* NGUYỄN TIẾN TRUNG
Đọc được bài diễn văn của TBT Nguyễn Phú Trọng mình có mấy nhận xét nhanh thế này:
[NPT] Thế giới đang chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và sâu sắc, đòi hỏi chúng ta phải có những tư duy mới và phương thức hành động mới. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, các xu thế hợp tác và phát triển, toàn cầu hóa, dân chủ hóa đang mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển và hợp tác giữa các quốc gia.
==> Lãnh đạo đảng cộng sản biết rất rõ xu thế dân chủ hóa là tất yếu của thời đại, không thể chống lại được. Tức là các lãnh đạo đảng cộng sản hiện đang câu giờ, làm chậm lại tiến trình dân chủ hóa mà thôi.
[NPT] Về kinh tế, chúng tôi ủng hộ các mô hình hợp tác vì phát triển công bằng và bền vững, cùng có lợi giữa các quốc gia; ủng hộ các sáng kiến thúc đẩy thương mại và đầu tư đem lại lợi ích công bằng cho tất cả các bên, nhất là cho người lao động ở tất cả các nước.
==> Lãnh đạo đảng cộng sản sẽ chấp nhận điều kiện của TPP là cho công nhân được thành lập công đoàn độc lập.
[NPT] Một nước Việt Nam giàu mạnh, ổn định, độc lập tự chủ, hội nhập và đóng góp có trách nhiệm cho cộng đồng quốc tế là phù hợp với lợi ích của hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương và thế giới, là phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ và các nước trong và ngoài khu vực.
==> ở trên vừa nói là dân chủ hóa là xu thế thời đại, thế nhưng ở dưới này vẫn không nói một nước Việt Nam dân chủ. Thực tế thì không có dân chủ thì sẽ không bao giờ có "giàu mạnh" và "ổn định" được.
[NPT] Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, vẫn áp dụng nhiều rào cản thương mại đối với Việt Nam . Tôi hy vọng việc hoàn tất đàm phán TPP sắp tới sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho thương mại giữa hai nước, giữa Hoa Kỳ và ASEAN bởi lẽ hàng hóa Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam 90 triệu dân, được kết nối với thị trường ASEAN hơn 600 triệu dân. Việc Hoa Kỳ sớm công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam là bước đi cần thiết cho cả hai bên theo hướng đó.
==> cả chuyến đi Mỹ, TBT Nguyễn Phú Trọng không nói một lời nào về CNXH, không dám nói tới "kinh tế thị trường định hướng XHCN". Tại sao mình có những khái nhiệm "hay" như vậy mà không giảng luôn cho nước Mỹ về "kinh tế thị trường định hướng XHCN" mà cứ đòi hỏi họ phải công nhận VN có nền "kinh tế thị trường" thôi?
[NPT] Tôi mong chính quyền Hoa Kỳ quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống, công việc và học tập của người Việt Nam tại Hoa Kỳ, tạo điều kiện để họ hội nhập tốt và đóng góp tích cực cho sự phát triển của Hoa Kỳ và cho quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ.
==> những người đã phải vượt biên trước đây, những người đi du học, lập gia đình để ở lại Mỹ hiện nay đều là những người phải tị nạn, chạy trốn khỏi sự cai trị của đảng cộng sản. Họ chọn nước Mỹ vì nước Mỹ đối xử bình đẳng với họ, tôn trọng họ, tạo cơ hội cho họ. Không lẽ TBT Nguyễn Phú Trọng không biết chuyện này mà còn phải dạy dỗ cho chính quyền Mỹ cách ứng xử với người dân?
[NPT] Tôi hiểu trong vấn đề này, hai bên còn có những khác biệt về nhận thức và cần tiếp tục thông qua đối thoại thẳng thắn, xây dựng để có cách nhìn tổng thể về những thay đổi cơ bản mang tính hệ thống, từ đó có đánh giá khách quan hơn về vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam, không để vấn đề này cản trở đà tiến triển tốt đẹp của quan hệ, cũng như ảnh hưởng tới việc xây dựng lòng tin giữa hai nước.
==> thật ra thì không có gì "khác biệt về nhận thức" cả. Trong Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế hay trong các Công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc giành cho tất cả các quốc gia đều nói rất rõ về nhân quyền. Không thể hiểu mập mờ. Đó là những giá trị phổ quát của loài người chứ không phải của riêng Mỹ hay Việt Nam mà có sự khác biệt.
Vấn đề là các lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam có thực sự muốn tôn trọng quyền con người của người dân nước mình hay không?
N.T.T/(FB Nguyễn Tiến Trung)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét