(Tin tức thời sự) - 'Đây là chủ trương, phát triển chung, nếu Bộ không có đề án nào thì làm sao nghị quyết đi vào đời sống được?'
PV: - Thưa Bộ trưởng, Bộ VHTT&DL vừa đưa ra đề án đầu tư xây mới và trùng đại tu lại 71 nhà hát trên cả nước với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 10 ngàn tỷ đồng. Xin Bộ trưởng nói rõ hơn về tính cấp thiết khi Bộ đưa ra đề án này?
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: - Đề án quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa giai đoạn 2012-2020, với tổng số tiền hơn 10.000 tỷ. Trong đó, tiền ngân sách từ trung ương và địa phương là 60%, huy động nguồn xã hội hóa 40%.
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL - Hoàng Tuấn Anh
Trong đó, các hạng mục được xây mới, sửa chữa bao gồm các nhà hát, rạp chiếu phim, trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật và đầu tư trang thiết bị cho nhà hát.
Tôi khẳng định, đây là đề án rất cần thiết vì hiện nay các trung tâm, nhà hát tại các tỉnh, địa phương còn đang thiếu rất nhiều, không thể đáp ứng được nhu cầu thưởng thức văn hóa, nghệ thuật của người dân.
Do đó, để phát triển văn hóa, nghệ thuật Việt Nam trong tình hình mới Bộ VHTT&DL đã xây dựng đề án này.
Tất nhiên, tôi cũng nhấn mạnh không phải cứ đưa ra đề án là thực hiện ngay mà phải rà soát lại cụ thể, lập kế hoạch, thông qua các Bộ ngành liên quan. Bộ Văn hóa không tự quyết định.
PV: - Theo Bộ trưởng nói đề án này là vì phục vụ nhu cầu văn hóa của người dân, do các công trình văn hóa của chúng ta còn ít. Nhưng thực tế, Thái Nguyên cũng có tới 4 nhà hát đang bỏ hoang cả 4, tại Hà Nội, nhà Hát Kim Mã, rạp Đại Nam, rạp Công Nhân đầu tư hàng tỉ đồng... từ lâu không có được một buổi biểu diễn.
Xây mới nhà hát, rạp chiếu phim trong bối cảnh thực tế như vậy liệu có lãng phí, thưa Bộ trưởng? Bộ trưởng đánh giá thế nào về hiệu quả quản lý, khai thác các công trình văn hóa hiện nay?
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: - Tôi không nghĩ hiện nay những công trình văn hóa của mình là nhiều, nếu không muốn nói là ít.
Tôi cho rằng, nếu chúng ta không có công trình cho văn hóa nào, không đầu tư cho văn hóa thì làm sao phát triển văn hóa được? Liệu có thể đến công viên để biểu diễn văn hóa được không, chắc chắn là không thể.
Vì vậy, xây dựng đề án này chính là bước chuẩn bị cho tương lai, cho cả thế hệ mai sau chứ không đơn thuần là chúng ta đang chuẩn bị, xây dựng cho ngày hôm nay.
Tuy nhiên, xây dựng đề án là vậy nhưng hiện nay chúng tôi cũng chưa có kế hoạch thực hiện cụ thể, hiện mới đang trong giai đoạn khảo sát.
PV: - Có ý kiến cho rằng, Bộ VHTT&DL đưa ra đề xuất này trong bối cảnh hiện chúng ta đã có 71 nhà hát. Việc xây thêm như vậy chẳng lẽ phải hiểu là cách Bộ VH,TT&DL muốn phổ biến nhà hát theo đầu dân theo kiểu “tính cua trong lỗ”?
Bộ trưởng giải thích thế nào để dư luận chia sẻ được với quan điểm, chủ trương của Bộ, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: - Đây là chủ trương, phát triển chung, nếu Bộ không có đề án nào thì làm sao nghị quyết đi vào đời sống được?
PV: Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Trước đó, trong phiên giải trình của chính phủ về việc “Thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn” do Ủy ban Văn hóa, Giao dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng tổ chức, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh cho biết: "10.800 tỷ đồng là số kinh phí sẽ được phân bổ thực hiện Đề án này".
Ông chỉ rõ, hiện nay cả nước mới có 118 đơn vị nghệ thuật. Ngay các đơn vị nghệ thuật T.Ư nhiều nơi chưa có nhà hát riêng. Hay một số nhà hát, rạp chiếu phim đã xuống cấp, số lượng ghế thấp, trang thiết bị nghèo nàn. Ví dụ: Kịch nói, cải lương, nhà hát dân cả phía bắc, nhạc vũ kích, giao hưởng… phải mượn các địa điểm để trình diễn.
Theo Đề án, số lượng nhà hát xây mới là 51, nâng cấp 20, rạp chiếu phim xây mới 57, nâng cấp 49, nhà triển lãm xây mới 66. Cụ thể, xây mới 11 nhà hát có quy mô lớn từ 2.000 - 2.500 ghế, với trang thiết bị hiện đại chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế về âm thanh, ánh sáng và cơ khí sân khấu.
Trong đó, tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh xây mới công trình nhà hát có quy mô lớn từ 2.500 - 3.000 ghế. Đồng thời, xây mới 40 nhà hát có quy mô lớn từ 1.000 - 2.000 ghế tại các tỉnh chưa có nhà hát trung tâm và các thành phố là trung tâm vùng, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn.
Tổng số vốn từ nay tới năm 2020 là 10.800 tỉ đồng, trong đó ngân sách của nhà nước là 6.500 tỉ còn lại sẽ huy động từ các nguồn khác. Bộ trưởng cũng cho rằng, các công trình cần có quỹ đất lớn, đáp ứng nhu cầu hoạt động.
|
Hiếu Lam
________________
Tào Lao: Mình rất thương, tội nghiệp cho ông Hoàng Tuấn Anh. Cái thời ông làm chủ tịch Đà Nẵng không thể kiếm ăn được gì vì cái bóng, quyền của Bá Thanh quá lớn. Bởi vậy dân Đà Nẵng mới có câu:
- Trời của Thanh, đất của Thanh.
Con chim trên cành cũng của Bá Thanh
Chim ở trong quần mới của Tuấn Anh.
Ra Hà Nội, những tưởng kiếm chác được qua việc đăng cai ASIAD 18, ai dè phút cuối lại bị chính Thủ tướng Dũng hất đi miếng ăn đã dọn lên trên bàn. Nhưng quyết phải làm sao kiếm được chút cháo trước khi về vườn, Tuấn Anh quyết nặn ra cái đề án 10.800 tỷ để xây dựng, tu bổ nhà hát, rạp chiếu phim ở Việt Nam.
Người dân Việt nghèo, cháo còn không có mà húp thì lấy chi đến chuyện quan tâm đến nhạc nhẽo. Người ta chỉ quan tâm đến đời sống tinh thần một khi đời sống vật chất dư dã. Tuấn Anh dốt quá, nặn mãi mới ra được cái đề án nhưng xem ra để ăn được rất khó trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Phải chi Tuấn Anh nặn ra cái đề án làm hố xí, toilet thì chắc chắn là kiếm được cái ăn, miếng uống. Vì rõ ràng những thứ ấy đi khắp phố ở Hà Nội, Sài Gòn thấy người dân thải ra khắp nơi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét