28 tháng 7, 2015

Bưng bít thông tin chỉ có hại !

- Tao giật dây thế nào thì Click chuột đúng thế, nghe chưa?!
- Tại sao chúng ta lại đề cập tới quyền tiếp cận thông tin tại thời điểm này?
- Ông Nguyễn Khắc Mai: Đúng ra phải làm sớm hơn. Chúng ta muốn đi vào xã hội văn minh tiến bộ hơn, toàn cầu hóa, thì Luật thông tin phải đầy đủ hơn để đề cao năng lực và quyền của người công dân. Chế độ của ta nhấn mạnh vai trò của Nhà nước. Ngày xưa quan lại chỉ thích cho ra từng thông tin tí một, có lợi cho mình, thế thì bây giờ cũng thế thôi. Sự đặc quyền đó tạo ra một xã hội lộn xộn, dễ tạo môi trường lợi dụng quyền lực để nhỏ giọt, buôn bán thông tin kiếm lợi.
- Ý ông là sự lợi dụng chiếm hữu thông tin để phục vụ lợi ích nhóm hoặc lợi ích cá nhân? Nó thể hiện như thế nào? gây ra những tác động như thế nào cho xã hội?
- Ông Nguyễn Khắc Mai: Có thể nhìn thấy rõ nhất là vấn đề quy hoạch đô thị. Thông tin quy hoạch mà không công khai đầy đủ, thường chỉ một nhóm biết, và họ làm điên đảo xã hội, đặc biệt trong những lĩnh vực liên quan đến đất đai.
- Đất đai nổi lên là vấn đề dễ dàng gây sự bức xúc, mất ổn định xã hội. Những vụ việc như Đoàn Văn Vươn, Đặng Ngọc Viết hay gần đây nhất là vụ máy xúc cán vào một người dân ở Hải Dương. Theo ông đâu là nguyên nhân chính? Có liên quan đến câu chuyện thông tin và chính sách không? 
Gs. Nguyễn Khắc Mai
- Ông Nguyễn Khắc Mai: Sáng nay tôi đi khám bệnh ngồi bên cạnh gần một ông già, ông trò chuyện về người quay clip vụ Hải Dương. Một xã hội văn minh thì chính quyền phải tôn vinh những người ấy. Họ đã giúp làm sáng tỏ một sự thật mà do mình quản lý kém, mà mình không xử lý xong thì dân đã giúp. Một Đảng văn minh, một Nhà nước có văn hóa, một đội ngũ công chức đúng đắn sẽ biết ơn và tạo điều kiện cho nhiều người giúp tìm thông tin. Tuy nhiên hiện nay những người có công (ghi lại vụ việc) lại có nguy cơ trở thành người có tội, bị chính quyền xử lý.
- Thực ra chuyện này cũng khá là phổ biến: vụ gian lận thi cử Đồi Ngô, vụ trường Lương Thế Vinh…, em quay clip bị kỷ luật. Những trường hợp như thế nó thể hiện điều gì? Do chính quyền của chúng ta chưa tự tin, chưa biết cách đối diện khủng hoảng truyền thông, tư duy cố chấp, không tiếp thu… hay điều gì khác?
- Ông Nguyễn Khắc Mai: Hiện nay thể chế của mình được vận hành trong tổng thể củatư duy quân trưởng. Quân là người lớn sau thành Vua, quân trưởng trong nhà (gia trưởng), quân trưởng trong ông thầy, quân trưởng là ông hiệu trưởng; ở bên ngoài quân trưởng là anh công an, anh cấp ủy, bí thư... với tư duy: nếu thông tin không phải do tôi đưa ra là thông tin bậy bạ.
Khi nói đến Nhà nước là nói cả hệ thống cầm quyền, và người dân vì không có dân thì Nhà nước vô nghĩa. Các định nghĩa Nhà nước đều như vậy. Nhà nước , trong đó có dân phải luôn biết tôn trọng những cái gì mà dân đóng góp.Không phải vô duyên, vô lối mà ông Mác đã nói một câu rất hay, mà các nhà lãnh đạo và tuyên huấn của ta không muốn hiểu là “Nhà nước có cơ sở tự nhiển là gia đình, và cơ sở nhân tạo là xã hội dân sự.”Câu hỏi của chị có liên quan đến triết lý nhà nước và pháp quyền của ta không chính xác.
- Theo quan sát của ông, trước nay những người có trách nhiệm đại diện cho Nhà nước hiểu và thực thi quyền tiếp cận thông tin của dân thế nào?
- Ông Nguyễn Khắc Mai: Về cơ bản họ hiểu rằng quyền thông tin là của họ. Người dân được họ ban phát. Ông thủ trưởng nào thiện chí thì cho thông tin rộng, còn lại là khép kín hoặc độc quyền. Đấy là cái tồn tại cơ bản. Luật này mình phải phá vỡ hiện trạng đó.
Nước mình có thể tiếp cận một triết lý mới: sự phối hợp tôn vinh giữa hai người Dân và Nhà nước, không có Dân thì làm gì có Nhà nước. Nhà nước hay Chính phủ là người dân nắm chính quyền, không thể tổ chức tách biệt với dân.Đấy là tư tưởng của Đông Kinh Ngĩa thục.
- Chúng ta chuẩn bị kỷ niệm 70 năm độc lập và 30 năm đổi mới. Chứng kiến chiều dài lịch sử, ông nhận định thế nào về sự độc lập và đổi mới trong quá trình phát triển đất nước, thể hiện qua cái góc nhìn thông tin - truyền thông?
- Ông Nguyễn Khắc Mai: Hiến pháp 1946 rất tôn trọng tự do tư tưởng, tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận và quyền tự do thông tin. Khi ông Võ Nguyên Giáp là Bộ trưởng Nội vụ, sau đó chuyển đến ông Huỳnh Thúc Kháng làm Bộ trưởng Nội vụ thì hai ông bộ trưởng này đã ký hàng loạt quyết định cấp giấy phép cho những tờ báo tư nhân. Chỉ cần đưa ra tên là gì, ai là người chủ bút, địa điểm đó ở đâu, trong 5 ngày có giấy phép. Tuy nhiên những thay đổi sau này của chúng ta đã không được như vậy nữa.
- Sự nở rộ Internet và mạng xã hội cho phép mọi người sử dụng đưa những thông tin trực tiếp tới công chúng như một nhà báo. Nhưng có vẻ như hệ thống quản lý của chúng ta vẫn chưa chấp nhận thực tế đó, chưa có một sự ứng xử tương xứng với sự phát triển đó. Qua vụ Hải Dương chẳng hạn, đại diện chính quyền vẫn nói rằng “không có chuyện máy xúc chèn qua người” bất chấp người dân quay clip đưa lên công luận. Có vẻ tư duy “tôi nói gì dân nghe đấy, tôi cho gì dân được đấy” được “gìn giữ” khá triệt để?
- Ông Nguyễn Khắc Mai: Thật ra thì tư duy ấy đã bắt đầu có chút thay đổi. Mấy ngày trước chính quyền Hải Dương tuyên bố và báo cáo cấp trên là “không có chuyện ấy”. Nhưng mà bây giờ họ phải ra lệnh buộc công an điều tra. Họ không thể nhắm mắt trước sự thật, ấy là tiến bộ, dù không phải là một tiến bộ có ý thức.
Giá như những người cầm quyền ý thức rõ ràng hơn, tiến bộ hơn, thì không bao giờ để xảy ra những chuyện như thế để luôn tạo ra sự đồng thuận.
- Cụ thể người có chức trách nên ý thức, hoặc thay đổi thế nào, theo ông?
- Ông Nguyễn Khắc Mai: Trong một phiên họp Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói “không thể cấm đưa thông tin lên mạng xã hội” mà phải ứng xử bằng cách đưa thông tin chính xác, kịp thời. Đấy chính là nhận thức mới trong chính quyền.
Có một thực tế, hính như cách quản lý thông tin của chúng ta đang có vấn đề cho nên có những cái mang tính chất chính thống, nghiêm túc, những vấn đề quốc tế dân sinh mà người dân cần phải biết lại thành “kín kín hở hở”.
-Trong khi xã hội đổ xô vào bàn tán, bươi móc những vụ thảm sát, tư thế ngủ của hoa hậu trên ghế máy bay… Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông phải lên tiếng. Theo ông đâu là vấn đề, giải quyết ra sao?
- Ông Nguyễn Khắc Mai: Theo tôi trước hết chúng ta phải theo tư duy phức hợp, dựa vào rất nhiều mặt; nhưng biết lựa ra những yếu tố chính để điều chỉnh. Tôi lấy một ví dụ, ở các nước phương Tây, trước một hành động, một hành vi của người cầm quyền đều được đưa ra mổ xẻ bình luận. Người dân có thể phê bình hay ủng hộ. Những người có chức trách do đó cũng học được những bài học và họ tự điều chỉnh các phương thức điều hành xã hội cho phù hợp.
Có lần tôi tranh thủ trao đổi, trò chuyện với ông Nguyễn Minh Triết khi ông đang là Bí thư thành ủy của TP.HCM “Hàng tháng, hàng quý, anh nên mời gọi những trí thức trẻ 30, 40 ở TP Hồ Chí Minh đến và anh chia sẻ với họ những vấn đề của đất nước, của thành phố. Họ sẽ trình bày với anh theo nhiều cách thức khác nhau. Cả anh và họ sẽ có hai cái lợi: một, mình nhận được thông tin ý kiến mới; hai, những người trẻ ấy sẽ sớm trưởng thành vì họ được va chạm, không chỉ là vấn đề chuyên môn riêng của họ mà họ có thể va chạm được những vấn đề của xã hội, của thành phố, của đất nước. Thệ hệ họ sẽ trưởng thành”.
Đấy chính là chia sẻ thông tin với dân. Giống như chỉ còn 6 tháng nữa là Đại hội Đảng diễn ra, dân có biết thông tin gì không? Không! Việc lớn của quốc gia mà dân không biết/ không được tham gia là vấn đề. Đại hội Đảng không còn là việc riêng của ai vì đã được ghi trong điều 4 Hiến pháp, đã ở tầm dân tộc, tầm quốc gia, phải là vấn đề người dân được biết, được đồng hành.
- Giống như vừa rồi Quốc hội “họp kín về vấn đề Biển Đông”, kín về một vấn đề rất hở?
- Ông Nguyễn Khắc Mai: Tâm thế, ý thức như thế vừa là hệ thống thể chế, vừa là rào cản của con người. Khi chúng ta nói đến cải tiến xã hội, cải cách tư duy, ta cũng nói làm thế nào để có một thể chế mạnh mẽ, và có những con người có tư duy cởi mở, vững vàng.
Gần đây trên mạng lưu truyền bài diễn văn của một cô bé 17 tuổi của Trung Quốc, đang trở thành thời sự. “Tổ quốc tôi ông là ai”. Họ đã đào tạo ra được những cá nhân trẻ có tư duy độc lập, mạnh mẽ, sắc sảo như vậy. Nếu mình cũng làm được việc tôn vinh những cá nhân như vậy thì thế hệ trẻ sẽ trưởng thành và họ sẽ tác động mạnh mẽ vào tiến trình phát triển xã hội. Lớp trẻ cấp tiến sẽ lan tỏa trí tuệ và tâm hồn của họ.
- Chúng ta thường đề cập đến tự do ngôn luận như cách thông tin được chia sẻ nhiều chiều giúp ta có các góc nhìn và quyết định sáng suốt hơn. Theo ông, tự do ngôn luận, hay tự do thông tin nên thế nào thì tốt nhất cho sự tiến bộ của đất nước?
- Ông Nguyễn Khắc Mai: Cái dở của chúng ta là cái gì cũng thích hình sự hóa. Ngày xưa ở nhà tù người ta vạch một vòng tròn, tù nhân không được bước ra khỏi vòng tròn ấy. Nhân loại cũng đã tạo ra được những “vùng cấm” thông tin; nhưng cái gì cũng vạch, cấm, thì không đúng.
Tôi nhớ những năm 1977, miền Bắc có nhiều người đi xe Honda, nhưng Chính phủ thấy thế là tốn xăng, bởi vì anh có bán xăng cho người ta đâu, phải mua theo suất. Tôi có một cái xe máy mà khốn khổ đi kiếm xăng vì chỉ được cung cấp một phiếu mấy lít làm sao đủ được.
Chính phủ thấy tình hình như thế nên ra một chỉ thị “cấm những người dưới cán sự bốn (cán sự bốn là được 64 đồng), đi xe máy”. Dở cười dở khóc! Ví như một anh công an dưới cán sự bốn , lương có 40, 50 đồng nhưng anh ta cần đi xe để bắt tội phạm thì phải làm sao? Sau này lại có những quy định dở cười dở mếu khác như xe đi ngày chẵn, ngày lẻ, ngực lép…
Nếu công dân được chia sẻ/trao đổi thông tin đầy đủ, họ sẽ hỗ trợ rất tốt cho Chính phủ. Những chính sách ngớ ngẩn như vậy sẽ bớt đi. Mặt khác, chính quyền được lợi khi thông tin đưa ra chính thống, chính xác và có chất lượng hơn.
Chắc ông đã biết về vụ nhiễu loạn thông tin về sức khỏe của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Từ trường hợp cụ thể này, ông có thể nói gì về việc minh bạch và chủ động cung cấp thông tin?
Ở các nước,tình hình sức khỏe của quan chức cao cấp thường được dư luận xã hội quan tâm.Đây là tình trạng lành mạnh của xã hội.Khác với trước đây, một ông bị bệnh tâm thần làm cán bộ lãnh đạo chẳng ai biết, ai quan tâm.Ở xã hội văn minh tiên tiến không như vậy.Cho dân biết tình trạng sức khỏe thật của quan chức cao cấp là việc bình thường.Càng bưng bít, sự đồn thổi càng gia tăng.Không phải chỉ có chuyện Phùng tương quân,người ta đang dấu đầu hở đuôi nhiều vấn đề lắm.Đó là dấu hiệu lạc hậu, yếu kém chẳng hay ho gì.
- Nhưng mặt khác, thông tin cũng có thể làm lợi ích quốc gia bị ảnh hưởng; trật tự xã hội rối loạn?
- Ông Nguyễn Khắc Mai: Minh bạch thông tin có thể ảnh hưởng đến các nhóm lợi ích, còn lợi ích quốc gia thì phải có Luật. 
Bản thân thông tin cần đối diện với văn hóa, văn minh; dùng những biện pháp văn minh để ứng phó với cái xấu trong thông tin, nhưng đừng biến thông tin ấy thành đặc quyền, đặc lợi cho riêng bản thân người nào, nhóm nào.
Giống như chuyện tranh cử Tổng thống ở phương Tây, các phe thoải mái đấu nhau. Nhưng khi anh lên làm Tổng thống rồi anh không thể nào không nói một câu “Bây giờ tôi là người của toàn dân tộc. Tôi không chỉ phục vụ nhóm đã bỏ phiếu cho tôi; tôi còn phục vụ các nhóm từng không ủng hộ, không bỏ phiếu, tôi phải làm như vậy!”
Đấy là vấn đề của chúng ta hiện nay, phải nâng mình lên, trân trọng và dung nạp giá trị của các nhóm công dân khác nhau vì sự hài hòa trong xã hội.
- Hiểu nhau hơn chúng ta dễ thông cảm và bao dung hơn, vận hành một xã hội trơn chu hơn, ý ông là vậy?
- Ông Nguyễn Khắc Mai: Tôi chứng kiến câu chuyện thế này: trong một tranh chấp dân sự cấp địa phương; người dân không tìm được sự đồng thuận. Trước khi đưa nhau ra tòa, họ mời một hòa thượng có hiểu biết về giáo lý đến phân xử, và nói chuyện thế nào là “sắc”, thế nào là “không”.
Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của toàn dân. Nhưng đài phát thanh truyền hình của toàn dân lại không dành 1 giờ, 1 phút nào cho nhu cầu đó. Người ta cần rao giảng giáo lý chính thống và xã hội cần hiểu và tôn trọng.Thông tin phải đem lại văn hóa, văn minh,lòng nhân ái, sự tôn trọng lẫn nhau và cũng biết thế nào là quyền là hạn của người dân và của nhà cầm quyền.
Hoàng Hường (Thực hiện)

Không có nhận xét nào:

Trang