai bức hình này) mà tặng cho John McCain là không thích hợp. Ông McCain bị bắn rơi và trở thành tù binh ở Hà Nội trong suốt 5 năm rưỡi. Đó là một thời gian tù đày dài, không bao giờ xoá nhoà trong kí ức của ông. Nó như một vết thương lòng của một người. Vậy mà, bẵng đi một thời gian dài khi hai nước đã có bang giao tương đối tốt, thì đột nhiên có người đem hai tấm hình đến làm quà để khơi dậy một thời nhục nhã. Thử tượng tượng, người ta chụp hình tấm bia trong đó người ta đề cập đến mình một cách miệt thị (nhưng viết sai), và đem tặng cho mình. Nó chẳng khác gì cách nói: Tôi chửi ông trên bia, và bây giờ tôi tặng hình cái bia đó cho ông. Thật là một món quà không thích hợp.
Không biết ông McCain nghĩ gì khi nhận hai tấm hình, nhưng đối với nhiều người bình thường, thì món quà đó có thể xem là một sự hạ nhục người chủ nhà. Nếu hạ nhục là quá đáng, thì tasteless có thể là một chữ khác có thể dùng để mô tả hai bức hình. Có thể ông giả bộ cười cười nói nói, nhưng trong thâm tâm ông nhớ lại những gì ông viết trong thời gian tù binh. Ông có kể lại thời gian bị cầm tù, thẩm vấn (không thấy kể có bị tra tấn hay không) trong Hoả Lò .
Trước đây, Nhà văn Phạm Thị Hoài có nhận xét rằng các món quà ngoại giao của các lãnh đạo VN thường rất nhàm chán, và chỉ xoay quanh những món như tranh Hồ Chí Minh, chùa Một Cột, và Tháp Rùa . Nhà văn mỉa mai gọi là “Ngoại giao Tháp Rùa”. Ngày hôm nay, các lãnh đạo VN đã có cố gắng đổi mới quà cáp, nhưng khổ nỗi, lần đổi mới áp dụng cho ông John McCain theo tôi là một sơ suất đáng tiếc. Ông John McCain là người thẳng thắn, ông từng nói trước một cử toạ ở Sài Gòn rằng “wrong guys […] had won the Vietnam War”, biết đâu lần này ông nghĩ trong đầu “the right guy has given a wrong present”.
Sáng Chủ nhật, 12.4.2015, hàng trăm người dân Hà Nội tiếp tục xuống đường bảo vệ cây xanh, phản đối chính quyền Hà Nội tàn sát 6.700 cây xanh, vi phạm Luật Thủ đô; đòi các ông Phạm Quang Nghị (Bí thư Thành ủy), Nguyễn Thế Thảo (Chủ tịch UBND Tp), Phan Đăng Long (Phó ban tuyên giáo thành ủy), Lê Văn Dục (PGĐ Sở Xây Dựng) từ chức.
Đường ống nước sông Đà gặp sự cố lần thứ 15
Đường ống nước sạch sông Đà tiếp tục bị vỡ tại huyện Thạch Thất, khiến hơn 70.000 hộ dân thủ đô bị ngừng cấp nước. 
Trao đổi với VnExpress sáng 26/9, Tổng giám đốc Công ty nước sạch Vinaconex Nguyễn Văn Tốn cho hay, vào khoảng 5h sáng, trong quá trình kiểm tra nhân viên công ty phát hiện đường ống nước sạch bị vỡ tại km 26+450, đoạn qua huyện Thạch Thất khiến nước phun lên mặt đường.
Sự cố khiến công ty phải dừng bơm nước và huy động máy móc, công nhân tới hiện trường khắc phục. Dự kiến, chiều nay công ty sẽ sửa xong và cấp nước trở lại cho hơn 70.000 hộ dân.
Sự cố nước sạch Sông Đà liên tục vỡ, đến nay đã là lần thứ 15. Ảnh: Nhật Quang
Tiết lộ rúng động về 10 lần vỡ đường ống cấp nước sông Đà
Theo kết quả giám định, nguyên nhân gây nên sự cố vỡ ống là do sự kết hợp bất lợi của một số yếu tố trong các giai đoạn sản xuất, thi công lắp đặt tuyến ống. Trong đó, nguyên nhân chính là chất lượng ống được sản xuất không đồng đều...
Điểm vỡ đường ống đang được khắc phục. Ảnh: CTV.
Không đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn nghiệm thu
Để thực hiện việc quản lý đầu tư xây dựng Dự án cấp nước sông Đà – Hà Nội, ngày 2/12/2003, Hội đồng quản trị Vinaconex có quyết định thành lập Ban quản lý dự án cấp nước sông Đà – Hà Nội (Ban quản lý). Từ khi thành lập đến khi giải thể đã có 3 người được bổ nhiệm làm Giám đốc Ban quản lý, gồm: ông Lại Văn Bích (từ tháng 12/2003 đến tháng 4/2005); ông Hoàng Thế Trung (từ tháng 4/2005 đến tháng 10/2011) và ông Đỗ Quốc Bình (từ tháng 10 đến tháng 12/2011).
Đường ống nước chịu áp lực lớn nhưng các quan tham nhập ống nước bằng " sợi vải thủy tinh" từ TQ
về thay cho ống be tông đúc.Ống nước vừa mỏng, vừa không chịu áp lực nên vỡ là phải.
Ống này không vỡ mới là lạ.
PH và TTV

Đập lại ngay, hay vẫn Nhu, Nhát, Nhũn?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang công du chính thức Hoa Kỳ. Trong dịp này ông có những phát biểu liên quan hoạt động xây đảo nhân tạo mà Bắc Kinh gấp rút tiến hành gần đây và bị cộng đồng quốc tế lên án. Trước những tuyên bố mới của cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc như thế, phía Việt Nam có những động thái ra sao và cần phải tiếp tục đấu tranh thế nào để giữ vững chủ quyền biển đảo của đất nước.Những tuyên bố mới
Tờ The Wall Street Journal vào ngày 22 tháng 9 vừa qua cho đăng bài phỏng vấn chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong đó khi đề cập đến vấn đề Biển Đông, người đứng đầu đảng cộng sản và chính phủ Trung Quốc nói rằng nước ông có chủ quyền tại khu vực Biển Đông, theo cách gọi của họ là Nam Hải, kể từ thời cổ đại.
Lập luận này từng được Bắc Kinh sử dụng lâu nay. Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải của hải quân Trung Quốc, phó đô đốc Viên Dự Bách hồi ngày 14 tháng 9 ở London cũng lên tiếng tại một hội nghị về quốc phòng rằng Biển Đông là thuộc Trung Quốc vì trong tên tiếng Anh gọi là South China Sea.
Tuy nhiên theo giới chuyên gia quốc tế thì những lập luận của Trung Quốc không có cơ sở, mà có thể gọi đó chỉ là lối ngụy biện của một nước lớn.
Nhà văn Nguyễn Viện từ thành phố Hồ Chí Minh có ý kiến về những tuyên bố gần đây của giới lãnh đạo Trung Quốc đối với chủ quyền tại Biển Đông: “Thực ra người Trung Quốc xưa nay họ vẫn lập luận theo cách như là ‘ngụy biện’. Tôi nghĩ Việt Nam về chứng cử chủ quyền ở Biển Đông có đầy đủ tư liệu, rất đầy đủ. Tư liệu kể cả của Việt Nam cũng như của Pháp, hoặc tư liệu xưa kia của các nhà truyền giáo vào thế kỷ trước cách đây mấy trăm nay họ đều nhìn nhận vùng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Thậm chí còn đươc ghi nhận trên bản đồ thế kỷ thứ 16,17… Tôi nghĩ rằng tất cả những điều đó chính xác hơn sự ngụy biện của Trung Quốc hiện nay mà theo tôi nghĩ là phát xuất từ tham vọng về đường lưỡi bò.”
Động thái của truyền thông Việt Nam
Vào hai tối 22 và 23 tháng 9 vừa qua, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, HTV, phát chương trình nói đến việc Trung Quốc cho cải tạo, bồi đắp xây dựng những đảo nhân tạo tại Trường Sa.
Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc nói về chương trình đó như sau: “Trước lời tuyên bố về chủ quyền một cách trắng trợn, mà cụ thể là tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - Tập Cận Bình phát biểu trên báo chí Mỹ vào ngày 22 tháng 9 vừa qua, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh trong hai đêm liên tiếp 22 và 23 tháng 9 phát hai bộ phim tài liệu nhằm tố cáo Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp và tôn tạo 7 đảo trên trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo tôi đây là những bộ phim tài liệu rất có giá trị vì đã phỏng vấn và được các học giả nghiên cứu về Biển Đông trên khắp thế giới trả lời, chỉ rõ rat ham vọng lãnh thổ của Trung Quốc từ xưa cho đến nay, đặc biệt trong 20 năm gần đây.
Tôi nghĩ rằng việc HTV phát hai bộ phim tài liệu để giới thiệu cho công chúng thấy được tham vọng của nhà cầm quyền Bắc Kinh, đó là một điều hết sức đáng hoan nghênh, một điều hết sức nhạy bén trước phát biểu của chủ tịch Tập Cận Bình tại Mỹ.”
Nhà văn Nguyễn Viện có đánh giá về chương trình nói về hoạt động tôn tạo, xây dựng đảo nhân tạo mà Trung Quốc tiến hành tại Biển Đông được HTV trình chiếu vào hai đêm 22 và 23 tháng 9 như sau: “Tôi thấy HTV đã làm một hành động mà tôi cho là dũng cảm khi mà lên một chương trình khẳng định về tính bá quyền của Bắc Kinh, gọi đích danh những kẻ mang tham vọng đó. Tôi nghĩ đây là cách thể hiện gần như mạnh bạo hơn cách mà họ đã làm trước đây. Thái độ dứt khoát hơn, mãnh liệt hơn.”
Chứng cứ và lập trường của Việt Nam
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ, cho rằng lập trường của Việt Nam về Biển Đông từ trước đến nay không có gì thay đổi cả. Theo ông tùy thực tế tình hình mà Hà Nội có những bước đi linh hoạt khác nhau. Ông phát biểu: “Lập trường của chúng tôi, của người Việt Nam từ trước đến nay không có gì thay đổi, luôn khẳng định rằng nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền tại hai quần đảo này từ thế kỷ thứ 17 khi còn là đất vô chủ. Chúng tôi quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó, mặc dù trong thực tế hiện nay Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và dùng vũ lực đánh chiếm một số điểm trên quần đảo Trường Sa. Hiện nay họ đang bồi lấp, cải tạo thành căn cứ quân sự.
Chúng tôi luôn có những tuyên bố về mặt nguyên tắc chúng tôi phản đối những hành động đó.
Đương nhiên (như các bạn thấy) cũng tùy theo tình hình mà chúng tôi nghĩ rằng để có thể thu hút, lôi kéo tất cả các bên và Trung Quốc ngồi lại để bàn bạc, giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp, xây dựng COC- qui tắc ứng xử làm thế nào kiềm chế, khống chế cho được những mầm mống những tranh chấp có thể xảy ra làm nguy hại đến hòa bình, ổn định trong khu vực và thế giới. Chúng tôi phải có những bước đi rất mềm mỏng, luôn kiên nhẫn, cố gắng hết sức mình để tranh thủ sự giải quyết hòa bình các tranh chấp đó. Chứ không phải chúng tôi có thay đổi thái độ. Lần này, việc Trung Quốc vẫn có lập trường cứng rắn thì người Việt Nam hiểu rất rõ, chứ không phải chúng tôi bị bất ngờ hay có gì khác cả. Việt Nam sẽ cùng các nước trong khu vực và quốc tế phải tìm mọi cách để đấu tranh, ngăn chặn tất cả những bước đi nguy hiểm của họ.”
Trong khi đó thì nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nêu ra một số việc mà chính quyền Hà Nội cần phải làm trong tình thế hiện nay: “Nếu như từ trước đến nay vấn đề tranh chấp lãnh thổ, thì việc khẳng định chủ quyền từ ngàn xưa đối với hai quần đảo mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa chỉ là phát biểu của các nhà nghiên cứu Trung Quốc, của các tướng lĩnh Trung Quốc hoặc cấp chính phủ; ta thấy đây là lần đầu tiên người giữ chức vụ cao nhất của đảng cộng sản và nhà nước Trung Quốc đã chính thức phát biểu như thế. Tôi thấy rằng đối với lãnh đạo Việt Nam: tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng phải đáp lại để lật ra tất cả những chứng cứ mà Việt Nam đã từng tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam để phản bác lại những lời phát biểu vu vơ, vô căn cứ làm cho thế giới không hiểu rõ bản chất của việc tranh chấp hiện nay trên Biển Đông.
Vấn đề thứ hai nữa theo tôi thấy Tập Cận Bình đã phát biểu công khai trên báo chí Mỹ về cái gọi là Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ lâu đời của Trung Quốc, thì đây là dịp may để cho các vị lãnh đạo của Việt Nam thách thức Trung Quốc ra tòa án quốc tế để phân xử chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc ai. Tôi thấy đây là một cơ hội ‘ngàn năm có một’ mà các nhà lãnh đạo Việt Nam phải tận dụng cơ hội này để đấu trí với Trung Quốc.
Tôi cho rằng hiện nay trong tất cả các giải pháp thì giải pháp dùng đến pháp lý quốc tế, đó là giải pháp ưu tiên nhất mà Việt Nam phải tiến hành.”
Khi Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 vào hoạt động trong khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhiều người cũng cho rằng đó là cơ hội tốt để Hà Nội tỏ rõ thái độ với Bắc Kinh và đưa vụ việc ra tòa án quốc tế để phân xử. Tuy nhiên đến nay biện pháp đó vẫn chưa được tiến hành như mong mỏi của nhiều người.
Gia Minh/RFA

Trang